intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng/Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Hệ thống lái ô tô; Bảo dưỡng hệ thống lái; Sửa chữa hệ thống lái; Bảo dưỡng và sửa chữa trợ lực lái điện;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. UBND TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN *** GIÁO TRÌNH MĐ: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ, TRUNG CẤP NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Ninh Thuận, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích đào tạo, tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Tập Giáo trình “Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái” được xây dựng và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Công nghệ ôtô của bộ Lao động thương binh xã hội ban hành theo Thông tư số / 20 / TT - BLĐTBXH ngày tháng năm 20 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Để phục vụ nhu cầu dạy học theo Chương trình chi tiết nghề Công nghệ ôtô của trường cao đẳng nghề Ninh Thuận. Nội dung tập Giáo trình “Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái” viết theo cấu trúc dạy học tích hợp để người học lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng, thông qua các hoạt động chủ yếu: - Học lý thuyết tại phòng học chuyên môn hoá nghề công nghệ ôtô, nghe thuyết trình có thảo luận về nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên tắc làm việc các bộ phận của hệ thống lái; - Thực tập tại xưởng trường về tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các bộ phận hệ thống lái, để người học hình thành và rèn luyện kỹ năng. - Tự nghiên cứu các tài liệu tham khảo và làm bài tập về nhà. Quá trình xây dựng và biên soạn tác giả có tham khảo một số tài liệu sau: 1. Nguyễn Ngọc Am dịch - Cấu tạo ôtô - Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật Hà nội, Nhà xuất bản Mir - Maxcơva – 1980; 2. Trần Duy Đức dịch - Ôtô - Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật Hà nội, Nhà xuất bản Mir - Maxcơva – 1987;
  4. 3. Diệp Minh Hạnh, Hoàng Thị Lợi, Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái - Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (2008), Tổng cục dạy nghề ban hành; 4. Nguyễn Văn Hồi, Nguyễn Doanh Phương, Phan Văn Khái - Cấu tạo và sửa chữa gầm ôtô - NXB Lao động, Xó hội - 2005; 5. Hoàng Đình Long, Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ôtô, NXB GD-2005; 6. Nguyễn Oanh, Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ôtô và động cơ nổ hiện đại, NXB Tổng hợp TP HCM – 2004; 7. Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính, Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ôtô, máy nổ, NXB GD-2004; Trong quá trình thực hiện biên soạn giáo trình mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng vẫn không thể tránh được sai sót. Rất mong được sự tham gia góp ý của độc giả cũng như các bạn đồng nghiệp trong quá trình sử dụng, để tác giả chỉnh sửa cho cuốn sách hoàn thiện và hữu ích hơn phục vụ cho công tác dạy nghề./.
  5. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20. - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC: Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống lái ô tô Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các bộ phận của hệ thống lái Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống lái ô tô Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống lái ô tô Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận hệ thống lái đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa
  6. Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Hệ thống lái ô tô 15 4 11 2 Bảo dưỡng hệ thống lái 20 4 16 3 Sửa chữa hệ thống lái 20 3 15 2 4 Bảo dưỡng và sửa chữa trợ lực lái điện 20 4 14 2 Tổng số các tiết dạy 75 15 56 4
  7. BÀI 1: HỆ THỐNG LÁI Mục tiêu bài học: Học xong bài này người học có khả năng  Trình bày được yêu cầu, phân loại hệ thống lái  Phân tích được cấu tạo nguyên lý hoạt động hệ thống lái.  Tháo lắp nhận dạng các bộ phận hệ thống lái theo đúng yêu cầu kỹ thuật. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Mục đích, công dụng, phân loại 1.1 Công dụng Hệ thống lái là hệ thống điều khiển hướng chuyển động của xe. Bởi vậy chức năng của hệ thống lái giữ nguyên hay thay đổi hướng chuyển động của xe theo ý muốn của người điều khiển. Cơ cấu lái có nhiệm vụ biến đổi chuyển động quay tròn của vô lăng thành chuyển động góc của tay chuyên hướng trong mặt phẳng thẳng đứng và đảm bảo tỷ số truyền theo yêu cầu cần thiết. 1.2 Yêu cầu Hệ thống lái phải đảm bảo các yêu cầu sau - Kết cấu đơn giản, điều khiển dễ dàng, nhanh nhạy, chính xác và an toàn. - Đảm bảo tính động học quay vòng cho các bánh xe khi chuyển động. 1.3 Phân loại.
  8. Theo số lượng cầu dẫn hưỡng - Một cầu dẫn hướng. - Nhiều cầu dẫn hướng. - Tất cả các cầu dẫn hướng Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ trợ lực - Trợ lực thuỷ lực. - Loại trợ lực khí (gồm cả cừơng hóa chân không). - Loại trợ lực điện. Theo kết cấu của cơ cấu lái - Cơ cấu lái kiểu trục vít - con lăn. - Cơ cấu lái kiểu trục vít - êcu - cung răng. - Cơ cấu lái kiểu trục vít - chốt - đòn quay. - Cơ cấu lái kiểu bánh răng - thanh răng. - Liên hợp (Trụcvít_ ê cu - đòn quay hay trục vít _êcu thanh răng-cung răng). Theo cách bố trí vành tay lái - Hệ thống lái với vành lái bố trí bên trái (khi chiều thuận đi đường là chiều phải). -Hệ thống lái với vành lái bố trí bên phải (khi chiều thuận đi đường là chiều trái). 2. Cấu tạo,nguyên lý hoạt độnghệ thống lái
  9. 2.1. Hệ thống lái không có trợ lực: Trên một số ô tô tải có trọng tải nhỏ, ô tô du lịch có công suất trung bình và nhỏ không bố trí trợ lực lái, cấu tạo hệ thống lái gồm: cơ cấu lái, dẫn động lái Hình 1-1: Cấu tạo chung hệ thống lái không có trợ lực 1-Vành tay lái; 2- trục lái; 3-cơ cấu lái; 4-đòn quay đứng; 5-thanh kéo dọc; 6-đòn quay ngang; 7- cam quay; 8- hình thang lái; 9-Trụ đứng; 10-dầm cầu Hệ thống lái không sử dụng trợ lực về mặt cấu tạo thì đơn giản hơn hệ thống lái có bố trí trợ lực, thường sử dụng cơ cấu lái loại trục vít- con lăn. - Vành tay lái có nhiệm vụ tạo ra mômen quay cần thiết khi người lái tác dụng vào. Trục lái truyền mômen quay xuống cơ cấu lái. - Khi muốn thay đổi hướng chuyển động của xe, người lái tác dụng một lực để quay vành tay lái. Giả sử muốn xe quay vòng sang phải, người lái quay vành tay lái theo chiều kim đồng hồ. Mômen quay được trục lái truyền tới cơ cấu lái làm trục vít quay,
  10. bánh vít quay theo và đòn quay đứng xoay một góc về phía sau trong mặt phẳng thẳng đứng. Thanh kéo dọc tác động vào đòn quay ngang làm cam quay bánh xe xoay một góc về phía phải. Qua cơ cấu hình thang lái, bánh xe bên phải cũng xoay về phía phải một góc nhất định, hướng chuyển động của xe quay vòng sang phải. Muốn xe chuyển động thẳng, người lái cần phải quay vành tay lái theo chiều ngược lại. - Trường hợp muốn xe quay vòng sang trái, người lái tác dụng một lực quay vành tay lái theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Các quá trình xảy ra tương tự như trường hợp quay vòng sang phải, nhưng với chiều ngược lại. 2.2 Hệ thống lái có trợ lực: Đối với ôtô tải có trọng tải lớn, xe khách loại vừa và lớn thì lực tác dụng lên vành tay lái rất lớn, để làm giảm nhẹ lực tác dụng lên vành tay lái khi điều khiển hệ thống lái bố trí thêm trợ lực lái, hiện nay để tăng tính an toàn cho ôtô chuyển động ở tốc độ cao thì cả trên các loại ô tô con cũng được bố trí trợ lực.
  11. Hình 1-2 Hệ thống lái có trợ lực Hệ thống lái có trợ lực: Xi lanh lực bố trí trên hình thang lái; van phân phối bố trí tại cơ cấu lái dùng trên các ô tô con. Bộ trợ lực có nhiều vị trí đặt tuỳ vào cấu tạo hệ thống lái, thông thường được đặt tại cơ cấu lái, hoặc trên hình thang lái. 2.3. Cấu tạo chung a. Vành tay lái : (volant) Vành tay lái (Volant) là bộ phận đặt trên buồng lái có nhiệm vụ tiếp nhận mô men quay của người lái và truyền cho trục lái. Vành tay lái có cấu tạo tương đối giống nhau trên các loại xe ô tô, nó bao gồm một vành hình tròn lõi bằng thép bên ngoài được bọc bằng vật liệu nhựa hoặc da, được lắp ghép với trục lái bằng then hoa, ren và đai ốc.
  12. Bên trong vành lái thông thường có bố trí ba nan hoa. Ngoài chức năng chính như trên vành tay lái còn là nơi bố trí một số bộ phận bắt buộc phải có khác của ô tô như công tắc còi, công tắc signal, túi khí bảo vệ người lái khi xẩy ra sự cố như tai nạn…v…v… Mặc dù trên hầu hết các hệ thống lái ngày nay đều được trang bị bộ trợ lực lái nhưng vành lái cũng cần phải đủ vững chắc để có thể truyền được mô men yêu cầu lớn nhất kể cả khi bộ trợ lực bị hư hỏng. Ngoài ra vành lái cũng cân phải đảm bảo tính thẩm mỹ Vành tay lái. Hình 1-3 Cấu tạo của vành tay lái.. 1 – Xương bằng thép, 2 – Vỏ bọc bằng cao su. b. Trụ lái :
  13. Trục lái bao gồm trục lái chính làm nhiệm vụ truyền mô men quay từ vành lái đến hộp số lái và ống đỡ trục lái để cố định trục lái vào thân xe. Đầu trên của trục lái chính được làm thon và sẻ răng cưa và vành lái được siết chặt vào trục lái bằng đai ốc. Đầu dưới của trục lái chính nối với cơ cấu lái bằng khớp nối mềm hoặc khớp các đăng để giảm thiểu việc truyền chấn động từ mặt đường lên vành tay lái. Ngoài chức năng truyền mô men quay từ vành lái xuống hộp số lái trục lái còn là nơi lắp đặt nhiều bộ phận khác của ô tô như: Cần điều khiển hệ thống đèn, cần điều khiển hệ thống gạt nước, cơ cấu nghiêng tay lái, cơ cấu hấp thụ va đập, cơ cấu khoá tay lái, cơ cấu trượt tay lái…. Các cơ cấu này giúp cho người điều khiển thoải mái khi di chuyển ra vào ghế lái và có thể điều chỉnh vị trí tay lái cho phù hợp với khổ người. Trục lái cần phải đảm bảo đủ cứng để truyền mô men điều khiển nhưng lại phải đảm bảo giảm rung động trong hệ thống lái, không gây rung, ồn trong buồng điều khiển cơ cấu điều khiển hệ thống lái cần có kết cấu gọn, bố trí hợp lí, đồng thời có khả năng đàn hồi tốt theo phương dọc xe để hạn chế tổn thương có thể xẩy ra khi gặp tai nạn. Hiện nay kết cấu trục lái rất đa dạng, đa số các xe sử dụng loại trục gẫy được cấu tạo từ các trục có các khớp các đăng nối trục.
  14. Hình 1-4 Cấu tạo một trục lái. 1-Vành lá; 2-Cụm công tắc gạt mưa; 3-Cụm khóa điện; 4-Vỏ trục lái 5- Khớp các đăng; 6-Trục các đăng;; 7- Khớp cao su; * Kết cấu một số kiểu trục lái. Trên trục trung gian có lắp khớp then để giảm thiểu những rung động dọc trục truyền lên vành lái. Trên các loại xe có hệ thống treo phụ thuộc cơ cấu lái được lắp cố định trên trên dầm cầu, khi xe chuyển động trên đường không bằng phẳng dầm cầu sẽ rung động làm cho khoảng cách từ cơ cấu lái tới vành lái bị thay đổi, khớp then sẽ khắc phục được những thay đổi này đảm bảo cho quá trình truyền mô men từ vành lái xuống cơ cấu lái một cách liên tục.
  15. Hình 1-5 Kết cấu trục lái. 1 - Khớp các đăng. 3 - Trục lái chính. 2 - Trục trung gian có khớp nối dài.4 - Vỏ trục lái.5 -Vỏ cao su chắn bụi. Ngoài ra trong trường hợp cần thiết như xẩy ra va chạm trên đường trục lái có thể co ngắn lại làm giảm thương tích mà vành lái gây ra cho người lái. Trên hình (2) giới thiệu kết cấu của một khớp then với biện dạng then hình thang. Then ngoài của nạng bị động ăn khớp với then trong của nạng chủ động, khi cơ cấu lái dịch chuyển nạng bị động sẽ dịch chuyển lên trên bảo đảm cho trục lái chính không bị ảnh hưởng.
  16. Hình 1-6: Kết cấu của khớp then trên trục trung gian. 1 - Nạng chủ động. 3 - Then ngoài. 2 - Then trong. 4 - Nạng bị động. Góc nghiêng giữa các trục dẫn động lái nằm trong khoảng (100# 200). Trong truyền động lái sử dụng loại các đăng kép bao gồm hai các đăng đơn như trên hình. Các đăng đơn có cấu tạo khá đơn giản bao gồm hai nạng liên kết với nhau bằng một trục chữ thập, sử dụng bạc lót hay ổ bi kim bôi trơn bằng mỡ, nhờ trục các đăng có thể thiết kế trục lái có hình dàng phù hợp với không gian và các bộ phận xung quanh. Ngoài khớp các đăng trục lái của một số loại xe ngày nay có sử dụng loại khớp mềm. Khớp nối mềm được làm bằng vật liệu cao xu nhờ đó đường tâm của trục lái và trục đầu vào cơ cấu lái có lệch nhau một góc nhất định. Cao xu trong khớp có chức
  17. năng hấp thụ một phần rung động và giữ cho vành lái ít bị rung. Hình 1-7: Cấu tạo trục chữ thập. Hình 1-8: khớp các đăng sử dụng trong truyền động lái. 1 - Trục chủ động. 3 - Bac lót. 2 - Trục chữ thập. 4 - Trục bị động. * Cơ cấu hấp thụ va đập. Trong trục lái có một cơ cấu hấp thụ va đập cơ cấu này sẽ hấp thụ lực tác động lên người lái khi xe bị tai nạn. Khi xe bị đâm cơ cấu này giúp người lái tránh được thương tích do trục lái chính gây ra bằng cách gẫy tại thời điểm bị đâm và giảm va đập thứ cấp tác động lên cơ thể người lái khi cơ thể người lái bị xô vào vành lái do quán tính.
  18. Trục lái hấp thụ va đập bao gồm các kiểu sau. + Kiểu giá đỡ uốn cong. + Kiểu bi. + Kiểu cao su. + Kiểu ăn khớp. + Kiểu ống xếp. Trong các kiểu hấp thụ va đập này kiểu giá đỡ uốn cong có kết cấu khá đơn giản và đảm bảo được tính an toàn cho người lái. Hình 1- 9: Cấu tạo và cách bố trí cơ cấu hấp thụ Cấu tạo và cách bố trí cơ cấu hấp thụ va đập kiểu giá đỡ uốn cong.
  19. Cơ cấu hấp thụ va đập này bao gồm một giá đỡ phía dưới, giá đỡ dễ vỡ, trục trung gian và tấm hấp thụ va đập. Trục lái được lắp với thanh tăng cứng bảng điều khiển thông qua giá đỡ phía dưới và giá đỡ dễ vỡ. Trục lái được nối với cơ cấu lái thông qua trục trung gian và khớp các đăng. Cơ cấu hấp thụ va đập này hoạt động như sau: Khi hộp cơ cấu lái chuyển dịch tức là khi xẩy ra va đập thì trục trung gian co lại do đó làm giảm khả năng trục lái và vành lái nhô lên trong buồng lái. Khi một lực va đập được chuyền vào vành lái trong sự cố đâm xe thì cơ cấu hấp thụ va đập và túi khí giúp hấp thụ va đập của người lái. Trong khi đó giá đỡ dễ vỡ và giá đỡ phía dưới tách ra làm cho toàn bộ trục lái đổ về phía trước. Lúc này tấm hấp thụ va đập bị biến dạng để hấp thụ tác động của va đập thứ cấp. Hình 1-10: Nguyên lý hoạt động của cơ cấu chống va đập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2