intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Khái quát về hệ thống phun xăng điện tử; bảo dưỡng và sửa chữa bầu lọc; bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều khiển điện tử;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. UBND TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN *** GIÁO TRÌNH MĐ: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Ninh Thuận, năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. Lời nói đầu Ô tô đang và ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nước ta như là một phương tiện đi lại cá nhân cũng như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô sử dụng trong xã hội, đặc biệt là các loại ô tô đời mới, đang kéo theo nhu cầu rất lớn về nhu cầu nguồn nhân lực về việc bảo dưỡng và sửa chữa ô tô. Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa Hệ thống phun xăng điện tử nhằm cung cấp cho cán bộ hướng dẫn, học viên học nghề và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức cơ bản cả phần lý thuyết và thực hành bảo dưỡng và sửa chữa. Giáo trình này được giới thiệu gồm các nội dung sau: Bài 1: Khái quát về hệ thống phun xăng điện tử Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa bầu lọc Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều khiển điện tử Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều áp Bài5: Bảo dưỡng và sửa chữa kim phun Bài 6: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển trung tâm (ECU) và các bộ cảm biến Do trình độ và thời gian có hạn bởi vậy trong quá trình biên soạn giáo trình này chắc sẽ có chỗ chưa hoàn thiện và thiếu sót. Rất mong các đồng chí và các bạn đọc góp ý kiến để lần tái bản sau có chất lượng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 3
  4. Mục lục BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ ........................... 5 1. Khái niệm: .........................................................................................................................................5 2. Phân loại ............................................................................................................................................6 3. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng điện tử ....................................................7 4. Quy trình và yêu cầu tháo lắp hệ thống phun xăng điện tử ................................................................. 13 5. Tháo, lắp hệ thống ........................................................................................................................... 15 BÀI 2: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BẦU LỌC............................................. 17 1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bầu lọc không khí ........................................................ 17 2. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bầu lọc nhiên liệu ........................................................ 19 3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bầu lọc không khí và bầu lọc nhiên liệu .. 22 4. Kiểm tra, bảo dưỡng bầu lọc không khí và bầu lọc nhiên liệu............................................................. 23 5. Kiểm tra thực hành .......................................................................................................................... 26 BÀI 3: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BƠM XĂNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ . 27 1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm xăng điều khiển điện tử ........................................ 27 2. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng bơm xăng điều khiển điện tử 31 3. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều khiển điện tử .......................................................... 33 BÀI 4: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ ĐIỀU ÁP ........................................ 36 1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc bộ điều áp ......................................................................... 36 2. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng bộ điều áp ........................... 38 3. Kiểm tra, bảo dưỡng bộ điều áp........................................................................................................ 39 BÀI 5: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA VÒI PHUN XĂNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ........................................................................................................................ 44 1. Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun xăng điều khiển điện tử .................. 44 2. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng vòi phun xăng điều khiển điện tử........................................................................................................................................................ 57 3. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa vòi phun xăng điều khiển điện tử ....................................................... 60 BÀI 6: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM (ECU) VÀ CÁC BỘ CẢM BIẾN .................................................................................... 66 1. Mô đun điều khiển điện tử ............................................................................................................... 66 2. Nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ cảm biến .............................................................. 71 3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của mô đun điều khiển điện tử và các bộ cảm biến ........................ 94 4. Kiểm tra, bảo dưỡng mô đun điều khiển điện tử và các bộ cảm biến .................................................. 96 4
  5. BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống phun xăng điện tử trên ô tô - Trình bày được thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng điện tử. - Nhận dạng đúng thành phần và vị trí lắp đặt trên động cơ. - Tháo lắp, nhận dạng được các cụm chi tiết cơ bản trong hệ thống phun xăng điện tử. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Khái niệm: - Hệ thống phun xăng điện tử là một hệ thống tiên tiến, hệ thống này đang làm cho chất lượng động cơ xăng ngày càng nâng cao. - Hệ thống phun xăng điện tử là một hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng cung cấp lượng nhiên liệu tỷ lệ hỗn hợp đáp ứng các chế độ làm việc khác nhau của động cơ với yêu cầu cao như: tăng công suất, tốc độ, giảm suất tiêu hao nhiên liệu, điện tử hoá quá trình điều khiển, giảm đến mức tối thiểu các chất độc hại trong thành phần khí thải, tránh ô nhiễm môi trường... - Nhiên liệu được lấy từ bình nhiên liệu bằng bơm nhiên liệu và được phun dưới áp suất bởi kim phun, áp suất nhiên liệu trong đường ống nhiên liệu phải được điều chỉnh để duy trì việc phun nhiên liệu ổn định bằng bộ điều áp và bộ giảm rung động. - Hệ thống nhiên liệu phun xăng điện tử EFI được ECU động cơ tính toán lượng phun nhiên liệu tối ưu và làm cho các kim phun phun nhiên liệu thông qua việc sử dụng các cảm biến khác nhau để phát hiện tình trạng của động cơ và điều kiện chạy của xe. Việc phun xăng cần được thực hiện phù hợp với vị trí của trục khuỷu (thời điểm bắt đầu phun), lưu lượng không khí vào, và trạng thái tức thời của động cơ. Việc thay đổi lưu lượng phun được thực hiện thông qua việc thay đổi thời gian mở lỗ kim phun. - Hệ thống bao gồm 3 phần chính; + Phần điện trong hệ thống có nhiệm vụ cung cấp thông tin của động cơ tới bộ điều khiển trung tâm (ECU), thực hiện cấp tín hiêu cho các bộ phận thừa hành, các bộ phận cảnh báo. Các thông tin cần thu thập phản ánh trang thái làm việc tức thời của động cơ gồm: nhiệt độ máy, nhiệt độ khí nạp, lượng O2 trong khí xả, lưu lượng khí nạp, vị trí bướm ga, tín hiệu thời điểm đánh lửa, tín hiệu khởi động, số vòng quay trục khuỷu, hiện tượng kích nổ, …. Các thông tin được thực hiện nhờ các cảm biến (CB) và đưa về ECU. ECU sử lý các thông tin, tính 5
  6. toán các trạng thái thực tế và đưa ra các tín hiệu tối ưu điều khiển các cơ cấu thừa hành: vòi phun khởi động lạnh, các vòi phun chính, điều chỉnh chế độ mở van khí đường không tải. Các cảm biến của hệ thống phun xăng thường được tổ hợp với các hệ thống điều khiển tự động khác (nếu có) trên xe. + Phần cung cấp xăng có nhiệm vụ cung cấp xăng cho các vòi phun xăng chính và vòi phun xăng khởi động lạnh. Mạch cung cấp xăng thực hiện từ thùng xăng, bơm xăng, lọc xăng thô, bộ van điều áp, bộ triệt xung áp suất, qua ống dẫn tới các vòi phun. Xăng được cấp cho vòi phun qua các phần tử lọc tinh bằng Ceramic đặt trong vòi phun. Trên đường dẫn sau bơm xăng, áp suất xăng có thể đạt tới 220 kPa, luôn ổn định. Vòi phun xăng chính và vòi phun khởi động lạnh chỉ phun xăng cấp cho xy lanh động cơ khi có tín hiệu điều khiển từ ECU. Lượng phun của vòi phun xăng chính được quyết định bởi áp suất nhiên liệu khi phun, thời gian phun, do ECU điều khiển, theo trạng thái làm việc của động cơ. + Phần cung cấp không khí có nhiệm vụ cung cấp khí đã lọc sạch và trộn hòa với xăng tạo thành hỗn hợp được nạp vào các xi lanh qua xupap. Mạch cấp khí thường xuyên bao gồm: không khí từ khí quyển qua bầu lọc khí, qua bộ đo lưu lượng khí (lưu lượng kế), tới bướm ga (điều tiết lượng nạp khí theo điều khiển của chân ga) vào khoang chứa khí chung và chia ra các đường nạp vào từng xy lanh. Tại đây không khí được trộn hòa với xăng, phun ra từ vòi phun chính, đi qua xupap nạp đến buồng đốt xy lanh. 2. Phân loại 2.1 Phân loại theo số vòi phun: có hai loại * Hệ thống phun xăng nhiều điểm - Hệ thống phun xăng nhiều điểm: Mỗi xi lanh động cơ xăng được phun vào đường ống nạp ở trước gần xupáp nạp (thường dùng cho xe du lịch cao cấp có dung tích lớn > 1600 cm3 ). Hiện nay được sử dụng phổ biến. * Hệ thống phun xăng một điểm 6
  7. - Hệ thống phun xăng một điểm: Sử dụng một vòi phun duy nhất. Xăng được phun vào đường nạp bên trên bướm ga, hỗn hợp được tạo thành trên đường nạp ( thường dùng cho động cơ công suất nhỏ do cấu tạo đơn giản và giá thành không quá cao). 2.2. Phân loại theo nguyên tắc làm việc của hệ thống: Theo hãng BOSCH gồm: - Hệ thống phun xăng điều khiển cơ khí: K-Jetronic. - Hệ thống phun xăng cơ khí - điện tử : KE-Jetronic. - Hệ thống phun xăng điện tử: có hai loại. + Hệ thống phun xăng điện tử đơn thuần: L-Jetronic (EFI). + Hệ thống phun xăng điện tử theo chương trình (ECCS, TCCS). 3. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng điện tử 3.1 Hệ thống phun xăng điều khiển cơ khí: K-Jetronic a. Sơ đồ cấu tạo 7
  8. b- Sơ đồ nguyên lý làm việc 3.2 Hệ thống phun xăng cơ khí- điện tử. a. Sơ đồ 8
  9. b. Nguyên lý làm việc: 3.3 Hệ thống phun xăng điện tử đơn thuần: L-Jetronic ( EFI ) a. Sơ đồ hệ thống Sơ đồ hệ thống EFI (hãng TOYOTA) - Sơ đồ khối 9
  10. Sơ đồ khối hệ thống EFI b. Nguyên lý làm việc Trong hệ thống này ECU chỉ kiểm soát và điều khiển vòi phun xăng. ECU nhận hai tín hiệu gốc là: số vòng quay động cơ (lấy từ hệ thống đánh lửa) và lưu lượng gió hoặc độ chân không sau bướm ga. Tín hiệu phụ là mức tải của động cơ thông qua cảm biến củ vị trí bướm ga. Khi có đủ hai tín hiệu gốc ECU sẽ tính ra một chế độ phun nhất định ở thời điểm đó và điều khiển vòi phun mở theo chuẩn mực mẫu. Tuy vậy trong thời gian làm việc cần phải điều chỉnh lại chế độ phun xăng cho phù hợp với điều kiện cụ thể về nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước làm mát, khi khởi động 10
  11. máy, khi điện áp nguồn giảm, khi chạy nóng máy...Việc hiệu chỉnh này căn cứ vào tín hiệu của các cảm biến báo về ECU. Nguyên lý điều khiển của ECU 3.4 Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống phun xăng điện tử theo chương trình (ECCS, TCCS) Hệ thống cấp khí giống như của hệ phun xăng EFI chỉ khác là có thêm van ISC để điều khiển không tải nhanh và các van khí điều khiển dòng khí nạp biến thiên.Trong hệ thống cấp xăng khác với hệ EFI ở phương thức điều khiển bơm xăng. Là hệ thống phun xăng được điều khiển tổng hợp nhờ ECU máy. Trong hệ thống EFI, ECU chỉ kiểm soát và điều khiển quá trình phun xăng, còn hệ thống ECCS, ECU có 4 chức năng chính là: - Điều khiển phun xăng tự động EFI. - Điều khiển đánh lửa sớm ESA. - Kiểm soát chế độ chạy chậm ESC. - Chẩn đoán kỹ thuật. 11
  12. Sơ đồ khối (ECCS) - Sơ đồ hệ thống: 12
  13. Sơ đồ hệ thống phun xăng điện tử ECCS 4. Quy trình và yêu cầu tháo lắp hệ thống phun xăng điện tử Quy trình và yêu cầu tháo lắp hệ thống phun xăng điện tử trên xe TOYOTA STT Các bước công việc Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú 1 Xả xăng trong thùng chứa 2 Tháo thùng chứa xăng 3 Chú ý các gioăng đệm, Tháo các đường ống từ thùng xăng và chánh va đập làm 13
  14. tới bộ phun nhiên liệu và đường hồi hỏng đường dẫn nhiên liệu 4 Tháo bầu lọc Chú ý chiều lắp Tháo và đánh dấu các 5 Tháo bơm xăng giắc cắm của bơm, của thiết bị báo nhiên liệu 6 Tháo bầu lọc không khí 7 Tháo dẫn động ga Bấm các giắc cắm và rút Tháo các giắc cắm cảm biến tại cổ 8 ra không được cầm giây hút và tháo cảm biến ra ngoài điện để rút Tháo cổ hút chính và vòi phun khởi Tháo đều đối xứng 9 động lạnh Tháo và đánh dấu các giắc cắm của bơm, của Tháo các giắc điện của kim phun, và thiết bị báo nhiên liệu 10 tháo kim phun ra ngoài cổ hút Chú ý các gioăng đệm và đầu lỗ tia phun Tháo giàn ống phun nhiên liệu và van Tháo đều đối xứng 11 điều áp ra ngoài 14
  15. 5. Tháo, lắp hệ thống 5.1. Nhận dạng và xác định vị trí lắp đặt các bộ phận trên động cơ - Bộ cảm biến lượng ôxy trong khí xả - Bộ cảm biến nhiệt độ động cơ - Bộ cảm biến nhiệt độ không khí nạp - Bộ cảm biến số vòng quay và ĐCT của động cơ - Bộ cảm biến tiếng gõ trong xy lanh động cơ - Bộ cảm biến áp suất của không khí nạp - Bộ cảm biến độ mở bướm ga 5.2 Tháo các bộ phận khỏi động cơ xe Toyota. STT Các bước công việc Tháo các đường ống từ thùng xăng tới bộ phun nhiên liệu và đường Bước 1 hồi Bước 2 Tháo bầu lọc không khí Bước 3 Tháo cảm biến nhiệt độ không khí nạp 15
  16. Bước 4 Cảm biến áp suất của không khí nạp Bước 5 Bộ cảm biến độ mở bướm ga Bước 6 Tháo dẫn động ga Bước 7 Tháo các giắc cắm cảm biến tại cổ hút và tháo cảm biến ra ngoài Bước 8 Tháo cổ hút chính và vòi phun khởi động lạnh Bước 9 Tháo các giắc điện của kim phun, và tháo kim phun ra ngoài cổ hút Bước 10 Tháo giàn ống phun nhiên liệu và van điều áp ra ngoài 5.3 Làm sạch bên ngoài - Dùng chổi lông hoặc chổi sắt vệ sinh sạch sẽ các bụi bẩn báo xung quanh. - Dung giấy giáp đánh sạch các đầu tiếp xúc của các cực dẫn điện. Các chi tiết tháo ra dùng xăng rửa xạch lau chùi xạch se sau đó xì khô bằng khí có áp lực. Chú ý: Thông rửa vòi phun bằng dụng cụ chuyên dùng. 5.4 Lắp các bộ phận vào động cơ Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo, khi lắp cần chú ý: - Làm sạch các chi tiết trước khi lắp. - Lắp đúng trình tự và đúng vị trí. - Khi siết phải đều và đối xứng. - Các giắc và các đầu dây điện phải lắp đúng và chắc chắn. 16
  17. BÀI 2: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BẦU LỌC - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bầu lọc không khí, bầu lọc nhiên liệu - Trình bày được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của bầu lọc không khí, bầu lọc nhiên liệu. - Kiểm tra và bảo dưỡng được bầu lọc không khí, bầu lọc nhiên liệu đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nôi dung: 1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bầu lọc không khí 1.1. Nhiệm vụ: Dùng để lọc sạch các bụi bẩn trước khi đưa không khí vào đường ống nạp, ngoài ra còn có thể tiêu âm. Bình lọc được lắp ở miệng vào của đường ống nạp. Trên xe thường dùng bình lọc ướt hoặc lọc giấy. 1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc bộ lọc ướt a. Cấu tạo: Gồm thân 1, lõi lọc 2 được lắp chặt trong nắp 3. Lõi lọc được làm bằng sợi thép, sợi nilon rối( đường kính sợi khoảng 0,2  0,3 mm), đáy bộ lọc có chậu chứa dầu nhờn.( hình 7.345) Cấu tạo bầu lọc ướt 1. Thân; 2. Lõi lọc; 3. Nắp 17
  18. b. Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc không khí đi xuống theo khe hở hình vành khăn giữa thân 1 và lõi lọc 2, tới đáy, dòng khí đổi chiều 180 0 lướt qua bề mặt dầu nhờn để vòng lên. Do quán tính các hạt bụi lớn dính vào mặt dầu, rồi lắng xuống đáy, còn không khí sạch tiếp tục đi lên qua lõi lọc. Những hạt bụi nhỏ, nhẹ được lọc sạch ở lõi lọc, khi không khí sạch đi vào đường ống nạp. 1.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc bộ lọc giấy. a. Cấu tạo: có dạng tấm hay dạng gấp nếp hình vành khăn. 18
  19. Bộ lọc không khí có lõi lọc bằng giấy b. Nguyên lý làm việc: Bụi trong không khí bị gạt lại khi đi qua lõi lọc. Thông thường các bình lọc giấy còn kết hợp với chức năng tiêu âm đối với dòng khí nạp nhờ có ống Lavan hoặc ống cộng hưởng ở cửa vào lõi lọc. Ngoài ra lõi lọc giấy còn có tác dụng chặn lửa, tránh không để lửa của hiện tượng tia lửa phun ngược từ bộ chế hoà khí lên nắp động cơ gây ra hoả hoạn. 2. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bầu lọc nhiên liệu 2.1. Nhiệm vụ: Lọc sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong xăng, tránh kẹt đường dẫn nhiên liệu và các mạch nhiên liệu trong bộ chế hoà khí. 2.2. Sơ đồ cấu tạo nguyên lý làm việc của bầu lọc nhiên liệu a. Cấu tạo Hầu hết hệ thống nhiên liệu ít nhất có hai bộ lọc. Bộ lọc nhiên liệu thứ nhất (sơ cấp) được lắp ở cửa vào phía dưới bình nhiên liệu, bộ lọc thứ hai (thứ cấp) được bố trí giữa bơm xăng và bộ chế hoà khí. Hầu hết bộ lọc nhiên liệu lắp trên đường dẫn đều có lõi lọc bằng giấy hoặc sứ. Các đầu của bộ lọc có thể có các ống nối có ren hoặc ống nối mềm. Các bầu lọc nhỏ thường được bắt vào bộ chế hoà khí hay bơm xăng bằng ren. Một số bộ lọc có bố trí một nam châm để hút các mạt sắt trong nhiên liệu. 19
  20. Các kiểu bộ lọc nhiên liệu * Sơ đồ cấu tạo bầu lọc thô và bầu lọc tinh nhiên liệu Hình a Hình b H.a. Bầu lọc thô H.b. Bầu lọc tinh 1. Cốc lọc 1. Quai bắt chặt 2. Vỏ 2. Cốc lọc 3. Lỗ xăng vào 3. Lõi lọc 4. Lỗ xăng ra 4. Vỏ 5. Tấm lọc 5. Đai ốc 6. Nút xả. - Bầu lọc thô gồm 3 phần: Vỏ, cốc lắng và phần tử lọc. - Vỏ bầu lọc có đường xăng vào và đường xăng ra, ở giữa có lắp cột trung tâm. Trên vỏ còn có tai bắt bulông và bắt bầu lọc với thùng xăng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2