Giáo trình An toàn điện: Phần 1 - CĐ Giao thông Vận tải
lượt xem 12
download
Giáo trình An toàn điện: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động; An toàn điện. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung giáo trình!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình An toàn điện: Phần 1 - CĐ Giao thông Vận tải
- ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ------ BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Giảng viên: ThS. Cao Thái Nguyên Lưu hành nội bộ - Năm 2016
- MỤC TIÊU MÔN HỌC Kiến thức + Trình bày được các khái niệm về hộ lao động và các biện pháp phòng hộ lao động. + Trình bày đươc các kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn điện: hiểu được và trình bày được các sơ đồ nối đất an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam và IEC. + Giải thích được tác dụng của dòng điện qua người và nhận biết được mối nguy hiểm do tai nạn điện giật. + Phân tích được các ảnh hưởng của các hiện tượng nối đất và chống sét, các tác hại và cách tính toán bảo vệ nối đất và chống sét. + Trình bày được những nguyên tắc và tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn về điện cho người và thiết bị. + Trình bày được kỹ thuật an toàn điện trong gia công cơ khí, thiết bị nâng chuyển và thiết bị áp lực. Kỹ năng + Phân tích được mối nguy hiểm do tai nạn điện giật và trình bày được cách sơ cứu người khi cần thiết. + Thực hiện được công tác phòng chống cháy, nổ. + Ứng dụng được các biện pháp an toàn điện, điện tử trong hoạt động nghề nghiệp. Sơ cấp cứu được cho người bị điện giật. + Phân biệt được các sơ đồ nối đất và chống sét an toàn, xác định tình trạng nguy hiểm đối với con người khi xảy ra tai nạn điện giật do chạm trực tiếp hay gián tiếp. + Trình bày được kỹ thuật an toàn trong cơ khí, thiết bị nâng và thiết bị áp lực. Thái độ + Giúp cho người học rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, an toàn trong việc học tập, thực hành và lên lớp khi tham gia môn học này. + Giúp cho người học luôn luôn yêu nghề, ham học hỏi và có tính hăng say trong học tập, chủ động trong việc học, có khẳ năng làm việc nhóm và khẳ năng thuyết trình, tư duy cao. + Thể hiện thái độ nghiêm túc trong học tập và say mê trong công tác nghiên cứu khoa học và môn học, mạnh dạn áp dụng các kiến thức thu được trong học tập vào ứng dụng thực tế. Giáo trình An toàn điện Trang i
- MỤC LỤC Tuyên bố bản quyền ................................................................................................ i Lời nói đầu ............................................................................................................. ii Mục tiêu môn học ................................................................................................... iii Mục lục ................................................................................................................... iv Danh mục các từ viết tắc .......................................................................................viii Danh mục hình ....................................................................................................... ix Chương 1. Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động .......... 01 1.1. Các khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động ............................................... 02 1.1.1. Mục đích ý nghĩa và tính chất của công tác bảo hộ lao động .......... 02 1.1.2. Nhiệm vụ và điều kiện của bảo hộ lao động ..................................... 03 1.2. Phòng chống nhiễm độc hóa chất ............................................................ 07 1.2.1. Những nguy hiểm gây ra từ hóa chất ................................................ 07 1.2.2. Các con đường xâm nhập của hóa chất ............................................. 08 1.2.3. Tác hại của sức khỏe của hóa chất động ........................................... 09 1.2.4. Các phương pháp hạn chế tác hại ..................................................... 10 1.2.5. Các phương pháp cấp cứu tình trạng khẩn cấp ................................. 16 1.3. Phòng chống bụi ....................................................................................... 20 1.3.1. Khái niệm phân loại và tính chất ...................................................... 20 1.3.2. Tác hại của bụi .................................................................................. 22 1.3.3. Các biện pháp phòng chống bụi ........................................................ 23 1.4. Phòng chống cháy nổ ............................................................................... 26 1.4.1. Một số khái niệm cơ bản của phòng chống cháy nổ ......................... 26 1.4.2. Các biện pháp phòng tránh................................................................ 30 1.5. Thông gió công nghiệp............................................................................. 33 1.5.1. Mục đích thông gió công nghiệp....................................................... 33 1.5.2. Các biện pháp thông gió .................................................................... 33 1.5.3. Lọc sạch khí thải trong công nghiệp ................................................. 36 1.6. Phương tiện phòng hộ cá nhân ................................................................. 37 Giáo trình An toàn điện Trang ii
- 1.6.1. Khái niệm chung .............................................................................. 37 1.6.2. Yêu cầu phương tiện ảo vệ cá nhân ................................................. 38 Chương 2. An toàn điện ...................................................................................... 61 2.1. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể người ................................................ 62 2.1.1. Các tác động dòng điện lên cơ thể người .......................................... 62 2.1.2. Các dạng tai nạn điện ........................................................................ 63 2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tái nạn điện ........................................ 64 2.2. Các tiểu chuẩn về an toàn điện ................................................................. 68 2.3. Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện ....................................................... 70 2.3.1. Đối với mạng điện hạ áp ................................................................... 70 2.3.2. Đối với mạng điện áp cao ................................................................. 70 2.3.3. Điện áp bước ..................................................................................... 71 2.3.4. Không chấp hành qui tắc an toàn ...................................................... 71 2.3.5. Các nguyên nhân khác ...................................................................... 71 2.4. Phương pháp cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật ..................................... 72 2.4.1. Đặt vấn đề.......................................................................................... 72 2.4.2. Phương pháp tách nạn nhân ra khỏi mạng điện ................................ 73 2.4.3. Phương pháp sơ cứu người bị nạn .................................................... 75 2.4.4. Phương pháp hô hấp nhân tạo ........................................................... 76 2.5. Biện pháp an toàn cho người và thiết bị .................................................. 81 2.5.1. Biện páp an toàn cho người............................................................... 81 2.5.2. Biện pháp an toàn cho thiết bị ........................................................... 89 2.5.3. Hiện tượng dòng điện đi vào đất ....................................................... 90 2.5.4. An toàn trong các mạng điện ............................................................ 93 2.5.5. Bảo vệ nố đất dây trung tính ............................................................. 96 2.5.6. Bảo vệ điện áp cao xâm nhập điện áp thấp ...................................... 100 Chương 3. Bảo vệ nối đất và chống sét............................................................. 107 3.1. Mục đích ý nghĩa ..................................................................................... 108 3.1.1. Mục đích của việc bảo vệ nối đất ..................................................... 108 Giáo trình An toàn điện Trang iii
- 3.1.2. Ý nghĩa của việc nối đất ................................................................... 109 3.2. Phạm vi ứng dụng bảo vệ nối đất ............................................................ 109 3.2.1. Thiết bị điện áp dưới 1000V ............................................................ 109 3.2.2. Thiết bị có điện áp trên 1000V......................................................... 110 3.3. Phân loại bảo vệ nối đất .......................................................................... 110 3.3.1. Nối đất tự nhiên ................................................................................ 110 3.3.2. Nối đất nhân tạo ............................................................................... 111 3.4. Điện trở nối đất và điện trở suất của đất ................................................. 112 3.4.1. Điện trở nối đất ................................................................................ 112 3.4.2. Điện trở suất của đất......................................................................... 122 3.5. Tính toán bảo vệ nối đất .......................................................................... 124 3.5.1. Các hình dạng nối đất của vật liệu ................................................... 125 3.5.2. Các bước tính toán nối đất ............................................................... 127 3.6. Hiện tượng sét ......................................................................................... 130 3.6.1. Khái niệm và phân loại .................................................................... 130 3.6.2. Các giai đoạn phóng điện của sét ..................................................... 131 3.6.3. Con đường sét đánh .......................................................................... 132 3.7. Các thông số của sét ................................................................................ 136 3.7.1. Các thông số của sét ......................................................................... 136 3.7.2. Tác hại của dòng sét ......................................................................... 137 3.8. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp .............................................................. 137 3.8.1. Phạm vi bảo vệ của cột thu sét ......................................................... 138 3.8.2. Phạm vi của dây thu sét .................................................................... 139 3.8.3. Các biện pháp chống sét hiện nay .................................................... 140 Chương 4. Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí ......................................... 145 4.1. Kỹ thuật an toàn cơ khí ........................................................................... 146 4.1.1. Khái niệm về kỹ thuật an toàn cơ khí .............................................. 146 4.1.2. Các giải pháp an toàn trong gia công cơ khí .................................... 148 4.1.3. Các cơ cấu che chắn bảo vệ ............................................................. 150 Giáo trình An toàn điện Trang iv
- 4.1.4. Các tín hiệu an toàn .......................................................................... 152 4.1.5. Các biện pháp khác .......................................................................... 153 4.1.6. Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí ............................................ 155 4.1.7. An toàn trong 1 số loại máy trong lĩnh vực cơ khí .......................... 157 4.2. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các thiết bị nâng chuyển .......................... 166 4.2.1. Những khái niệm cơ bản .................................................................. 166 4.2.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn ........................................................ 169 4.2.3. Quản lý và thanh tra việc quản lý .................................................... 172 4.3. Kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực .................................... 173 4.3.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................. 173 4.3.2. Những yếu tố nguy hiểm .................................................................. 174 4.3.3. Những nguyên nhân gây ra sự cố ..................................................... 174 4.3.4. Những yêu cầu an toàn đối với thiết bị chịu áp lực ......................... 176 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 179 Giáo trình An toàn điện Trang v
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC BHLĐ: Bảo hộ lao động ATLĐ: An toàn lao động AC: Dòng điện xoay chiều DC: Dòng điện 1 chiều TBA: Trạm biến áp Giáo trình An toàn điện Trang vi
- DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Hình ảnh bụi .......................................................................................... 21 Hình 1.2. Hình tác hại của bụi............................................................................... 23 Hình 1.3. Hình hút và xịt bụi................................................................................. 24 Hình 1.4. Lọc bụi công nghiệp .............................................................................. 25 Hình 1.5. Khử bụi bằng cách tưới nước ................................................................ 25 Hình 1.6. Ảnh đám cháy........................................................................................ 26 Hình 1.7. Điều kiện 1 đám cháy xảy ra ................................................................. 27 Hình 1.8. Đám cháy xảy ra do vật liệu điện xăng ................................................. 30 Hình 1.9. Phương tiện chữa cháy .......................................................................... 32 Hình 1.10. Thông gió tự nhiên .............................................................................. 34 Hình 1.11. Thông gió nhân tạo.............................................................................. 34 Hình 1.12. Thông gió tổng thể .............................................................................. 35 Hình 1.13. Hệ thống thông gió cục bộ .................................................................. 35 Hình 1.14. Hệ thống hút khói hàn ......................................................................... 36 Hình 1.15. Phương tiện bảo hộ cá nhân ................................................................ 39 Hình 1.16. Dây an toàn.......................................................................................... 40 Hình 1.17. Cách đeo dây an toàn .......................................................................... 40 Hình 1.18. Mũ bảo hộ lao động............................................................................. 42 Hình 1.19. Áo bảo hộ lao động ............................................................................. 43 Hình 1.20. Cách mặt quần áo bảo hộ lao động công trình .................................... 44 Hình 1.21. Giày bảo hộ lao động .......................................................................... 45 Hình 1.22. Làm việc trên môi trường dễ bị đâm thủng ........................................ 45 Hình 1.23. Giày bảo hộ lao động chế bộ phận mũi chân ...................................... 46 Hình 1.24. Găng tay bảo hộ lao động ................................................................... 48 Hình 1.25. Ủng cách điện ...................................................................................... 49 Hình 1.26. Khẩu trang bảo hộ lao động ................................................................ 49 Hình 1.27. Cách thử điện ...................................................................................... 50 Giáo trình An toàn điện Trang vii
- Hình 1.28. Bút thử điện kiểm tra nguồn điện ........................................................ 51 Hình 1.29. Kính bảo hộ lao động .......................................................................... 52 Hình 1.30. Mặt nạ phòng độc ................................................................................ 52 Hình 1.31. Nút tai .................................................................................................. 53 Hình 1.32. Mốc cách điện ..................................................................................... 53 Hình 1.33. Thanh tiếp địa ...................................................................................... 55 Hình 1.34. Mặt nạ dưỡng khí ................................................................................ 57 Hình 2.1. Các dạng tác dụng kích thích ................................................................ 62 Hình 2.2. Các trường hợp hoại tử do điện............................................................. 63 Hình 2.3. Điện giật tiếp xúc trực tiếp .................................................................... 63 Hình 2.4. Điện giật tiếp xúc gián tiếp ................................................................... 64 Hình 2.5. Treo lên cột điện sửa chữa .................................................................... 71 Hình 2.6. Sửa chữa điện không cắt nguồn điện .................................................... 72 Hình 2.7. Người sử dụng chạm trực tiếp vào dây dẫn trần ................................... 72 Hình 2.8. Dùng sào tre cách điện .......................................................................... 75 Hình 2.9. Dùng sào tre cách điện cao áp ............................................................... 75 Hình 2.10. Ngửa đầu nạn nhân về phía sau........................................................... 76 Hình 2.11. Quỳ cạnh nạn nhân .............................................................................. 77 Hình 2.12. Tiến hành sơ cứu nạn nhân ................................................................. 77 Hình 2.13. Xử lý nạn nhân khi hàm bị co cứng .................................................... 78 Hình 2.14. Hà hơi thổi ngạt ................................................................................... 78 Hình 2.15. Thổi ngạt ............................................................................................. 79 Hình 2.16. Hô hấp miệng vào miệng và mũi ........................................................ 79 Hình 2.17. Phương pháp ấn tim lồng ngực ........................................................... 80 Hình 2.18. Đảm bảo an toàn với nguồn điện ........................................................ 81 Hình 2.19. Phương tiện dụng cụ bảo vệ an toàn ................................................... 82 Hình 2.20. Tuân thủ nội quy, tổ chức ................................................................... 82 Hình 2.21. Biển báo cấm treo ở cánh cửa trạm điện ............................................. 82 Hình 2.22. Biển báo cấm đỗ .................................................................................. 83 Giáo trình An toàn điện Trang viii
- Hình 2.23. Biển báo chỉ hướng đi ......................................................................... 83 Hình 2.24. Biển báo dừng lại ................................................................................ 84 Hình 2.25. Biển báo chưa cắt nguồn điện ............................................................. 84 Hình 2.26. Biển báo không phơi quần áo trên dây điện ........................................ 85 Hình 2.27. Cắm đây điện không phích .................................................................. 85 Hình 2.28. Cắm nguồn điện khi mưa bão ............................................................. 85 Hình 2.29. Thiết bị điện phát nhiệt ....................................................................... 85 Hình 2.30. Khi tay ướt........................................................................................... 86 Hình 2.31. Biển báo cấm bột trâu bò vào trụ điện ................................................ 86 Hình 2.32. Trụ điện ngã ........................................................................................ 86 Hình 2.33. Biển cấm trèo ...................................................................................... 87 Hình 2.34. Biển cấm vào ....................................................................................... 87 Hình 2.35. Biển cấm lại gần .................................................................................. 88 Hình 2.36. Cấm đóng điện .................................................................................... 88 Hình 2.37. Biển làm việc tại đây ........................................................................... 88 Hình 2.38. Dòng điện tản trong đất ....................................................................... 90 Hình 2.39. Phân điện áp bước ............................................................................... 92 Hình 2.40. Mạng trung tính nối đất ....................................................................... 93 Hình 2.41. Mãng trung tính cách ly ...................................................................... 94 Hình 2.42. Mạng trung tính cách ly 3 dây 3 pha ................................................... 95 Hình 2.43. Mạng trung tính trực tiếp nối đất 3 dây 3 pha ..................................... 96 Hình 2.44. Mạng điện áp 3 pha 4 dây ................................................................... 97 Hình 2.45. Mạng 3 pha 5 dây ................................................................................ 97 Hình 2.46. Mạng nối đất lặp lại............................................................................. 98 Hình 2.47. Mạng cách điện với đất ...................................................................... 101 Hình 2.48. Trung tính hạ áp nối đất ..................................................................... 101 Hình 2.49. Mạng điện có trung tính với đất ......................................................... 102 Hình 2.50. Mạng điện có trung tính cách ly với đất ............................................ 102 Hình 2.51. Máy biến áp có điện áp thứ cấp nhỏ hơn 1000V ............................... 103 Giáo trình An toàn điện Trang ix
- Hình 2.52. Máy biến áp có điện áp thứ cấp nhỏ hơn 1000V có cuộn dây chắn .. 104 Hình 2.32. Phân bố dây trung tính và tiếp địa...................................................... 104 Hình 2.54. Các thiệt bị sử dụng trong lưới điện 1 và 3 pha ................................. 105 Hình 3.1. Nối đất .................................................................................................. 108 Hình 3.2. Nối đất tập trung ................................................................................... 111 Hình 3.3. Điện cực bối đất ................................................................................... 113 Hình 3.4. Số điện cực nối đất ............................................................................... 114 Hình 3.5. Một và nhiều cực nối đất ...................................................................... 115 Hình 3.6. Mạng lưới và bảng nối đất ................................................................... 115 Hình 3.7. Cách đo điện trở ................................................................................... 117 Hình 3.8. Cách đặt cọc nối đất ............................................................................. 118 Hình 3.9. Đo chọn cọc .......................................................................................... 118 Hình 3.10. Đo không dùng cọc ............................................................................ 119 Hình 3.11. Sự phụ thuộc cảu điện trở của đất vào lượng độ ẩm .......................... 123 Hình 3.12. Nối đất dạng mạng lưới ...................................................................... 128 Hình 3.13. Sự hình thành sét ................................................................................ 131 Hình 3.14. Hiện tượng sét đánh ........................................................................... 132 Hình 3.15. Sét đánh nơi rỗng rãi .......................................................................... 133 Hình 3.16. Cầm ô hay đứng gần kim loại ............................................................ 134 Hình 3.17. Sét đánh do nguồn điện khi rút .......................................................... 135 Hình 3.18. Khi xảy ra mưa giông ......................................................................... 135 Hình 3.19. Chống sét trực tiếp ............................................................................. 140 Hình 3.20. Chống sét trực tiếp theo nguyên lý điện ........................................... 141 Hình 3.21. Cách sơ cứu đúng cách cho người bị sét đánh ................................... 142 Giáo trình An toàn điện Trang x
- Chương 1: Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ BẢO HỘ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG - Giải thích được tác dụng của việc thông gió nơi làm việc - Trình bày được các khái niệm bảo hộ lao động và biện pháp phòng hộ - Tổ chức thông gió nơi làm việc đạt yêu cầu - Giải thích được nguyên nhân gây cháy, nổ - Giải thích được tác động của bụi lên cơ thể con người - Giải thích được tác động của nhiễm độc hoá chất lên cơ thể con người - Thực hiện được các biện pháp phòng chống nhiễm độc hoá chất, phòng chống bụi, phòng chống cháy nổ - Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong việc họa tập Trong chương 1 sẽ giới thiệu các nội dung chính sau đây: 1.1. Các khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động 1.2. Phòng chống nhiễm độc hoá chất 1.3. Phòng chống bụi. 1.4. Phòng chống cháy nổ. 1.5. Thông gió công nghiệp. 1.6. Phương tiện phòng hộ cá nhân Giáo trình An toàn điện 1
- Chương 1: Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động 1.1. Các khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác bảo hộ lao động Mục đích - ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. - Mục đích của bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. - Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù sản xuất nhằm bảo hộ người lao động, mặt khác việc chăm lo sức khoẻ của người lao động mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người mà công tác bảo hộ lao động mang lại còn có ý nghĩa nhân đạo đối với con người. Tính chất của bảo hộ lao động - Tính chất khoa học kỹ thuật Nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động là điều kiện kỹ thuật không đảm bảo an toàn lao động, điều kiện vệ sinh, môi trường lao động. Muốn sản xuất được an toàn và hợp vệ sinh, vấn đề cải tiến máy móc thiết bị; công cụ lao động, bố trí mặt bằng nhà xưởng, hợp lý hoá dây chuyền và phương pháp sản xuất, trang bị phòng hộ lao động, việc cơ khí hoá và tự động hóa trong quá trình sản xuất đòi hỏi phải vận dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, không những để nâng cao năng suất lao động, mà còn là một yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo hộ người lao động, tránh được những nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp. - Tính chất pháp luật Để bảo đảm thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động, công tác bảo hộ lao động được quy định thành pháp luật của nhà nước. Giáo trình An toàn điện 2
- Chương 1: Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động Những nội dung cơ bản về công tác bảo hộ lao động đã được quy định trong điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động, ban hành theo nghị định số 181 CP ngày 18/12/1964 của Chính phủ cũng như các luật lệ, chế độ, chính sách về bảo hộ lao động bao gồm các quy phạm quy trình về an toàn kỹ thuật và vệ sinh lao động do nhà nước ban hành đều mang tính chất pháp luật. - Tính chất quần chúng Công tác bảo hộ lao động không chỉ riêng của những người cán bộ quản lý sản xuất mà đó còn là trách nhiệm chung của toàn thể người lao động và toàn xã hội. Trong đó người lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác bảo hộ lao động. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy ở nơi nào mà người lao động cũng như cán bộ quản lý ở những nơi đó nắm vững được quy tắc đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động thì nơi đó ít xảy ra tai nạn lao động 1.1.2. Nhiệm vụ và điều kiện của bảo hộ lao động. Nhiệm vụ + Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động: Nội dung khoa học kỹ thuật chiếm một vị trí rất quan trọng, là phần cốt lõi để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện điều kiện lao động. Những nội dung nghiên cứu chính của bảo hộ lao động bao gồm những vấn đề: Khoa học vệ sinh lao động: Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện lao động, và do đó ảnh hưởng đến con người, dụng cụ, máy móc thiết bị, ảnh hưởng này còn có khả năng lan truyền trong một phạm vi nhất định. Sự chịu đựng quá tải (điều kiện dẫn đến nguyên nhân gây bệnh) dẫn đến khả năng sinh ra bệnh nghề nghiệp. Để phòng bệnh nghề nghiệp cũng như tạo ra điều kiện tối ưu cho sức khoẻ và tình trạng lành mạnh cho người lao động chính là mục đích của vệ sinh lao động (bảo vệ sức khỏe). Các yếu tố tác động xấu đến hệ thống lao động cần được phát hiện và tối ưu hoá. Mục đích này không chỉ nhằm đảm bảo về sức khoẻ và an toàn lao động mà đồng thời tạo nên những cơ sở cho việc làm giảm sự căng thẳng trong lao Giáo trình An toàn điện 3
- Chương 1: Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động động, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, điều chỉnh những hoạt động của con người một cách thích hợp. + Cơ sở kỹ thuật an toàn An toàn: Là xác suất cho những sự kiện được định nghĩa (sản phẩm, phương pháp, phương tiện lao động...) trong một khoảng thời gian nhất định không xuất hiện những tổn thương đối với người, môi trường và phương tiện. Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp, phương tiện, tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất đối với người lao động. Sự nguy hiểm: Là trạng thái hay tình huống có thể xảy ra tổn thương thông qua các yếu tố gây hại hay yếu tố chịu đựng. Sự gây hại: Khả năng tổn thương đến sức khỏe của người hay xuất hiện bởi những tổn thương môi trường đặc biệt và sự kiện đặc biệt. Rủi ro: Là sự phối hợp của xác suất và mức độ tổn thương (ví dụ tổn thương sức khỏe) trong một tình huống gây hại. + Đánh giá sự gây hại, an toàn và rủi ro: Sự gây hại sinh ra do tác động qua lại giữa con người và các phần tử khác của hệ thống lao động được gọi là hệ thống Người - Máy - Môi trường Có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau: • Phân tích tác động: Là phương pháp mô tả và đánh giá những sự cố không mong muốn xảy ra. Ví dụ tai nạn lao động, tai nạn trên đường đi làm, bệnh nghề nghiệp, hỏng hóc, nổ v.v... Những tiêu chuẩn đặc trưng cho tai nạn lao động là: - Sự cố gây tổn thương và tác động từ bên ngoài. - Sự cố đột ngột. - Sự cố không bình thường. - Hoạt động an toàn Sự liên quan giữa sự cố xảy ra tai nạn và nguyên nhân của nó cũng như sự phát hiện điểm chủ yếu của tai nạn dựa vào đặc điểm sau: Giáo trình An toàn điện 4
- Chương 1: Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động - Quá trình diễn biến của tai nạn một cách chính xác cũng như địa điểm xảy ra tai nạn. - Loại tai nạn liên quan đến yếu tố gây tác hại và yếu tố chịu tải. - Mức độ an toàn và tuổi bền của các phương tiện lao động, các phương tiện vận hành. - Tuổi, giới tính, năng lực và nhiệm vụ được giao của người lao động bị tai nạn. - Loại chấn thương. • Phân tích tình trạng: Là phương pháp đánh giá chung tình trạng an toàn và kỹ thuật an toàn của hệ thống lao động. ở đây cần quan tâm là khả năng xuất hiện những tổn thương. Phân tích chính xác những khả năng dự phòng trên cơ sở những điều kiện lao động và những giả thiết khác nhau. - Khoa học về các phương tiện bảo vệ người lao động. Ngành khoa học này có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ tập thể hay cá nhân người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại những ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi các biện pháp về mặt kỹ thuật an toàn không thể loại trừ được chúng. - Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ an toàn cho người lao động, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái và dễ dàng thực hiện mục tiêu lao động. Cần phải loại trừ sự quá tải, gây nên bởi tính chất công việc vượt quá giới hạn trên hoặc dưới của chức năng hoạt động tâm lý của người lao động. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người. Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó Giáo trình An toàn điện 5
- Chương 1: Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động. Các yếu tố nguy hiểm và có hại Yêú tố nguy hiểm có hại là trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cụ thể là: - Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi… - Các yếu tố hoá học như hoá chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ… - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn… - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh… - Các yếu tố tâm lý không thuận lợi... Các dạng tai nạn lao động Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong qúa trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động. Tai nạn lao động được phân ra: Chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp * Chấn thương: Là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay huỷ hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột. Giáo trình An toàn điện 6
- Chương 1: Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động * Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung...) đối với người lao động. Bênh nghề nghiệp làm suy yếu dần dần sức khoẻ hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khoẻ người lao động một cách dần dần và lâu dài. * Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất 1.2. Phòng chống nhiễm độc hoá chất. 1.2.1. Những nguy hiểm gây ra từ hóa chất. Sự độc hại của hóa chất Trong những năm gần đây, vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều là ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động. Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư. Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất, bao gồm độc tính, đặc tính vật lý của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân và tác hại tổng hợp của các yếu tố này. Nguy cơ cháy nổ hóa chất. Đa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ một đám cháy nhỏ tới tham họa thiệt hại lớn về người và tài sản. Sự cháy cần 3 yếu tố: nhiên liệu (chất cháy), ôxy và một nguồn nhiệt với tỷ lệ thích hợp. Những yếu tố này phơi ở trong một tỷ lệ, hoàn cảnh thích hợp trước khi bắt lửa và gây cháy, nhiên liệu bắt đầu cháy ở một nhiệt độ xác định là điểm chớp cháy. Nổ: hỗn hợp nhiên liệu với ôxy chỉ nổ khi ở trong giới hạn nhất định về nồng độ. Giới hạn mà ở đó một chất sẽ nổ tính theo nồng độ so với ôxy (hoặc không khí) được gọi là giới hạn nổ trên và dưới và thường có trong các tài liệu an toàn hóa chất. Giáo trình An toàn điện 7
- Chương 1: Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động Một vài loại khí được đánh giá là nguy hiểm nổ tức là có khả năng nổ hay kích thích nổ mà không cần có sự tham gia của ôxy. Giới hạn nổ sẽ thay đổi tùy theo: nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ lệ các chất không cháy, áp lực...và nhiều yếu tố khác. Hóa chất có khoảng cách giữa giới hạn nổ dưới và trên càng lớn thì càng nguy hiểm. Ăn mòn hóa học Là các chất có tác dụng phá hủy dần các kết cấu xây dựng và các dạng vật chất khác như máy móc, thiết bị, đường ống v.v... có thể gây bỏng, ăn da người và súc vật. Sự ăn mòn gây thiệt hại rất nghiêm trọng về kinh tế. 1.2.2. Các con đường xâm nhập của hóa chất. Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường: + Đường hô hấp: khi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi. Đối với người lao động trong công nghiệp, hít thở là đường vào thông thường và nguy hiểm nhất. Với diện tích bề mặt phổi 90m2 ở một người lớn khỏe mạnh; trong đó có 70 m2 là diện tích tiếp xúc của phế nang; ngoài ra còn có một mạng lưới mao mạch với diện tích 140 m2, dòng máu qua phổi nhanh và nhiều tạo điều kiện dễ dàng cho sự hấp thu qua phế nang vào mao mạch của các chất có trong không khí và bình thường một người lao động hít khoảng 8,5m3 không khí trong một ca làm việc 8 giờ. Vì vậy, hệ thống hô hấp thực sự là đường vào thuận tiện cho hóa chất. Một hóa chất khi lọt vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế quản đây là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của hóa chất. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong máu. Mức độ thâm nhập của các hạt bụi vào cơ thể phụ thuộc vào kích thước hạt và tính tan của chúng. + Hấp thụ qua da: khi hóa chất dính vào da. Hóa chất dính trên da có thể có các phản ứng sau: - Phản ứng với bề mặt của da gây viêm da xuất phát; Giáo trình An toàn điện 8
- Chương 1: Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động - Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng da. - Xâm nhập qua da vào máu. Những hóa chất có dung môi thấm qua da hoặc chất dễ tan trong mỡ như các dung môi hữu cơ và phênol dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua da. Những hóa chất này có thể thấm vào quần áo làm việc mà người lao động không biết. Điều kiện làm việc nóng làm các lỗ chân lông ở da mở rộng hơn cũng tạo điều kiện cho các hóa chất thâm nhập qua da nhanh hơn. Khi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên. + Đường tiêu hóa: do ăn, uống phơi thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn đã bị nhiễm hóa chất. + Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, mồm rồi vô tình nuốt hoặc ăn, uống, hút thuốc trong khi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, có một số hạt bụi từ đường thở lọt vào họng và sau đó theo nước bọt vào đường tiêu hóa. 1.2.3. Tác hại của sức khỏe của hóa chất độc. Ảnh hưởng của hóa chất độc, sự tích lũy trong cơ thể, tính chất của mỗi hóa chất, tính bền vững, nồng độ, tính chất, thời gian tiếp xúc, điều kiện làm việc và cách sử dụng hóa chất độc.... mà gây ra cho con người tác hại cấp tính và tác hại mãn tính. Tác hại cấp tính thường xảy ra trong một thời gian ngắn tiếp xúc với hóa chất. Tác hại cấp tính có thể gây tử vong, có thể phục hồi được và cũng có trường hợp tổn thương vĩnh viễn. Ví dụ: chì, thủy ngân... Tác hại mãn tính thường xảy ra khi tiếp xúc với hóa chất lập đi lập lại nhiều lần. Tác hại này thường phát hiện được sau thời gian dài khi thành bệnh. Ví dụ: Xi măng, bông sợi thủy tinh... Giáo trình An toàn điện 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình An toàn điện: Phần 1 - PGS. Quyền Huy Ánh
89 p | 627 | 134
-
Giáo trình An toàn điện hạt nhân
66 p | 348 | 123
-
Giáo trình An toàn điện: Phần 2 - PGS. Quyền Huy Ánh
115 p | 337 | 97
-
Giáo trình An toàn điện: Phần 2 - Nguyễn Thành Nam
43 p | 202 | 39
-
Giáo trình An toàn điện - PGS. TS. Quyền Huy Ánh
205 p | 34 | 11
-
Giáo trình An toàn điện (Nghề: Điện công nghiệp) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
99 p | 47 | 9
-
Giáo trình An toàn điện: Phần 1 - PGS.TS. Quyền Huy Ánh
128 p | 18 | 7
-
Giáo trình An toàn điện (Nghề: Điện tử công nghiệp - CĐ/TC): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
32 p | 29 | 7
-
Giáo trình An toàn điện (Nghề: Điện tử công nghiệp - CĐ/TC): Phần 1 - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
36 p | 25 | 7
-
Giáo trình An toàn điện: Phần 2 - CĐ Giao thông Vận tải
73 p | 59 | 6
-
Giáo trình An toàn điện: Phần 2 - PGS.TS. Quyền Huy Ánh
148 p | 18 | 6
-
Giáo trình An toàn điện (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
70 p | 70 | 5
-
Giáo trình An toàn điện (Nghề: Vận hành nhà máy nhiệt điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
68 p | 32 | 5
-
Giáo trình An toàn điện (Nghề: Thí nghiệm điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
67 p | 20 | 4
-
Giáo trình An toàn điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
68 p | 13 | 4
-
Giáo trình An toàn điện (Nghề: Thí nghiệm điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Dầu khí (năm 2020)
67 p | 20 | 4
-
Giáo trình An toàn điện và các biện pháp bảo vệ (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
40 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn