intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực máy kéo (Nghề: Cơ điện nông thôn - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực máy kéo (Nghề: Cơ điện nông thôn - CĐ/TC) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Bảo dưỡng, sửa chữa bộ ly hợp ma sát; Bảo dưỡng, sửa chữa hộp số; Bảo dưỡng, sửa chữa truyền động các đăng; Bảo dưỡng,sửa chữa cầu sau máy kéo; Bảo dưỡng, sửa hệ thống chuyển hướng và truyền lực cuối cùng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực máy kéo (Nghề: Cơ điện nông thôn - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)

  1. SỞ LĐ- TB VÀ XÃ HỘI HÀ NAM TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH Mô đun: Bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực máy kéo NGHỀ: CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/ TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 285/QĐ - CĐN ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Trường Cao đẳng nghề Hà Nam) Hà Nam, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo nghề và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 0
  3. V. MỤC LỤC Nội dung Trang I. Lời nói đầu 1 II. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian của mô-đun 2 III. Nội dung chi tiết 3 Bài 1: Bảo dưỡng, sửa chữa bộ ly hợp ma sát 3 Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hộp số 27 Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa truyền động các đăng 38 Bài 4: Bảo dưỡng,sửa chữa cầu sau máy kéo 45 Bài 5: Bảo dưỡng, sửa hệ thống chuyển hướng và truyền 51 lực cuối cùng Bài 6: Bảo dưỡng, sửa chữa bán trục máy kéo bánh lốp 60 IV. Tài liệu tham khảo 63 1
  4. I. LỜI NÓI ĐẦU Bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận của máy kéo là công việc không thể thiếu đối với bất kỳ người thợ sử chữa hay người thợ vận hành máy nông nghiệp nào. Đối với nghề sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy kéo càng có vai trò quan trọng trong công việc bảo dưỡng và sửa chữa máy kéo nông nghiệp. Những vấn đề về hệ thống truyền lực có liên quan trực tiếp tới chất lượng, độ tin cậy và tuổi thọ của máy kéo khi làm việc. Vì vậy, đòi hỏi người thợ lành nghề phải tinh thông các cơ sở kỹ thuật, phải hiểu rõ về các bộ phận, cấu tạovà nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền lực và những hư hỏng thường gặp ,phương pháp kiểm tra bảo dưỡng ,sửa chữa nhằm nâng cao tuổi thọ và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong hệ thống truyền lực . Khi biên soạn giáo trình này, người biên soạn đã xem xét, cân nhắc đến đặc điểm riêng biệt của công việc bảo dưỡng và sửa chữa , thời gian đào tạo. Môn học bảo dưỡng ,sủa chữa hệ thống truyền lực máy kéo không những được dạy cho học viên cách sử dụng tất cả các dụng cụ đo kiểm tra mà còn tạo cho học viên năng lực vận dụng các kết quả đo vào việc phân tích, xác định các sai lỗi của các thiết bị để có phương pháp tối ưu nhất trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa Trong quá trình biên soạn có thể còn nhiều thiếu sót , tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả đặc biệt là các thày cô giáo trực tiếp giảng dạy chuyên ngành. 2
  5. MÔ ĐUN: BẢO DƢỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC MÁY KÉO 1. Vị trí, tính chất của mô-đun - Là mô-đun chuyên môn nghề bắt buộc. - Là mô-đun đào tạo độc lập với các mô-đun khác, căn cứ theo tình hình thực tế có thể sắp xếp vị trí dạy mô-đun này so với các mô-đun khác cho phù hợp. 2. Mục tiêu của mô-đun - Tháo lắp, kiểm tra, xác định được những hư hỏng thường gặp của hệ thống truyền lực máy kéo. - Thực hiện được các công việc bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy kéo. - Sửa chữa những hư hỏng thường gặp của hệ thống truyền lực máy kéo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực máy kéo. 3. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian 3
  6. BÀI 1: Bảo dƣỡng, sửa chữa bộ ly hợp ma sát a. Mục tiêu của bài: - Thực hiện được các công việc tháo lắp, kiểm tra, xác định những hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp ma sát máy kéo. - Bảo dưỡng được các bộ phận của bộ ly hợp ma sát trên máy kéo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của các bộ phận bộ ly hợp ma sát trên máy kéo. - Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp ma sát.. b. Nội dung bài: 1.1. Bộ ly hợp ma sát Bộ ly hợp ma sát trên máy kéo được đặt trung gian giữa động cơ và hộp số, có nhiệm vụ nối hoặc tách chuyển động giữa trục khuỷu động cơ và trục sơ cấp của hộp số khi cần. Đặc biệt, ly hợp được sử dụng để ngắt tạm thời chuyển động giữa động cơ và hộp số mỗi khi cần tách hoặc gài số giúp quá trình sang số được dễ dàng. Trên máy kéo người ta thường sử dụng bộ ly hợp ma sát khô loại một đĩa thường đóng và bộ ly hợp ma sát thường mở 1.1.1. Bộ ly hợp ma sát khô loại một đĩa thƣờng đóng 1.1.1.1 Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát khô loại một đĩa thƣờng đóng: 4
  7. Hình 1.1: Sơ đồ cấu tạo bộ ly hợp ma sát khô loại một đĩa thường đóng 1. Vỏ ly hợp; 2. Đĩa ép; 3. Bánh đà ; 4. Đĩa ma sát; 5. Chốt chống xoay; 6. Lò xo ép; 7. Đòn mở; 8. Bi tỳ; 9. Càng cua; 10. Bàn đạp; 11. Lò xo hồi vị; 12. Thanh kéo - Phần chủ động : Bánh đà, đĩa ép và vỏ ly hợp. Vỏ ly hợp bắt với bánh đà bằng bu lông. Giữa đĩa ép và vỏ ly hợp đặt các lò xo ép, được phân bố đều đối xứng qua tâm. - Phần bị động : Đĩa ma sát đặt giữa bánh đà và đĩa ép. Đĩa ma sát lắp với trục ly hợp bằng then hoa. - Cơ cấu điều khiển ly hợp gồm các đòn mở lắp bản lề với vỏ ly hợp, đĩa ép, vòng bi tỳ, bạc trượt, càng cua, bàn đạp ly hợp và bộ phận dẫn động cơ khí hay thủy lực. 1.1.1.2 Nguyên lý làm việc: - Khi chưa tác động vào bàn đạp ly hợp : Dưới tác dụng của các lò xo, đĩa ép ép chặt đĩa ma sát vào bánh đà ( ly hợp ở trạng thái đóng ). Mô men quay từ trục khuỷu qua bánh đà và đĩa ép truyền cho đĩa ma sát và trục ly hợp từ đó truyền mô men quay cho bộ phận truyền lực phía sau. - Khi đạp bàn đạp ly hợp : Qua cơ cấu dẫn động vòng bi tỳ ép vào đầu đòn mở, đầu kia đòn mở kéo đĩa ép về phía sau ( các lò xo bị nén lại). Đĩa ma sát dịch 5
  8. chuyển trên trục ly hợp để tách khỏi bề mặt của bánh đà và đĩa ép ( ly hợp ở trạng thái mở) cắt truyền động từ động cơ tới hệ thống truyền lực. - Khi nhả bàn đạp ly hợp, các lò xo lại ép đĩa ép, đĩa ma sát và bánh đà thành một khối, ly hợp lại truyền động lực. Như vậy ly hợp có tác dụng cắt tạm thời truyền động từ động cơ tới hệ thống truyền lực mỗi khi cần ra hoặc vào số. 1.1.2. Bộ ly hợp ma sát thƣờng mở 1.1.2.1.Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát thƣờng mở: Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo bộ ly hợp ma sát thường mở 1. Bánh đà; 2. Đĩa chủ động; 3. Đĩa trước ; 4. Đĩa ép; 5. Trạc; 6. Vòng ép; 7. Trục; 8. Thanh đàn hồi; 9,10.Chốt; 11. Cam ép; Cấu tạo gồm : Bộ ly hợp thường bố trí bên trong bánh đà 1, phần chủ động là đĩa 2 liên kết với bánh đà bằng vành răng ngoài hoặc bằng các tấm đệm bằng cao su. Đĩa chủ động 2 được ép giữa các đĩa bị động, đĩa trước 3 được nối cứng với đầu trục 7 của ly hợp, còn đĩa phía sau 4 có thể dịch chuyển dọc theo rãnh khía ở cuối trục hoặc trên moay ơ của đĩa trước 3. Các đĩa được ép lại với nhau do cần bẩy của cơ cấu gài. Cơ cấu gài gồm chạc 5 có lỗ, trong khía chạc có lắp chốt 10 để giữ các cam ép 11 có đầu cong tác động lên đĩa ép 4. Đầu cuối của cam nối khớp với vòng ép 6 bằng các thanh đàn hồi 8, vòng ép này có thể dịch chuyển dọc theo trục 7. 6
  9. 1.1.2.2.Nguyên lý làm việc: Khi xê dịch vòng tỳ về phía trước, vòng này truyền qua các thanh 8 làm nâng đầu cuối của cam ép 11, vấu cam tỳ ép đĩa 4, nhờ vậy bộ ly hợp đóng lại. Nếu kéo vòng ép về phía sau, đầu cuối cam xoay xuống, vấu cam làm tách các đĩa ra, bộ ly hợp được mở. Người ta chế tạo chiều dài của các thanh kéo và cách bố trí trên chạc trục cam làm sao để khi đóng ly hợp thì chúng phải vượt qua 1 vị trí giới hạn, gọi là thế trung gian. Ở thế trung gian các thanh kéo đàn hồi được nén lại và thẳng góc với trục ly hợp nghĩa là đầu cam ép đi về phía trước một đoạn lớn nhất. Lúc này các cam ép lên đĩa một lực lớn nhất. Khi ly hợp đóng hoàn toàn, các đầu cam ngả về phía sau và lực ép lên đĩa giảm đi một chút. Vì vậy khi đóng ( gài) cũng như khi mở ly hợp, các cần bẩy của cơ cấu phải vượt qua thế trung gian nên cần tác động lên cần bẩy một lực lớn hơn một chút, kiểu cấu tạo như thế giữ cho ly hợp không tự đóng ( gài) hoặc tự mở ly hợp. Loại ly hợp này đòi hỏi lực nén của lò xo nhỏ hơn hẳn so với loại ly hợp thường xuyên đóng có cùng kích thước. 1.1.4. Sửa chữa và bảo dƣỡng bộ ly hợp ma sát 1.1.4.1.Hƣ hỏng chung của bộ ly hợp ma sát a. Hiện tƣợng ly hợp bị trƣợt * Biểu hiện: - Khi tăng ga nhưng xe vẫn không bốc - Có mùi khét. * Nguyên nhân : - Bề mặt ma sát bị dính dầu mỡ, nước. - Hành trình tự do của bàn đạp nhỏ hoặc không có. - Tấm ma mòn làm các đầu đinh tán trồi lên. - Các đĩa chủ động mòn, bề mặt ma sát bị chai cứng. 7
  10. - Lò so ép hình trụ hoặc lò xo lá bị yếu, gãy mất đàn tính. - Điều chỉnh chiều cao đầu đòn mở không đúng và không bằng nhau. * Tác hại : - Không truyền hết mômen ra phía sau, tiêu tốn nhiên liệu. - Làm đĩa ép, đĩa ma sát và bánh đà mòn nhanh. - Phát sinh ra nhiệt độ cao làm cháy các bề mặt ma sát, các đĩa bị rạn nứt, cong vênh, các lò xo bị giảm đàn tính. b. Hiện tƣợng ly hợp bị bó ( dính côn) * Biểu hiện: - Khi đạp bàn đạp hết hành trình, trục ly hợp vẫn quay theo bánh đà làm cho việc ra, vào số khó khăn và gây va đập. * Nguyên nhân: - Hành trình tự do của bàn đạp quá lớn. - Chiều cao các đòn mở không bằng nhau. - Đĩa ép, đĩa ma sát bị vênh. - Tâm trục ly hợp và trục khuỷ không đồng tâm. - Khi ngắt li hợp có vật cứng rơi vào. - Moay ơ đĩa ma sát bị kẹt trên trục ly hợp. - Điều chỉnh không đúng đối với ly hợp kép * Tác hại: - Gây ra các va đập ở các bánh răng hộp số - Ra vào số khó khăn dẫn tới mất đà, tốn nhiên liệu c. Bàn đạp ly hợp bị rung, giật * Biểu hiện : 8
  11. Khi đạp, nhả ly hợp từ từ , nhưng nếu đạp mạnh hết rung * Nguyên nhân: - Các đầu đòn mở không nằm trên cùng một mặt phẳng - Rãnh then hoa trục ly hợp và moay ơ đĩa ma sát bị mòn. - Đinh tán giữa tấm ma sát và đĩa thép bị rơ lỏng. - Lò xo giảm chấn đĩa ma sát bị yếu, gẫy. - Các bề mặt ma sát bị vênh, đảo, trục ly hợp không đòng tâm.p * Tác hại : Làm tăng tốc độ mòn của các chi tiết và gây khó chịu cho người lái xe c.Ly hợp làm việc có tiếng kêu * Khi ở trạng thái đóng - Nguyên nhân: + Lò xo ép gị gẫy. + Lò xo giảm chấn bị mòn, gẫy. + Đòn mở ly hợp tì vào vòng bi. + Các bulông bắt không chặt. + Vòng bi tỳ khô * Khi ly hợp ở trạng thái mở - Nguyên nhân: + Vòng bi đỡ trục bị mòn, vỡ. + Vòng bi tỳ mòn, dơ, lỏng, khô dầu mỡ. + Trục ly hợp không trùng tâm với trục khuỷu. + Đối với ly hợp kép còn có tiếng kêu do va đập giữa chốt với đĩa ép trung gian. 9
  12. 1.1.4.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng và sửa chữa bộ ly hợp ma sát a. Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do và hành trình tổng cộng của bàn đạp ly hợp (hình 1.3). Hành trình tự do của bàn đạp li hợp là khoảng cách dịch chuyển của bàn đạp ly hợp tính từ vị trí ban đầu cho tới khi vòng bi tỳ bắt đầu tiếp xúc vào đầu đòn mở ( triệt tiêu hết khe hở tự do). Hành trình tiếp theo của bàn đạp cho tới sát sàn xe gọi là hành trình làm việc (B) (hành trình nén lò xo để ly hợp cắt hoàn toàn). - Kiểm tra hành trình tổng cộng (A) như sau: + Đo độ cao của bàn đạp: Dùng thước đặt vuông góc với sàn xe, đo chiều cao này. Chiều cao này phải đúng trị số quy định cho từng loại xe. Nếu không đúng thì điều chỉnh bằn cách thay đổi chiều dài của bu lông tỳ cần bàn đạp( ở trong cabin) + Đạp bàn đạp từ từ cho tới hết tầm dịch chuyển ( vị trí tận cùng của bàn đạp ): đo khoảng khoảng cách dịch chuyển (A) của bàn đạp. Nếu hành trình này không đúng phải điều chỉnh lại hành trình tự do. - Kiểm tra hành trình tự do ( hiệu số A- B) của bàn đạp: + Đặt thước lá theo chiều tiến của bàn đạp li hợp với mốc là vị trí ban đầu của bàn đạp. + Đạp bàn đạp từ từ cho tới lúc bắt đầu cảm giác thấy nặng thì dừng lại đo khoảng cách từ vị trí ban đầu tới vị trí này của bàn đạp. Hành trình tự do phải trong phạm vi cho phép. + Điều chỉnh khe hở giữa bu lông tựa với đĩa ép trung gian từ 1- 1,5 mm. bằng cách vặn bu lông vào hết rồi nới ra 1- 1,5 vòng( ứng với 4-5 tách) 10
  13. a) b) Hình 1.3 Kiểm tra độ cao và các hành trình của bàn đạp li hợp Nếu không đúng cần điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài của thanh kéo (ly hợp điều khiển bằng cơ khí), vít chỉnh hoặc chiều dài của dây cáp. Đối với cơ cấu dẫn động thuỷ lực cần thay đổi chiều dài ty đẩy nối từ bàn đạp ly hợp tới piston của xi lanh chính bằng cách nới ốc hãm vặn ty đẩy khi đạt yêu cầu thì siết chặt ốc hãm. Đối với dẫn động phanh bằng thuỷ lực còn cần kiểm tra hành trình của ty đẩy (hành trình dịch chuyển của bàn đạp tính từ khi đạp bàn đạp tới khí ty đẩy bắt đầu tác động vào piston của xi lanh chính) Hành trình này phải nằm trong phạm vi cho phép: từ 1  5 mm (hình 1.3 a). b.Kiểm tra bảo dƣỡng và điều chỉnh chiều cao các đòn mở( hình 1.4). 11
  14. - Kiểm tra: Đối với ly hợp có các đòn mở. Dùng thước đo sâu đo khoảng cách của các đầu đòn mở tới tới bề mặt làm việc của đĩa ép, khoảng cách này phải bằng nhau và nằm trong phạm vi cho phép đối với từng loại ly hợp do nhà chế tạo quy định. Nếu khoảng cách này không bằng nhau thì phải điều chỉnh lại, cho phép chêch lệch giữa các đầu đòn mở không vượt quá 0,3 mm. - Điều chỉnh: Tuỳ theo kết cấu lắp ghép của đòn mở mà ta có các cách điều chỉnh khác nhau. +Nếu đòn mở được lắp trên bu lông điều chỉnh thì thay đổi chiều cao của bu lông bắt vào vỏ của ly hợp. +Nếu tại đầu đòn mở bố trí các bu lông điều chỉnh thì cần nới đai ốc hãm để điều chỉnh bu lông ra hoặc vào. Sau khi điều chỉnh xong, siết chặt đai ốc hãm. c.Xả khí trong cơ cấu dẫn động thuỷ lực Sau khi kiểm tra bảo dưỡng cơ cấu dẫn động li hợp thuỷ lực xong cần bổ xung đủ dầu sau đó tiến hành xả khí trong hệ thống. - Lắp đoạn ống nhựa vào đai ốc xả khí (xả E), đầu kia cắm vào lọ hứng dầu phanh. - Kiểm tra dầu ở bầu chứa dầu trên xi lanh chính, nếu thiếu thì bổ xung - Đạp từ từ bàn đạp li hợp vài ba lần. - Giữ bàn đạp ở vị trí đạp, đồng thời nới đai ốc xả khí cho tới khi thấy dầu phanh chảy ra lọ thì vặn chặt đai ốc xả khí. 12
  15. Bài 2: Bảo dƣỡng, sửa chữa hộp số a.Mục tiêu của bài: - Tháo lắp, kiểm tra được những hư hỏng thường gặp của các bộ phận hộp số trên máy kéo. - Bảo dưỡng được các bộ phận của hộp số máy kéo đúng yêu cầu kỹ thuật - Sửa chữa được những hư hỏng thông thường của hộp số đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc bảo dưỡng, sửa chữa hộp số. b. Nội dung bài: 2.1. Hộp số máy kéo 2.1.1.Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hộp số 2.1.1.1 Cấu tạo (hình2.1) Hộp số có 3 trục, trục chủ động (1) chính là trục ly hợp, trục trung gian (15) và trục bị động (8). Bánh răng chủ động (2) đúc liền với trục chủ động, phía ngoài có vành răng để cài số III và luôn ăn khớp với bánh răng (14) của trục trung gian. Bánh răng số II trên trục bị động là bánh răng số (5) quay trơn trên trục và luôn ăn khớp với bánh răng trung gian (13). Bánh răng số (6) lắp then hoa với trục bị động và có thể di trượt trên trục để ra vào số I và số lùi. Bộ đồng tốc cũng lắp then hoa với trục bị động và di trượt trên trục để gài số II và số III. Các bánh răng số lùi (9) và (11) trên trục trung gian và trục số lùi (10) luôn ăn khớp với nhau. Trục chủ động được quay trơn trên vòng bi đặt ở vỏ hộp số. Trục bị động một đầu gối lên vòng bi đặt trong hốc của bánh răng chủ động, đầu sau quay trên vòng bị đặt ở vỏ hộp số. Trục trung gian lắp song song với trục chủ động và trục bị động. Hai đầu trục được quay trên hai vòng bi đặt ở vỏ hộp số.Trên trục trung gian có bánh răng 13
  16. (14) luôn ăn khớp với trục chủ động. Các bánh răng 14, 13, 12, 9 đều lắp chặt với trục. Hình 2.1. Sơ đồ hộp số 3 cấp có số truyền thẳng 1.Trục chủ động; 2. Bánh răng chủ động; 3. Bộ đồng tốc; 4.Càng cua; 5. Bánh răng lồng không tay số II ; 6. Bánh răng di trượt ; 8. Trục thứ cấp; 9, 11. Cặp bánh răng số lùi; 10. Trục số lùi; 9, 12, 13, 14 Bánh răng cố định trên trục trung gian ; 15. Trục trung gian 2.1.1.2 Nguyên lý hoạt động của hộp số Khi hộp số ở vị trí trung gian( số O ), bánh răng chủ động truyền chuyển động quay cho trục trung gian và trục số lùi. - Số I: Đưa bánh răng số (6) về phía trước ăn khớp với bánh răng số (12) trên trục trung gian. Mô men được truyền như sau: Trục chủ động  bánh răng chủ động (2)  bánh răng (15)  trục trung gian  bánh răng (12) bánh răng (6)  trục bị động. - Số II: Đưa bộ đồng tốc về phía sau ăn khớp với vành răng của bánh răng số (5).(mômen truyền suy luận tương tự như trên) - Số III: Đưa bộ đồng tốc về phía trước ăn khớp với vành răng của bánh răng chủ động số (2). 14
  17. Đây là số truyền thẳng tỷ số truyền i = 1. Mô men được truyền trực tiếp từ trục chủ động sang trục bị động. - Số lùi: Đưa bánh răng số (6) về phía sau ăn khớp với bánh răng số (11) trên trục số lùi. Mô men quay được truyền như sau: Trục chủ động  bánh răng chủ động (2)  bánh răng (15)  trục trung gian  bánh răng (9) bánh răng (11)  bánh răng (6)  trục bị động. Có 3 cặp bánh răng tham gia truyền động nên trục bị động đảo chiều, xe chuyển động lùi. 2.1.2. Hƣ hỏng của hộp số 2.1.2.1 Hiện tƣợng tự nhẩy số: a.Biểu hiện: - Khi đang đi hoặc vù ga số tự động nhẩy ra số “O’’ b. Nguyên nhân: - Các răng bị mòn, sứt mẻ, mòn làm tăng khe hở giữa trục và moay ơ bánh răng - Cơ cấu hãm số bị mòn, mòn rãnh và càng cua đi số - Các vòng bi bị rơ, các bánh răng khi vào khớp không hết chiều dài răng. 2.1.2.2 Hiện tƣợng khó ra,vào số a. Biểu hiện: - Khi đạp hết côn ra vào số rất khó hoặc không vào số được b. Nguyên nhân - Bộ phận hãm số bị kẹt, trục đi số và tay đi số bị cong - Càng cua cong vênh, khớp cầu và ổ mòn, đầu dưới tay đi số bật ra khỏi rãnh - Các trục số không đồng tâm do bi dơ, vỡ bi, trục cong 15
  18. - Bộ đồng tốc mòn, càng cua và rãnh đi số mòn, các bánh răng có độ rơ lớn - Ly hợp cắt không hoàn toàn 2.1.2.3 Hiện tƣợng hộp số làm việc có tiếng kêu, ồn a. Biểu hiện: - Khi đi số thấp hoặc lùi có tiếng gằn, rít b. Nguyên nhân: - Thiếu dầu, dầu loãng hoặc dầu không đúng chủng loại - Khe hở giữa các bánh răng với báng răng, giữa báng răng với trục lớn. - Các trục không đồng tâm - Các răng bị mẻ, toè đầu... 2.1.2.4 Hiện tƣợng hộp số bị chẩy đầu - Do vỏ, nắp bị nứt, vỡ - Hỏng các doăng đệm, phớt - Dầu đổ quá nhiều - Tắc lỗ thông hơi hộp số, các bu lông xiết không đều 2.3.Bảo dƣỡng, sửa chữa trục hộp số 2.3.1. Nhiệm vụ, cấu tạo của trục hộp số 2.3.1.1 Nhiệm vụ: Làm trục quay cho các bánh răng, đồng thời truyền mômen cho các bánh răng lắp chặt hay lắp di trượt kiểu then hoa. 2.3.1.2 Cấu tạo: Trong hộp số thường có 4 trục: Trục chủ động( trục sơ cấp), trục bị động (trục thứ cấp), trục trung gian, và trục số lùi. Các trục được chế tạo bằng thép. 16
  19. Trục chủ động chế tạo liền với bánh răng chủ động. Trục bị động lắp đồng tâm với trục chủ động. Trục bị động có rãnh then hoa với kích thước khác nhau để lắp các bánh răng, bộ đồng tốc hay các bánh răng quay trơn. Trục trung gian có cố địng các bánh răng. Trục trung gian quay trơn trên các ổ bi. Trục trung gian truyền mômen quay từ trục chủ động sang trục thứ cấp. Trục số lùi thường lắp chặt với vỏ hộp số bằng khớp hoặc mảnh hãm. Cụm bánh răng số lùi quay trơn trên trục, có thể di trượt để gài số lùi. 17
  20. Bài 3:Bảo dƣỡng, sửa chữa truyền động các đăng a. Mục tiêu của bài: - Tháo lắp, kiểm tra được những hư hỏng thường gặp của truyền động các đăng trên máy kéo. - Thực hiện được các công việc bảo dưỡng truyền động các đăng trên máy kéo - Sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của truyền động các đăng trên máy kéo. - Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc bảo dưỡng, sửa chữa truyền động các đăng. b. Nội dung bài: 3.1. Truyền động các đăng Để trục truyền động các đăng có thể truyền mômen xoắn giữa các trục với khoảng cách và góc truyền luôn thay đổi, trục các đăng ít nhất phải có một khớp trượt và một khớp quay. Khớp trượt để thay đổi khoảng cách và khớp quay để thay đổi góc truyền. 3.1.1.Cấu tạo trục các đăng dọc Trục truyền động các đăng gồm trục và hai khớp các đăng. - Trục được chế tạo bằng thép ống, gồm hai nửa lồng với nhau bằng rãnh then hoa để tạo ra khớp trượt. Nhờ khớp trượt này mà chiều dài trục có thể thay đổi được. - Hai đầu trục có hàn với nạng lắp khớp các đăng. + Khớp các đăng: (hình 3.1 )gồm có hai nạng hàn chắc trên đầu các trục. Hai nạng liên kết với nhau nhờ trục chữ thập, mỗi đầu trục được quay trơn trong ổ bi kim đặt trong các lỗ của nạng. Đầu ngoài của nạng có nắp đậy, vít chặt nhờ bu 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2