Giáo dục và kiến thức khởi nghiệp có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp - vai trò trung gian của thái độ khởi nghiệp
lượt xem 1
download
Nghiên cứu này tập trung vào mối liên hệ giữa giáo dục khởi nghiệp với kiến thức và ý định khởi nghiệp của sinh viên, đồng thời khám phá vai trò trung gian của thái độ khởi nghiệp trong việc kết nối giáo dục khởi nghiệp với kiến thức và ý định khởi nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục và kiến thức khởi nghiệp có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp - vai trò trung gian của thái độ khởi nghiệp
- GIÁO DỤC VÀ KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP? VAI TRÕ TRUNG GIAN CỦA THÁI ĐỘ KHỞI NGHIỆP Nguyễn Đình Uông(1) TÓM TẮT: Giáo dục khởi nghiệp ở các nước Ďang phát triển như Việt Nam Ďang nhận Ďược sự chú ý Ďặc biệt vì vai trò của nó trong việc thúc Ďẩy tăng trưởng kinh tế, sáng tạo, và giảm nghèo. Việt Nam Ďã triển khai nhiều chính sách Ďể thúc Ďẩy giáo dục khởi nghiệp, như Ďưa nó vào chương trình hướng nghiệp học Ďường, với mục tiêu trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết cho học sinh. Sự hỗ trợ từ Tổ chức Lao Ďộng Quốc tế (ILO) cũng Ďược nhấn mạnh trong việc cung cấp tài liệu giáo dục khởi nghiệp. Tuy nhiên, giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn Ďối mặt với thách thức như thiếu tài liệu phù hợp, liên kết giữa giáo dục và thực tiễn kinh doanh và văn hoá sợ hãi thất bại. Nghiên cứu này tập trung vào mối liên hệ giữa giáo dục khởi nghiệp với kiến thức và ý Ďịnh khởi nghiệp của sinh viên, Ďồng thời khám phá vai trò trung gian của thái Ďộ khởi nghiệp trong việc kết nối giáo dục khởi nghiệp với kiến thức và ý Ďịnh khởi nghiệp. Kết quả sẽ mở ra cái nhìn toàn diện về tác Ďộng của giáo dục khởi nghiệp chưa Ďược khám phá Ďầy Ďủ ở Việt Nam, nhấn mạnh sự cần thiết của việc nuôi dưỡng thái Ďộ tích cực Ďối với khởi nghiệp Ďể thúc Ďẩy quá trình khởi nghiệp và Ďổi mới sáng tạo. Từ khoá: Giáo dục khởi nghiệp, kiến thức khởi nghiệp, thái Ďộ khởi nghiệp. ABSTRACT: Entrepreneurship education in developing countries like Vietnam is receiving special attention due to its role in promoting economic growth, innovation, and poverty reduction. Vietnam has implemented numerous policies to foster entrepreneurship education, such as incorporating it into career guidance programs in schools, aiming to equip students with the necessary knowledge and skills. The support from the International Labour Organization (ILO) is also emphasized in providing entrepreneurship education materials. However, entrepreneurship education in Vietnam still faces challenges such as a lack of suitable materials, a connection between education and business practice, and a culture of fear of failure. This study focuses on the relationship between entrepreneurship education and students' entrepreneurial knowledge and 1. Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Email: uongnd@uel.edu.vn 316
- intentions, while also exploring the mediating role of entrepreneurial attitude in connecting entrepreneurship education with knowledge and entrepreneurial intentions. The results will offer a comprehensive view of the impact of entrepreneurship education not fully explored in Vietnam, highlighting the need to nurture a positive attitude towards entrepreneurship to encourage the entrepreneurial process and innovation. Keywords: Entrepreneurship Education, Entrepreneurial Knowledge, Entrepreneurial Attitude. 1. Giới thiệu Giáo dục khởi nghiệp tại các nước Ďang phát triển, bao gồm Việt Nam, Ďang ngày càng Ďược chú trọng vì vai trò quan trọng của nó trong việc thúc Ďẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm nghèo (Kurotimi & cộng sự, 2017); thúc Ďẩy Ďổi mới và sáng tạo (Vụ Giáo dục thường xuyên, 2017; Lê Anh Đức, 2021); nâng cao năng lực cạnh tranh (Đoàn Khánh Hưng, 2021); phát triển kĩ năng sống và kĩ năng mềm (Fayolle, 2018). Việt Nam Ďã thực hiện nhiều quyết Ďịnh và chính sách nhằm thúc Ďẩy giáo dục khởi nghiệp, Ďặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế Ďất nước. Một trong những bước tiến quan trọng là việc Ďưa giáo dục khởi nghiệp trở thành một bộ môn trong chương trình hướng nghiệp cho học sinh các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Mục tiêu là trang bị cho học sinh có Ďược tinh thần khởi nghiệp và những kiến thức, kĩ năng cần thiết Ďể khởi nghiệp thành công. Điều này Ďược Bộ Giáo dục - Đào tạo thực hiện thông qua việc tổ chức các khoá tập huấn thí Ďiểm, cung cấp tài liệu giáo dục khởi nghiệp với sự hỗ trợ từ Tổ chức Lao Ďộng Quốc tế (ILO). Tuy nhiên, việc triển khai giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn gặp một số thách thức và rào cản. Các vấn Ďề này bao gồm sự thiếu hụt về tài liệu giáo dục khởi nghiệp phù hợp, Ďặc biệt là những tài liệu giúp sinh viên hiểu Ďầy Ďủ và chính xác về các vấn Ďề pháp lí liên quan khi khởi nghiệp. Ngoài ra, việc thiếu liên kết giữa giáo dục khởi nghiệp với thực tiễn kinh doanh cũng là một hạn chế, khiến cho sinh viên chưa Ďược trang bị Ďầy Ďủ kĩ năng thực tế cần thiết (Giao Thị Hoàng Yến, 2021). Tuy nhiên, khi so sánh với các quốc gia khác, giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức cần Ďược giải quyết. Dù Chính phủ Ďã có nhiều nỗ lực trong việc thúc Ďẩy tinh thần khởi nghiệp thông qua việc triển khai chính sách hỗ trợ và tạo lập môi trường thuận lợi, giáo dục khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục vẫn chưa thực sự Ďược chú trọng (Phạm Thế Kiên & Nguyễn Thị Hương Giang, 2021). Cụ thể, các chương trình Ďào tạo thường thiếu sự kết nối giữa lí thuyết và thực tiễn, cũng như không Ďáp ứng Ďược nhu cầu thực tế của thị trường và sinh viên. Ngoài ra, văn hoá sợ hãi thất bại và thiếu sự hỗ trợ từ môi trường xã hội là những rào cản Ďáng kể Ďối với việc phát triển tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam (Lâm Ngọc Thuỳ & Nguyễn Thị Hồng Hoa, 2023). Trong khi Ďó, tại các quốc gia có nền giáo dục khởi nghiệp phát triển, thất bại Ďược coi là một phần không thể thiếu của quá trình học hỏi và phát triển (Simpson, 2017). 317
- Các nghiên cứu Ďã chỉ ra rằng, giáo dục khởi nghiệp cung cấp cho sinh viên cơ sở kiến thức vững chắc về lập kế hoạch kinh doanh, quản lí tài chính, marketing và các kĩ năng quản lí dự án cần thiết Ďể khởi sự và duy trì một doanh nghiệp thành công. Qua Ďó, giúp họ hiểu biết về cách thức xác Ďịnh cơ hội, Ďánh giá rủi ro và phát triển các chiến lược kinh doanh hiệu quả (Võ Văn Hiền & Lê Hoàng Vân Trang, 2021). Sinh viên tham gia vào các chương trình giáo dục khởi nghiệp thường có kiến thức kinh doanh tốt hơn và sẵn sàng Ďể tiếp nhận và áp dụng các công cụ, kĩ thuật mới trong việc khởi nghiệp của mình (Wibowo & cộng sự, 2023). Điều này cho thấy, giáo dục khởi nghiệp Ďóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình Ďộ kiến thức khởi nghiệp của sinh viên (Saptono & cộng sự, 2020). Ý Ďịnh khởi nghiệp Ďược ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự tự tin, nhận thức về khả năng cá nhân và sự hiểu biết về khởi nghiệp (Nguyễn Hà Thu & cộng sự, 2023). Giáo dục khởi nghiệp giúp sinh viên phát triển tư duy tích cực về việc trở thành doanh nhân thông qua việc tăng cường kiến thức, kĩ năng và sự tự tin cần thiết Ďể bắt Ďầu và quản lí một doanh nghiệp mới (Mukhtar & cộng sự, 2021). Kiến thức khởi nghiệp Ďóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ý Ďịnh khởi nghiệp gồm: (1) cung cấp nền tảng kiến thức cần thiết (Vũ Lê Quỳnh Phương & Nguyễn Khắc Trung, 2023); (2) tăng cường tư duy sáng tạo và phát triển cơ hội (Nguyễn Thị Minh Trâm, 2021); (3) phát triển kĩ năng quản lí (Ngô Thị Thanh Tiên & Cao Quốc Việt, 2016); (4) hiểu biết về quy trình và thách thức khởi nghiệp (Martins, 2023). Giáo dục khởi nghiệp Ďóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và nuôi dưỡng thái Ďộ khởi nghiệp tích cực. Thái Ďộ tích cực này tạo Ďộng lực cho người học áp dụng kiến thức vào thực tiễn, khám phá và phát triển ý tưởng kinh doanh mới, từ Ďó thúc Ďẩy quá trình khởi nghiệp và Ďổi mới (Kusumojanto & cộng sự, 2021). Nghiên cứu này Ďược thực hiện với hai mục Ďích chính. Thứ nhất, nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng như thế nào Ďến kiến thức khởi nghiệp và ý Ďịnh khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam. Kết quả này sẽ góp phần cung cấp một cái nhìn Ďầy Ďủ về các khía cạnh mà giáo dục khởi nghiệp có thể tác Ďộng nhưng chưa Ďược các nghiên cứu Ďi trước tìm hiểu nhiều, Ďặc biệt ở Việt Nam, hầu như không có. Thứ hai, nghiên cứu tìm hiểu về vai trò trung gian của thái Ďộ khởi nghiệp như một cầu nối cho thấy tầm quan trọng trong việc kết nối giữa giáo dục khởi nghiệp với ý Ďịnh khởi nghiệp cũng như kiến thức khởi nghiệp và ý Ďịnh khởi nghiệp. 2. Cơ sở lí thuyết và giả thuyết nghiên cứu 2.1. Ý định khởi nghiệp và lí thuyết hành vi d định Lí thuyết hành vi dự Ďịnh (Theory of Planned Behavior - TPB) và lí thuyết ý Ďịnh khởi nghiệp (Entrepreneurial intentions - EI) cung cấp khung sườn Ďể hiểu và dự Ďoán hành vi khởi nghiệp. Theo Ajzen (1991), hành vi dự Ďịnh như khởi nghiệp doanh nghiệp chủ yếu Ďược hình thành và dự Ďoán qua ý Ďịnh Ďối với 318
- hành vi, chứ không phải qua thái Ďộ, niềm tin, tính cách hay Ďặc Ďiểm nhân khẩu học. Ý Ďịnh Ďược coi là biến số trung gian quan trọng nhất trong việc dẫn dắt từ thái Ďộ Ďến hành vi mục tiêu (Souitaris & cộng sự, 2007). Ý Ďịnh Ďược hình thành qua quá trình nhận thức, kết hợp niềm tin, nhận thức và các yếu tố bên ngoài khác thành ý Ďịnh hành Ďộng, sau Ďó dẫn Ďến hành Ďộng thực sự (Kuckertz & Wagner, 2010). Nghiên cứu về ý Ďịnh Ďịnh khởi nghiệp cho phép chúng ta hiểu sâu hơn về quá trình bắt Ďầu doanh nghiệp mới mà không cần thiết phải quan sát trực tiếp. Điều này là Ďặc biệt hữu ích trong các trường hợp hành vi có tỉ lệ xuất hiện thấp, như khởi nghiệp (Dvouletý & cộng sự, 2018). Hành vi khởi nghiệp là một hành vi có kế hoạch và có ý Ďịnh (Lê Đặng Xuân Bách, 2023). Sự hiểu biết về ý Ďịnh khởi nghiệp là chìa khoá Ďể hiểu các yếu tố tiền Ďề khác, các Ďiều kiện sau Ďó và kết quả cuối cùng của hành vi khởi nghiệp (Nguyễn Quang Thu & cộng sự, 2018). Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng Ďến hành vi khởi nghiệp chủ yếu thông qua sự thay Ďổi thái Ďộ và sau Ďó ảnh hưởng Ďến ý Ďịnh. Các nghiên cứu cho thấy, mối liên hệ giữa thái Ďộ khởi nghiệp và ý Ďịnh khởi nghiệp là một yếu tố quan trọng trong việc dự Ďoán hành vi khởi nghiệp (Nguyễn Quang Thu & cộng sự, 2017). Khởi nghiệp dựa trên ý Ďịnh Ďược chứng minh là có giá trị dự Ďoán cao, thường giải thích khoảng 30 hành vi tương lai, cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng Ďến thái Ďộ, ý Ďịnh và cuối cùng là hành vi khởi nghiệp (Krueger & cộng sự, 2000). Lí thuyết hành vi dự Ďịnh của Ajzen khẳng Ďịnh rằng, ý Ďịnh khởi nghiệp là trung tâm trong việc dự Ďoán hành vi khởi nghiệp. Các nghiên cứu cho thấy rằng, thái Ďộ, niềm tin và các yếu tố bên ngoài như tình huống và Ďặc Ďiểm cá nhân ảnh hưởng Ďến ý Ďịnh khởi nghiệp, nhưng thông qua một quá trình gián tiếp (Al-Qadasi & cộng sự, 2023; Iddris & cộng sự, 2020). Ý Ďịnh khởi nghiệp không chỉ phản ánh sự sẵn lòng của cá nhân Ďể thực hiện hành vi khởi nghiệp mà còn là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài cá nhân (Nguyen & cộng sự, 2019; Gao & Qin, 2022; Tian & cộng sự, 2022). Các mô hình dựa trên ý Ďịnh khởi nghiệp giúp nhận diện các yếu tố tiên quyết của hành vi khởi nghiệp và cách chúng ảnh hưởng Ďến việc hình thành ý Ďịnh khởi nghiệp. Nghiên cứu trong lĩnh vực này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về quá trình khởi nghiệp doanh nghiệp mà còn góp phần vào việc thiết kế các chương trình giáo dục và hỗ trợ khởi nghiệp hiệu quả hơn (Nguyễn Văn Định & cộng sự, 2021). Quan trọng hơn, mối liên hệ giữa ý Ďịnh và hành vi khởi nghiệp cung cấp cái nhìn sâu sắc về vai trò của ý Ďịnh trong việc chuyển hoá ý tưởng kinh doanh thành hành Ďộng thực tế, qua Ďó Ďánh giá Ďược tiềm năng khởi nghiệp của cá nhân và xác Ďịnh các Ďiểm can thiệp Ďể tăng cường khả năng khởi nghiệp (Nguyễn Đình Toàn & Phạm Thị Hiền, 2021). Mối liên hệ này dựa trên ý Ďịnh như là một công cụ quan trọng trong việc nghiên cứu và thúc Ďẩy hoạt Ďộng khởi nghiệp, hướng dẫn cách thức mà các nhà lãnh Ďạo, giáo viên, và nhà hoạch Ďịnh chính sách có thể tạo Ďiều kiện cho sự phát triển của tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp doanh nghiệp thành công. 319
- 2.2. Giáo dục khởi nghiệp, kiến thức khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp: vai trò trung gian của thái độ khởi nghiệp Giáo dục khởi nghiệp Ďược thiết kế nhằm cung cấp và sâu sắc hoá kiến thức khởi nghiệp cho người học, thông qua việc nâng cao nhận thức và kiến thức về quy trình khởi nghiệp bao gồm từ việc nhận diện cơ hội Ďến quản lí rủi ro (George & Bock, 2011). Chương trình giáo dục này không chỉ dừng lại ở việc truyền Ďạt kiến thức lí thuyết mà còn tập trung phát triển kĩ năng thực tế thông qua các hoạt Ďộng như làm việc nhóm, dự án thực tế, và tham gia cuộc thi kinh doanh, giúp sinh viên rèn luyện những kĩ năng cần thiết Ďể thành công trong môi trường khởi nghiệp (Jena, 2020). Ngoài ra, giáo dục khởi nghiệp còn khuyến khích thái Ďộ tích cực và tạo Ďộng lực cho sinh viên thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm từ các doanh nhân thành công và cung cấp cơ hội thực hành, từ Ďó phát triển niềm tin vào bản thân và khích lệ họ theo Ďuổi ước mơ khởi nghiệp (Thái Văn Thơ & Lý Ngọc Yến Nhi, 2018). Đồng thời, các chương trình này thường xuyên kết nối sinh viên với cộng Ďồng khởi nghiệp rộng lớn, bao gồm các nhà Ďầu tư và mentor, giúp họ mở rộng mạng lưới quan hệ và tiếp cận nguồn lực cần thiết Ďể phát triển doanh nghiệp (Vụ Giáo dục thường xuyên, 2017). Từ Ďây nghiên cứu Ďề xuất 2 giả thuyết sau: H1: Giáo dục khởi nghiệp c tác động đến kiến thức khởi nghiệp; H2: Giáo dục khởi nghiệp c tác động đến ý định khởi nghiệp. Mối quan hệ giữa kiến thức khởi nghiệp và ý Ďịnh khởi nghiệp là trọng tâm của nhiều nghiên cứu, phản ánh một liên kết phức tạp nhưng vô cùng quan trọng (Saptono & cộng sự, 2020; Roxas, 2014; Roxas & cộng sự, 2008; Alkhalaf & cộng sự, 2022). Lí thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen chỉ ra rằng, ý Ďịnh khởi nghiệp bị ảnh hưởng bởi thái Ďộ, chuẩn mực xã hội, và kiểm soát hành vi cảm nhận, nơi mà kiến thức khởi nghiệp, bao gồm cả lí thuyết và thực hành, có thể tác Ďộng mạnh mẽ. Kiến thức sâu rộng về khởi nghiệp không chỉ cải thiện hiểu biết và kĩ năng cần thiết cho việc thành công, mà còn tăng cường sự tự tin và thúc Ďẩy mạnh mẽ hướng tới việc khởi sự doanh nghiệp (Đoàn Xuân Hậu, 2023). Nó bao gồm các kĩ năng giải quyết vấn Ďề và lãnh Ďạo, quan trọng cho việc thúc Ďẩy niềm tin vào khả năng thành công. Sự hiểu biết về cách quản lí rủi ro cũng làm giảm thiểu e ngại và thúc Ďẩy ý Ďịnh khởi nghiệp (Nowinski & cộng sự, 2019). Hơn nữa, học hỏi từ mô hình vai trò và trải nghiệm thực tế cung cấp cái nhìn thực tiễn về khả năng thành công, từ Ďó tăng cường ý Ďịnh khởi nghiệp (George & Bock, 2011). Như vậy, kiến thức khởi nghiệp là yếu tố then chốt Ďể phát triển và nuôi dưỡng ý Ďịnh khởi nghiệp trong cá nhân, qua Ďó hỗ trợ con Ďường trở thành doanh nhân. Từ Ďây nghiên cứu Ďưa ra giả thuyết sau: H3. Kiến thức khởi nghiệp c tác động đến ý định khởi nghiệp. Lí thuyết hành vi dự Ďịnh (TPB) cho thấy thái Ďộ Ďối với hành vi, cùng với chuẩn mực xã hội và kiểm soát hành vi cảm nhận, ảnh hưởng Ďến ý Ďịnh hành 320
- Ďộng. Giáo dục khởi nghiệp cung cấp kiến thức và kĩ năng cần thiết, từ Ďó ảnh hưởng tích cực Ďến thái Ďộ của sinh viên về việc trở thành doanh nhân (Kurczewska, 2011). Kiến thức chuyên sâu về việc phát triển ý tưởng, quản lí tài chính, tiếp thị, và các kĩ năng mềm như lãnh Ďạo, giao tiếp, có thể tạo ra thái Ďộ tích cực hơn Ďối với khởi nghiệp (Keat & cộng sự, 2011) . Sinh viên có xu hướng nhìn nhận khởi nghiệp như một sự nghiệp hấp dẫn và khả thi hơn khi họ cảm thấy mình Ďược chuẩn bị kĩ lưỡng. Từ Ďây nghiên cứu Ďề xuất giả thuyết: H4. Giáo dục khởi nghiệp c tác động đến thái độ khởi nghiệp Thái Ďộ khởi nghiệp Ďóng vai trò trung gian quan trọng giữa kiến thức và giáo dục khởi nghiệp với ý Ďịnh khởi nghiệp (Kusumojanto & cộng sự, 2021). Một thái Ďộ tích cực về khởi nghiệp, Ďược củng cố thông qua giáo dục chất lượng, có thể tăng cường sự sẵn lòng của sinh viên Ďể bắt Ďầu một doanh nghiệp (Wu, S. & Wu, L., 2008). Khi sinh viên nhận thức Ďược giá trị và tiềm năng của khởi nghiệp thông qua giáo dục, họ sẽ có xu hướng hình thành ý Ďịnh mạnh mẽ hơn Ďể trở thành doanh nhân (Yang, J., 2013): H5: Thái độ khởi nghiệp đ ng vai trò trung gian cho việc kết nối giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp. Kiến thức khởi nghiệp cung cấp cái nhìn toàn diện về quy trình khởi nghiệp, từ việc nhận diện cơ hội, phát triển sản phẩm, Ďến quản lí và vận hành doanh nghiệp (Liao, Y.K. & cộng sự, 2022). Qua việc học hỏi, sinh viên và những người muốn trở thành doanh nhân tích luỹ Ďược những thông tin và hiểu biết sâu sắc, từ Ďó hình thành thái Ďộ tích cực về việc khởi nghiệp (Tshikovhi & Shambare, 2015). Thái Ďộ này bao gồm sự tự tin vào khả năng thành công, niềm tin vào giá trị của việc trở thành doanh nhân và quan Ďiểm tích cực về việc chấp nhận rủi ro (Kusmintarti & cộng sự, 2014). Thái Ďộ khởi nghiệp tích cực Ďược chứng minh là có ảnh hưởng Ďáng kể Ďến việc hình thành ý Ďịnh khởi nghiệp (Karyaningsih, 2020). Một thái Ďộ tích cực không chỉ làm tăng cơ hội mà một người sẽ hành Ďộng theo Ďuổi việc khởi sự một doanh nghiệp, mà còn giúp họ duy trì Ďộng lực và kiên trì qua những thách thức (Haltiwanger & cộng sự, 2017). Khi cá nhân cảm thấy tích cực và tự tin về việc khởi nghiệp, họ sẽ có nhiều khả năng Ďặt ra mục tiêu trở thành doanh nhân và thực hiện các bước cần thiết Ďể Ďạt Ďược mục tiêu Ďó. Vai trò trung gian của thái Ďộ khởi nghiệp trong mối quan hệ giữa kiến thức khởi nghiệp và ý Ďịnh khởi nghiệp Ďược thể hiện thông qua việc kiến thức khởi nghiệp cải thiện thái Ďộ, và thái Ďộ tích cực này lại thúc Ďẩy ý Ďịnh khởi nghiệp (Yousaf & cộng sự, 2021). Điều này cho thấy một chuỗi ảnh hưởng từ kiến thức Ďến thái Ďộ và cuối cùng là Ďến hành Ďộng. Một cá nhân có kiến thức vững chắc về khởi nghiệp sẽ phát triển Ďược một thái Ďộ tích cực hơn về việc này, qua Ďó tăng cường ý Ďịnh Ďể bắt Ďầu hành trình khởi nghiệp của mình: H6: Thái độ khởi nghiệp đ ng vai trò trung gian cho việc kết nối giữa kiến thức khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp. 321
- Hình 1. Khung nghiên cứu đề xuất 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát chéo với hình thức chọn mẫu thuận tiện Ďể thu thập thông tin về cách giáo dục khởi nghiệp (EE) tác Ďộng Ďến kiến thức khởi nghiệp (EK) và ý Ďịnh khởi nghiệp (EI), thái Ďộ khởi nghiệp (EA) (Hình 1). Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu là ý Ďịnh khởi nghiệp (EI) và thái Ďộ khởi nghiệp (EA) là biến trung gian còn EE, EK là biến Ďộc lập. 3.1. Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu Ďã khảo sát gồm 300 sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật năm thứ hai và ba tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực hiện khảo sát từ tháng 4 - 6/2023 bằng hình thức khảo sát qua giấy. Sau khi loại bỏ các bảng hỏi sai sót do chưa hoàn thiện hoặc số liệu bị lỗi, còn khoảng 260 sinh viên Ďã cung cấp dữ liệu tốt có thể sử dụng Ďể tham gia phân tích dữ liệu tiếp theo. Tất cả sinh viên Ďều tham gia trên tinh thần tự nguyện và Ďược giấu tên. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các nghiên cứu Ďi trước có liên quan nghiên cứu Ďã hiệu chỉnh cấu trúc và nội dung của bảng câu hỏi Ďể thuận tiện trong quá trình khảo sát nhưng vẫn Ďảm bảo tính kế thừa và không làm mất Ďi ý nghĩa chính của tất cả các câu hỏi gốc. Để Ďo lường EE nghiên cứu sử dụng 5 câu hỏi của Kusumojanto & cộng sự (2021), EI nghiên cứu sử dụng 6 câu hỏi của Liñán, F. & Chen, Y. W. (2009), EA nghiên cứu sử dụng 5 câu hỏi của Kusumojanto & cộng sự (2021), cuối cùng nghiên cứu sử dụng 5 câu hỏi trong nghiên cứu của Saptono & cộng sự (2020) Ďể Ďo lường EK. Thang Ďo sử dụng trong nghiên cứu là thang Ďo Likert với 1 (Hoàn toàn không Ďồng ý ) Ďến 7 (Hoàn toàn Ďồng ý) Ďể Ďo lường câu trả lời của người tham gia. Dữ liệu thu thập Ďược kiểm tra ở nhiều cấp Ďộ khác nhau từ hệ số 322
- Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám EFA, và cuối cùng là PLS-SEM Ďược sử dụng Ďể kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu Ďề xuất kế thừa từ quy trình của Hair & cộng sự (2020). 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mô tả Thông tin cơ bản về mẫu Ďiều tra Ďược mô tả trong Bảng 1 cho thấy sinh viên có ý Ďịnh khởi nghiệp là nam chiếm tỉ lệ 54% và nữ là 46%. Về các chuyên ngành tham gia khảo sát, kết quả cho thấy sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có ý Ďịnh tham gia khởi nghiệp cao nhất với tỉ lệ 24%, còn lại các chuyên ngành khác không có sự khác biệt lớn cho thấy mẫu có sự Ďa dạng về sinh viên các chuyên ngành có ý Ďịnh khởi nghiệp. Bảng 1. Đặc điểm của mẫu khảo sát Đặc điểm Số lƣợng Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 140 54 Nữ 120 46 Ngành học Kinh tế Ďối ngoại 40 16 Quản trị kinh doanh 60 24 Tài chính ngân hàng 45 17 Kế toán - Kiểm toán 35 13 Hệ thống thông tin quản lí 45 17 Kinh tế học 35 13 (Nguồn: Kết quả xử lí từ dữ liệu khảo sát) 4.2. Kết quả nghiên cứu Kiểm định mô hình đo lường Saunders & cộng sự (2009) mô tả tính chính xác như ―mức Ďộ mà các phương pháp thu thập dữ liệu xác Ďịnh Ďúng những gì Ďược Ďo lường‖. Mô hình nghiên cứu Ďược Ďề xuất Ďược Ďánh giá bằng cách sử dụng phân tích nhân tố khám phá (CFA) (Hair & cộng sự, 2017). Để phân tích mức Ďộ tin cậy nhất quán nội bộ mô hình nghiên cứu Ďã sử dụng các chỉ số cụ thể là hệ số tin cậy tổng hợp (CR) với Ďiều kiện ≥0,7 (Nunnally và Bernstein, 1978b); tổng phương sai trích (AVE) phải lớn hơn 0,5 và hệ số tải nhân tố Ďơn lẻ (λ) phải lớn hơn 0.4 (Hair & cộng sự, 2017). Bảng 2 làm nổi bật kết quả về hệ số CR, AVE, Outer loading và Cronbach‘s Alpha, cụ thể CR Ďã vượt qua ngưỡng khuyến nghị là 0,7, AVE vượt qua ngưỡng 0,5 và λ vượt qua ngưỡng 0,4 (Hair & cộng sự, 2017). 323
- Bảng 2. Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo Mã Cronbach’s Biến λ CR AVE hoá Alpha 1. Giáo dục khởi nghiệp (EE) 0.934 0.950 0.791 Việc giáo dục khởi nghiệp tại trường học giúp tôi suy nghĩ EE1 0,857 sáng tạo Ďể trở thành một doanh nhân. Nhà trường cung cấp kiến thức EE2 cần thiết liên quan Ďến khởi 0,890 nghiệp. Nhà trường khuyến khích kĩ EE3 năng và năng lực hướng tới 0,912 khởi nghiệp. Nhà trường cung cấp cho học sinh các tài liệu về khởi nghiệp EE4 0,900 có liên quan và dạy họ cách bắt Ďầu kinh doanh. Tôi tin rằng các vấn Ďề về khởi EE5 nghiệp có thể Ďược cải thiện 0,885 thông qua việc giáo dục. 2. Kiến thức khởi nghiệp (EK) 0,887 0,917 0,689 Tôi có kiến thức Ďủ về các vấn EK1 Ďề pháp lí cần thiết Ďể bắt Ďầu 0,824 một doanh nghiệp. Tôi hiểu cách tìm kiếm các nguồn lực cần thiết Ďể thiết lập EK2 0,799 một doanh nghiệp (ví dụ, hỗ trợ tài chính). Tôi có kiến thức Ďủ về cách tổ EK3 0,817 chức một doanh nghiệp. Tôi có kiến thức Ďủ về cách EK4 0,856 quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Tôi có kiến thức Ďủ trong việc EK5 trình bày một ý tưởng kinh 0,854 doanh. 324
- 3. Thái độ khởi nghiệp (EA) 0,913 0,935 0,742 Sự nghiệp làm một doanh nhân EA1 0,852 hoàn toàn thu hút tôi. EA2 Trong số các cơ hội nghề EA2 nghiệp khác nhau, tôi muốn trở 0,816 thành một doanh nhân. Là một doanh nhân sẽ mang lại EA3 0,878 cho tôi sự hài lòng lớn hơn. Là một doanh nhân mang lại EA4 cho tôi nhiều lợi ích hơn là bất 0,875 lợi. EA5 Nếu tôi có cơ hội và EA5 nguồn lực, tôi muốn bắt Ďầu 0,884 một doanh nghiệp. 4. Ý định khởi nghiệp (EI) 0,922 0,940 0,722 Tôi sẵn lòng làm bất cứ Ďiều gì EI1 0,843 Ďể trở thành một doanh nhân. Tôi sẽ bắt Ďầu và Ďiều hành EI2 doanh nghiệp của mình trong 0,764 tương lai gần. Tôi có những nghi ngờ nghiêm EI3 trọng về việc bắt Ďầu kinh 0,863 doanh của riêng mình. Tôi Ďã quyết tâm tạo ra một EI4 0,884 doanh nghiệp trong tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là EI5 0,899 trở thành một doanh nhân. Tôi có ý Ďịnh cao Ďể bắt Ďầu EI6 0,839 kinh doanh (Nguồn: Kết quả xử lí từ dữ liệu khảo sát) Kết quả CFA tiết lộ rằng, mỗi biến quan sát Ďều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,7. Như thể hiện trong Bảng 2, kết quả CFA qua các Ďại lượng CA, CR và AVE, lần lượt, Ďều lớn hơn 0,7 - 0,7 - 0,5, cho thấy kết quả khá tốt (Hair & cộng sự, 2019, 2020). 325
- Kiểm định giá trị phân biệt Cuối cùng, giá trị phân biệt (DV) như Fornell & Larcker (1981) Ďề xuất, nghiên cứu tính toán DV bằng cách so sánh mối quan hệ giữa các biến quan sát và AVE của tất cả các nhân tố. Bảng 3 xác nhận rằng căn bậc hai của AVE cho tất cả các nhân tố xây dựng Ďều lớn hơn giá trị tương quan và thể hiện tính phân biệt. Bảng 3. Kết quả đánh giá tính phân biệt sử dụng hệ số EA EI EK EA 0,861 EE 0,742 EI 0,744 0,850 EK 0,565 0,590 0,830 (Nguồn: Kết quả xử lí từ dữ liệu khảo sát) Kiểm định mô hình cấu trúc Việc ước lượng hệ số Ďường dẫn dựa trên hồi quy của từng biến phụ thuộc và biến dự báo (Hair & cộng sự, 2019). Kết quả phân tích VIF của các biến cho thấy, chúng dao Ďộng trong khoảng 1,924 - 4,418 Ďều dưới ngưỡng giá trị 5. Do vậy Ďa cộng tuyến không Ďạt mức Ďộ tới hạn trong bất kỳ khái niệm nghiên cứu nguyên nhân nào và không thành vấn Ďề Ďối với ước lượng của mô hình Ďường dẫn trong nghiên cứu này. Trong phân tích PLS-SEM, khả năng giải thích của mô hình cấu trúc Ďược Ďánh giá bởi Ďường dẫn cấu trúc và hệ số R2 của biến phụ thuộc. Sử dụng phân tích phi tham số bằng kĩ thuật bootstrapping lặp lại 2.000 lần kết quả. Theo Hair & cộng sự (2019), giá trị R2 là 0,25 thể hiện cấu trúc nội sinh yếu, mức 0,5 thì tương Ďối và 0,75 thì ở mức cao. Kết quả phân tích từ Hình 3 cho thấy, giá trị R2 của mô hình lần lượt là 0,408 - 0,565 - 0,606; ở mức khá tốt. Hình 2. Kết quả ước lượng bằng PLS-SEM (Nguồn: Kết quả xử lí từ dữ liệu khảo sát) 326
- Kết quả cho thấy, kiến thức khởi nghiệp (EK) giải thích Ďược 40,8% sự thay Ďổi của giáo dục khởi nghiệp trong khi Ďịnh hướng khởi nghiệp (EI) giải thích Ďược 60,8% sự thay Ďổi của EE, EK và EA. Thái Ďộ khởi nghiệp (EA) Ďóng vai trò trung gian giải thích Ďược 56,5% sự thay Ďổi của EE và EK. Để ước lượng tính có ý nghĩa của các hệ số Ďứng trước các biến tiềm ẩn, nghiên cứu Ďã thực hiện bootstrap (Hair & cộng sự, 2019). Kết quả thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4. Kết quả kiểm định tính có ý nghĩa của các hệ số Giả thuyết Độ lệch Giả Tình Hệ số t p_values nghiên cứu chuẩn thuyết trạng EE → EK 0,639 0,045 14,185 0,000 H1 Ủng hộ EE → EI 0,166 0,071 2,331 0,020 H2 Ủng hộ EK → EI 0,196 0,061 3,219 0,001 H3 Ủng hộ EE → EA 0,645 0,055 11,779 0,000 H4 Ủng hộ EE → EA → EI 0,329 0,050 6,553 0,000 H5 Ủng hộ EK → EA → EI 0,078 0,035 2,215 0,027 H6 Ủng hộ (Nguồn: Kết quả xử lí từ dữ liệu khảo sát) Phân tích Ďường dẫn bằng PLS-SEM nhằm mục Ďích kiểm tra mô hình Ďược xây dựng của nghiên cứu. Bootstrap Ďược sử dụng Ďể xác Ďịnh tính có ý nghĩa của các giả thuyết Ďược xây dựng thông qua giá trị kiểm Ďịnh t và p_value. Bảng 4 và Hình 2 chỉ ra kết quả của các giả thuyết cần nghiên cứu trong mô hình Ďều có p_value dưới mức ý nghĩa 5 . 4.3. Thảo luận kết quả Giáo dục khởi nghiệp, kiến thức khởi nghiệp và ý Ďịnh khởi nghiệp là ba yếu tố chính tạo nên quá trình phát triển và thực hiện ý tưởng kinh doanh. Mối quan hệ giữa chúng rất quan trọng Ďể hiểu rõ cách thức mà các nhà khởi nghiệp tiềm năng phát triển ý tưởng và chuyển Ďổi chúng thành hành Ďộng thực tế. Thái Ďộ khởi nghiệp Ďóng vai trò như là một cầu nối giữa giáo dục và kiến thức về khởi nghiệp Ďến với ý Ďịnh khởi nghiệp, thúc Ďẩy hoặc hạn chế quá trình này (Saptono & cộng sự, 2020; Hussain & cộng sự, 2021; Tshikovhi & Shambare, 2015; Wibowo & cộng sự, 2023). Giáo dục khởi nghiệp cung cấp nền tảng cần thiết cho kiến thức về khởi nghiệp. Nó bao gồm không chỉ các khái niệm kinh doanh cơ bản như quản lí tài chính, marketing, hoạch Ďịnh kinh doanh, mà còn bao gồm việc học cách sáng tạo, giải quyết vấn Ďề, và kĩ năng lãnh Ďạo. Qua Ďó, giáo dục khởi nghiệp giúp tăng cường kiến thức và kĩ năng cần thiết Ďể xây dựng và phát triển một doanh nghiệp thành công. Thái Ďộ Ďối với khởi nghiệp có thể bao gồm niềm tin vào khả năng thành công, sự tự tin vào kĩ năng cá nhân, và quan Ďiểm tích cực về việc chấp nhận rủi ro. Thái Ďộ này bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giáo dục khởi nghiệp, qua Ďó củng cố 327
- niềm tin và tạo Ďộng lực Ďể hành Ďộng. Một thái Ďộ tích cực về khởi nghiệp có thể làm tăng khả năng một người sẽ chuyển kiến thức và giáo dục của họ thành hành Ďộng, qua Ďó thúc Ďẩy ý Ďịnh khởi nghiệp. Ý Ďịnh khởi nghiệp là một dấu hiệu quan trọng cho thấy một cá nhân có khả năng bắt Ďầu hành trình khởi nghiệp hay không. Ý Ďịnh này phản ánh sự sẵn lòng và mong muốn bắt Ďầu một doanh nghiệp, Ďược hình thành từ sự kết hợp của kiến thức, thái Ďộ, và tự Ďánh giá về khả năng thành công. Thái Ďộ khởi nghiệp Ďóng vai trò trung gian quan trọng giữa giáo dục khởi nghiệp (và kiến thức liên quan) và ý Ďịnh khởi nghiệp. Một chương trình giáo dục khởi nghiệp mạnh mẽ có thể phát triển kiến thức và kĩ năng cần thiết, nhưng sự chuyển Ďổi này sang hành Ďộng thực sự phụ thuộc vào thái Ďộ của cá nhân Ďối với việc khởi nghiệp. Nếu một người có thái Ďộ tích cực, họ có nhiều khả năng áp dụng kiến thức của mình và phát triển ý Ďịnh khởi nghiệp mạnh mẽ. (Tshikovhi & Shambare, 2015; Kusumojanto & cộng sự, 2021) 5. Kết luận Nghiên cứu Ďã Ďược kiểm chứng cho thấy một mô hình rõ ràng về quá trình phát triển ý Ďịnh khởi nghiệp, từ giáo dục Ďến kiến thức, thái Ďộ và cuối cùng là hành Ďộng. Cụ thể, giáo dục khởi nghiệp không chỉ trực tiếp tác Ďộng Ďến kiến thức và thái Ďộ liên quan Ďến khởi nghiệp mà còn gián tiếp tác Ďộng Ďến ý Ďịnh khởi nghiệp thông qua những thái Ďộ này. Điều này chỉ ra rằng, giáo dục khởi nghiệp cung cấp nền tảng cần thiết về kiến thức, từ Ďó nuôi dưỡng thái Ďộ tích cực về việc bắt Ďầu và vận hành một doanh nghiệp, dẫn Ďến việc tăng cường ý Ďịnh khởi nghiệp. Sự liên kết mạch lạc giữa giáo dục, kiến thức, thái Ďộ và ý Ďịnh cho thấy rằng, Ďể thúc Ďẩy sự phát triển của ý Ďịnh khởi nghiệp, cần phải chú trọng Ďến việc cung cấp giáo dục chất lượng cao về khởi nghiệp. Điều này bao gồm việc dạy về các khía cạnh kĩ thuật của việc quản lí và vận hành doanh nghiệp cũng như khuyến khích phát triển một thái Ďộ tích cực và tự tin Ďối với khởi nghiệp. Ngoài ra, sự hiện diện của thái Ďộ như một biến trung gian chứng tỏ tầm quan trọng của việc xây dựng một niềm tin mạnh mẽ vào khả năng thành công và giá trị của việc khởi nghiệp. Điều này có thể Ďược thúc Ďẩy thông qua giáo dục bằng cách chia sẻ các câu chuyện thành công, cung cấp sự hỗ trợ và tư vấn, và tạo ra một môi trường học tập tích cực nơi sự sáng tạo và tư duy Ďổi mới Ďược khuyến khích. Cuối cùng, việc kiểm chứng các giả thuyết trên cũng cung cấp bằng chứng về sự cần thiết của việc thiết kế các chương trình giáo dục khởi nghiệp một cách cẩn thận, nhằm không chỉ truyền Ďạt kiến thức mà còn xây dựng thái Ďộ và ý Ďịnh khởi nghiệp mạnh mẽ. Điều này Ďòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về cách thức giáo dục, kiến thức, và thái Ďộ tương tác với nhau Ďể dẫn Ďến hành Ďộng khởi nghiệp, và chứng tỏ tầm quan trọng của việc tích hợp các yếu tố này vào trong chương trình giáo dục khởi nghiệp.. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn có những hạn chế cần mở rộng Ďó là Ďối tượng khảo sát nên thêm sinh viên ở các trường kĩ thuật và các nghiên cứu Ďối sánh về ý Ďịnh khởi nghiệp của sinh viên kinh tế với sinh viên kĩ thuật. 328
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50 (2): 179-211. 2. Alkhalaf, T., Durrah, O., Almohammad, D. & Ahmed, F. (2022). Can entrepreneurial knowledge boost the entrepreneurial intent of French students? The mediation role of behavioral antecedents. Management Research Review, 45 (12): 1545-1571. 3. Al-Qadasi, N., Zhang, G., Al-Awlaqi, M. A., Alshebami, A. S. & Aamer, A. (2023). Factors influencing entrepreneurial intention of university students in Yemen: The mediating role of entrepreneurial self-efficacy. Frontiers in Psychology, 14, 1111934. 4. Đoàn Khánh Hưng (2021). The relationship between entrepreneurship and national competitiveness. The Annals of the University of Oradea. Economic Sciences, 30 (2): 65-76. 5. Đoàn Xuân Hậu (2023). Các yếu tố thành công then chốt Ďối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 310 (2): 66-75. 6. Dvouletý, O., Gordievskaya, A. & Procházka, D. A. (2018). Investigating the relationship between entrepreneurship and regional development: Case of developing countries. Journal of Global Entrepreneurship Research, 8, 1-9. 7. Fayolle, A. (2018). Personal views on the future of entrepreneurship education. In A research agenda for entrepreneurship education (pp. 127-138). Edward Elgar Publishing. 8. Gao, Y. & Qin, X. (2022). Entrepreneurship education and entrepreneurial intention of Chinese college students: Evidence from a moderated multi- mediation model. Frontiers in Psychology, 13, 1049232. 9. George, G. & Bock, A. J. (2011). The business model in practice and its implications for entrepreneurship research. Entrepreneurship theory and practice, 35 (1): 83-111. 10. Giao Thị Hoàng Yến. ―Rào cản Ďối với giáo dục khởi nghiệp trong các trường Đại học ở Việt Nam‖. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ (2021). 11. Hair, J., Hollingsworth, C. L., Randolph, A. B. & Chong, A. Y. L. (2017). An updated and expanded assessment of PLS-SEM in information systems research. Industrial management & data systems, 117 (3): 442-458. 12. Haltiwanger, J., Hurst, E., Miranda, J. & Schoar, A. (Eds.). (2017). Measuring entrepreneurial businesses: Current knowledge and challenges. 329
- 13. Jena, R. K. (2020). Measuring the impact of business management Student's attitude towards entrepreneurship education on entrepreneurial intention: A case study. Computers in Human Behavior, 107, 106275. 14. Karyaningsih, R. P. D. (2020). Does entrepreneurial knowledge influence vocational students‘ intention? Lessons from Indonesia. Entrepreneurial Business and Economics Review, 8 (4): 138-155. 15. Keat, O. Y., Selvarajah, C. & Meyer, D. (2011). Inclination towards entrepreneurship among university students: An empirical study of Malaysian university students. International journal of business and social science, 2 (4). 16. Krueger Jr, N. F., Reilly, M. D. & Carsrud, A. L. (2000). Competing models of entrepreneurial intentions. Journal of business venturing, 15 (5-6): 411-432. 17. Kuckertz, A. & Wagner, M. (2010). The influence of sustainability orientation on entrepreneurial intentions—Investigating the role of business experience. Journal of business venturing, 25 (5): 524-539. 18. Kurczewska, A. (2011). Entrepreneurship as an Element of Academic Education-International Experiences and Lessons for Poland. International Journal of Management and Economics, 30. 19. Kurotimi, M. F., Franklin, A., Aladei, G. & Helen, O. (2017). Entrepreneurship education as a 21st century strategy for economic growth and sustainable development. International Journal of Mechanical and Industrial Engineering, 11 (9): 2242-2253. 20. Kusmintarti, A., Thoyib, A., Ashar, K. & Maskie, G. (2014). The relationships among entrepreneurial characteristics, entrepreneurial attitude, and entrepreneurial intention. IOSR Journal of Business and Management, 16 (6): 25-32. 21. Kusumojanto, D. D., Wibowo, A., Kustiandi, J. & Narmaditya, B. S. (2021). Do entrepreneurship education and environment promote students‘ entrepreneurial intention? the role of entrepreneurial attitude. Cogent Education, 8 (1), 1948660. 22. Lâm Ngọc Thuỳ & Nguyễn Thị Hồng Hoa (2023). Xem xét nhận thức cơ hội, nhận thức khả năng và sợ thất bại tác Ďộng Ďến ý Ďịnh khởi nghiệp., Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng. 23. Lê Anh Đức (2021). Khởi nghiệp Ďổi mới sáng tạo của sinh viên các trường Ďại học tại Việt Nam. Tạp chí Công Thương, số 21. 24. Lê Đặng Xuân Bách (2023). Tác Ďộng của thái Ďộ hướng tới giáo dục khởi nghiệp Ďối với ý Ďịnh khởi nghiệp của sinh viên ngành Dược. Journal of Science and Technology, 5 (4), 8-8. 330
- 25. Liao, Y. K., Nguyen, V. H. A. & Caputo, A. (2022). Unveiling the role of entrepreneurial knowledge and cognition as antecedents of entrepreneurial intention: a meta-analytic study. International Entrepreneurship and Management Journal, 18 (4): 1623-1652. 26. Liñán, F. & Chen, Y. W. (2009). Development and cross-cultural application of a specific instrument to measure entrepreneurial intentions. Entrepreneurship theory and practice, 33 (3): 593-617. 27. Martins, J. M., Shahzad, M. F. & Xu, S. (2023). Factors influencing entrepreneurial intention to initiate new ventures: evidence from university students. Journal of Innovation and Entrepreneurship, 12 (1), 63. 28. Mukhtar, S., Wardana, L. W., Wibowo, A. & Narmaditya, B. S. (2021). Does entrepreneurship education and culture promote students‘ entrepreneurial intention? The mediating role of entrepreneurial mindset. Cogent Education, 8 (1), 1918849. 29. Ngô Thị Thanh Tiên & Cao Quốc Việt (2016). Tổng quan lí thuyết về ý Ďịnh khởi nghiệp của sinh viên. Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 11 (3): 102-111. 30. Nguyễn Đình Toàn & Phạm Thị Hiền (2021). Các nhân tố ảnh hưởng Ďến ý Ďịnh khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: So sánh sự khác biệt giới tính và khối ngành. 31. Nguyễn Hà Thu, Nguyễn Đức Dũng, Lê Hoàng Lộc, Đỗ Hoàng Sơn, Nguyễn Nhật Bổn (2023). Tác Ďộng của giáo dục khởi nghiệp Ďến ý Ďịnh khởi nghiệp của sinh viên tại Việt Nam. TNU Journal of Science and Technology, 228 (11): 99-106. 32. Nguyễn Quang Thu, Trần Thế Hoàng và Hà Kiên Tân (2017). Vai trò của yếu tố gắn kết trong mối quan hệ giữa ý Ďịnh và hành vi khởi nghiệp của sinh viên. Tạp chí Phát triển kinh tế. 33. Nguyễn Quang Thu, Trần Thế Hoàng và Hà Kiên Tân (2018). Ảnh hưởng nhận thức khởi nghiệp Ďến hành vi khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: Vai trò ý Ďịnh mục tiêu và ý Ďịnh hành Ďộng. Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 13 (2): 75-90. 34. Nguyễn Thị Minh Trâm (2021). Phân tích nhu cầu việc thực hiện học phần tư duy sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên ngôn ngữ tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. VNU Journal of Foreign Studies, 37 (5). 35. Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương và Cao Thị Sen. ―Các nhân tố ảnh hưởng Ďến ý Ďịnh khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ‖. Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh 17.2 (2022): 52-68. 331
- 36. Nguyen, A. T., Do, T. H. H., Vu, T. B. T., Dang, K. A. & Nguyen, H. L. (2019). Factors affecting entrepreneurial intentions among youths in Vietnam. Children and Youth Services Review, 99, 186-193. 37. Nowiński, W., Haddoud, M. Y., Lančarič, D., Egerová, D. & Czeglédi, C. (2019). The impact of entrepreneurship education, entrepreneurial self-efficacy and gender on entrepreneurial intentions of university students in the Visegrad countries. Studies in Higher Education, 44 (2): 361-379. 38. Phạm Thế Kiên & Nguyễn Thị Hương Giang (2021). Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên Trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế. Tạp chí Giáo dục, 44-48. 39. Roxas, B. (2014). Effects of entrepreneurial knowledge on entrepreneurial intentions: A longitudinal study of selected South-east Asian business students. Journal of Education and Work, 27 (4): 432-453. 40. Roxas, B. G., Cayoca-Panizales, R. & de Jesus, R. (2008). Entrepreneurial knowledge and its effects on entrepreneurial intentions: development of a conceptual framework. Asia-Pacific social science review, 8 (2): 61-77. 41. Saptono, A., Wibowo, A., Narmaditya, B. S., Karyaningsih, R. P. D. & Yanto, H. (2020). Does entrepreneurial education matter for Indonesian students‘ entrepreneurial preparation: The mediating role of entrepreneurial mindset and knowledge. Cogent Education, 7 (1), 1836728. 42. Simpson, A. & Maltese, A. (2017). ―Failure is a major component of learning anything‖: The role of failure in the development of STEM professionals. Journal of Science Education and Technology, 26, 223-237. 43. Souitaris, V., Zerbinati, S. & Al-Laham, A. (2007). Do entrepreneurship programmes raise entrepreneurial intention of science and engineering students? The effect of learning, inspiration and resources. Journal of Business venturing, 22 (4): 566-591. 44. Thái Văn Thơ & Lý Ngọc Yến Nhi (2018). Giáo dục khởi nghiệp: Kinh nghiệm Trung Quốc và một số Ďề xuất Ďối với Việt Nam. Tạp chí khoa học Đại học cần Thơ, 54 (9): 155-161. 45. Tian, H., Akhtar, S., Qureshi, N. A. & Iqbal, S. (2022). Predictors of entrepreneurial intentions: The role of prior business experience, opportunity recognition, and entrepreneurial education. Frontiers in Psychology, 13, 882159. 46. Tshikovhi, N. & Shambare, R. (2015). Entrepreneurial knowledge, personal attitudes, and entrepreneurship intentions among South African Enactus students. Problems and Perspectives in Management, (13, Iss. 1 (contin.)), 152-158. 332
- 47. Võ Văn Hiền & Lê Hoàng Vân Trang (2021). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng Ďến ý Ďịnh khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 16 (2): 170-192. 48. Vụ Giáo dục thường xuyên, 2017. Tài liệu giáo dục khởi nghiệp. 49. Vũ Lê Quỳnh Phương & Nguyễn Khắc Trung. (2023), Giáo dục khởi nghiệp số - Nghiên cứu sinh viên Trường Cao Ďẳng Sư phạm Kiên Giang. Tạp chí khoa học Quản lí giáo dục, số Ďặc biệt - tháng 11/2023 50. Wibowo, A., Narmaditya, B. S., Saptono, A., Effendi, M. S., Mukhtar, S. & Mohd Shafiai, M. H. (2023). Does Digital Entrepreneurship Education Matter for Students‘ Digital Entrepreneurial Intentions? The Mediating Role of Entrepreneurial Alertness. Cogent Education, 10 (1), 2221164. 51. Wu, S. & Wu, L. (2008). The impact of higher education on entrepreneurial intentions of university students in China. Journal of small business and enterprise development, 15 (4): 752-774. 52. Yang, J. (2013). The theory of planned behavior and prediction of entrepreneurial intention among Chinese undergraduates. Social Behavior and Personality: an international journal, 41 (3): 367-376. 53. Yousaf, U., Ali, S. A., Ahmed, M., Usman, B. & Sameer, I. (2021). From entrepreneurial education to entrepreneurial intention: a sequential mediation of self-efficacy and entrepreneurial attitude. International Journal of Innovation Science, 13 (3): 364-380. 333
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh bán hàng (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
63 p | 26 | 14
-
Xúc tiến thương mại - ứng dụng thương mại điện tử - 4
23 p | 63 | 9
-
Giáo trình Khởi sự kinh doanh (Ngành: Kinh doanh thương mại dịch vụ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
50 p | 12 | 5
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Quản trị sự kiện – ĐH Đà Nẵng
7 p | 55 | 4
-
Khám phá các đặc điểm tính cách liên quan đến khuynh hướng khởi nghiệp của sinh viên
12 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn