intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình - Bệnh học thủy sản - chương 9

Chia sẻ: Vu Dinh Hiep | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CHƯƠNG IX: BỆNH VIRUS Bệnh virus xuất hiện nhiều và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm ở Châu Á là bệnh đầu vàng và bệnh đốm trắng. Năm 1986, bệnh đầu vàng đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm ở Đài loan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Năm 1990 bệnh đầu vàng xuất hiện ở Thái lan và bộc phát mạnh vào năm 1995 gây tổn thất cho nghề nuôi tôm gần 40 triệu USD. Bệnh đốm trắng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc và Nhật Bản vào năm 1992, 1993. Cho đến nay bệnh này...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình - Bệnh học thủy sản - chương 9

  1. Bệnh học thuỷ sản CHƯƠNG IX: BỆNH VIRUS Bệnh virus xuất hiện nhiều và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm ở Châu Á là bệnh đầu vàng và bệnh đốm trắng. Năm 1986, bệnh đầu vàng đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm ở Đài loan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Năm 1990 bệnh đầu vàng xuất hiện ở Thái lan và bộc phát mạnh vào năm 1995 gây tổn thất cho nghề nuôi tôm gần 40 triệu USD. Bệnh đốm trắng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc và Nhật Bản vào năm 1992, 1993. Cho đến nay bệnh này được xem là bệnh nguy hiểm nhất, gây hậu quả nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm ở Châu Á. Mỗi loài virus thường gây bệnh cho ít nhất một loài, thường là vài loài tôm nuôi, và mức độ nhiễm bệnh cũng khác nhau tùy loài vật chủ. Mầm bệnh virus có thể tồn tại dưới dạng thể ẩn trong tất cả các giai đoạn phát triển của vật chủ tuy nhiên chúng chỉ gây bệnh và gây chết vật chủ ở điều kiện thuận lợi. Mầm bệnh virus có thể lây lan từ loài này sang một vài loài khác và có liên quan trực tiếp đến các điều kiện gây sốc như mật độ cao, sự biến đổi đột ngột về nhiệt độ hay độ mặn. Nhập và chuyển giống từ nơi này đến nơi khác cũng là một trong những nguyên nhân lây truyền bệnh. Hiện nay chưa có cách trị bệnh virus hiệu quả nên việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh như chọn tôm giống sạch bệnh, xử lý nước cấp và nước thải trong quá trình nuôi và quản lý tốt môi trường nuôi là rất cần thiết. I. Bệnh MBV Tác nhân gây bệnh Monodon Baculovirus (gọi tắt là MBV), là virus có dạng hình que, kích thước 75 x 300 nm, cấu trúc acid nhân chuỗi đôi ADN. MBV ký sinh ở tế bào biểu mô hình ống của gan tụy và trước ruột giữa. Phân bố Đài loan, Philipinnes, Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam Loài nhiễm bệnh Tôm sú, tôm thẻ và tép bạc Giai đoạn nhiễm bệnh Tất cả các giai đoạn phát triển của tôm từ Zoea 2. Nhưng biểu hiện chủ yếu từ giai đoạn giống Dấu hiệu bệnh 144
  2. Bệnh học thuỷ sản Cơ thể tôm bị nhiễm bệnh có màu xanh sẫm, mang có màu đen, tôm trở nên lờ đờ. Gan tụy teo lại có màu vàng, tôm giảm ăn nên ruột không đầy có khi rỗng, tôm chậm lớn và bị còi, mang và vỏ có nhiều sinh vật bám. Tôm chết dần từ 3-7 ngày (tỉ lệ chết có thể lên đến 70-100%) Chẩn đoán Quan sát các thể ẩn MBV dưới kính hiển vi quang học bằng cách nhuộm tiêu bản tươi của những bộ phận như gan tụy, ruột giữa và phân tôm bằng dung dịch 0.1 % Malachite green. Các thể ẩn MBV bắt màu xanh của phẩm nhuộm có hình cầu nằm riêng lẻ hay dính thành chùm. Nhuộm bằng Hematoxilin và Eosin. Các thể ẩn sẽ có màu đỏ thẫm đồng đều, nhân tế bào màu xanh tím, tế bào chất có màu hồng hoặc đỏ. Kỹ thuật lai phân tử Kỹ thuật tạo phản ứng chuỗi nhờ polymerase (PCR) Phòng bệnh Chọn tôm giống không nhiễm MBV Rửa trứng tôm bằng nước đã tiệt trùng bằng ozon Tránh gây sốc tôm, chú ý cho tôm ăn đầy đủ và quản lý tốt môi trường nuôi Loại bỏ tôm bệnh II. Bệnh đầu vàng Tác nhân Nidovirus có hình que, kích thước 40-45 x 150-170 nm, cấu trúc acid nhân chuỗi đơn ARN. Virus gây bệnh đầu vàng thường ký sinh trong tế bào chất của tế bào ngoại và trung phôi bì ở mang, cơ quan tạo bạch cầu và hồng cầu. Phân bố Thái Lan, Đài loan, Philipinnes, Indonesia, Trung Quốc, Australia, Việt Nam. Loài nhiễm bệnh Các loài tôm sú và tôm thẻ Giai đoạn nhiễm bệnh 145
  3. Bệnh học thuỷ sản Từ giai đoạn giống nhất là khoảng 50-70 ngày sau khi thả giống. Dấu hiệu bệnh Tôm ăn nhiều một cách khác thường và tăng trưởng nhanh trong vài ngày, sau đó ngừng ăn. Phần đầu ngực có màu vàng do gan tụy chuyển màu vàng và sưng. Sau 1-2 ngày, tôm bắt đầu lờ đờ trên mặt nước và ven bờ rồi chết với mức độ tăng dần. Tỉ lệ tôm chết có thể lên đến 100% trong vòng 3-5 ngày sau khi bệnh bộc phát. Bệnh thường kết hợp với hiện tượng tảo nở hoa, nền đáy ao nuôi xấu, mật độ nuôi cao hoặc do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu. Chẩn đoán Dựa trên dấu hiệu bệnh Quan sát mẫu máu nhuộm bằng thuốc nhuộm Giêm sa dưới kinh hiển vi Nhuộm bằng Hematoxylin và Eosin Kỹ thuật lai phân tử Kỹ thuật tạo phản ứng chuổi nhờ polymerase (PCR) Phòng bệnh Chọn tôm giống tốt và không nhiễm bệnh đầu vàng Loại bỏ tôm bệnh Tẩy trùng ao ương nuôi và kênh cấp thoát nước thật triệt để trước khi nuôi Xử lý nước kỹ trước khi nuôi bằng chlorine 25 ppm. Hạn chế thay nước trong khi nuôi và xử lý nước thải bằng chlorine. III. Bệnh đốm trắng Tác nhân Virus hình trứng, có màng bao, các virion có đuôi (~ 130 x 280 nm). Nuclocapsit xoắn ốc (~ 65 x 330 nm), Hệ gen là ADN sợi xoắn kép dạng vòng lớn (~305 kbp). Hai loại protein màng bao là VP28 và VP 29 và 3 loại nucleocapsit protein là VP15, VP24 và VP 26. Họ mới là Nemaviridae và giống mới là Whispovirus. Virus gây bệnh đốm trắng có khả năng gây bệnh ở nhiều loài giáp xác và làm tổn thương nhiều loại tế bào trong cơ thể của ký chủ trong đó có cả cơ quan sinh dục. 146
  4. Bệnh học thuỷ sản Phân bố Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Philipin, Đài Loan, Việt Nam. Loài nhiễm bệnh Các loài tôm, cua biển Giai đoạn nhiễm Các giai đoạn từ mysis đến tôm bố mẹ. Đặc biệt, tôm từ 4-15g/con rất mẫn cảm với bệnh đốm trắng. Dấu hiệu bệnh Tôm có nhiều đốm trắng khoảng 0,5 - 3mm xuất hiện bên trong vỏ, nhất là vỏ đầu ngực và đốt bụng thứ 5 và 6 sau đó lan ra khắp cơ thể tôm. Tôm bị nhiễm bệnh bơi lờ đờ, nổi lên mặt hay bám vào bờ ao. Phụ bộ bị gãy hoặc mất. Tôm giảm ăn. Virus gây bệnh đốm trắng thường bộc phát thành dịch. Chẩn đoán Dựa vào dấu hiệu bệnh Nhuộm mẫu biểu mô hay cơ dưới vỏ, mang, dạ dày bằng thuốc nhuộm Giêmsa, phát hiện những tế bào rỗng. Nhuộm các bộ phận biểu mô, tuyến râu, cơ quan tạo bạch cầu hay tim bằng thuốc nhuộm Hematoxilin và Eosin. Kỹ thuật lai phân tử Kỹ thuật tạo phản ứng chuổi nhờ polymerase (PCR) Phòng bệnh Chọn tôm giống tốt và không nhiễm bệnh đốm trắng Loại bỏ tôm bệnh Tẩy trùng ao ương nuôi và kênh cấp thoát nước thật triệt để Xử lý nước kỹ trước khi nuôi bằng chlorine 25 ppm. Hạn chế thay nước trong khi nuôi và xử lý nước thải bằng chlorine. 147
  5. Bệnh học thuỷ sản (Trích Quản lý sức khỏe ao nuôi tôm, 2002 và Lightner, 1996) Hình 9.1 Bệnh vi rút trên tôm Tài liệu tham khảo 7. Lightner, D.V. 1996. (Ed.), A handbook of shrimp pathology and diagnostic. Procedures for disease of cultured Penaeid shrimp. World Aquaculture Society, Baton Rouge, LA, USA. 8. Manual of diagnostic Tests for Aquatic Animals, 2003. http://www.oie.int 9. Quản lý sức khỏe ao nuôi tôm. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ dịch. 2002 148
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2