intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cấu tạo kiến trúc (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Cấu tạo kiến trúc (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các nguyên tắc và các lý luận cơ bản nhất để thiết kế, chế tạo các bộ phận của nhà; nền móng, móng, nền nhà, rãnh thoát nước; tường, cột, khung;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cấu tạo kiến trúc (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CẤU TẠO KIẾN TRÚC NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NỘI THẤT&ĐIỆN NƯỚC CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 597ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm2023
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Cấu tạo kiến trúc này được biên soạn nhằm phục vụ cho học tập của sinh viên trường Cao đẳng xây dựng số 1. Đây là giáo trình viết dành cho hệ cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật Nội thất & Điện nước công trình, là sự kết hợp khá đầy đủ những chi tiết cấu tạo kiến trúc của một công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, theo trình tự từ móng đến mái. Ngoài ra, cuốn sách còn bổ sung thêm một số chi tiết kiến trúc mà các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung cuốn giáo trình gồm các chương: BÀI 1: Phần mở đầu BÀI 2: Nền và móng. BÀI 3: Tường - Cột – Khung. BÀI 4: Cửa BÀI 5: Sàn bê tông cốt thép. BÀI 6: Cầu thang. BÀI 7: Mái nhà. Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm giáo viên Bộ môn Kiến trúc Trường Cao đẳng xây dựng số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên, quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được tiếp thu những ý kiến đóng góp để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Hà nội, năm 2023 Tham gia biên soạn Bộ môn Kiến trúc 2
  4. MỤC LỤC BÀI 1 PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................... 5 1.1. Ý NGHĨA MÔN HỌC: ............................................................................................................................................... 5 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI PHÁP CẤU TẠO KIẾN TRÚC ........................................................... 5 1.3. CÁC BỘ PHẬN CẤU TẠO CHÍNH CỦA NHÀ ...................................................................................................... 6 CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 ................................................................................................................................................. 8 BÀI 2 NỀN MÓNG – MÓNG - NỀN NHÀ – RÃNH THOÁT NƯỚC ......................................................................... 9 2.1. MÓNG ......................................................................................................................................................................... 9 2.1.1. Vị trí, tác dụng ............................................................................................................................................... 9 2.1.2. Phân loại móng .............................................................................................................................................. 9 2.1.3. Các bộ phận của móng ................................................................................................................................ 17 2.1.4. Cấu tạo các loại móng thông dụng ............................................................................................................. 18 2.1.5. Các biện pháp chống thấm cho tường móng ............................................................................................. 22 2.2. NỀN NHÀ.................................................................................................................................................................. 23 2.2.1.Vị trí, tác dụng .............................................................................................................................................. 23 2.2.2. Cấu tạo nền nhà ........................................................................................................................................... 23 2.3. HÈ RÃNH .................................................................................................................................................................... 24 2.3.1.Vị trí, tác dụng .............................................................................................................................................. 24 2.3.2.Phân loại ........................................................................................................................................................ 25 CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2 ............................................................................................................................................... 26 BÀI TẬP LỚN SÔ 1 ........................................................................................................................................................ 26 BÀI 3: TƯỜNG - CỘT -KHUNG .................................................................................................................................. 27 3.1. TƯỜNG ....................................................................................................................................................................... 27 3.1.1. Vị trí - Tác dụng.......................................................................................................................................... 27 3.1.2. Phân loại tường ............................................................................................................................................ 27 3.1.3. Cấu tạo một số loại tường ........................................................................................................................... 27 3.1.4. Các bộ phận trong tường ............................................................................................................................ 32 3.1.5. Cấu tạo mặt tường ....................................................................................................................................... 36 3.2. Cột .................................................................................................................................................................... 37 3.2.1. Đặc điểm ....................................................................................................................................................... 37 3.2.2. Phân loại ....................................................................................................................................................... 37 3.3. KHUNG ....................................................................................................................................................................... 39 3.3.1. Đặc điểm ....................................................................................................................................................... 39 3.3.2. Phân loại ....................................................................................................................................................... 39 CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 3 ............................................................................................................................................... 43 BÀI 4 CỬA ...................................................................................................................................................................... 44 4.1. YÊU CẦU – PHÂN LOẠI ........................................................................................................................................ 44 4.3. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ....................................................................................................................................... 48 4.3. CẤU TẠO CỬA GỖ ................................................................................................................................................. 48 4.4. CÁC PHỤ KIỆN CỦA CỬA .................................................................................................................................... 56 4.5. CỬA GỖ CAO CẤP THIẾT KẾ HIỆN ĐẠI .......................................................................................................... 58 CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 4 ............................................................................................................................................... 61 BÀI 5 - SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP ............................................................................................................................. 62 5.1. VỊ TRÍ – TÁC DỤNG – PHÂN LOẠI ..................................................................................................................... 62 5.1.1. Vị trí – Tác dụng .......................................................................................................................................... 62 5.1.2. Phân loại ....................................................................................................................................................... 62 5.2. CẤU TẠO SÀN BTCT ............................................................................................................................................. 63 5.2.1. Cấu tạo sàn BTCT toàn khối ...................................................................................................................... 63 5.2.2. Cấu tạo sàn BTCT lắp ghép........................................................................................................................ 71 HÌNH 5.11: LIÊN KẾT SÀN PANEL ...................................................................................................................................... 73 5.3. CẤU TẠO MẶT SÀN VÀ TRẦN SÀN.................................................................................................................... 73 5.3.1. Cấu tạo mặt sàn ........................................................................................................................................... 73 5.3.2. Cấu tạo trần sàn........................................................................................................................................... 74 5.4. CẤU TẠO SÀN KHU VỆ SINH .............................................................................................................................. 74 5.5. CẤU TẠO SÀN BAN CÔNG – LÔ GIA ................................................................................................................. 77 CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 5 ............................................................................................................................................... 79 3
  5. BÀI TẬP LỚN SỐ 2 ........................................................................................................................................................ 79 BÀI 6 CẦU THANG ....................................................................................................................................................... 80 6.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẦU THANG BTCT ................................................................................................... 80 6.1.1. Vị trí, công dụng .......................................................................................................................................... 80 6.1.2. Phân loại ....................................................................................................................................................... 80 6.1.3. Các bộ phận của cầu thang BTCT ............................................................................................................. 80 6.2. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CẦU THANG ................................................................................................................. 81 6.3. CẤU TẠO CẦU THANG BÊ TÔNG CỐT THÉP ................................................................................................. 86 6.4. CÁCH THIẾT KẾ CẦU THANG BTCT 2 ĐỢT.................................................................................................... 95 CÂU HỎI ÔN BÀI 6 ...................................................................................................................................................... 117 BÀI TẬP LỚN SỐ 3 ...................................................................................................................................................... 117 BÀI 7: MÁI NHÀ ......................................................................................................................................................... 118 7.1. VỊ TRÍ – TÁC DỤNG – PHÂN LOẠI ................................................................................................................... 118 7.1.1. Vị trí – Tác dụng ........................................................................................................................................ 118 7.1.2. Phân loại ..................................................................................................................................................... 118 7.1.3. Các bộ phận của mái nhà .......................................................................................................................... 119 7.2. CẤU TẠO MÁI NHÀ ............................................................................................................................................. 119 7.2.1. Cấu tạo mái bằng bê tông cốt thép ........................................................................................................... 119 7.2.2. Cấu tạo mái dốc ......................................................................................................................................... 126 7.3. CÁC BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MÁI .............................................................................................................. 132 7.3.1. Tổ chức thoát nước cho mái bằng ............................................................................................................ 133 7.3.2. Tổ chức thoát nước cho mái dốc............................................................................................................... 135 CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 7 ............................................................................................................................................. 136 BÀI TẬP LỚN SỐ 4 ...................................................................................................................................................... 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................................ 137 4
  6. BÀI 1 PHẦN MỞ ĐẦU Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên vị trí và tác dụng các bộ phận cơ bản của công trình dân dụng. 1.1. Ý NGHĨA MÔN HỌC: Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng là môn học nghiên cứu các nguyên tắc và các lý luận cơ bản nhất để thiết kế, chế tạo các bộ phận của nhà nhằm thoả mãn hai mục tiêu sau: - Tao ra vỏ bọc bao che cho công năng sử dụng bên trong và bên ngoài ngôi nhà. - Xác định hệ kết cấu chịu lực tương ứng với vỏ bọc nêu trên. Môn học này còn có chức năng giới thiệu các cấu tạo thông dụng thường dùng, đồng thời chỉ ra hướng cải tiến, thay đổi các cấu tạo đó theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự đổi mới của hình thức kiến trúc. 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI PHÁP CẤU TẠO KIẾN TRÚC Sáng tạo ra kiến trúc là con người đã mong muốn tạo ra một môi trường sống tốt hơn so với môi trường tự nhiên. Có nghĩa là khai thác các mặt có lợi và hạn chế các mặt bất lợi của môi trường tự nhiên cũng như của bản thân con người tác động đến môi trường sống mà họ sáng tạo ra. Những mặt bất lợi này có thể qui thành hai loại: - Do ảnh hưởng của thiên nhiên. - Do ảnh hưởng trực tiếp của con người. 1.2.1. Ảnh hưởng của thiên nhiên Trong thiên nhiên công trình luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tự nhiên, lực trọng trường, động đất, bão từ, các loại côn trùng ... Mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ tuỳ theo vị trí địa lý của từng khu vực xây dựng công trình. Ảnh hưởng bất lợi của điều kiện khí hậu tự nhiên gồm: - Chế độ bức xạ của mặt trời: quỹ đạo, cường độ bức xạ mặt trời... - Chế độ gió (tần xuất xuất hiện, tốc độ gió, hướng gió...) - Chế độ mưa, tuyết.. - Chế độ thuỷ văn, ngập lụt - Địa hình, địa mạo - Địa chất công trình ( sức chịu tải của nền đất, nước ngầm, độ lún, mức đồng đều của cấu tạo các lớp đất, ổn định của đất..) - Mức xâm thực hoá - sinh của môi trường. - Ngoài ra ở những nơi có nhiều côn trùng, đặc biệt nhà kết cấu gỗ cần có biện pháp chống mối, mọt ,mục, để chống sự phá hoại của côn trùng. 5
  7. 1.2.2. Ảnh hưởng của con người. Khi xây dựng công trình con người đã tạo ra các bộ phận, cấu kiện và các thiết bị sử dụng. Rõ ràng những bộ phận và cấu kiện này sẽ phải có một khối lượng nhất định. Khối lượng đó chính là tải trọng bản thân và chính nó sẽ tạo ra các ngoại lực tác động bất lợi cho công trình. Trong kết cấu công trình người ta gọi đó là tải trọng thường xuyên. Tải trọng bản thân thường bao gồm các bộ phận nhà cửa, dụng cụ gia đình và thiết bị văn phòng. Trong quá trình sử dụng do hoạt động đi lại của con người, máy móc sinh ra các loại chấn động.Trong kết cấu công trình gọi là tải trọng tức thời và những tác nhân này phải được nghiên cứu khi thiết kế kết cấu và cấu tạo nhà. Mặt khác hoả hoạn trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của con người còn làm nhà cửa bị thiêu rụi, phá hoại. Vì vậy ở những nơi dể sinh ra lửa như bếp, ống khói, sân khấu nhà hát.... cần có biện pháp cấu tạo để phòng cháy. Ngoài ra những nơi phát sinh ra tiếng ồn: tiếng ô tô, tiếng máy bay, loa phóng thanh... đều có ảnh hưởng đến việc sử dụng của con người nên cần phải cấu tạo cách âm. Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến công trình kiến trúc 1.3. CÁC BỘ PHẬN CẤU TẠO CHÍNH CỦA NHÀ Nhà là do các bộ phận khác nhau được tổ hợp theo những nguyên tắc nhất định tạo thành. Xét theo quá trình thi công đi từ phần ngầm đến phần thân và cuối cùng là mái thì nhà gồm các bộ phận sau : 1. Móng và nền nhà Móng là bộ phận kết cấu dưới cùng của nhà nằm sâu dưới đất, chịu toàn bộ tải trọng của nhà và truyền tải trọng này xuống nền của móng. 6
  8. Nền nhà là bộ phận ngăn cách nhà với mặt đất tự nhiên, nhô cao hơn khỏi mặt đất từ 50mm - 3000mm phụ thuộc vào tính chất công trình và các qui định về cao độ qui hoạch của từng khu vực xây dựng cụ thể. 2. Tường và cột Tường và cột làm bộ phận chịu lực theo phương thẳng đứng truyền trực tiếp tải trọng xuống móng. Ngoài ra tường là kết cấu bao che làm nhiệm vụ phân chia không gian trên mặt phẳng ngang và bao che nhà. Yêu cầu: Độ cứng lớn, cường độ cao, bền chắc và ổn định. Tường không chịu lực tải trọng nào gọi là tường tự mang. Tường ngoài phải có khả năng chống được tác dụng của thiên nhiên như mưa, gió, bão, bức xạ mặt trời và có khả năng cách âm, cách nhiệt. 3. Sàn, gác Sàn là bộ phận kiến trúc chia không gian nhà thành các tầng, sàn còn là bộ phận kết cấu chịu lực theo phương ngang. Sàn tựa lên tường hay cột thông qua hệ thống dầm. 4. Cầu thang Cầu thang là bộ phận giao thông theo chiều thẳng đứng, nối liền các không gian không cùng cao độ. Cầu thang còn được xem là một bộ phận kết cấu làm việc theo phương ngang. 5. Mái Mái là phần bên trên cùng của nhà. Mái nhà vừa là bộ phận chịu lực đồng thời là kết cấu bao che và bảo vệ cho các bộ phận bên dưới. Yêu cầu: kết cấu mái bền lâu, không thấm nước, thoát nước nhanh và cách nhiệt cao, có độ cứng lớn, cách âm, có khả năng chống thấm. 6. Cửa đi, cửa sổ Cửa đi dùng để liên hệ giữa các phòng, ngăn cách bên trong và bên ngoài nhà, bảo vệ an ninh cho ngôi hà. Cửa sổ có tác dụng lấy ánh sáng và thông gió cho phòng. Hệ thống cửa còn có tác dụng trang trí cho ngôi nhà. Yêu cầu: cách âm, cách nhiệt, có khả năng phòng hoả... 7
  9. Hình 1.2 : Các bộ phận cơ bản của công trình kiến trúc CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 1. Em hãy trình bày các yêu cầu khi thiết kế một công trình. 2. Em hãy trình bày các bộ phận của công trình kiến trúc. 8
  10. BÀI 2 NỀN MÓNG – MÓNG - NỀN NHÀ – RÃNH THOÁT NƯỚC Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức về nền và móng, từ đó sinh viên có thể triển khai được bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng và chi tiết móng 2.1. MÓNG 2.1.1. Vị trí, tác dụng Vị trí, tác dụng Là bộ phận được cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình nằm ngầm dưới mặt đất. Thông qua móng, toàn bộ tải trọng của công trình được truyền đều xuống đất nền chịu tải. Các bộ phận của móng gồm: tường móng, gối móng, đế móng . Yêu cầu -Yêu cầu kiên cố: Đòi hỏi móng thiết kế phải có kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực, bảo đảm vật liệu làm móng và đất nền trong trạng thái làm việc bình thường. - Yêu cầu về ổn định: Đòi hỏi móng sau khi xây dựng phải lún đều trong phạm vi đọ lún cho phép , không có hiện tượng trượt hoặc gãy nứt. - Yêu cầu về bền lâu: Đòi hỏi móng phải bền vững trong suốt thời gian sử dụng. Như vậy móng phải có vật liệu móng, lớp bảo vệ móng và độ sâu chôn móng phải có khả năng chống lại được sự phá hoại của nước ngầm, nước mặn và các tác hại xâm thực khác. Nước ngầm thường thay đổi theo khí hậu và thời tiết với nước lên xuống. Do đó khi đặt móng lên trên nền đất có vị trí nước ngầm thay đổi tương đối lớn, tốt nhất là đặt đáy móng dưới độ cao thấp nhất của mực nước ngầm. 2.1.2. Phân loại móng Hiện nay có nhiều cách và nhiều tiêu chuẩn phân loại: Theo vật liệu * Móng cứng - Móng được tạo với các vật liệu chịu lực nén đơn thuần như móng gạch, móng đá hộc, móng đá hộc và bê-tông. - Quy ước: tỉ số chiều cao/chiều rộng của khối móng >1/3; tải trọng tác động từ trên xuống sau khi truyền qua móng sẽ được phân phối lại trên đất nền. - Áp dụng ở nơi nước ngầm ở dưới sâu. * Móng mềm - Được tạo với vật liệu chịu kéo, nén và uốn. - Đặc điểm: móng biến dạng gần như nền, không làm nhiệm vụ phân phối lại áp lực. 9
  11. - Móng bê-tông cốt thép là loại móng vừa bị biến dạng khá nhiều là vừa có khả năng phân bố lại áp lực trong đất nền vừa có cường độ cao vừa chống xâm thực tốt. - Cấu tạo theo yêu cầu tạo hình bất kỳ, tiết kiệm vật liệu, thi công nhanh khi dùng giải pháp thi công lắp ghép. Theo hình thức chịu lực * Móng chịu tải đúng tâm - Đặc điểm: móng đảm bảo hướng truyền lực từ trên xuống trùng vào phần trọng tâm của đế móng. - Đáp ứng được yêu cầu chịu lực tốt nhất cùng sự phân phối lực đều dưới đáy móng. * Móng chịu tải lệch tâm - Đặc điểm: hợp lực của các tải trọng không đi qua trọng tâm của mặt phẳng đáy móng; móng có kết cấu phức tạp. - Áp dụng ở những vị trí đặc biệt như ở khe lún, giữa nhà cũ và nhà mới... 10
  12. XM 75# dµy 20 ±0,000 Hình 2.4: Móng lệch tâm Hình 2.5: Móng đối xứng Theo hình thức móng * Móng cột (móng độc lập hoặc móng chiếc ) - Móng riêng biệt, chịu tải trọng tập trung. - Gối móng được chế tạo theo khối lập phương / tháp cụt / dật cấp; - Vật liệu bằng gạch, đá, bêtông hoặc bêtông cốt thép. + Móng đơn: dưới dạng cột hoặc dạng bản, được dùng dưới cột hoặc tường kết hợp với dầm móng. 11
  13. Hình 2.6: Móng cột * Móng băng - Móng chạy dài dọc dưới chân tường hoặc tạo thành dải dài liên kết các chân cột. Chiều dài của móng >>> chiều rộng. - Truyền tải trọng tương đối đều xuống nền - Vật liệu: gạch, đá, bêtông, BTCT. Tiết diện móng thường có hcn, h.thang hay giật cấp. - Áp dụng cho các công trình dân dụng nhiều tầng kiểu khung và công trình công nghiệp. + Móng băng dưới cột chịu áp lực từ hàng cột truyền xuống, khi hàng cột phân bố theo hai hướng thì dùng máy đóng băng giao thoa. + Móng băng dưới tường: là phần kéo dài xuống đất của tường chịu lực và tường không chịu lực Hình 2.7 : Móng băng * Móng bè (móng toàn diện) - Đặc điểm: diện tích đáy móng bằng diện tích xây dựng. - Áp dụng khi sức chịu tải của đất nền quá yếu so với tải trọng của công trình và áp dụng khi bề rộng của các đáy móng chiếc hoặc móng băng gần sát nhau, gây nên hiện tượng chồng áp suất trong đất nền. 12
  14. Hình 2.8: Móng bè ( móng toàn diện ) * Móng cọc - Gồm có cọc và đài cọc. - Khi nền đất yếu phải chịu tải trọng lớn của công trình người ta dùng móng cọc. - Vật liệu: cọc tre, gỗ, bêtông cốt thép. - Móng cọc chia ra làm hai loại: móng cọc chống và móng cọc ma sát. + Móng cọc chống được dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn (đá); đầu dưới cọc đóng chặt vào lớp đất rắn và truyền tải trọng vào nó. Nền móng cọc chống không bị lún hoặc lún không đáng kể. + Móng cọc ma sát được dùng trong trường hợp lớp đất rắn nằm ở quá sâu. Cọc ma sát truyền tải trọng công trình vào đất qua lực ma sát giữa đất và bề mặt của cọc. Theo đặc tính chịu tải * Chịu tải trọng tĩnh - Móng sẽ chịu tác động của (1) tải trọng thường xuyên liên tục khi thi công hoặc (2) khi chịu trọng lượng bản thân của các bộ phận và (3) áp lực của đất. - Hầu hết các loại móng nhà dân dụng đều được tính toán và chọn lựa để đáp ứng yêu cầu chịu tải trọng tĩnh. * Chịu tải trọng động 13
  15. - Là loại móng chịu tải trọng tạm thời có thể không xuất hiện vào các thời kỳ nhất định như: tải trọng gió, áp lực sóng biển, đặc biệt là động đất và sự rung Hình 2.9: Móng giữa Hình 2.10 : Móng biên của móng. - Giải pháp móng đặc biệt được chọn áp dụng trong trường hợp này là loại móng máy, móng chống chấn động. Theo vị trí - Móng tường giữa: Nằm ở vị trí hai bên là nền nhà. - Móng tường biên: Nằm ở vị trí một bên là nền nhà, một bên là vỉa hè. - Móng khe lún: nằm ở vị trí khe lún của công trình. - Móng bó hè (bó nền): nằm ở vị trí hành lang, có tác dụng chắn đất đắp của nền nhà. - Móng cấu tạo (tường ngăn): nằm ở vị trí dưới tường ngăn có bề dày 105, cao trên 2000 hoặc sát trần 14
  16. Hình 2.11: Móng khe lún V÷a XM V÷a chèng Èm chèng Èm XM 75# ±0,000 ±0,000 -0,450 tû lÖ 1/25 Hình 2.12: Móng cấu tạo Hình 2.13: Móng bó nền ( bó hè ) Theo biện pháp thi công • Móng toàn khối: móng được xây/ đúc ngay tại hiện trường. 15
  17. • Móng lắp ghép: các bộ phận của móng bằng bê tông cốt thép được chế tạo trước tại cơ xưởng. Theo phương pháp cấu tạo * Móng nông - Móng được xây hay đúc hoàn toàn trong hố móng đào với chiều sâu chôn móng - Áp dụng cho các công trình kiến trúc nhẹ hoặc trên đất nền có sức chịu tải cao ở ngay trên mặt. Móng nông là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2÷3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m. So với các loại móng sâu, móng nông có những ưu điểm: + Thi công đơn giản, không đòi hỏi các thiết bị thi công phức tạp. Việc thi công móng nông có thể dùng nhân công để đào móng, một số trường hợp với số lượng móng nhiều, hoặc chiều sâu khá lớn có thể dùng các máy móc để tăng năng suất và giảm thời gian xây dựng nền móng. + Móng nông được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng vừa và nhỏ, giá thành xây dựng nền móng ít hơn móng sâu. + Trong quá trình tính toán bỏ qua sự làm việc của đất từ đáy móng trở lên. Hình thức móng được ứng dụng trong trường hợp này là móng băng, móng chiếc, móng bè. Móng nông được sử dụng đối với công trình quy mô vừa và nhỏ (thường ≤ 5 tầng). Đây là loại móng rất phổ biến ở Việt Nam và là loại móng "rẻ" nhất. Loại móng này tận dụng khả năng làm việc của các lớp đất phía trên cùng. Chính vì vậy khả năng ổn định về sức chịu tải (đại diện là chỉ tiêu sức chịu tải quy ước R0) và biến dạng (mô đun tổng biến dạng E0) của các lớp đất này quyết định tới sự ổn định của công trình. Chiều sâu chôn móng phổ biến từ 0.5m đến 3m, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bề dày lớp đất lấp, chiều sâu mực nước dưới đất, sự phân bố của đất yếu. Chiều sâu chôn móng càng lớn, khả năng chịu tải của đất nền càng cao, nhưng cần chú ý đến các lớp đất yếu (bùn hoặc đất loại sét có trạng thái dẻo chảy, chảy) phân bố dưới nó. Nếu có đất yếu nằm ngay dưới lớp đất tốt (khá phổ biến) và nằm trong phạm vi ảnh hưởng của ứng suất gây lún (thường 5 → 10 m dưới đáy móng), hạn chế chiều sâu chôn móng để tận dụng bề dày của lớp tốt bên trên. Nếu chiều sâu chôn móng quá lớn (chi phí đào đắp cao, ảnh hưởng đến các công trình lân cận khi thi công) thì cần xem xét đến giải pháp khác như cọc tre, cừ tràm (nếu có nước dưới đất) hoặc giải pháp ép cọc. * Móng sâu 16
  18. - Là loại móng khi thực hiện không cần đào hoặc chỉ đào một phần hố móng, sẽ dùng giải pháp cấu tạo để chuyển tải trọng từ trên xuống thông qua móng vào đất nền, đạt chiều sâu thiết kế như giải pháp mòng trên cọc, móng trên giếng chìm. - Áp dụng trong trh tải trọng công trình tương đối lớn nhưng lớp đất nền chịu tải lại ở dưới sâu. Móng sâu là một loại móng phân biệt với móng nông bởi chiều sâu chúng được cắm vào trong lòng đất. Có nhiều lý do mà người kỹ sư muốn sử dụng móng sâu thay vì móng nông. Một số lý do phổ biến là tải trọng thiết kế rất lớn, nền đất yếu nằm nông, hoặc các ràng buộc về địa hình (như trụ cầu, tường vây). Có những thuật ngữ khác nhau được sử dụng để mô tả các loại khác nhau của nền móng sâu bao gồm: cọc, cọc ép, cọc đóng, cọc khoan nhồi, cọc barrette, cừ ván thép, cừ ván bê tông cốt thép... Các quy ước đặt tên có thể khác nhau giữa các ngành kỹ thuật và các công ty. Móng sâu có thể được làm bằng gỗ, thép, bê tông cốt thép và bê tông ứng lực trước ... Móng sâu có thể được thi công đặt bằng cách đóng hoặc ép chúng vào mặt đất hay khoan và đổ lỗ bằng bê tông. Hình 2.14 : Móng sâu * Móng dưới nước - Thực hiện trong vùng đất ngập nước như: ao hồ, sông, rạch, biển. - Phương pháp: xây bờ bao kín nước bao quanh vị trí công trình à bơm thoát nước làm khô để thi công móng. 2.1.3. Các bộ phận của móng 17
  19. Hình 2.15: Các bộ phận của móng Tường móng Là bộ phận có tác dụng truyền lực từ trên xuống chống lực đạp của nền nhà hoặc lực đẩy ngang của khối đất và nước ngầm bao quanh tầng ngầm. Tường móng thường được cấu tạo dày hơn tường nhà nên nhô ra hơn chân tường nhà, tạo cảm giác chắc chắn và bề thế cho nhà, và để điều chỉnh sai số trong quá trình thi công các phần công trình. Gối móng Là bộ phận chịu lực chính của móng đựơc cấu tạo theo tiết diện chữ nhật hoặc hình tháp hay dậc bậc nhằm tác dụng giảm áp suất truyền tải đến móng. Đồng thời với yêu cầu đáy móng phải mở rộng hơn so nhiều với phần công trình tiếp xúc với móng và cường độ của đất nền thường nhỏ hơn nhiều so với vật liệu xây dựng công trình Đế móng Là lớp giật cuối cùng của gối móng tiếp xúc nằm ngang giữa móng và đệm móng. Lớp đệm Là lớp có tác dụng làm chân đế, làm phẳng nhằm phân đều áp suất dưới đáy móng.Vật liệu được dùng là bê tông gạch vỡ hoặc đá có mác 25#, 50#, 75# dày 10cm-15cm hoặc là lớp cát đầm chặt. Chiều sâu móng ngầm trong đất Là khoảng cách từ đáy móng tới mặt đất thiên nhiên hoặc mặt đất thực hiện. Trị số được chọn sẽ tuỳ thuộc tình hình đất đai, tính chất của nước ngầm, khí hậu, lực tác động từ ngoài , đặc điểm của bản thân công trình, kết cấu móng và phương pháp thi công cùng tình trạng của các công trình kế cận nếu có. 2.1.4. Cấu tạo các loại móng thông dụng 18
  20. Hình 2.16: Góc truyền lực Góc truyền lực của móng: - Móng gạch : α = 30o - Móng bê tông cốt thép : α = 45 o 1. Móng gạch Móng gạch là loại phổ biến nhất vì thích hợp kỹ thuật xây dựng phổ thông và sử dụng loại vật liệu rẻ tiền, có nhiều ở các địa phương. Móng gạch đựơc sử dụng hợp lý khi chiều rộng đế móng nhỏ hơn 1500mm. Dùng gạch đặc có cường độ 75kg/1cm2 có kích thước 220x105x55, để phù hợp với kích thức viên gạch vữa liên kết đứng và ngang dày 10. Vữa liên kết là vữa ximăng cát vàng 1:4 hoặc 1:3 ( cho nhà cấp II hoặc cấp III ) hoặc tỉ lệ 1:5-1:6 cho nhà cấp IV Đế móng thường đựơc xây 3 lớp gạch dày 210. Ở nơi khô ráo thì có thể dùng bê tông gạch vỡ hoặc bê tông đá dăm dày 150-300mmm mác 50-100 (thường dày 200). Đáy lót cát đầm chặt dày 50-100 hoặc bê tông gạch vỡ dày 100 mác 50. Khi thiết kế móng ta cần có các số liệu : - Chiều rộng đáy móng: Bm - Chiều cao móng: Hm - Chiều dày tường : bt 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2