intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô-xe máy (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình môđun bảo dưỡng và sửa chữa mô tô - xe máy được biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hướng thị trường lao động; Tính hệ thống và khoa học; Tính ổn định và linh hoạt; Hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề khu vực và thế giới; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô-xe máy (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bình Phước

  1. UBND TỈNH BÌNH PHƢỚC TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÌNH PHƢỚC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN : BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA MÔ TÔ - XE MÁY TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHÀNH : CÔNG NGHỆ Ô TÔ (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐBP ngày tháng năm 2023 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Bình Phước) Lƣu hành nội bộ Bình Phước, tháng năm 2023
  2. 1 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và cung cấp giáo trình, tài liệu học tập của nghề công nghệ ô tô nhóm biên soạn đã thực hiện biên soạn cuốn giáo trình công nghệ ô tô dùng cho trình độ trung cấp nghề. Giáo trình môđun bảo dƣỡng và sửa chữa mô tô - xe máy đƣợc biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hƣớng thị trƣờng lao động; Tính hệ thống và khoa học; Tính ổn định và linh hoạt; Hƣớng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề khu vực và thế giới; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất. Trong quá trình biên soạn giáo trình nội dung bám sát chƣơng trình khung của tổng cục dạy nghề , đồng thời cũng tham khảo nhiều tài liệu của nhiều tác giả. Cuốn giáo trình này đƣợc viết với mục tiêu làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tham khảo cho học sinh. Nhằm nâng cao tính tích cự trong giảng dạy và tƣ duy trong học tập của giáo viên và học sinh. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn giáo trình đƣợc hoàn chỉnh hơn. Bình phƣớc, ngày……tháng……năm 2023 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : Nguyễn Văn Cảnh
  3. 2 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC MÔ ĐUN: BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA MÔ TÔ - XE MÁY .................................................................................................................... 4 BÀI 1: CẤU TẠO XE GẮN MÁY ............................................................................. 6 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ ................................................................ 6 2. Cấu tạo các hệ thống và các bộ phận của xe mô tô ................................................ 9 3. Tháo, lắp xe mô tô ............................................................................................. 10 BÀI 2: BẢO DƢỠNG XE MÁY .............................................................................. 12 1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 12 2. Quy trình bảo dƣỡng xe mô tô ............................................................................ 12 3. Thực hành bảo dƣỡng xe mô tô .......................................................................... 13 BÀI 3: HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ..................................................................... 15 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ly hợp xe mô tô ............................................ 15 2. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa ............................................................ 19 3. Thực hành sửa chữa ly hợp xe gắn máy .............................................................. 20 4. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số xe mô tô ............................................ 23 5. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa ............................................................ 28 6. Thực hành sửa chữa hộp số xe gắn máy ............................................................. 31 7. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ truyền xích và bánh xe mô tô ................... 32 8.Quy trình tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa ............................................................. 37 9. Thực hành sửa chữa bộ truyền xích .................................................................... 38 BÀI 4: HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ....................................................................... 39 1. Sơ đồ hệ thống và nguyên lý làm việc của hệ thống chiếu sáng ........................... 39 2. Cấu tạo các bộ phận của hệ thống chiếu sáng...................................................... 41 3. Quy trình tháo, lắp và kiểm tra ........................................................................... 43 4. Thực hành sửa chữa hệ thống chiếu sáng ............................................................ 43 BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA .......................................................................... 45 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa trên xe mô tô .............. 45 2. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra ............................................................................... 48 3. Thực hành sửa chữa hệ thống đánh lửa trên xe mô tô.......................................... 51
  4. 3 BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG ........................................................................... 56 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động trên xe mô tô.................. 56 2. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra ............................................................................... 58 3. Thực hành sửa chữa hệ thống khởi động trên xe mô tô ....................................... 61 BÀI 7: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN ............................................. 63 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của nhóm pít tông - xy lanh................................. 63 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của nhóm thanh truyền - trục khuỷu .................... 65 3. Quy trình tháo lắp, kiểm tra ................................................................................ 67 4. Thực hành sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền trên xe mô tô...................... 71 BÀI 8: CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ....................................................................... 73 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí ................................ 73 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ truyền xích cam ....................................... 75 3. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra ............................................................................... 77 4. Thực hành sửa chữa cơ cấu phân phối khí trên xe mô tô ..................................... 78 BÀI 9: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ........................................................................... 82 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu trên xe mô tô .................. 82 2. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra ............................................................................... 97 3. Thực hành sửa chữa hệ thống nhiên liệu trên xe mô tô ........................................ 99 Tài liệu cần tham khảo: ........................................................................................... 101
  5. 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC MÔ ĐUN: BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA MÔ TÔ - XE MÁY Mã môn học: MĐ29.TOT I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC/MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun đƣợc bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MĐ16.TOT, MĐ17.TOT, MĐ18.TOT, MĐ19.TOT, MĐ20.TOT, MĐ21.TOT, MĐ22.TOT, MĐ23.TOT, MĐ24.TOT, MĐ25.TOT, MĐ26.TOT - Tính chất: + Là mô đun chuyên môn nghề tự chọn. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Biết đƣợc nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên l làm việc của xe gắn máy Biết cách bảo dƣỡng, sửa chữa xe gắn máy đ ng quy trình, quy phạm, đ ng phƣơng pháp và đạt tiêu chuẩn k thuật do nhà chế tạo quy định II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Về kiến thức: + Trình bày đƣợc nhiệm vụ, cấu tạo của xe mô tô + Giải thích đ ng những hiện tƣợng, nguyên nhân các sai hỏng thƣờng gặp của xe mô tô - Về k năng: + Lựa chọn và sử dụng đ ng các dụng cụ tháo, lắp, dụng cụ và thiết bị kiểm tra + Kiểm tra, bảo dƣỡng và sửa chữa đƣợc những sai hỏng của xe mô tô đ ng quy trình, đảm bảo k thuật và an toàn - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành đ ng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: Thời gian Tổng Lý Thực số thuyết hành, Số thí Tên các bài trong mô đun Kiểm TT nghiệm tra , thảo luận, bài tập 1 Cấu tạo xe gắn máy 8 2 6 0 2 Bảo dƣỡng xe gắn máy 4 2 2 0
  6. 5 3 Hệ thống truyền động 8 2 5 1 4 Hệ thống chiếu sáng 8 2 6 0 5 Hệ thống đánh lửa 8 2 6 0 6 Hệ thống khởi động 4 2 2 0 7 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 8 2 6 0 8 Cơ cấu phân phối khí 4 2 2 0 9 Hệ thống nhiên liệu 8 2 4 2 Cộng 60 18 39 3
  7. 6 BÀI 1: CẤU TẠO XE GẮN MÁY MÃ BÀI: MĐ29.TOT - 01 Mục tiêu: - Cấu tạo và nguyên l làm việc động cơ 4 kỳ, động cơ 2 kỳ - Cấu tạo và nguyên l làm việc các hệ thống và bộ phận của xe mô tô - Sử dụng các dụng cụ tháo, lắp, kiểm tra các hệ thống và bộ phận của xe mô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ 1.1. Động cơ 4 thì 1.1.1. Cấu tạo a. Cấu Phần cố định - Qui lát: là nơi để hệ thống phân phối khí và bugi. - Xi lanh: là nơi để piston di chuyển. - Cacte (lóc máy): là nơi chứa hệ thống truyền động và trục khuỷu (cây dênh). b. Phần di động - Piston chuyển động trong xi lanh để h t hòa khí vào và đẩy khí cháy ra ngoài. - Trục khuỷu + thanh truyền: biến chuyển động tới lui của piston thành chuyển động quay tròn của truc khuỷu và truyền lực cho hệ thống truyền động. c. Hệ thống phân phối khí - Công dụng: nạp hòa khí đi vào và thải khí cháy ra ngoài đ ng l c đ ng thì. - Cấu tạo: cò mổ, cốt cam, sên cam và xuppap. d. Hệ thống nhiên liệu - Công dụng: dùng để hòa trộn nhiên liệu và không khí thành hòa khí để cung cấp cho động cơ và phù hợp mọi chế độ hoạt động của động cơ. - Cấu tạo: + Bộ cung cấp xăng. + Bộ lọc gió. + Bộ chế hòa khí ( bình xăng con). + Bộ giảm thanh ( ống bô). e. Hệ thống đánh lửa - Công dụng: tạo ra dòng điện cao thế dẫn đến bugi tạo thành tia lửa để đốt cháy hòa khí. - Cấu tạo: Dĩa điện + vô lăng, cụm IC, bô bin sƣờn, bugi. f. Hệ thống làm mát- bôi trơn - Làm mát bằng gió: bởi các lá cánh tản nhiệt. - Làm mát bằng nƣớc: sử dụng két nƣớc. - Bôi trơn: bằng nhớt. - Có hai phƣơng pháp bôi trơn: tát nhớt và bơm nhớt.
  8. 7 1.1.2. Nguyên lý hoạt động Theo chu kì lý thuyết  Thì hút: - Piston từ TĐTTĐH. - Xuppap h t mở  hòa khí đi vào buồng đốt. - Cốt cam quay 1/4 vòng. - Cốt máy quay 1/2 vòng.  Thì nén - Piston từ TĐHTĐT. - Hai xupap đều đóng. - Hòa khí nóng lên. - Cốt cam quay 1/4 vòng. - Cốt máy quay 1/2 vòng.  Thì nổ - Hệ thống đánh lửa hoạt động, bugi nẹt ra tia lửa điện đốt cháy hòa khí. - Hòa khí cháy giản nở. - Piston từ TĐTTĐH. - Hai xuppap vẫn đóng. - Cốt cam quay 1/4 vòng. - Cốt máy quay 1/2 vòng.  Thì thoát - Do quán tính của vô lăng mà cốt máy tiếp trục quay. - Piston từ TĐHTĐT. - Xuppap thoát mở khí cháy thoát ra ngoài. - Cốt cam quay 1/4 vòng. - Cốt máy quay 1/2 vòng.  Kết luận Trong một chu kì động cơ bốn thì phải thực hiện đầy đủ: - Piston lên xuống bốn lần. - Cốt cam quay 1 vòng. - Cốt máy quay 2 vòng. - Một lần sinh công, ba lần tiêu hao công. Theo chu kì thực tế Nếu áp dụng đ ng chu kì l thuyết thì hòa khí h t vào không đủ, khí cháy thoát ra ngoài không hết do đó động cơ không đạt công suất tối đa theo yêu cầu của thực tế. Vì vậy xupap phải mở sớm và đóng trễ so với tử điểm đã cho. - H t mở sớm ( trƣớc TĐT). - H t đóng trễ ( sau TĐH). - Thoát mở sớm (trƣớc TĐH). - Thoát đóng trễ ( sau TĐH). 1.2. Động cơ 2 thì 1.2.1.Cấu tạo tổng quát a. Phần cố định - Qui lát: là nắp đậy trên đó có gắn bugi.
  9. 8 - Xi lanh: là nơi để cho piston di chuyển. - Đặc điểm xi lanh hai thì: + Từ TĐT xuống TĐH 8/10 khoảng chạy ngƣời ta khoan lỗ gọi là lỗ thoát. + Đối diện và thấp hơn một tí so với lỗ thoát ngƣời ta khoan lỗ gọi là lỗ nạp, lỗ này thông cacte kín. + Giữa lỗ nạp và lỗ thoát ngƣời ta khoan thêm một lỗ gọi là lỗ h t, lỗ này cũng ăn thông cacte kín. - Cacte: tƣơng tự nhƣ bốn thì. Tuy nhiên đối với cacte giữa phần chứa hộp số và trục khuỷu đƣợc tách riêng ra, phần chứa trục khuỷu gọi là cacte kín. b. Phần di động - Piston: di chuyển trong lòng xi lanh. - Trục khuỷu –thanh truyền. c. Hệ thống phân phối khí Sự di chuyển của piston lên xuống để đóng mở các lỗ nạp, lỗ h t và lỗ thoát. d. Hệ thống nhiên liệu Tƣơng tự nhƣ động cơ bốn thì. Nhiên liệu dùng xăng pha nhớt. e. Hệ thống đánh lửa Hoàn toàn giống bốn thì. f. Hệ thống bôi trơn, làm mát - Làm mát bằng gió. - Bôi trơn bằng nhớt. - Có hai phƣơng pháp bôi trơn: + Tát nhớt: bôi trơn cho tròn bộ truyền động. + Pha xăng vào nhớt: bôi trơn trục khuỷu, thanh truyền pistton và xi lanh. Tỉ lệ pha là 5-6%. 1.2.2.Nguyên lý hoạt động  Thì thứ nhất - Piston từ TĐHTĐT. - Khí cháy thoát ra ngoài. - Hòa khí đang nạp vào. - Piston đóng lỗ nạp, lỗ thoát. - Phía trên piston nén hòa khí. - Phía dƣới piston mở lỗ h t, h t hòa khí vào cacte. - Cốt máy quay 1/2 vòng.  Thì thứ hai - Hệ thống đánh lửa hoạt động, bugi nẹt tia lửa điện. - Piton từ TĐTTĐH. - Piston mở lổ thoát, khí cháy thoát ra ngoài. - Piston mở lỗ nạp, đóng lỗ h t. - Phía dƣới piston ép hòa khí từ cacte vào xi lanh qua lỗ nạp. - Cốt máy quay 1/2 vòng.  Kết luận
  10. 9 Động cơ hai thì thực hiện xong chi kì: piston lên xuống hai lần, cốt máy quay một vòng. So sánh hai thì và bốn thì 1. Ƣu điểm - Động cơ hai thì gọn nhẹ hơn bốn thì. - Dễ sửa chữa. - Tăng tốc nhanh hơn bốn thì. 2. Khuyết điểm - Hao tốn nhiều nhiên liệu hơn bốn thì. - Không đạt công suất cực đại nhƣ bốn thì./ 2. Cấu tạo các hệ thống và các bộ phận của xe mô tô 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các bộ phận a. Động cơ Là bộ máy gồm nhiều chi tiết và hệ thống lắp ghép liên hệ mật thiết với nhau, là nơi đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt biến thành cơ năng rồi sinh ra động lực truyền sang hệ thống truyền chuyển động làm cho xe di chuyển. Muốn vậy trong động cơ phải có các chi tiết và hệ thống sau: - Các chi tiết cố định và di động. - Các chi tiết của hệ thống phân phối khí. - Hệ thống làm trơn, làm mát. - Hệ thống nhiên liệu. - Hệ thống đánh lửa. b. Hệ thống truyền chuyển động Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe phát động, thay đổi tốc độ, moment của bánh xe phát động tùy theo tải trọng và đƣờng sá. Hệ thống này gồm: Bộ ly hợp, hộp số, bánh xe răng kéo xích (nhông trƣớc); dĩa sên (nhông sau), xích tải. Hình 1.1. Cấu tạo tổng quát xe
  11. 10 1. Công tắc máy đồng thời khoá cổ, chìa khoá yên 2. Cụm công tắc cốt, pha, công tắc kèn, công tắc quẹo 3. Công tơ mét 4. Cụm công tắc đèn chính, nút đề 5. Tay ga 6. Tay thắng trước 7. Bửng, vít ráp móc treo 8. Bàn đạp thắng sau 9. Chổ để chân 10. Công tắc đèn stop 11. Giò đạp 12. Gác chân 13. Dè sau 14. Khung giữ khi dựng hay đẩy xe 15. Baga trước 16. Chỗ đựng đồ nghề 17.Khoá yên 18. Khung gắn gát chân 19. Chân chống nghiêng 20.Chân chống đứng 21. Chổ để chân 22.Cần sang số 23. Khoá xăng 24. Lọc xăng 25. Kính chiếu hậu 26. Yên xe 27. Cao su giảm chấn yên xe 28. Nắp xăng c. Hệ thống chuyển động (hệ thống di chuyển) Có tác dụng biến chuyển động quay của hệ thống truyền chuyển động thành chuyển động tịnh tiến của chiếc xe. Mặt khác nó còn có tác dụng bảo đảm cho xe di chuyển êm dịu trên những đoạn đƣờng không bằng phẳng. Hệ thống này gồm: Bánh xe trƣớc, bánh xe sau, hệ thống nh n và khung xe. d. Hệ thống điều khiển Có nhiệm vụ thay đổi hƣớng chuyển động của chiếc xe. Cho xe chạy chậm lại hay dừng hẳn để đảm bảo an toàn khi giao thông. Hệ thống này gồm tay lái, các cần điều khiển và hệ thống thắng. e. Hệ thống điện đèn còi Có tác dụng tạo tín hiệu hoặc chiếu sáng khi xe dừng, quẹo, đi trong đêm tối hoặc chỗ đông ngƣời để bảo đảm an toàn giao thông. Hệ thống này gồm các đèn chiếu gần, chiếu xa, đèn lái, đèn stop, đèn quẹo, đèn soi sáng côngtơmét, kèn, các loại đèn tín hiệu... 3. Tháo, lắp xe mô tô 3.1. Tháo lắp động cơ. - Tháo nắp bảo vệ hai bên thân xe xuống - Tháo dây nối bình ắc quy lấy bình ắc quy ra - Tháo yên xe - Đóng công tắc bình xăng nhổ ống xăng - Tháo bình xăng - Tháo ống dẫn khí lấy lọc khí ra ngoài - Tháo động cơ, Tháo ống bô và bộ giảm thanh - Tháo đinh ốc cố định nắp hộp sau của dây truyền xích lấy nắp hộp sau xuống - Tháo đinh ốc cố định của hộp dây xích, tháo hộp dây xích xuống - Dùng kìm tháo kẹp xích, lấy xích ra từ bánh xe - Tháo nắp chụp bugi - Tháo dây cáp dẫn động bƣớm ga trên bộ chế hòa khí, r t kim xăng ở bộ chế hòa khí, tháo bộ chế hòa khí ra - Ngắt dây dẫn với các thiết bị điện nhƣ đề ma nhê tô - Vặn các bu lông cố định động cơ với khung xe, động cơ với gắp sau, tháo động cơ ra khỏi khung xe Quy trình lắp ngƣợc lại với quy trình tháo 3.2. Tháo lắp bánh xe 1. Tháo hộp bọc xích phía trên và phía dƣới.
  12. 11 2. Đặt cần số ở vị trí số O, quay bánh xe để thấy khoá nối xích. 3. Tháo đai ốc giữ trục bánh xe sau. 4. Nới lỏng đai ốc giữ moay ơ truyền động.. 5. Nới lỏng hai ốc chỉnh độ căng xích. 6. Đẩy bánh xe về phía trƣớc tối đa cho trùng dây xích. 7. Tháo khoá nối mắt xích, lấy mắt xích nối. Kéo xích ra khỏi khung xe 8. Tháo cơ cấu dẫn động phanh 9. Tháo trục bánh xe 10. Tháo bánh xe Bài tập thực hành dành cho học viên Bài tâp 1. Trình bày cấu tạo và nguyên l làm việc của động cơ 4 kỳ Bài tâp 2. Trình bày quy trình bảo dƣỡng xe mô tô
  13. 12 BÀI 2: BẢO DƢỠNG XE MÁY MÃ BÀI: MĐ29.TOT - 02 Mục tiêu: - Giải thích đƣợc mục đích và nghĩa của bảo dƣỡng và sửa chữa - Đọc đƣợc tài liệu hƣớng dẫn chăm sóc và bảo dƣỡng xe của nhà chế tạo - Thực hiện đúng quy trình chăm sóc và bảo dƣỡng xe - Kiểm tra, điều chỉnh các cơ cấu, bộ phận trên xe đạt yêu cầu k thuật. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Các khái niệm cơ bản Bảo dƣỡng xe máy là quá trình kiểm tra, chăm sóc và thay thế các chi tiết hƣ hỏng, trục trặc của xe theo chu kỳ đều đặn đƣợc hƣớng dẫn bởi nhà sản xuất. Qua đó, gi p đảm bảo an toàn, trơn tru khi vận hành cũng nhƣ tăng tuổi thọ sử dụng của xe máy. Việc bảo dƣỡng xe máy định kỳ theo đ ng hƣớng dẫn của nhà sản xuất sẽ mang đến cho những lợi ích thiết thực nhƣ sau: Tăng công suất hoạt động tốt nhất: Bảo dƣỡng xe máy đ ng định kỳ sẽ giúp xe hoạt động ổn định, tránh tình trạng xe “chết máy” hoặc phát sinh trục trặc khi đang đi đƣờng. Tăng tuổi thọ sử dụng xe: Các hoạt động bảo trì nhƣ thay nhớt, bảo dƣỡng chế hoà khí, rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, điều chỉnh côn, đổ thêm nƣớc nạp ắc quy giúp làm sạch các cặn bẩn, nấm mốc tích tụ trong động cơ, từ đó góp phần nâng cao hiệu suất vận hành của xe máy. 2. Quy trình bảo dƣỡng xe mô tô 2.1. Quy trình bảo dƣỡng xe máy định kỳ Quy trình bảo dƣỡng xe máy tiêu chuẩn thƣờng bao gồm các bƣớc nhƣ sau: Bƣớc 1: K thuật viên tiến hành kiểm tra áp suất hơi từ vỏ lốp. Đồng thời, chống đứng – ngang, bộ phận gác chân phải đƣợc đảm bảo bôi trơn tốt và chắc chắn. Bƣớc 2: Kiểm tra màu sắc của bugi. Nếu bugi có màu nâu sẫm thì chứng tỏ động cơ xe hoạt động bình thƣờng, tỷ lệ hòa khí (xăng/không khí) ở mức tiêu chuẩn k thuật. Nếu bugi có màu đen hay trắng sáng, động cơ vẫn chƣa vận hành tốt ở công suất tối ƣu nhất.
  14. 13 Bƣớc 3: Kiểm tra khói thải từ xe máy. Nếu khói thải có màu đen thì nhiên liệu vẫn chƣa đƣợc đốt cháy toàn bộ. Khói thải có màu trắng là dấu hiệu động cơ đang bị hỏng hóc, hệ thống bên trong han gỉ. Nếu không nhanh chóng bảo dƣỡng có thể ảnh hƣởng đến độ bền của xe. Bƣớc 4: Tiến hành thay mới dầu nhớt cho xe trong trƣờng hợp nhớt quá cũ hoặc quá hạn. Điều này gi p cho động cơ xe luôn đƣợc ma sát tốt, tăng hiệu suất vận hành và kéo dài tuổi thọ. Bƣớc 5: Kiểm tra hệ thống điện trên xe để đảm bảo chế độ nạp điện cho ắc quy, hệ thống đánh lửa hoạt động tốt, tiết kiệm nhiên liệu cho ngƣời dùng. Bƣớc 6: Kiểm tra ắc quy nhằm bổ sung điện dịch kịp thời, giảm thiểu các nguy hiểm và bảo vệ an toàn cho chủ xe khi tham gia giao thông. Bƣớc 7: Kiểm tra và bôi trơn hệ thống xích truyền động để xe chạy mƣợt và trơn tru hơn. Bƣớc 8: Tiến hành kiểm tra khả năng truyền động của bộ ly hợp. Đây là một trong những linh kiện có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu năng vận hành của xe máy. Bƣớc 9: Kiểm tra hệ thống phanh xe, vệ sinh bên trong đùm xe và dùng mỡ bôi trơn hệ thống bạc đạn (Nếu cần thiết). Bƣớc 10: Vệ sinh sạch sẽ các tạp chất, bụi bẩn tích tụ trong bình xăng con, từ đó vừa tránh tiêu hao nhiều nhiên liệu, vừa duy trì hoạt động của bộ chế hòa khí. Ngoài ra, k thuật viên cũng tiến hành làm sạch bình xăng lớn để hạn chế tình trạng bình xăng bị thủng do tích nƣớc và gỉ sét. Bƣớc 11: Kiểm tra bộ phận ở niềng xe trƣớc sau, sƣờn xe máy và hệ thống tay lái – cổ lái để giảm thiểu nguy cơ bạc đạn bị lỏng hoặc vỡ, từ đó bảo vệ an toàn tuyệt đối cho ngƣời dùng khi chạy xe trên các tuyến đƣờng xấu, cua gấp. 3. Thực hành bảo dƣỡng xe mô tô - Thay dầu nhớt Sau 2.000 – 3.000 km cần thay nhớt - Thay dầu phanh và má phanh: Sau 15.000 – 20.000 km - Bugi: Thông thƣờng, sau mỗi 10.000 km sử dụng, đầu bugi sẽ phát sinh tình trạng hao mòn, dẫn tới động cơ hụt hơi, khó khởi động và hao xăng hơn. Chính vì thế, bugi rất cần đƣợc bảo dƣỡng thƣờng xuyên và thay bugi mỗi 10.000 km/lần để đảm bảo xe vận hành tốt, giảm thiểu những vấn đề nhƣ tiêu hao nhiều nhiên liệu, xe chết máy và tăng tốc kém. - Lọc gió: Sau 10.000 km Nhiệm vụ của lọc gió là đƣa luồng không khí sạch vào khoang nhiên liệu trƣớc khi đốt cháy. Lọc gió bẩn sẽ khiến xe chạy yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu và kết quả là hao tốn nhiều xăng dầu hơn. Vì vậy cần bảo dƣỡng lọc gió thƣờng xuyên hơn theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. Tùy vào loại lọc gió của mỗi dòng xe mà k thuật viên sẽ vệ sinh hoặc thay mới nhƣng tốt hơn hết bạn nên kiểm tra lọc gió theo định kỳ 10.000 km. - Dây cu-roa: Sau 8.000 km Dây cu – roa là bộ phận truyền động chính của xe, thƣờng xuyên chịu lực căng lớn, do đó, dây cu – roa rất dễ bị mài mòn, dẫn tới xe hoạt động chậm chạp và hay nóng máy. Đặc biệt, nếu dây hƣ hỏng nặng có thể bị đứt gãy, ảnh hƣởng đến hệ thống truyền động.
  15. 14 Do đó cần tiến hành kiểm tra thƣờng xuyên và thay thế ngay lập tức khi dây có dấu hiệu bị nứt cần chủ động bảo dƣỡng xe máy phần dây cu-roa sau 8.000 km và thay mới sau 15.000 – 20.000 km/lần. - Nƣớc làm mát: Sau 10.000 km Kiểm tra nƣớc làm mát cho xe, định kỳ khoảng 10.000 km/lần, đặc biệt sau những chuyến đi dài, đèo dốc. - Săm lốp: 6 tháng/lần Kiểm tra lốp xe thƣờng xuyên, thay lốp xe chính hãng khi cần thiết nên bảo dƣỡng lốp xe định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt nhất. Bài tập thực hành dành cho học viên Bài tâp 1. Trình bày quy trình bảo dƣỡng xe mô tô
  16. 15 BÀI 3: HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG MÃ BÀI: MĐ29.TOT - 03 Mục tiêu: - Mô tả đúng đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số, ly hợp, bộ truyền xích và bánh xe - Tháo lắp các các bộ phận của hệ thống truyền động đ ng quy trình và đảm bảo yêu cầu k thuật - Kiểm tra và sửa chữa các chi tiết của hệ thống truyền động. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ly hợp xe mô tô 1.1. Cấu tạo bộ ly hợp có tay điều khiển Bộ ly hợp này có 2 bộ phận chính là cơ cấu điều khiển và cơ cấu ly hợp. a. Cơ cấu điều khiển - Gồm tay điều khiển (tay côn) giồng nhƣ tay thắng, ruột dây cáp và vỏ dây cáp có ốc chỉnh để tăng giảm chiều dài và cần điều khiển đặt ở catte ly hợp để tác động lên bộ ly hợp khi muôn tắc chuyển động dùng tay điều khiển. b. Cơ cấu ly hợp
  17. 16 Hình 3.1. Cơ cấu ly hợp bộ ly hợp có tay điều khiển Bộ ly hợp có tay điều khiển nằm giữa trục khuỷu và trục sơ cấp hộp số có cấu tạo gồm 3 phần chính sau: - Phần kết nối với trục khuỷu của động cơ: nhông h (clutch outer housing), các lá bố (friction plate): + Nhông h nhận lực truyền động của động cơ từ trục khuỷu qua bánh răng sơ cấp. Do đó, nhông h luôn luôn chuyển động theo trục khuỷu. + Lá bố với ngàm sẽ khớp với cạnh của nhông h . - Phần kết nối với trục truyền động của hộp số: đế nồi (clutch center), các lá thép (clutch disc). + Đế nồi sẽ nằm phía trong nhông h và có rãnh then hoa ăn khớp với trục sơ cấp hộp số. Do đó, đế nồi và trục sơ cấp hộp số luôn chuyển động cùng nhau. + Lá thép có răng sẽ khớp với đế nồi phía trong. - Phần gi p tách và ép các lá bố, lá thép: mâm ép và lò xo nồi (clutch spring). Mâm ép sẽ kết nối với đế nồi bằng ốc và lò xo, sau khi siết ốc thì đế nồi và mâm ép sẽ kẹp chặt các lá bố và lá thép tạo thành 1 khối. c. Nguyên lý làm việc Khi động cơ hoạt động và ch ng ta nhả côn, lực từ trục khuỷu sẽ làm nhông h và lá bố xoay, l c này lực nén của lò xo ép lá bố và lá thép thành một khối. Lá thép xoay theo lá bố và làm đế nồi xoay, từ đó lực từ động cơ đƣợc truyền đến hộp số và làm bánh xe chuyển động thông qua trục thứ cấp. Khi ta cần sang số, động tác bóp côn sẽ đẩy mâm ép ra ngoài, tách các lá bố và lá thép ra, không còn lực ma sát nên l c này lá thép trƣợt trên lá bố và bộ ly hợp l c này không có tác dụng truyền lực, kết nối giữa động cơ và hộp số đƣợc ngắt tạm thời. Nhả côn, lực đàn hồi của lò xo kéo mâm ép kẹp chặt lá thép và lá bố với đế nồi, lực ma sát có trở lại và động cơ truyền động làm xe tiếp tục di chuyển. 1.2. Cấu tạo bộ ly hợp không có tay điều khiển (2 nồi) 1.2.1 Cấu tạo bộ ly hợp không có tay điều khiển (2 nồi) a. Cơ cấu điều khiển - Vấu nâng ly hợp: lắp trên lắp nồi. - Đĩa cam (muỗng ly hợp). - Cần điều khiển.
  18. 17 Hình 3.2. Cơ cấu điều khiển bộ ly hợp 2 nồi Ch : khi lắp cần điều khiển thì đặt đầu cần điều khiển ngay dấu “X” trên muỗng ly hợp. b. Nồi một (nồi 3 càng) - Nồi một đƣợc lắp bên phải trục khuỷu và đƣợc ăn khớp với trục khuỷu bằng rãnh then hoa trong bố ba càng. - Nắp đậy lọc nhớt (phải có ron) dùng để lọc cặn bẩn trong nhớt do bố ba càng sinh ra khi ma sát với vỏ nồi. - Bố ba càng, lò xo bố ba càng, cao su giảm chấn. - Vỏ nồi (chuông): gắn dính liền nhông h nhỏ, nhông chống h . - Rãnh then hoa ăn khớp: khi khởi động bằng giò đạp thì rãnh then hoa ăn khớp sẽ bắt dính và kéo cốt máy quay. Hình 3.3. Cấu tạo nồi 1 bộ ly hợp hai nồi
  19. 18 Nồi một là loại ly hợp lự động và hoạt động theo nguyên l của lực ma sát và lực ly tâm. Nồi một ở trạng thái ly và chỉ khi động cơ hoạt động với tốc độ lớn hơn 1800 vòng/ph t mới rơi vào trạng thái hợp. c. Nồi hai (nồi lá) - Nồi hai đƣợc lắp trên trục hộp số và ăn khớp với trục sơ cấp hộp số nhờ rãnh then hoa bên trong lỗi ly hợp. - Nắp 4 lỗ, bạc đạn nồi. - Bốn lò xo ép bố. - Tán nồi, lông đền outside. - Lỏi ly hợp: quay theo trục sơ cấp hộp số. - Mâm ép 4 chân. - Vỏ nồi tán dính với nhông h lớn, giữa vỏ nồi có bạc lót nhông h lớn, bạc lót này cao hơn nhông h lớn 0.5-1 mm. - Các lá ma sát: lá bố và lá sắt. Trong đó, các lá bố và lá thép đƣợc xếp xen kẽ với nhau, lá bố với ngàm sẽ khớp với cạnh của lõi ly hợp, còn lá thép có răng sẽ khớp với vỏ nồi phía trong. - Dƣới nồi hai có một máng nhớt (chỉ có ở xe Honda). Vì nồi 2 là ly hợp thƣờng nên luôn ở trạng thái kết, lá bố và lá thép ép chặt vào nhau nhờ bốn lò xo ly hợp. Khi cần sang số thông qua bộ điều khiển ly hợp ta tác dụng lực làm cho các lá bố là lá thép tách ra gi p bộ ly hợp chuyển sang trạng ly gi p cho việc sang số nhẹ nhàng và không làm vỡ hộp số. Hình 3.4. Cấu tạo nồi 2 bộ ly hợp 2 nồi Lƣu : đối với hai tán nồi thì tán lớn ở nồi một, tán nhỏ ở nồi hai. 2. Nguyên l hoạt động bộ ly hợp hai nồi
  20. 19 - Khi động cơ hoạt động ở tốc độ cầm chừng (tốc độ động cơ nhỏ hơn 1800 vòng/ph t), l c đó lực ly tâm chƣa đủ lớn nên ba càng bố ở nồi một không bung ra để ép vào vỏ nồi. Bố ba càng quay nhƣng vỏ nồi của nồi một không quay, theo do đó máy nổ, xe vẫn đứng yên. - Khi siết tay ga làm tăng tốc độ động cơ và lực ly tâm l c này đã đủ lớn để thắng lực căng của ba lò xo làm bố ba càng bung ra bám chặt vào vỏ nồi của nồi một và trở thành một khối thống nhất quay theo cốt máy. L c này nồi hai cũng quay nhờ bánh răng ăn khớp làm cho cốt sơ cấp của hộp số quay theo. Khi đó vị trí của tay ga sẽ quyết định vận tốc của xe. - Khi muốn sang số ta phải tác dụng lực vào cần điều khiển ly hợp (cần số) để đẩy đĩa đựng ba viên đạn xoay trƣợt trên đĩa cam ép vỏ ngoài bộ ly hợp tải và làm giảm lực bung của bốn lò xo ly hợp để triệt tiêu lực ma sát. L c này bộ ly hợp tải ở vào trạng thái ly dù động cơ đang ở tốc độ cao và l c đó cần chuyển số cũng thực hiện việc chuyển số. Khi buông cần số, 4 lò xo ép buông ra, kéo mâm ép ra, ép chặt các đĩa sắt đĩa bố lại, nồi hai trở lại trạng thái hợp. - Khi đạp cần khởi động, thông qua hộp số, nồi 2 kéo vỏ nồi 1 thông qua cơ cấu ru líp kéo bố 3 càng quay, kéo cốt máy quay. Khi động cơ hoạt động, cốt máy kéo ngƣợc lại, cơ cấu ru líp quay trơn, nồi 1 nồi 2 trở về vị trí ban đầu. 2. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa a. Quy trình tháo 1. Tháo bửng, ống pô, gác chân, giò đạp, thắng 2. Tháo các vít giữ cạtte 3. Lấy cạtte ly hợp ra 4. Lấy cơ cấu điều khiển ly hơp 5. Tháo nắp lọc nhớt ly tâm 6. Tháo cạnh khóa tán nồi 7. Tháo tán nồi 1 và lấy lông đền khóa tán nồi 8. Tháo 4 ốc vít giữ nắp nồi 2 và lấy 4 lò xo ép 9. Tháo tán nồi 2 và lấy lông đền out side 10. Tháo 2 ốc giữ máng nhớt 11. Lấy cùng lúc 2 nồi và máng nhớt 12. Lấy bố 3 càng 13. Lấy các đĩa bố sắt nồi 2 và lõi ly hợp b. Quy trình lắp 14. Lắp các đĩa bố sắt vào lõi ly hợp 15. Lắp tất cả đĩa bố, sắt, lõi vào vỏ nồi 2 16. Đặt nồi 2 vào máng nhớt 17. Đặt răng nhông h lớn và nhỏ ăn răng với nhau 18. Lắp cùng một lúc nồi 1 và nồi 2 vào cốt máy và trục sơ cấp hộp số 19. Lắp lông đền out side và siết tán nồi lại 20. Lắp 4 lò xo ép
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2