intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

48
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử cung cấp cho người học những kiến thức như: Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử; Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu common rail; Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điều khiển động cơ phun dầu điện tử; Bảo dưỡng hệ thống xông nóng buồng đốt; Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của hệ thống phun dầu điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

  1. TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP KHOA CƠ KHÍ – XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BDSC HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số: ngày tháng năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nghề công nghệ ôtô dạy tại trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp đào tạo các kiến thức cơ bản về động cơ xăng, động cơ dầu, gầm ôtô, điện động cơ, điện thân xe, điện điều khiển động cơ. Giáo trình đƣợc biên soạn dựa trên các kiến thức chẩn đoán, sửa chữa của các Hãng xe nổi tiếng nhƣ: Toyota, Hyundai, Honda…và các giáo trình ngành Động lực của trƣờng ĐH Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP HCM, giáo trình dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Ngoài ra, giáo trình còn đƣợc biên soạn với tiêu chí dựa trên những thiết bị dạy học sẵn có tại Khoa Cơ khí-Xây dựng – Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp. Khi biên soạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất có liên quan đến mô đun và phù hợp với đối tƣợng sử dụng nhƣng cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế để giáo trình có tính thực tiễn. Giáo trình đƣợc biên soạn 90 giờ trong đó đề cập đến các nội dung sau: Bài 1: Bảo dƣỡng và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử Bài 2: Bảo dƣỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu common rail Bài 3: Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống điều khiển động cơ phun dầu điện tử Bài 4: Bảo dƣỡng hệ thống xông nóng buồng đốt Bài 5: Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của hệ thống phun dầu điện tử Giáo trình mô đun BDCS Hệ thống phun dầu điện tử trình độ Cao đẳng nghề đƣa vào sử dụng và đƣợc dùng làm giáo trình cho các học sinh, sinh viên trong các khoá đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề hoặc cho công nhân kỹ thuật, tham khảo. Giáo trình này đƣợc biên soạn lần đầu nên mặc dù đã hết sức cố gắng song khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của ngƣời sử dụng và các đồng nghiệp để giáo trình ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu! …............, ngày…..........tháng…........... năm…… Tham gia biên soạn Th.s Mai Thanh Thi 3
  4. MỤC LỤC Lời giới thiệu Bài 1: BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ 1. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và phƣơng pháp kiểm tra chẩn đoán hƣ hỏng và sửa chữa, điều chỉnh bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử. ................................................................................................................................6 2. Phƣơng pháp bảo dƣỡng và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE điện tử. ..........11 3. Bảo dƣỡng sửa chữa. ............................................................................................13 Bài 2 BẢO DƢỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU COMMON RAIL 1. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và phƣơng pháp kiểm tra chẩn đoán hƣ hỏng và sửa chữa, điều chỉnh hệ thống nhiên liệu common rail. .............................16 2. Bảo dƣỡng và sửa chữa. .......................................................................................... Bài 3 KIỂM TRA, BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ PHUN DẦU ĐIỆN TỬ ................................................................................................... 1. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng của các bộ cảm biến. ....................................31 2. Kiểm tra, sửa chữa bảo dƣỡng các bộ cảm biến. .................................................32 Bài 4. Tháo, lắp hệ thống xông nóng buồng đốt điều khiển bằng điện tử ..................53 1. Quy trình tháo lắp hệ thống sấy nóng nhiên liệu và điều khiển bằng điện tử......53 2. Kiểm tra bugi sấy .................................................................................................54 3. Lắp hệ thống sấy nóng nhiên liệu và điều khiển bằng điện tử lên động cơ. ........55 Bài 5: CHẢN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ ............................................................................................................... 1. Phƣơng pháp đọc mã lỗi ....................................................................................56 2. Khởi động động cơ không nổ ...............................................................................63 3. Đông cơ hoạt động rung giật ................................................................................71 Tài liệu tham khảo 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử Mã mô đun: CMĐ23 Thời gian thực hiện mô đun: 90giờ, (Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/ bài tập/thảo luận: 82giờ; Kiểm tra: 4 giờ; Thời gian thi:4 giờ, hình thức: Thực hành) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun đƣợc bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: BD&SC HT NL Xăng, Trang bị điện ÔTÔ, BD&SC HTNL Diesel. - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: c ng cố kiến thức công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống phun dầu điện tử trên ôtô. - Kỹ năng: tháo lắp, kiểm tra sửa chữa đƣợc các hƣ hỏng của hệ thống phun dầu điện tử đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy; Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Nội dung mô đun: 5
  6. Bài 1: BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ Mã bài: CMĐ 23-01 Giới thiệu: Bơm cao áp VE điện tử rất quan trọng trong động cơ, chức năng cung cấp dầu có áp suất cao lên vòi phun. Trong quá trình sử dụng, Bơm cao áp VE điện tử trên động cơ dần thay đổi và dẫn tới hƣ hỏng bất thƣờng trong quá trình sử dụng của ô tô. Vì vậy các kiến thức và kinh nghiệm về công việc chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hƣ hỏng thƣờng gặp của hệ thống điện ô tô rất cần thiết cho ngƣời thợ sửa chữa ô tô và ngƣời cán bộ kỹ thuật. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của các thiết bị điện trên động cơ ô tô luôn ở trạng thái làm việc với độ tin cậy có công suất lớn và an toàn cao nhất. Mục tiêu: - Giải thích đƣợc các hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử . - Phát biểu đúng phƣơng pháp kiểm tra, chẩn đoán hƣ hỏng và sửa chữa, bảo dƣỡng bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử . - Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa và bảo dƣỡng bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử đúng yêu cầu kỹ thuật. NỘI DUNG 1. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và phƣơng pháp kiểm tra chẩn đoán hƣ hỏng và sửa chữa, điều chỉnh bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử. 1.1 Hiện tƣợng và nguyên nhân hƣ hỏng. 6
  7. Bảng các triệu chứng hƣ hỏng TT Hiện tƣợng Nguyên nhân 1 Không quay khởi động - Máy khởi động - Rơle của máy khởi động - Mạch của công tắc khởi động trung gian (A/T) 2 Khó khởi động ở động cơ - Mạch điều khiển bộ sấy không khí nạp lạnh - Mạch tín hiệu STA - Mạch công tắc tăng tốc độ chạy không tải để sấy - Vòi phun - Bộ lọc nhiên liệu - ECU động cơ - Bơm cao áp Khó khởi động ở động cơ - Mạch tín hiệu STA 3 nóng. - Vòi phun - Bộ lọc nhiên liệu - Áp suất nén - ECU động cơ - Bơm cao áp 4 Động cơ chết máy ngay - Bộ lọc nhiên liệu sau khi khởi động - Mạch nguồn điện của ECU -ECU động cơ 5 Chạy không tải đầu tiên - Bộ lọc nhiên liệu không chính xác (chạy - ECU của động cơ 7
  8. TT Hiện tƣợng Nguyên nhân không tải yếu) - Bơm phun` 6 Chạy không tải không - Vòi phun êm - Đƣờng ống nhiên liệu (xả không khí) (chạy không tải kém) - Mạch điều khiển bộ sấy nóng không khí nạp - Mạch điều khiển EGR - Áp suất nén - Khe hở xuppáp - ECU động cơ - Bơm cao áp 7 Rung ở động cơ nóng - Vòi phun (chạy không tải kém) - Đƣờng ống nhiên liệu (xả không khí) - Mạch điều khiển bộ sấy nóng không khí nạp -Mạch điều khiển EGR - Áp suất nén - Khe hở xuppáp - ECU động cơ - Bơm cao áp 8 Khói đen (khả năng chạy - Vòi phun kém) - Mạch điều khiển EGR - ECUcủa độngcơ - Bơm caoáp 9 Khói trắng (khả năng - Mạch điều khiển 8
  9. TT Hiện tƣợng Nguyên nhân chạy kém) EGR - Mạch điều khiển bộ sấy khí nạp - Vòi phun - Bộ lọc nhiên liệu - ECU của động cơ - Bơm cao áp 1.2. Phƣơng pháp kiểm tra và sửa chữa. 1.2.1 Kiểm tra EFI- điêzen thông thƣờng * Kiểm tra sự rò rỉ của đường ống và rò rỉ của vòi phun Tiến hành kiểm tra rò rỉ sau khi lắp lại ống nhiên liệu của vòi phun. Sau khi lắp ống nhiên liệu của vòi phun vào nắp quy lát (ở một số kiểu xe), gắn đồng hồ áp suất tăng áp tuabin (SST) vào ống này, tăng áp suất của nó, và kiểm tra rằng không có rò rỉ. Hình 1.1: Kiểm tra sự rò rỉ của đường ống và rò rỉ của vòi phun * Kiểm tra van SPV Kiểm tra SPV bằng cách ngắt giắc nối và đo điện trở giữa các cực của SPV. 9
  10. Kiểm tra SPV nhƣ sau: - Ngắt các giắc nối. - Dùng một Ôm kế đo điện trở giữa các cực của SPV (hình 1.2). - Điện trở qui định: 1,5 ÷ 1,7Ω ở nhiệt độ 200C. - Nếu điện trở không bằng điện trở qui định thì thay van. Hình 1.2: Kiểm tra van SPV * Kiểm tra van TCV - Kiểm tra cuộn dây của TCV bằng cách ngắt các giắc nối và đo điện trở giữa các cực của TCV. Điện trở qui định: 1,5 ÷ 1,7Ω ở nhiệt độ 200C. - Kiểm tra sự vận hành của TCV bằng cách nối cực dƣơng (+) và cực âm (-) của ắc quy với các cực của TCV và kiểm tra tiếng kêu lách cách của van điện từ. Hình 1.3: Kiểm tra van TCV 10
  11. 2. Phƣơng pháp bảo dƣỡng và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE điện tử. 2.1 Phƣơng pháp bảo dƣỡng. Tùy theo các cấp bảo dƣỡng mà ta tiến hành các công việc khác nhau. + Công việc vặn chặt và làm sạch Cần thƣờng xuyên kiểm tra và làm sạch lỗ thông hơi ở thùng nhiên liệu, độ kín của các đƣờng, các vòi phun, bơm cao áp. Các mối nối có ren cần phải vặn chặt đúng mô men cần thiết, nếu vặn không chặt dễ bị hở lọt hơi vào đƣờng ống hoặc rò rỉ nhiên liệu, nếu chặt quá dễ cháy ren. Các đƣờng ống dẫn, thùng nhiên liệu, bầu lọc đƣợc định kỳ tháo rửa, thổi sạch và thay thế những phần tử lọc phi kim loại đồng thời làm sạch đƣờng ống nạp, ống xả. Đối với động cơ điêzen do phƣơng pháp hòa trộn hỗn hợp công tác rất đặc biệt nên kết cấu khá phức tạp khi làm sạch ta cần chú ý ở một số vị trí. - Đƣờng ống thông gió các te tới bầu lọc không khí - Bộ phận tự hút bụi để làm sạch các phần tử của bộ lọc không khí bố trí trên đƣờng trích của ống xả và đƣờng dẫn từ bầu lọc tới. + Công việc bảo dƣỡng thƣờng xuyên các bộ phận trong hệ thống * Thùng dầu: - Rửa sạch bên ngoài thùng dầu bằng dầu hoả hoặc dầu điêzen Xả hết dầu bẩn trong thùng ra, làm sạch bên trong thùng dầu - Kiểm tra bên ngoài thùng dầu bị nứt, thủng rò rỉ dầu, móp méo thì hàn đắp sau đó gia công lại. - Rửa sạch thông nắp đậy thùng dầu, dùng dầu hoả để rửa, dùng khí nén thổi khô * Bầu lọc thô và bầu lọc tinh - Kiểm tra đệm làm kín không bị rách, hở, ren đầu nối ống dẫn không bị chờn ren làm rò rỉ dầu - Kiểm tra độ kín giữa đệm kín và thân bầu lọc, nếu hở phải thay đệm mới - Kiểm tra bên ngoài bầu lọc bị nứt, hở phải sửa chữa hoặc thay mới * Bơm thấp áp - Dùng dầu điêzen rửa sạch bên ngoài bơm thấp áp, dùng giẻ lau khô 11
  12. - Kiểm tra bên ngoài bơm thấp áp, kiểm tra đệm kín giữa thân bơm với cốc lọc, nếu bị hở phải thay đệm mới - Kiểm tra chờn, hỏng ren các đầu nối ống dẫn dầu * Bơm cao áp - Dùng dầu điêzen rửa sạch bên ngoài bơm cao áp VE điện tử - Kiểm tra đệm kín giữa nắp bơm và thân bơm - Kiểm tra chờn, hỏng ren các đầu nối ống dẫn dầu thấp áp và cao áp - Kiểm tra xiết chặt các vít hãm bên ngoài bơm cao áp * Các vòi phun - Rửa sạch bên ngoài các vòi phun và làm sạch muội than bám ở đầu đế kim phun. Chú ý không làm biến dạng đầu kim phun và lỗ phun. - Kiểm tra các đệm kín, nếu hỏng phải thay đệm mới Kiểm tra chờn hỏng ren của đầu nối ống cao áp và các ống dẫn cao áp 2.2. Phƣơng pháp sửa chữa. * Các dấu hiệu nhận biết hỏng hóc của bơm cao áp và vòi phun dầu để tiến hành kiểm tra sửa chữa: - Xe không khởi động hoặc khó khởi động - Ra khói đen - Mất ga hoặc lên ga chậm - Xe chạy yếu, không tăng tốc, không thể chạy có tải - Hao nhiên liệu hơn bình thƣờng - Tiếng máy nổ róc, không đều hoặc bỏ máy - Khi chạy nóng máy sẽ bị chết máy hoặc mất ga * Các bƣớc tiến hành kiểm tra: - Xe đƣợc kiểm tra bằng máy TEST SCAN chuyên dụng để tìm lỗi hỏng hóc qua thông tin lƣu trữ trên hộp điều khiển. Xác định hỏng hóc do lỗi của các cảm biến hay do Bơm cao áp hoặc kim phun dầu. - Bơm cao áp, Kim phun dầu đƣợc tháo ra khỏi động cơ, kiểm tra độc lập trên máy chuyên dụng để xác định mức độ hỏng hóc của từng kim phun dầu c ng nhƣ của bơm cao áp. - Xác định mức độ hỏng hóc và phƣơng hƣớng sửa chữa, phục hồi 12
  13. * Các bƣớc tiến hành sửa chữa: - Bơm cao áp, Kim phun dầu đƣợc làm vệ sinh sạch sẽ bằng máy chuyên dụng - Thay thế những bộ phận hỏng hóc bằng phụ tùng chính hang - Điều chỉnh dung lƣợng phun của kim phun, bơm cao áp đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất - Chạy kiểm tra trên máy chuyên dụng - Làm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe - Sau khi lắp đặt bơm cao áp và kim phun dầu vào động cơ, tiến hành kiểm tra, nhập lại mã kim phun, xóa các lỗi c lƣu trong hộp điều khiển. - Khởi động máy, chạy thử xe kiểm tra. 3. Bảo dƣỡng sửa chữa. 3.1. Quy trình: Tháo lắp, bảo dƣỡng và sửa chữa. * Các chú ý khi tháo lắp, bảo dƣỡng và sửa chữa - Làm sạch và rửa kỹ khu vực làm việc để loại bỏ bụi bẩn bên trong của hệ thống nhiên liệu khỏi bị nhiễm bẩn trong quá trình tháo. - Nếu không thể thực hiện việc kết nối với ECU động cơ, chờ khoảng 5 phút sau khi động cơ đã dừng hẳn máy trƣớc khi thực hiện bất kỳ công việc gì với mạch nhiên liệu. - Ngăn cấm hành vi sử dụng các nguồn điện từ bên ngoài để cấp điện áp điều khiển bất cứ bộ chấp hành nào của hệ thống. - Để làm sạch muội cacbon bám trên đầu của vòi phun, cần sử dụng thiết bị làm sạch chuyên dùng bằng sóng siêu âm vì các lỗ dẫn dầu đƣợc chế tạo một cách rất chính xác. - Không đƣợc sử dụng vỏ của ECU nhƣ là điểm tiếp mát khi sửa chữa. - Rỡ phụ tùng ra khỏi hộp đóng gói trƣớc khi sử dụng. Không nên tháo các nắp bảo vệ và chụp làm kín vòi phun, đầu ống dẫn ra trƣớc, chỉ tháo bỏ nắp bảo vệ khi bắt đầu thực hiện công việc. - Nắp bảo vệ và chụp làm kín phải đƣợc bỏ đi sau khi đã đƣợc sử dụng - Do các ống phun không chịu đƣợc các thay đổi quá lớn về sự bố trí do đó phải tránh các thay đổi trong việc bố trí các chi tiết lắp lại (các ống không đƣợc 13
  14. sử dụng lại cho một động cơ khác và thứ tự xylanh của các vòi phun không đƣợc thay đổi). - Việc lắp các vòi phun phải đƣợc thực hiện một cách cẩn thận. Dùng dầu điêzen rửa sạch các bề mặt làm kín của vòi phun và các ống phun trƣớc khi lắp chúng. Cần đặc biệt chú ý đến hƣớng lắp của các vòi phun và việc bố trí thẳng hàng của chúng với nắp quy máy. 3.2. Bảo dƣỡng: * Tháo và kiểm tra chi tiết: Pít tông, xi lanh và bộ điều khiển ECU. Tiến hành tháo theo quy trình tháo, thực hiện các bƣớc tháo theo yêu cầu kỹ thuật Kiểm tra: Dùng kính lúp hoặc mắt thƣờng để quan sát vết nứt, gãy, cào xƣớc bề mặt làm việc của pít tông, xi lanh Dùng đồng hồ đo áp suất lắp lên bơm để kiểm tra áp suất của bơm. Nếu áp suất giảm thấp là pít tông xi lanh bơm bị mòn.  Lắp và điều chỉnh: Áp suất các nhánh đồng đều, bộ phun sớm. * Các bƣớc công việc lắp đặt - Quay trục khuỷu động cơ cho xi lanh thứ 1 ở điểm chết trên cuối nén đầu nổ - Kiểm tra dấu của trục cam và trục cơ trùng với dấu trên thân máy - Đẩy bơm vào sát vách của động cơ - Bắt chặt bulông đầu bơm - Bắt chặt bơm - Đặt dấu của bơm trùng với dấu trên thân động cơ - Lắp đai vào quay kiểm tra Các bƣớc công việc điều chỉnh: Điều chỉnh các chế độ làm việc của bơm đƣợc thực hiện thông qua quá trình điều khiển của ECU trong quá trình làm việc. 3.3. Sửa chữa: * Tháo và kiểm tra chi tiết: Pít tông, xi lanh, và bộ điều khiển ECU. Tiến hành tháo theo quy trình tháo, thực hiện các bƣớc tháo theo yêu cầu kỹ thuật 14
  15. Sau khi tháo tiến hành làm sạch và kiểm tra các chi tiết các cụm chi tiết bằng phƣơng pháp quan sát và sử dụng các dụng cụ đo kiểm. * Sửa chữa: Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá các chi tiết cụm chi tiết nhƣ bơm cao áp, vòi phun, các cảm biến, bộ điều khiển... nếu không đạt các yêu cầu kỹ thuật đề ra tiến hành thay thế mới đúng chủng loại và theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Thực hiện quá trình sửa chữa theo đúng quy trình đề ra. * Lắp và điều chỉnh: Quy trình lắp thực hiện ngƣợc lại với quy trình tháo sau khi tiến hành làm sạch kiểm tra và sửa chữa thay thế các chi tiết bị hƣ hỏng Điều chỉnh áp suất bơm, lƣu lƣợng bơm các nhánh bơm đƣợc thực hiện nhờ sự điều khiển bởi ECU Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày hiện tƣợng nguyên nhân hƣ hỏng của bơm cao áp phân phối VE điện tử. 2. Trình bày quy trình tháo lắp, bảo dƣỡng bơm cao áp phân phối VE điện tử 3. Tìm hiểu trên thực tế, có bao nhiêu loại bơm cao áp phân phối VE điện tử 15
  16. Bài 2 BẢO DƢỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU COMMONRAIL Mã bài: CMĐ 23-02 Giới thiệu: - Hệ thống cung cấp nhiên liệu thấp áp lên bơm cao áp gồm thùng nhiên liệu ,bơm chuyển nhiên liệu ,các bộ lọc nhiên liệu và đƣờng ống dẫn .Các hƣ hỏng hệ thống này có thể dẫn đến hậu quả là không nạp đầy hoặc không đủ áp suất trong khoang nhiên liệu thấp áp của bơm cao áp ,làm cho bơm cao áp thiếu nhiên liệu và lọt khí ,không hoạt động bình thƣờng đƣợc, vì vậy cần phải bảo dƣỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu commonrail Mục tiêu: - Giải thích đƣợc các hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng hệ thống nhiên liệu common rail. - Phát biểu đúng phƣơng pháp kiểm tra, chẩn đoán hƣ hỏng và sửa chữa, bảo dƣỡng hệ thống nhiên liệu common rail. - Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa và bảo dƣỡng hệ thống nhiên liệu common rail đúng yêu cầu kỹ thuật. 1. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và phƣơng pháp kiểm tra chẩn đoán hƣ hỏng và sửa chữa, điều chỉnh hệ thống nhiên liệu common rail. 1.1. Hƣ hỏng của hệ thống cung cấp nhiên liệu thấp áp. - Hệ thống cung cấp nhiên liệu thấp áp lên bơm cao áp gồm thùng nhiên liệu ,bơm chuyển nhiên liệu ,các bộ lọc nhiên liệu và đƣờng ống dẫn .Các hƣ hỏng hệ thống này có thể dẫn đến hậu quả là không nạp đầy hoặc không đủ áp suất trong khoang nhiên liệu thấp áp của bơm cao áp ,làm cho bơm cao áp thiếu nhiên liệu và lọt khí ,không hoạt động bình thƣờng đƣợc .Các hƣ hỏng của hệ thống: - Hệ thống không kín, gây rò rỉ, chảy nhiên liệu và lọt khí. Hiện tƣợng rò rỉ thƣờng xảy ra ở các đầu ống nối, ở các mặt lắp ghép giữa các bộ phận do đệm, gioăng bị hỏng hoặc do nứt vỡ đầu nối hoặc đƣờng óng. Hiện tƣợng rò rỉ không nhƣng gây hao phí nhiện liệu, ô nhiễm môi trƣờng mà còn gây thiếu nhiện liệu cho bơm cao áp, làm khí lọt vào hệ thống. Hiện tƣợng lọt khí có thể phát hiện dê dàng khi thấy động cơ làm việc hay bị giật cục và không lên ga êm đƣợc. 16
  17. - Lọc nhiện liệu tắc do cặn bẩn, gây cản đƣờng cấp nhiện liệu làm nhiện liệu không cấp đủ lên bơm cao áp. - Bơm chuyển nhiện liệu thấp áp bị mòn, hỏng, không cung cấp đủ lƣu lƣợng yêu cầu cho bơm cao áp. Các hƣ hỏng chủ yếu của bơm thấp áp là mòn các chi tiết chính nhƣ các bánh răng và vỏ bơm trong bơm bánh răng ; rô-to, cánh gạt và thân trong bơm cánh gạt; 1.2.Hƣ hỏng của bơm cao áp. 1.2.1. Sửa chữa xy lanh pít tông bơm: a) Hƣ hỏng và kiểm tra: - Hƣ hỏng chính của xy lanh và pít tông bơm cao áp là bị mòn, ngoài ra còn bị nứt, gãy, cong pít tông, cào xƣớc bề mặt làm việc của bộ đôi xy lanh pít tông. - Kiểm tra dùng kính phóng đại quan sát vết nứt, gãy, cào xƣớc bề mặt làm việc của pít tông, xy lanh. - Dùng đồng hồ áp suất chịu đƣợc 1350 bar lắp lên từng nhánh bơm để kiểm tra áp suất của bơm, áp suất bơm không đƣợc giảm thấp hơn 150 bar. Nếu áp suất giảm thấp là pít tông xy lanh bơm bị mòn. - Kiểm tra bằng kinh nghiệm để rơi pít tông tự do trong xy lanh để xác định độ mòn. Nhúng pít tông và xy lanh vào trong dầu sạch, để đứng xy lanh bơm lên, lắp pít tông bơm vào trong xy lanh khoảng 1/3 chiều dài nếu pít tông rơi từ từ lọt vào trong xy lanh là khe hở đạt yêu cầu. Nếu pít tông rơi nhanh là khe hở lớn. b) Sửa chữa: - Pít tông bị nứt gãy cong phải thay, xy lanh và pít tông mòn có thể mạ thép, mạ cờ rôm hoặc thay mới. 1.2.2. Sửa chữa các chi tiết khác của bơm: a) Hƣ hỏng và kiểm tra: - Các lò xo, yếu, gãy, mất tính đàn hồi. Đệm bị mòn - Kiểm tra quan sát bằng mắt, đo chiều dài tự do của lò xo bằng dụng cụ chuyên dùng, sau đó so sánh với chiều dài tiêu chuẩn. - Các van áp suất, điện từ mòn, hỏng, cháy cuộn dây. 17
  18. - Các chốt, cần điều khiển bị cong, mòn, gãy - Trục bơm và lỗ bạc lót mòn. - Các con lăn mòn không đều. Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ mòn của các con lăn - Đĩa vấu cam mòn, có thể hàn đắp, sửa nguội cùng độ cao hoặc thay mới b) Sửa chữa: - Nếu chiều dài lò xo giảm > 2 mm phải thay lò xo mới đúng loại, các đệm bị mòn thay. - Các van áp suất, van điện từ mòn, hỏng cuộn dây bị cháy thay mới đúng loại. - Các chốt, cần điều khiển bị cong nắn lại, mòn gãy phải thay mới - Trục bơm và lỗ bạc lót bị mòn tiến hành hàn đắp, tiện lại trục và doa lại lỗ. - Các con lăn bị mòn không đều phải thay tất cả các con lăn cùng loại 1.2.3. Các chi tiết điện từ: - Các van điều khiển áp suất, các cảm biến, các dây dẫn điện, kiểm tra bằng cách đo giá trị điện trở của chúng (tham khảo tài liệu hƣớng dẫn sửa chữa). Nếu hƣ hỏng thì thay mới. - ECU kiểm tra bằng các kiểm tra tín hiệu xung điều khiển bugi sấy bằng tay (dùng một điện trở và đền led) hoặc bằng thiết bị Scan mã lỗi cầm tay. Hoặc dùng VOM để đo giá trị điện trở các chân ECU, hãy tham khảo tài liệu hƣớng dẫn sửa chữa liên quan. 1.2.4. Kiểm tra.suất tiêu chuẩn của bơm a. Chuẩn bị dụng cụ. + Van điều chỉnh áp suất. + Các đầu nối và ống nối và bình đựng nhiên liệu. + Đồng hồ đo áp suất. + Các chụp bảo vệ các đầu nối khi tháo ra. - Các bƣớc tiến hành đo. 18
  19. Hình 2.1: Sơ đồ kiểm tra bơm cao áp Hình 2.2: Cách đo lượng dầu hồi. - Tháo tất cả các đƣờng ống nối vòi phun với ống phân phối - Lắp van định lƣợng nhiên liệu và các đƣờng ống nối nối các đầu nối trên - Lắp đồng hồ đo áp suất cao vào ống phân phối và quan sát - Tháo van điều khiển áp suất, lắp cáp của đồng hồ đo vào ống phân phối - Quay động cơ khoảng 5 giây. - Thực hiện kiểm tra.suất tiêu chuẩn của bơm từ 1000 – 1500 bar nếu áp suất đo đƣợc nhỏ hơn áp suất tiêu chuẩn thì thay bơm mới. - Chú ý: Nếu áp suất trên đồng hồ thấp cần kiểm tra cảm biến áp suất và giới hạn áp suất trên ống phân phối trƣớc khi thay thế bơm. 1.3. Hƣ hỏng các van, vòi phun 1.3.1 Kiểm tra van SCV Kiểm tra SCV nhƣ sau: Ngắt các giắc nối SCV1 và SCV2. Dùng một Ôm kế đo điện trở giữa các cực nhƣ mô tả trên hình vẽ. 19
  20. Điện trở qui định: 1,5-1,7 Ω ở nhiệt độ 200C (680F). Nếu điện trở không bằng điện trở quy định nêu trên thì thay bơm. Hình 2.3: Kiểm tra van SCV 1.3.2. Kiểm tra van điều chỉnh áp suất Hình 2.4: Sơ đồ kiểm tra van điều chỉnh áp suất Hình2.5: Đo lượng dầu hồi qua van điều khiển áp suất -Tháo đƣờng nhiên liệu hồi từ van điều chỉnh áp suất cao. - Tháo ống nhiên liệu hồi từ van điều khiển áp suất thấp. - Tháo đƣờng điều khiển áp suất và nối cáp điều khiển của thiết bị đo vào van điều chỉnh áp suất. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1