intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe; giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận phận hệ thống treo và khung, vỏ xe; phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bình Phước

  1. UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÌNH PHƯỚC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN : BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG DI CHUYỂN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHÀNH : CÔNG NGHỆ Ô TÔ (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐBP ngày tháng năm 2023 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Bình Phước) Lưu hành nội bộ Bình Phước, tháng năm 2023
  2. 1 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và cung cấp giáo trình, tài liệu học tập của nghề công nghệ ô tô nhóm biên soạn đã thực hiện biên soạn cuốn giáo trình công nghệ ô tô dùng cho trình độ trung cấp nghề. Giáo trình môđun bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống dy chuyển được biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hướng thị trường lao động; Tính hệ thống và khoa học; Tính ổn định và linh hoạt; Hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề khu vực và thế giới; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất. Trong quá trình biên soạn giáo trình nội dung bám sát chương trình khung của tổng cục dạy nghề , đồng thời cũng tham khảo nhiều tài liệu của nhiều tác giả. Cuốn giáo trình này được viết với mục tiêu làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tham khảo cho học sinh. Nhằm nâng cao tính tích cự trong giảng dạy và tư duy trong học tập của giáo viên và học sinh. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Bình phước, ngày……tháng……năm 2023 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : Nguyễn Văn Cảnh
  3. 2 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................................. 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG DI CHUYỂN ................................................................................................................... 3 BÀI 1: HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ ................................................................. 5 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống treo.................................................. 5 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống: .......... 6 3. Phân loại hệ thống treo..................................................................................... 14 4. Tháo, lắp, nhận dạng các bộ phận và chi tiết trong hệ thống treo. ........................ 23 BÀI 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO ............................................................ 26 1. Các sai hỏng thường gặp trong hệ thống treo .................................................. 26 2. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống treo .................................................. 27 3. Quy trình bảo dưỡng .......................................................................................... 33 4. Thực hành bảo dưỡng ...................................................................................... 35 BÀI 3: SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO.................................................................. 40 1. Phương pháp sửa chữa hệ thống treo .................................................................. 40 2. Quy trình sửa chữa hệ thống treo ........................................................................ 40 3. Thực hành sửa chữa hệ thống treo ...................................................................... 44 BÀI 4: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA KHUNG XE, THÂN VỎ XE .................... 47 1. Đặc điểm sai hỏng của khung xe, thân vỏ xe................................................... 47 2. Quy trình bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe...................................................... 51 3. Thực hành bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe .................................................... 52 4. Quy trình sửa chữa khung xe, thân vỏ xe ........................................................ 53 Tài liệu cần tham khảo: ............................................................................................. 56
  4. 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG DI CHUYỂN Mã môn học: MĐ24.TOT I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC/MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH8.TOT, MH9.TOT MH10.TOT, MH11.TOT, MH 12, MĐ13.TOT, MĐ14.TOT. - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Hệ thống di chuyển (hệ thống treo và khung vỏ xe) ô tô là cụm chi tiết của gầm xe, dùng để nối đàn hồi và truyền lực giữa khung vỏ xe với cầu xe và lắp (treo) các bộ phận, hệ thống của ô tô, đảm bảo mối liên hệ hình học chính xác giữa khung vỏ xe và các bánh xe. Hệ thống di chuyển bao gồm: hệ thống treo, khung xe và vỏ xe. Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống di chuyển là một công việc có tính thường xuyên và quan trọng đối với nghề sửa chữa ô tô, nhằm nâng cao tuổi thọ ô tô và đáp ứng cảm giác êm, an toàn của người lái xe và hành khách đi trên xe. Do đó công việc sửa chữa hệ thống di chuyển không chỉ cần những kiến thức cơ học ứng dụng và kỹ năng sửa chữa cơ khí, mà nó còn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao và sự yêu nghề của người thợ sửa chữa ô tô. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Về kiến thức: + Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe + Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận phận hệ thống treo và khung, vỏ xe + Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe + Phát hiện và trình bày phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe - Về kỹ năng: + Tháo lắp, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa được các chi tiết của các bộ phận của hệ thống treo và khung, vỏ xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa
  5. 4 + Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC Thời gian Tổng Lý Thực Số số thuyết hành, thí Tên các bài trong mô đun TT nghiệm, Kiểm thảo tra luận, bài tập 1 Hệ thống treo trên ô tô 12 4 8 0 2 Bảo dưỡng hệ thống treo 8 1 6 1 3 Sửa chữa hệ thống treo 12 1 11 0 4 Bảo dưỡng và sửa chữa khung xe, thân vỏ xe 13 2 10 1 Cộng: 45 8 35 2
  6. 5 BÀI 1: HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ Mà BÀI: MĐ24.TOT - 01 Mục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống treo - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống treo - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được các chi tiết, cụm trong hệ thống đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. N i dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống treo. a. Nhiệm vụ: Hình 1.1. Tổng quan về hệ thống treo. Hệ thống treo liªn kÕt th©n xe víi c¸c b¸nh xe vµ thùc hiÖn c¸c chøc n¨ng sau ®©y: - Trong lóc xe ch¹y, hÖ thèng nµy cïng víi c¸c lèp xe tiÕp nhËn vµ lµm t¾t c¸c dao ®éng, rung ®éng vµ chÊn ®éng do mÆt ®êng kh«ng b»ng ph¼ng g©y ra, ®Ó b¶o vÖ hµnh kh¸ch vµ hµng ho¸, lµm cho xe ch¹y æn ®Þnh h¬n.
  7. 6 - TruyÒn lùc dÉn ®éng vµ lùc phanh do ma s¸t gi÷a lèp xe vµ mÆt ®ường t¹o ra ®Õn khung xe vµ th©n xe. - §ì th©n xe trªn c¸c cÇu xe vµ duy tr× quan hÖ h×nh häc gi÷a th©n xe vµ b¸nh xe. b. Yêu cầu - Phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe có thể chạy trên mọi địa hình khác nhau - Bánh xe có khả năng chuyển dịch trong một giới hạn không hạn chế. - Quan hệ động học của bánh xe phải phù hợp thoả mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động lực học và động học của chuyển động bánh xe. - Không gây nên tải trọng lớn tại các mối liên kết với khung và vỏ có độ bền cao, có độ tin cậy lớn, trong điều kiện sử dụng phù hợp với tính năng kỹ thuật, không gặp hư hỏng bất thường. c. Phaân loaïi hệ thống treo  Theo kết cấu của hệ thống treo người ta chia ra: - Hệ thống treo độc lập - Hệ thống treo phụ thuộc  Theo phần tử đàn hồi của hệ thống treo, người ta chia ra: - Loại nhíp lá - Loại lò xo - Loại thanh đàn hồi - Loại cao su… 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống: 2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ phận đàn hồi Kết cấu: Phần tử đàn hồi của hệ thống treo có thể là kim loại: nhíp lá, lò xo, thanh xoắn hoặc phi kim loại : cao su, khí nén, thuỷ lực ngoài ra có thể dùng kết hợp các loại phần tử đàn hồi trên. a. Nhíp lá: Nhíp lá được dùng phổ biến nhất trên các xe tải có tải trọng từ nhỏ đến lớn, xe buýt, đoàn xe, xe chuyên dựng, ... vì nhíp vừa là bộ phận đàn hồi vừa làm bộ phận dẫn hướng và một phần làm nhiệm vụ giảm chấn. Tuy nhiên nó ít được sử dụng trên xe con. Nhíp được làm bằng thép lò xo uốn cong, đợc gọi là “lá”, xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ ngắn nhất đến dài nhất. Tập lá lò xo này đợc ép với nhau bằng một bulông hoặc tán rivê ở giữa, và để cho các lá không bị xụ lệch, chúng được kẹp giữ ở một số vị trí. Hai đầu lá dài nhất (lá chính) được uốn cong thành vòng để lắp ghép với khung xe hoặc các kết cáu khác. Ở trờn cỏc dũng xe tải do cú sự chờnh lệch rất lớn tải trọng khi xe khụng tải và cú tải, người ta kết cấu thêm một nhíp phụ. ở trạng thái không tải thỡ chỉ cú nhớp chớnh làm việc, cũn khi tải tăng thỡ cả nhớp phụ và nhớp chớnh sẽ làm việc tăng độ cứng vững cho hệ thống treo.
  8. 7 Hình 1.2. Cấu tạo nhíp lá 1: Nhíp chính và nhíp phụ; 2: ống bạc chốt nhíp;3,4,5: Quang nhíp( đai nhíp); 6: Bạc tỳ đai nhíp;7: Đệm tỳ bắt nhíp; 8: Chốt nhíp; 9: Đệm;10: Bu lông quang nhíp; 11: Bulông; 12: Đai ốc b. Lò xo Hình vẽ cấu tạo của lò xo Hình 1.3. Lò xo - Hệ thống treo với phần tử đàn hồi là lò xo được sử dụng rộng rãi trên ô tô con và ô tô tải nhẹ, với các đặc điểm sau: + Chế tạo từ thanh thép đàn hồi có tiết diện tròn hay vuông, hình dáng bao ngoài có nhiều loại khác nhau nhằm cải thiện đặc tính đàn hồi của lò xo. + Phần tử đàn hồi lò xo thường bố trí trên hệ thống treo độc lập, một số ít bố trí trên cầu sau phụ thuộc. + Ưu điểm: Kết cấu đơn giản, có tuổi thọ cao hơn do không có ma sát khi làm việc, không phải bảo dưỡng và chăm sóc. Tạo không gian để bố trí các bộ phận khác của hệ thống treo hoặc hệ thống lái . .
  9. 8 + Nhược điểm: không có khả năng dẫn hướng và giảm chấn. Do vậy bố trí phức tạp hơn so với loại dùng nhíp lá, đó là phải có bộ phận dẫn hớng riêng biệt. + Bố trí: Thờng bố trí trên cầu trớc độc lập hoặc cầu sau phụ thuộc c) Thanh xoắn : Thanh xoắn là một thanh thép đàn hồi, dùng tính đàn hồi xoắn để chống lại sự xoắn. 1. Tay đòn thanh xoắn, 2. Thanh xoắn, 3. Tay đòn hãm, 4. Đệm, 5. Đai ốc điều chỉnh, 6. Giá dẫn hướng Hình 1.4. Cấu tạo thanh xoắn Đặc điểm của phần tử đàn hồi thanh xoắn: + Phần tử đang hồi thanh xoắn thường bố trí trên cầu trớc độc lập của các lọa xe con, xe du lịch. Thanh xoắn một đầu liên kết với đòn ngang của bộ phận dẫn h- ướng, một dầu liên kết với khung xe. Tại vị trí liên kết với khung xe có cơ cấu điều chỉnh cho phép thay đổi chiều cao các đòn dẫn hớng của hệ thống treo - Kết Cấu: + Kết cấu đơn giản, không phải chăm sóc bảo dưỡng và có độ bền cao + Đặc tính đàn hồi: Tuyến tính với góc xoắn. d) Bộ phận đàn hồi phụ bằng cao su: Chức năng tăng cứng và hạn chế hành trình của hệ thống treo. Hình 1.5. Bộ phận đàn hồi phụ bằng cao su
  10. 9 Trong hệ thống treo phần tử đàn hồi cao su thường được sử dụng tại các vị trí liên kết, hạn chế hành trình nhằm làm giảm tải trọng động khi hệ thống treo làm việc. - Ưu điểm: + Có độ bền cao, không phải bảo dưỡng, sửa chữa; + Khả năng hấp thụ năng lượng tốt + Trọng lượng nhỏ và có đặc tính đàn hồi phi tuyến. + Có độ bền cao, không phải bảo dưỡng, sửa chữa; + Khả năng hấp thụ năng lượng tốt + Trọng lượng nhỏ và có đặc tính đàn hồi phi tuyến. - Nhươc điểm: + Có sự biến chất ảnh hởng đến đặc tính đàn hồi khi nhiệt độ thay đổi + Sự biến dạng lớn 2.2. Cấu tạo và nguyờn lý hoạt động của bộ phận giảm chấn • Chức năng: - Dập tắt dao động phát sinh trong quá trình xe chuyển động từ mặt đường lên khung xe trong các địa hình khác nhau một cách nhanh chóng. - Đảm bảo dao động của phần không treo nhỏ nhất, sự tiếp xúc của bánh xe trên nền đường, nâng cao khả năng bám đường và an toàn trong chuyển động.  Phõn loại - Phõn loại theo cấu tạo: + Kiểu ống đơn + Kiểu ống kộp - Phõn loại theo mụi chất làm việc: + Kiểu thuỷ lực + Kiểu nạp khớ a. Giảm chấn ống đơn Cấu tạo Loại này thường được nạp khí Nitơ có áp suất cao (20 - 30 Kg/cm2 ) Hình 1.6. Cấu tạo giảm chấn ống đơn
  11. 10 • Nguyên lý hoạt động * Quá trình nén Hình 1.7. Quá trình nén Trong hành trình nén, cần pittông chuyển động xuống làm cho áp suất trong buồng dưới cao hơn áp suất trong buồng trên. Vì vậy chất lỏng trong buồng dưới bị ép lên buồng trên qua van pittông. Lúc này lực giảm chấn được sinh ra do sức cản dòng chảy của van. Khí cao áp tạo ra một sức ép rất lớn lên chất lỏng trong buồng dưới và buộc nó phải chảy nhanh và êm lên buồng trên trong hành trình nén. Điều này đảm bảo duy trì ổn định lực giảm chấn. * Quá trình giãn (bật lại) Hình 1.8. Quá trình giãn (bật lại) Cần pittông chuyển động lên làm cho áp suất trong buồng trên cao hơn áp suất trong buồng dưới. Vì vậy chất lỏng trong buồng trên bị ép xuống buồng dưới qua van pittông, và sức cản dòng chảy của van có tác dụng như lực giảm chấn. Vì cần pittông chuyển động lên, một phần cần dịch chuyển ra khỏi xy-lanh nên thể tích chiếm chỗ trong chất lỏng của nó giảm xuống. Để bù cho khoảng hụt này, pittông tự do được đẩy lên (nhờ có khí cao áp ở dưới nó) một khoảng tương đương với phần hụt thể tích. b. Giảm chấn ống kép • Cấu tạo
  12. 11 Hình 1.9. Giảm chấn ống kép Bên trong vỏ (ống ngoài) có một xy-lanh (ống nén), và trong xy-lanh có một pittông chuyển động lên xuống. Đầu dưới của cần pittông có một van để tạo ra lực cản khi bộ giảm chấn giãn ra. Đáy xy-lanh có van đáy để tạo ra lực cản khi bộ giảm chấn bị nén lại. Bên trong xy-lanh được nạp chất lỏng hấp thu chấn động, nhưng buồng chứa chỉ được nạp đầy đến 2/3 thể tích, phần còn lại thì nạp không khí với áp suất khí quyển hoặc nạp khí áp suất thấp. Buồng chứa là nơi chứa chất lỏng đi vào và đi ra khỏi xy lanh. Trong kiểu buồng khí áp suất thấp, khí được nạp với áp suất thấp (3 – 6 kgf/cm2). Làm như thế để chống phát sinh tiếng ồn do hiện tượng tạo bọt và xâm thực, thường xảy ra trong các bộ giảm chấn chỉ sử dụng chất lỏng. Giảm thiểu hiện tượng xâm thực và tạo bọt còn giúp tạo ra lực cản ổn định, nhờ thế mà tăng độ êm và vận hành ổn định của xe. • Hoạt động * Hành trình nén ép Hình 1.10. Hành trình nén ép - Tốc độ chuyển động của cần pittông cao:
  13. 12 Khi pittông chuyển động xuống, áp suất trong buồng B (dưới pittông) sẽ tăng cao. Dầu sẽ đẩy mở van một chiều (của van pittông) và chảy vào buồng A mà không bị sức cản nào đáng kể (không phát sinh lực giảm chấn). Đồng thời, một lượng dầu tương đương với thể tích choán chỗ của cần pittông (khi nó đi vào trong xy lanh) sẽ bị ép qua van lá của van đáy và chảy vào buồng chứa. Đây là lúc mà lực giảm chấn được sức cản dòng chảy tạo ra. - Tốc độ chuyển động của cần pittông thấp: Nếu tốc độ của cần pittông rất thấp thì van một chiều của van pittông và van lá của van đáy sẽ không mở vì áp suất trong buồng B nhỏ. Tuy nhiên, vì có các lỗ nhỏ trong van pittông và van đáy nên dầu vẫn chảy vào buồng A và buồng chứa, vì vậy chỉ tạo ra một lực cản nhỏ. * Hành trình trả (giãn) Hình 1.11. Hành trình trả - Tốc độ chuyển động của cần pittông cao: Khi pittông chuyển động lên, áp suất trong buồng A (trên pittông) sẽ tăng cao. Dầu sẽ đẩy mở van lá (của van pittông) và chảy vào buồng B. Vào lúc này, sức cản dòng chảy đóng vai trò lực giảm chấn. Vì cần pittông chuyển động lên, một phần cần thoát ra khỏi xy-lanh nên thể tích choán chỗ của nó giảm xuống. Để bù vào khoảng hụt này dầu từ buồng chứa sẽ chảy qua van một chiều và vào buồng B mà không bị sức cản đáng kể.
  14. 13 Hình 1.12. Tốc độ chuyển động của cần pittông Tốc độ chuyển động của cần pittông thấp: Khi cần pittông chuyển động với tốc độ thấp, cả van lá và van một chiều đều vẫn đóng vì áp suất trong buồng A ở trên pittông thấp. Vì vậy, dầu trong buồng A chảy qua các lỗ nhỏ trong van pittông vào buồng B. Dầu trong buồng chứa cũng chảy qua lỗ nhỏ trong van đáy vào buồng B, vì vậy chỉ tạo ra một lực cản nhỏ. 2.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ phận dẫn hướng Bộ phận dẫn hướng của hệ thống treo rất đa dạng, nó bao gồm: Thanh đòn liên kết, Các khớp trụ, khớp cầu. a. Thanh đòn liên kết Hình dạng của thanh đòn liên kết tuỳ thuộc vào việc truyền lực và không gian bố trí. Độ ngang quyết định độ cứng liên kết giữa hai bên, bởi vậy tiết diện cần hợp lý, vị trí bố trí đòn ngang cần được xem xét chu đáo trên cơ sở đảm bảo liên kết “ mềm” giữa hai bên bánh xe theo quan hệ động học tối ưu. Hình 1.13. Các dạng thanh liên kết Thanh ổn định
  15. 14 Có tác dụng khi xuất hiện sự chênh lệch phản lực thẳng đứng đặt lên bánh xe nhằm san bớt tải trọng từ bên cầu chịu tải nhiều sang bên cầu chịu tải ít hơn. Cấu tạo chung của nó có dạng chữ U. Các đầu chữ U nối với bánh xe còn thân nối với vỏ nhờ các ổ đỡ cao su. Hình 1.14. Các kiểu thanh ổn định 3. Phân loại hệ thống treo Theo đặc điểm dao động của bánh xe: có 2 loại + Hệ thống treo phụ thuộc: Cả hai bánh xe được đỡ bằng một hộp cầu xe hoặc dầm cầu xe. Vì thế cả hai bánh cùng chuyển động với nhau. Hình 1.15. Hệ thống treo phụ thuộc
  16. 15 + Hệ thống treo độc lập Hình 1.16. Hệ thống treo độc lập Mỗi bánh xe được lắp trên một tay đỡ riêng, gắn vào thân xe. Vì vậy bánh xe bên trái và bên phải chuyển động độc lập với nhau Các bộ phận của hệ thống - Bộ phận dẫn hướng : Bao gồm các tay đòn, nhíp lá… + Dùng để liên kết khối lượng được treo và khối lượng không được treo. + Truyền lực và mô men từ khối lượng không được treo đến khối lượng được treo và ngược lại. (lực kéo hoặc lực phanh, lực ngang cũng như các mô men phản lực và mô men phanh). - Bộ phận đàn hồi: Nhíp lá, lò xo trụ, thanh xoắn, cao su, khí nén, thủy lực… Là bộ phận nối mềm giữa bánh xe và khung xe. Bộ phận đàn hồi chủ yếu dùng để truyền lực thẳng đứng và để giảm tải trọng khi ô tô chuyển động trên đường không bằng phẳng, hấp thụ dao động đảm bảo độ êm dịu cần thiết. - Bộ phận giảm chấn: Hấp thụ và dập tắt các dao động của ô tô. - Ngoài ra còn có các bộ phận: Thanh ổn định: chống mô men lật xe. Thanh xoắn. Vấu cao su hạn chế hành trình. . . Khối lượng được treo và khối lượng không được treo Khối lượng được treo càng lớn xe càng êm và khối lượng không được treo càng lớn thì càng xóc.
  17. 16 Hình 1.17. Khối lượng được treo và khối lượng không được treo - Dao động của khối lượng được treo Hình 1.18. Dao động của khối lượng được treo - Dao động của khối lượng không được treo
  18. 17 Hình 1.19. Chuyển động lên xuống của bánh xe Là chuyển động lên xuống của bánh xe, thường xuất hiện khi xe chạy với tốc độ trung bình và cao trên đường gợn sóng. Hình 1.20. Sự xoay dọc Là dao động lên xuống theo chiều ngược nhau của bánh xe bên phải và bên trái, làm cho bánh xe nhảy lên, bỏ bám mặt đường. Hiện tượng này thường dễ xảy ra đối với xe có hệ thống treo phụ thuộc. Hình 1.21. Sự uốn Xảy ra khi mômen tăng tốc hoặc mômen phanh tác động lên nhíp, có xu hướng làm quay nhíp quanh trục bánh xe 3.1 .Hệ thống treo phụ thuộc 3.1.1. Đặc điểm của hệ thống treo phụ thuộc
  19. 18 - Cấu tạo đơn giản, ít chi tiết, vì thế dễ bảo dưỡng. - Có độ cứng vững để chịu được tải nặng. - Khi xe vào đường vòng, thân xe ít bị nghiêng. - Định vị của các bánh xe ít thay đổi do chuyển động lên xuống của chúng, nhờ thế lốp xe ít bị mòn. - Do phần khối lượng không được treo lớn nên độ êm của xe kém. - Vì chuyển động của bánh xe phải và trái có ảnh hưởng lẫn nhau nên dễ xuất hiện dao động và rung động. 3.1.2.Các loại hệ thống treo phụ thuộc - Hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi là nhíp lá * Cấu tạo nhíp lá: Hình 1.22. Hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi là nhíp lá
  20. 19 Hình 1.23. Hệ thống treo phụ thuộc dùng nhíp lá, cầu sau bị động. 1. Dầm cầu; 2. Nhíp lá; 3. Quang treo; 4. Cơ cấu phanh; 5 giảm chấn; 6. Khớp trụ. Hình 1.24. Hệ thống treo phụ thuộc dùng nhíp lá cầu sau chủ động. 1. Giảm chấn; 2. Quang treo; 3. Đòn truyền lực bên(Panhađa); 4. Vấu hạn chế; 5. Dầm cầu Giảm chấn; 6. Khớp trụ; 7. Nhíp lá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2