Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
lượt xem 3
download
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nhiên liệu động cơ; giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
- UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ NGÀNH/NGHỀ: Công nghệ ô tô TRÌNH ĐỘ: Cao Đẳng Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Cần Thơ, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Ô tô là phương tiện giao thông rất phổ biến ở nước ta, số lượng, chủng loại được sử dụng ngày càng tăng cao để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực để phục vụ bảo dưỡng và sửa chữa ôtô. Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ được biên soạn nhằm cung cấp cho cán bộ hướng dẫn, học viên học nghề công nghệ ô tô những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô. Nội dung giáo trình được biên soạn dựa trên chương trình khung do bộ Lao động và thương binh xã hội ban hành năm 2019 . Kiến thức trong giáo trình được sắp xếp từ đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống, cơ cấu đến việc phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra, quy trình thực hành tháo lắp và sửa chữa toàn bộ các hệ thống về nhiên liệu động cơ Trong quá trình biên soạn giáo trình này. Tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kỹ thuật của ôtô, để phong phú hóa nội dung của giáo trình trong quá trình biên soạn chúng tôi đã tham khảo, tra cứu nhiều sách chuyên môn, cũng như những thông tin mới nhất về kỹ thuật phát triển của ô tô kết hợp kinh nghiệm thực tế. Đối với học viên ngành sửa chữa ô tô nội dung giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên động cơ, được giảng dạy 30 giờ lý thuyết và 90 giờ thực hành trước khi đi thực tập ở các cơ sở hoặc nhà máy sửa chữa, sản xuất ô tô. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn nội dung giáo trình còn nhiều thiếu sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để bổ sung thêm nội dung giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn Trường cao đẳng nghề Cần Thơ, Ks Nguyễn Quốc Cường( thực hiện về trình bày), Ths Nguyễn Phạm Huỳnh Anh( cố vấn về chuyên môn) đã tham gia hỗ trợ hoàn thành giáo trình này. Cần Thơ, ngày…..........tháng…........... năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Ks Trần Thành Danh 2. Ks Nguyễn Quốc Cường 3. Ths Nguyễn Phạm Huỳnh Anh
- MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 3 MỤC LỤC ........................................................................................................................... 4 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO........................................................................... 8 BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ ........................ 8 BÀI 1: NHẬN DẠNG, THÁO LẮP HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ ................... 9 NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ ...........................................................................................................................9 1.1. NHIỆM VỤ ...................................................................................................................9 1.2. YÊU CẦU......................................................................................................................9 1.3. PHÂN LOẠI ..................................................................................................................9 SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ...........................................9 2.1. SƠ ĐỒ CẤU TẠO ...........................................................................................................9 2.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: .........................................................................................10 2.3. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ 11 BƠM XĂNG ............................................................................................................11 BỘ CHẾ HÒA KHÍ ...................................................................................................12 THÁO, LẮP VÀ NHẬN DẠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ14 3.1. QUY TRÌNH THÁO, LẮP HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ 14 3.2. THÁO HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ ...................15 3.3. LẮP HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ ......................16 3.4. VẬN HÀNH .................................................................................................................16 NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL .............................17 4.1. NHIỆM VỤ..................................................................................................................17 4.2. YÊU CẦU ....................................................................................................................17 4.3. PHÂN LOẠI ................................................................................................................17 SƠ ĐỒ CẤU TẠO, NHẬN DẠNG VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL ..............................................................................................................................18 5.1. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL DÙNG BƠM CAO ÁP KIỂU BƠM DÃY (PE) ...............18 SƠ ĐỒ CẤU TẠO .....................................................................................................18 NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG.................................................................19 5.2. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL DÙNG BƠM CAO ÁP KIỂU PHÂN PHỐI (VE) ............19 SƠ ĐỒ CẤU TẠO .....................................................................................................19 NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ..........................................................................................20 QUY TRÌNH THÁO, LẮP VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT THÁO LẮP HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL ..............................................................................................................................20 6.1. THÁO, LẮP THÙNG NHIÊN LIỆU ................................................................................20 6.2. THÁO, LẮP BỘ LỌC LẮNG (BỘ TÁCH NƯỚC) .............................................................21 6.3. THÁO, LẮP BẦU LỌC KHÔNG KHÍ ..............................................................................22 6.4. THÁO, LẮP BỘ LỌC ...................................................................................................22 6.5. THÁO, LẮP BƠM ÁP LỰC THẤP ...................................................................................23 6.6. THÁO, LẮP BƠM CAO ÁP DÃY ....................................................................................24
- 6.7. THÁO, LẮP BƠM CAO ÁP VE .....................................................................................29 6.8. KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH SAU KHI LẮP (THỜI ĐIỂM PHUN NHIÊN LIỆU) HÃY TIẾN HÀNH NHƯ SAU: ....................................................................................................................30 6.9. THÁO, LẮP VÒI PHUN .................................................................................................31 6.10. YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI THÁO LẮP HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU DIESEL .................................................................................33 BÀI 2: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ .............................................................................................. 35 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU .....................................................................................................35 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG: ..............................................................................................35 2.1. NHỮNG HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG: .........................................................................35 2.2. CÁC CẤP BẢO DƯỠNG: ..............................................................................................36 BẢO DƯỠNG HÀNG NGÀY:.....................................................................................36 BẢO DƯỠNG CẤP 1: ...............................................................................................36 BẢO DƯỠNG CẤP 2: ...............................................................................................37 BẢO DƯỠNG THEO MÙA: .......................................................................................37 THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG (DÙNG CHẾ HÒA KHÍ) ..37 3.1. BẢO DƯỠNG LỌC GIÓ: ..............................................................................................37 3.2. BẢO DƯỠNG THÙNG CHỨA XĂNG: ............................................................................38 3.3. BẢO DƯỠNG LỌC XĂNG: ...........................................................................................38 3.4. BẢO DƯỠNG BƠM XĂNG ĐIỆN ...................................................................................39 HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG BƠM XĂNG ĐIỆN ................................39 QUY TRÌNH THÁO, LẮP BƠM XĂNG ĐIỆN: .............................................................39 3.5. BẢO DƯỠNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ ..................................................................................40 HOẠT ĐỘNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ ..............................................................................40 3.5.1.1. MẠCH LÀM ĐẬM: ..................................................................................................40 3.5.1.2. CƠ CẤU KHỞI ĐỘNG: ............................................................................................44 3.5.1.3. MẠCH TỐC ĐỘ CAO SƠ CẤP: .................................................................................45 3.5.1.4. MẠCH TỐC ĐỘ CHẬM SƠ CẤP: ..............................................................................46 3.5.1.5. MẠCH TỐC ĐỘ THẤP THỨ CẤP: ............................................................................47 3.5.1.6. MẠCH TỐC ĐỘ CAO THỨ CẤP ...............................................................................48 3.5.1.7. MÀNG CHÂN KHÔNG: ...........................................................................................49 3.5.1.8. GÓC CHẠM MỞ THỨ CẤP: .....................................................................................50 3.5.1.9. MẠCH TOÀN TẢI: ..................................................................................................51 3.5.1.10. CƠ CẤU KHÔNG TẢI: .........................................................................................51 3.5.1.11. CƠ CẤU KHÔNG TẢI NHANH: ............................................................................52 3.5.1.12. BỘ PHẬN ĐỊNH VỊ TRÍ BƯỚM GA: ......................................................................53 3.5.1.13. BỘ PHẬN ĐIỀU KHIỂN BƯỚM GIÓ: ....................................................................54 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG BCHK...........................................................................55 BẢO DƯỠNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ ..............................................................................55 3.5.3.1. HỖN HỢP KHÍ QUÁ LOÃNG: ..................................................................................55 3.5.3.2. HỖN HỢP KHÍ QUÁ ĐẶC: .......................................................................................56 3.6. ĐƯỜNG ỐNG DẪN XĂNG VÀ KHÓA XĂNG: .................................................................56 KIỂM TRA, SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ ....56 4.1. LÀM SẠCH, NHẬN DẠNG VÀ KIỂM TRA BÊN NGOÀI CÁC BỘ PHẬN: ..........................56 4.2. SỬA CHỮA THÙNG NHIÊN LIỆU .................................................................................57
- HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN SAI HỎNG ...............................................................57 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA ..............................................................57 4.3. SỬA CHỮA ỐNG DẪN NHIÊN LIỆU ..............................................................................57 HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN SAI HỎNG ...............................................................57 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA ..............................................................58 4.4. SỬA CHỮA BẦU LỌC ..................................................................................................58 HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN SAI HỎNG ...............................................................58 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA ..............................................................58 4.5. SỬA CHỮA BƠM XĂNG ĐIỆN ......................................................................................59 HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN SAI HỎNG: .........................................................59 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA. ..........................................59 4.5.2.1. TIẾP ĐIỂM .............................................................................................................59 4.5.2.2. CUỘN DÂY .............................................................................................................59 4.5.2.3. MÀNG BƠM ...........................................................................................................60 4.5.2.4. THÂN, NẮP BƠM ....................................................................................................60 4.5.2.5. LÒ XO ....................................................................................................................60 4.5.2.6. CÁC VAN CỦA BƠM ...............................................................................................60 4.5.2.7. KIỂM TRA ÁP SUẤT BƠM XĂNG .............................................................................61 4.6. SỬA CHỮA BỘ CHẾ HÒA KHÍ .....................................................................................61 HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN SAI HỎNG. ..........................................................61 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA. .............................................................61 4.6.2.1. VỎ BỘ CHẾ HÒA KHÍ .............................................................................................62 4.6.2.2. CÁC ĐỆM LÓT .......................................................................................................62 4.6.2.3. PHAO XĂNG ...........................................................................................................62 4.6.2.4. KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH MỨC XĂNG TRONG BUỒNG PHAO...............................62 4.6.2.5. VAN KIM VÀ ĐẾ VAN: ............................................................................................63 4.6.2.6. GÍCLƠ ...................................................................................................................64 4.6.2.7. TRỤC BƯỚM GA.....................................................................................................64 BÀI 3:BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL ......................... 66 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU .....................................................................................................66 1.1. MỤC ĐÍCH: ................................................................................................................66 1.2. YÊU CẦU: ..................................................................................................................66 QUY TRÌNH ....................................................................................................................66 THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ............................................66 3.1. THÙNG CHỨA NHIÊN LIỆU ........................................................................................67 3.2. BƠM THẤP ÁP ............................................................................................................67 NHIỆM VỤ, YÊU CẦU .............................................................................................67 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC .....................................................................67 BẢO DƯỠNG BƠM THẤP ÁP ...................................................................................68 3.3. BƠM CAO ÁP..............................................................................................................68 BƠM CAO ÁP PE ....................................................................................................68 3.3.1.1. CẤU TẠO ...............................................................................................................68 3.3.1.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM CAO ÁP ..........................................................71 BƠM CAO ÁP VE ...................................................................................................73 3.3.2.1. CẤU TẠO BƠM CAO ÁP VE ....................................................................................73 3.3.2.2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC BƠM PHÂNPHỐI. ...............................................................74
- 3.3.2.3. BƠM CHUYỂN NHIÊN LIỆU (KIỂU CÁNHGẠT). .......................................................77 3.3.2.4. BỘ ĐIỀU KHIỂN PHUN SỚM TỰ ĐỘNG: (ĐIỀU KHIỂN THỜI ĐIỂM PHUN)................79 3.3.2.5. BỘ ĐIỀU TỐC .........................................................................................................79 BẢO DƯỠNG BƠM CAO ÁP .....................................................................................83 3.4. VÒI PHUN ..................................................................................................................83 NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CỦA VÒI PHUN CAO ÁP ................................83 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA VÒI PHUN CAO ÁP ................................83 BẢO DƯỠNG VÒI PHUN ..........................................................................................85 3.1. BẦU LỌC THÔ VÀ TINH..............................................................................................85 BẢO DƯỠNG BẦU LỌC THÔ ...................................................................................86 BẢO DƯỠNG BẦU LỌC TINH ..................................................................................86 3.2. BẢO DƯỠNG ỐNG DẪN NHIÊN LIỆU ...........................................................................87 3.3. XẢ KHÔNG KHÍ RA KHỎI HỆ THỐNG ...........................................................................87 HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN SAI HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA .....88 4.1. BƠM THẤP ÁP ............................................................................................................88 HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN SAI HỎNG ...........................................................88 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA ..............................................................88 QUY TRÌNH, YÊU CẦU KỸ THUẬT THÁO LẮP VÀ SỬA CHỮA ..................................89 4.1.3.1. QUY TRÌNH SỬA CHỮA ..........................................................................................89 4.2. BƠM CAO ÁP..............................................................................................................91 BƠM CAO ÁP PE ....................................................................................................91 4.2.1.1. QUY TRÌNH THÁO, LẮP BƠM PE ...........................................................................91 4.2.1.2. HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN SAI HỎNG ..............................................................92 4.2.1.3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA ..............................................................94 BƠM CAO ÁP VE ...................................................................................................96 4.2.2.1. QUY TRÌNH THÁO, LẮP BƠM VE ...........................................................................96 4.2.2.2. SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP VE: ................................................................................98 4.3. VÒI PHUN ..................................................................................................................99 QUY TRÌNH THÁO, LẮP VÒI PHUN .........................................................................99 HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA VÒI PHUN CAO ÁP:...................100 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA: ...........................................................100 4.3.3.1. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHUN CỦA VÒI PHUN CAO ÁP: .....................................101 4.3.3.2. KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT PHUN CỦA VÒI PHUN CAO ÁP: ........................101 4.3.3.3. KIỂM TRA ĐỘ KÍN CỦA KIM PHUN VÀ ĐÓT KIM:.................................................102 SỬA CHỮA VÒI PHUN CAO ÁP VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT: ......................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 104 CÂU HỎI ÔN TẬP ......................................................................................................... 105
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ Mã số mô đun: MĐ 20 Thời gian mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 90 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 1.Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MĐ 18, MĐ 19. 2.Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: 1.Kiến thức: - Trình bày chính xác các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nhiên liệu động cơ. - Giải thích đúng sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ. - Trình bày đúng phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động. - Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ. 2.Kỹ năng: - Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các yêu cầu kỹ thuật - Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn 3.Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* Nhận dạng, tháo lắp hệ thống nhiên liệu động 20 6 13 1 1 cơ Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ 40 9 30 1 2 xăng dùng bộ chế hòa khí Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ 60 15 43 2 3 diesel Cộng: 120 30 86 4 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành
- BÀI 1: NHẬN DẠNG, THÁO LẮP HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ Giới thiệu chung Bài học sẽ cung cấp cho học sinh những khái niệm, cấu tạo, yêu cầu, nguyên lý hoạt động của các hệ thống nhiên liệu trên ô tô. Ngoài ra còn cung cấp kiến thức, hình ảnh để học sinh nhận dạng cũng như trình tự tháo, lắp, kiểm tra hệ thống nhiên liệu trên ô tô. Mục tiêu - Trình bày chính xác nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu trên động cơ - Tháo, lắp, nhận dạng được hệ thống nhiên liệu động cơ đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung chính Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí 1.1. Nhiệm vụ Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp hổn hợp hơi xăng và không khí vào xy lanh động cơ, bảo đảm đủ số lượng và thành phần của hòa khí luôn luôn phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. 1.2. Yêu cầu Có độ tin cậy cao, làm việc êm, an toàn. Nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn, trong sản phẩm cháy không có các thành phần khí thải độc hại ôxytcacbon (Co), các loại ôxytnitơ (Nox), và nhiên liệu chưa cháy hết CmHn Điều chỉnh được số lượng hòa khí, đồng thời cả lượng nhiên liệu và lượng không khí cấp vào động cơ để bảo đảm thành phần hổn hợp yêu cầu. phù hợp với tải trọng của động cơ. 1.3. Phân loại Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí cung cấp nhiên liệu tự chảy. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí cung cấp nhiên liệu cưỡng bức. Hệ thống nhiên liệu phun xăng điều khiển điện tử. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống 2.1. Sơ đồ cấu tạo
- Hình 1.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng Hình 1.2 Cấu trúc hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí - Cấu tạo chung của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí cưỡng bức gồm: thùng chứa, lọc thô, bơm xăng, lọc tinh, bộ chế hoà khí, lọc không khí, đường nạp. - Bộ chế hòa khí là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng. - Bộ thu hồi hơi xăng chỉ một vài kiểu xe có trang bị. 2.2. Nguyên lý hoạt động: - Bơm xăng hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc xăng đến bơm xăng, đến bộ chế hòa khí, trong hành trình nạp pit tông đi xuống hút không khí từ ngoài qua bầu lọc không
- khí đi vào họng khuếch tán, do sự chênh lệch áp suất tại họng khuếch tán và trong buồng phao nên xăng được phun ra khỏi vòi phun, gặp dòng không khí đi vào với tốc độ nhanh xăng bị xé thành những hạt nhỏ bốc hơi hòa với dòng không khí nạp vào xy lanh động cơ. Hình 1.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng 2.3. Các bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí Bơm xăng Nhiệm vụ Bơm xăng có nhiệm vụ hút xăng từ thùng chứa đưa đến buồng phao của bộ chế hòa khí. Yêu cầu - Cấu tạo đơn giản, ít hư hỏng, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, lắp đặt thuận tiện; - Năng suất bơm cao. Phân loại Bơm xăng bằng điện có nhiều loại, bơm xăng bằng điện kiểu màng bơm, kiểu píston, kiểu rô to Cấu tạo
- Hình 1.4 Bơm xăng bằng điện kiểu màng Bơm xăng dẫn động bằng điện hoạt động nhờ nguồn điện của ắc quy. Cấu tạo của bơm có các phần chính tiếp điểm, cuộn dây, nam châm điện, màng bơm nối với tiếp điểm nhờ cần kéo. Dòng điện từ ắc quy đưa vào cuộn dây bơm Nguyên lý hoạt động Khi bơm không làm việc, lò xo đẩy màng bơm trũng xuống, cần kéo sẽ kéo tiếp điểm đóng mạch, dòng điện từ ắc quy qua tiếp điểm vào cuộn dây ra mát, cuộn dây phát sinh từ trường hút miếng thép, kéo màng bơm đi lên, xăng được hút từ thùng chứa qua ống dẫn vào buồng bơm. Khi miếng thép và màng bơm được hút lên, cần tiếp điểm sẽ đẩy tiếp điểm mở cắt mạch điện cuộn dây mất sức hút, lò xo đẩy màng đi xuống lúc này van thoát mở ra ép xăng qua ống thoát, lên bộ chế hoà khí. Trong trường hợp buồng phao của bộ chế hoà khí đã đầy xăng van kim đóng kín, áp suất nhiên liệu trong buồng bơm lớn đẩy màng bơm cong lên làm nhả cặp tiếp điểm ngắt dòng điện đi vào cuộn dây, bơm ngừng hoạt động. Bơm xăng dẫn động bằng điện có ưu điểm là ở bất kỳ tốc độ nào của động cơ vẫn có một lưu lượng xăng tối đa, ở bộ chế hoà khí luôn được cấp một lượng xăng với một áp suất không đổi, có thể lắp bơm ở bất kỳ vị trí nào thuận tiện nhất Bộ chế hòa khí Nhiệm vụ Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ định lượng và hòa trộn xăng - không khí tạo ra hòa khí cung cấp cho động cơ. Thành phần hòa khí thể hiện qua tỷ lệ giữa không khí và nhiên liệu phải thích hợp theo yêu cầu phụ tải và tốc độ của động cơ. Yêu cầu - Cấu tạo đơn giản, ít hư hỏng, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, dễ dàng
- - Cung cấp thành phần hỗn hợp xăng - không khí phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động Hình 1.5 cấu tạo bộ chế hòa khí đơn giản Bộ chế hòa khí đơn giản gồm có: Buồng phao với hệ thống phao và van kim duy trì mức xăng trong buồng phao cố định. Khi xăng bơm vào đúng mức quy định phao nổi lên đẩy van kim đóng kín đường xăng vào. Khi động cơ hoạt động tiêu thụ xăng, mức xăng trong buồng phao hạ xuống thấp, phao hạ thấp xuống van kim mở ra cho xăng nạp vào buồng phao. Giclơ là một lỗ chế tạo chính xác dùng để định lượng số xăng hút vào họng bộ chế hòa khí theo độ chân không ở họng. Buồng hỗn hợp: Là một ống hình trụ hay họng bộ chế hòa khí, một đầu có mặt bích bắt vào ống nạp, đầu kia thông với khí trời qua bầu lọc không khí. Trong họng bộ chế hòa khí có ống khuyếch tán. Vòi phun xăng chính bố trí ngay nơi ống khuyếch tán. Trong kỳ hút của động cơ xu páp nạp mở xu páp xả đóng, pít tông đi xuống tạo ra độ chân không trong xy lanh, vì vậy không khí ngoài trời hút đi ngang qua ống khuyếch tán, tốc độ không khí tại đây tăng lên tạo ra độ chân không có thể đạt tới 0,02 MN/m2. Áp suất trên mặt thoáng của xăng trong buồng phao bằng áp suất khí trời. Do chênh lệch áp suất giữa buồng phao và ống khuyếch tán nên xăng phun ra khỏi vòi phun được luồng không khí xé tơi thành những hạt nhỏ, làm xăng dễ bốc hơi, trộn hòa với không khí thành hòa khí đi vào xy lanh động cơ. Mức xăng trong buồng phao thấp hơn miệng vòi phun từ 2 - 5 mm để xăng không trào ra ngoài khi động cơ không làm việc. Khi động cơ hoạt động, tốc độ luồng không khí trong ống khuyếch tán có thể đạt đến 120 - 150 m/s, trong lúc xăng phun ra với vận tốc 5 - 6 m/s. Do đó xăng bị phân tán thành hạt rất nhỏ và bốc hơi ngay.Tùy theo phương hướng di chuyển của dòng khí hỗn hợp nạp vào xy lanh người ta chia thành ba loại bộ chế hòa khí.
- - Bộ chế hòa khí hút lên, dòng khí được hút ngược lên để vào xylanh động cơ. - Bộ chế hòa khí hút ngang, bộ chế hòa khí hút xuống họng bộ chế hòa khí đặt ngang. Hướng đi của dòng khí thuận tiện hơn bộ chế hòa khí hút lên. - Bộ chế hòa khí hút xuống so với các bộ chế hòa khí khác, bộ chế hoà khí hút xuống có nhiều ưu điếm, dễ bố trí, dễ lắp đặt, dòng khí ít thay đổi hướng, sức cản ít, dễ đặt ống xả bên dưới ống nạp để sấy nóng làm cho xăng trên đường ống nạp bốc hơi nhanh. Hiện nay hầu hết động cơ xăng đều dùng bộ chế hòa khí hút xuống. - Dựa vào loại họng chia ra làm hai loại: Họng cố định và họng thay đổi tiết diện lưu thông. Nhược điểm của bộ chế hòa khí đơn giản Bộ chế hòa khí đơn giản chỉ đủ khả năng cung cấp khí hỗn hợp cho loại động cơ nhỏ, tốc độ cố định, vì các nhược điểm sau: - Khi động cơ làm việc ở số vòng quay nhỏ có khuynh hướng thiếu xăng. - Khí hỗn hợp giàu xăng ở số vòng quay cao. - Động cơ hoạt động mất ổn định khi thay đổi tốc độ đột ngột và khó khởi động. Động cơ ô tô phải làm việc với nhiều chế độ phức tạp khác nhau, phải thay đổi liên tục các chế độ tải và tốc độ vì vậy không thể sử dụng bộ chế hòa khí đơn giản. Trên động cơ ô tô hiện nay hầu hết sử dụng bộ chế hòa khí hỗ trợ điều khiển bằng điện tử. Tỉ lệ hòa khí có thể tính theo tỉ số A/F ( tỉ lệ không khí/nhiên liệu) Hình 1.6 Tỉ lệ hòa khí ở các chế độ làm việc khác nhau của động cơ Tháo, lắp và nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí 3.1. Quy trình tháo, lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí TT Công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
- Tránh làm trờn ren, chú 1 Xả xăng ở thùng chứa Clê ý phòng chống cháy nổ 2 Tháo thùng chứa xăng Khẩu, tay nối Tránh làm trờn ren 3 Tháo các đường ống dẫn xăng Clê Một clê hãm một clê vặn 4 Tháo bầu lọc xăng Khẩu, tay nối Tránh làm trờn ren Tránh làm trờn ren, rách 5 Tháo bơm xăng Khẩu, tay nối gioăng Tránh làm trờn ren, rách 6 Tháo bầu lọc không khí Clê gioăng Tháo dẫn động ga, dây kéo bướm Tránh làm trờn ren, gãy 7 Clê, kim điện gió, ống hạn chế tốc độ vòng quay cơ cấu dẫn động Nới đều đối xứng, tránh 8 Tháo bộ chế hòa khí Clê làm rách gioăng 9 Vệ sinh các chi tiết Xăng, giẻ lau Đảm bảo sạch sẽ 3.2. Tháo hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí - Làm sạch bên ngoài các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu xăng; - Dùng bơm nước có áp suất cao rửa sạch bên ngoài các bộ phận, dùng khí nén thổi sạch cặn bẩn và nước; a) Tháo thùng xăng. - Xả hết xăng trong thùng chứa nhiên liệu. Dùng can đựng xăng, để đúng nơi quy định; - Tháo các đường ống dẫn xăng; - Tháo thùng xăng. Chú ý đỡ cẩn thận không để rơi thùng xăng gây tai nạn. b) Tháo bình lọc xăng - Tháo các đường dẫn nhiên liệu từ thùng xăng đến bầu lọc, từ bầu lọc đến bơm xăng; - Tháo bình lọc xăng. c) Tháo bơm xăng. - Tháo các đường ống dẫn xăng; - Tháo bu lông bắt giữ bơm xăng với thân máy, nới đều hai bu lông (quay cam lệch tâm về vị trí thấp để tháo); - Tháo bơm xăng ra khỏi động cơ. d) Tháo bộ chế hòa khí. - Tháo ống thông gió hộp trục khuỷu; - Tháo bầu lọc không khí. Tháo đường ống dẫn xăng nối từ bơm xăng đến bộ chế hòa khí; -Tháo các bu lông bắt chặt bộ chế hòa khí với ống nạp. e) Tháo cụm ống xả và ống giảm thanh.
- - Tháo các bu lông bắt giữ ống xả và ống giảm thanh, tháo cả cụm ra ngoài; - Tháo ống góp khí xả và đệm kín. Chú ý nới đều các bu lông, không làm hỏng đệm kín. 3.3. Lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí Các bộ phận của hệ thống nhiên liệu sau khi đã làm sạch kiểm tra bên ngoài, tiến hành lắp lên động cơ. a) Lắp thùng xăng lên ôtô. - Xiết chặt các bu lông bắt chặt thùng xăng. - Bắt chặt các đường ống dẫn xăng vào thùng. b) Lắp bình lọc xăng. - Lắp bình lọc lên động cơ, xiết chặt bu lông. - Nối đường ống dẫn xăng từ thùng đến bình lọc. c) Lắp bơm xăng vào động cơ. - xiết chặt hai bu lông bắt chặt bơm xăng với thân máy (chú ý lắp đệm giữa đế bơm với thân máy đúng chiều dày quy định). - Lắp đường ống dẫn xăng từ bình lọc đến bơm và từ bơm lên bộ chế hòa khí. d) Lắp bộ chế hòa khí lên động cơ. - Lắp đệm làm kín và bộ chế hòa khí lên ống nạp xiết chặt các đai ốc. - Lắp bình lọc không khí lên bộ chế hòa khí xiết chặt đai ốc tai hồng và bắt các đường ống dẫn. - Lắp và xiết chặt đường ống dẫn xăng từ bơm xăng đến bộ chế hòa khí (dùng tay vặn vào khớp ren, sau đó mới dùng cờ lê dẹt xiết chặt để tránh chờn, hỏng ren). e) Lắp cụm ống xả, ống tiêu âm - Lắp đệm và ống góp khí xả. Xiết chặt các đai ốc đều, đối xứng. - Lắp ống xả, bắt chặt ống xả với ống góp khí xả, lắp bình tiêu âm vào ống xả. - Đổ xăng vào thùng, dùng tay bơm xăng lên bộ chế hòa khí, kiểm tra xiết chặt lại toàn bộ hệ thống, tránh để rò rỉ xăng. 3.4. Vận hành Vận hành động cơ cho chạy ở chế độ không tải mức xăng phải đúng quy định cho từng loại. Một số loại xe mức xăng được kiểm tra thông qua chiều cao phao xăng khi ta lật ngửa bộ chế hoà khí lên. ( Động cơ 4A-FE : Mức phao cao 7.2 mm). * Điều chỉnh: - Mức xăng trong buồng phao được điều chỉnh thông qua cựa gà điều chỉnh. * Điều kiện khi điều chỉnh: Các thiết bị như điều hoà nhiệt độ đèn pha , sấy kính , tay lái để ở vị trí chạy thẳng (với hệ thống lái có trợ lực ) Góc đánh lửa điều chỉnh đúng . Tay số ở vị trí số 0(với loại MT) hoặc với số N (với loại AT). Nhiệt động cơ độ đạt giá trị định mức . Mức xăng trong buồng phao đúng qui định . Bướm gió mở hoàn toàn .
- Bầu lọc gió tốt ( không bị tắc). Các hệ thống khác làm việc bình thường. * Điều chỉnh: Để điều chỉnh tốc độ không tải ta điều chỉnh thông qua vít điều chỉnh hỗn hợ và vít định vị bướm ga. Vặn vít hỗn hợp vào hết và vặn ngược ra 1.5 đến 2 vòng. Vặn vít định vị bướm ga 1 đến 2 vòng Tính từ khi vít tác dụng vào cam ga Khởi động động cơ cho chạy đến khi đạt nhiệt độ định mức. Nới vít định vị bướm ga cho số vòng quay giảm xuống nhỏ nhất động cơ làm việc không rung giật, ổn định. Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Thân, đế, nắp và các cơ cấu, các cần dẫn động.. + Làm sạch các chi tiết, các đường ống và thay đệm. + Lắp bộ chế hòa khí và điều chỉnh không tải Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống nhiên liệu diesel 4.1. Nhiệm vụ Hệ thống nhiên liệu Diesel có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu Diesel dưới dạng sương mù và không khí sạch vào buồng đốt để tạo thành hỗn hợp cho động, cung cấp kịp thời, đúng lúc phù hợp với các chế độ của động cơ và đồng đều trong tất cả các xy lanh. 4.2. Yêu cầu Hệ thống nhiên liệu làm việc tốt hay xấu có ảnh hưởng tới chất lượng phun nhiên liệu, ảnh hưởng của quá trình cháy, tính tiết kiệm và độ bền của động cơ vì vậy để động cơ làm việc tốt, kinh tế và an toàn trong quá trình làm việc thì hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel phải đảm bảo các yêu cầu sau: Nhiên liệu phun vào ở dạng tơi sương có áp suất phun cao, lượng nhiên liệu cung cấp phải chính xác phù hợp với tải trọng động cơ, thời điểm phun phải đúng, phun nhanh và dứt khoát. Phun đúng thứ tự làm việc của động cơ. áp suất phun, lượng nhiên liệu phun, thời điểm phun phải như nhau ở các xylanh. Hình dạng buồng đốt phải tạo ra sự xoáy lốc cho không khí trong xylanh, khi nhiên liệu phun vào sẽ hoà trộn với khôngkhí. 4.3. Phân loại Theo phương pháp vận chuyển nhiên liệu từ bình chứa đến bơm cao áp chia 2 loại - Tự chảy (động cơ tĩnh tại: Động cơ D8, D10, D15, D20...) nhiên liệu tự chảy từ thùng chứa đến bơm cao áp khi đó thùng chứa đặt sẽ được đặt cao hơn bơm cao áp. - Cưỡng bức (dùng bơm vận chuyển được sử dụng trên ô tô) nhiên liệu đượcbơm hút từ thùng chứa đến bơm cao áp, bằng bơm chuyển nhiên liệu, thùng chứa thường được đặt xa, thấp hơn bơm cao áp Theo cấu tạo bơm cao áp chia cácloại
- - Hệ thống nhiên liệu Diesel kiểu bơm dãy (tập trung) PE - Hệ thống nhiên liệu Diesel kiểu bơm phân phối VE - Hệ thống nhiên liệu Diesel kiểu bơm cao áp và vòi phun kết hợp Sơ đồ cấu tạo, nhận dạng và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel 5.1. Hệ thống nhiên liệu Diesel dùng bơm cao áp kiểu bơm dãy (PE) Sơ đồ cấu tạo Hình 1.7. Sơ đồ hệ thống CCNL động cơ Diesel 1. Thùng chứa nhiên liệu; 2. Lọc sơ (Bộ tách nước); 3. Bơm cao áp; 4. Ống dẫn nhiên liệu đi; 5. Bầu lọc nhiên liệu; 6. Ống nhiên liệu cao áp; 7. Vòi phun; 8. Đường dầu hồi; 9. Bơm chuyển nhiên liệu; 10. Bộ điều tốc; 11. Bộ định thời (bộ điều chỉnh góc phun sớm) Sơ đồ hệ thống cung cấp của các động cơ Diesel thường chỉ khác nhau về số lượng các bình lọc và một số bộ phận phụ trợ. Phần cung cấp không khí và thoát khí Bình lọc khí: dùng để lọc sạch không khí trước khi đưa vào trong buồng đốt Ống hút: dẫn không khí sạch vào buồng đốt Ống xả, ống tiêu âm: Dẫn khí đã cháy ra ngoài, giảm tiếng ồn. Phần cung cấp nhiên liệu gồm
- Thùng nhiên liệu: Chứa nhiên liệu Diesel cung cấp cho toàn hệ thống Bơm áp lực thấp: Dùng để hút nhiên liệu từ thùng chứa thông qua các bầu lọc đi lên bơm cao áp. Lọc dầu: Có chức năng lọc sạch nhiên liệu trước khi vào bơm cao áp, đảm bảo nhiên liệu sạch, không cặn bẩn, giúp hệ thống làm việc tốt. Đường ống áp thấp: Dùng để dẫn nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm cao áp và nhiên liệu thừa từ vòi phun trở về thùng chứa. Đường ống cao áp: Dùng để dẫn nhiên liệu có áp suất cao từ bơm cao áp đến các vòi phun Bơm cao áp: tạo ra nhiên liệu có áp suất cao cung cấp cho vòi phun đúng lượng phun và đúng thời điểm Vòi phun: phun nhiên liệu tơi sương vào buồng đốt Nguyên lý làm việc của hệ thống Khi động cơ làm việc bơm áp lực thấp (9) hoạt động sẽ hút nhiên liệu từthùng qua bình lọc sơ (lọc tách nước) (2) sau đó đi lên bình lọc tinh (5), nhiên liệu đã lọc sạch được cấp vào đường hút của bơm cao áp, từ bơm cao áp nhiên liệu đượcnén với áp suất cao qua ống dẫn cao áp (6) tới vòi phun (7), phun nhiên liệu tơi sương vào không khí đã được nén trong xy lanh. Nhiên liệu thừa từ vòi phun theo ống dẫn (8) về lại thùng. Từ bơm cao áp cũng có đường dẫn nhiên liệu trở lại bơm áp lực thấp khi cung cấp tới bơm cao áp quá nhiều. Không khí hút qua bình lọc, qua ống hút vào trong xy lanh. Khí đã cháy qua ống xả, ống giảm âm ra ngoài. 5.2. Hệ thống nhiên liệu Diesel dùng bơm cao áp kiểu phân phối (VE) Sơ đồ cấu tạo
- Hình 1.8 Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bơm cao áp phân phối VE 1. Bình chứa nhiên liệu 2. Ống dẫn nhiên liệu 3. Lọc nhiên liệu và bơmtay 4. Bơm cao áp 5. Ống nhiên liệu cao áp 6. Vòi phun 7. Đường nhiên liệu hồi 8. Bu gi sấy (bu gi xông) Nguyên lý làm việc Khi động cơ hoạt động bơm tiếp vận lắp trong bơm cao áp VE hút nhiên liệu từ thùng (1) theo ống dẫn (2) đến bầu lọc (3) đi vào bơm tiếp vận, bơm tiếp vận đưa nhiên liệu vào buồng chứa nhiên liệu của bơm cao áp (4). Nhiên liệu qua cửa nạp vào xy lanh bơm. Bơm cao áp (4) nén nhiên liệu với áp suất cao và phân phối nhiên liệu đến các vòi phun (6), vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy của động cơ theo đúng thứ tự làm việc. Nhiên liệu phun vào buồng cháy hòa trộn với không khí ở cuối quá trình nén có áp suất và nhiệt độ cao, nhiên liệu tự bốc cháy, giãn nở và sinh công. Sau đó khí cháy theo ống xả và bình tiêu âm thải ra ngoài khí trời. Nhiên liệu thừa ở bơm cao áp và vòi phun theo ống dẫn dầu hồi trở về thùngchứa. Quy trình tháo, lắp và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel 6.1. Tháo, lắp thùng nhiên liệu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô)
127 p | 208 | 53
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Nghề: Công nghệ ô tô)
107 p | 115 | 36
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
100 p | 89 | 28
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
149 p | 80 | 24
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
138 p | 71 | 21
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
75 p | 47 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện (Nghề: Công nghệ ôtô - Sơ cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
78 p | 77 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
108 p | 65 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
56 p | 35 | 11
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sữa chữa điện động cơ ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)
90 p | 21 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
62 p | 42 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
74 p | 34 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
79 p | 30 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
169 p | 28 | 7
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
65 p | 22 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
63 p | 27 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
96 p | 15 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô-xe máy (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
79 p | 14 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn