intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cấu tạo ô tô: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:361

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Cấu tạo ô tô" Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như cấu tạo chung và tính năng kỹ thuật ô tô; hệ thống truyền lực; hệ thống phanh; hệ thống lái. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cấu tạo ô tô: Phần 1

  1. GS.TS. VŨ ĐỨC LẬP (Chủ biên) TS. NGUYỄN ANH TUẤN, ThS. PHẠM HOÀNG MINH GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ
  2. Mục lục MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 13 Chương 1 CẤU TẠO CHUNG VÀ TÍNH NĂNG KỸ THUẬT Ô TÔ 15 1.1. PHÂN LOẠI Ô TÔ 15 1.1.1. Phân loại theo khối lượng toàn bộ (ECE R13) 16 1.1.2. Phân loại theo đặc điểm kỹ thuật 17 1.1.3. Phân loại theo nhiên liệu sử dụng 17 1.1.4. Phân loại theo công dụng của ô tô 18 1.1.5. Phân loại theo công thức bánh xe 18 1.2. CẤU TẠO CHUNG Ô TÔ 18 1.3. BỐ TRÍ CHUNG Ô TÔ 22 1.3.1. Đặc điểm bố trí chung ô tô du lịch 23 1.3.2. Đặc điểm bố trí chung ô tô buýt 28 1.3.3. Đặc điểm bố trí chung ô tô tải 29 1.4. TÍNH NĂNG KỸ THUẬT Ô TÔ 33 Câu hỏi ôn tập Chương 1 35 5
  3. GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ Chương 2 HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 36 2.1. LY HỢP 43 2.1.1. Công dụng ly hợp 43 2.1.2. Phân loại ly hợp 44 2.1.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ly hợp 45 2.1.4. Cấu tạo một số ly hợp điển hình 50 2.1.5. Dẫn động điều khiển ly hợp 60 2.2. HỘP SỐ 65 2.2.1. Công dụng và phân loại 65 2.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số cơ khí có cấp 68 2.2.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số tự động 93 2.3. HỘP SỐ PHÂN PHỐI 109 2.3.1. Công dụng và phân loại hộp số phân phối 110 2.3.2. Cấu tạo hộp số phân phối 111 2.4. TRUYỀN ĐỘNG CÁC ĐĂNG 121 2.4.1. Công dụng và phân loại truyền động các đăng 121 2.4.2. Cấu tạo các đăng 124 2.5. CẦU XE 139 2.5.1. Truyền lực chính 139 6
  4. Mục lục 2.5.2. Vi sai 152 2.5.3. Bán trục 162 2.5.4. Dầm cầu 167 Câu hỏi ôn tập Chương 2 171 Chương 3 HỆ THỐNG PHANH 173 3.1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG PHANH 173 3.1.1. Công dụng 173 3.1.2. Phân loại 173 3.2. CẤU TẠO CHUNG HỆ THỐNG PHANH 178 3.2.1. Cấu tạo chung hệ thống phanh thủy lực 179 3.2.2. Cấu tạo chung hệ thống phanh khí nén 182 3.2.3. Cấu tạo chung hệ thống phanh có dẫn động kết hợp (thủy - khí) 188 3.3. CƠ CẤU PHANH 190 3.3.1. Công dụng và phân loại cơ cấu phanh 190 3.3.2. Cấu tạo cơ cấu phanh dạng tang trống 192 3.3.3. Cấu tạo cơ cấu phanh dạng đĩa 205 3.3.4. Cơ cấu phanh ở hệ thống phanh dừng 206 3.4. DẪN ĐỘNG PHANH 210 3.4.1. Công dụng dẫn động phanh 210 7
  5. GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ 3.4.2. Cấu tạo dẫn động phanh 210 3.5. ĐIỀU HÒA LỰC PHANH 280 3.5.1. Công dụng và phân loại bộ điều hòa lực phanh 280 3.5.2. Cấu tạo bộ điều hòa lực phanh 280 3.6. HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG BÁNH XE KHI PHANH 288 3.6.1. Công dụng của ABS 288 3.6.2. Cấu tạo chung của ABS 290 Câu hỏi ôn tập Chương 3 303 Chương 4 HỆ THỐNG LÁI 305 4.1. CÔNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG LÁI 305 4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAY VÒNG CỦA XE BÁNH HƠI 306 4.3. CẤU TẠO CHUNG HỆ THỐNG LÁI 310 4.4. CƠ CẤU LÁI 313 4.4.1. Công dụng 313 4.4.2. Phân loại cơ cấu lái 313 4.4.3. Cấu tạo một số loại cơ cấu lái điển hình 316 4.5. DẪN ĐỘNG LÁI 326 4.5.1. Công dụng 326 8
  6. Mục lục 4.5.2. Cấu tạo dẫn động lái 328 4.6. ỔN ĐỊNH CỦA BÁNH XE DẪN HƯỚNG 332 4.7. TRỢ LỰC LÁI 338 4.7.1. Công dụng và phân loại 338 4.7.2. Cấu tạo chung của trợ lực lái 339 4.7.3. Cấu tạo một số trợ lực lái điển hình 345 Câu hỏi ôn tập Chương 4 362 Chương 5 HỆ THỐNG TREO 364 5.1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TREO 364 5.1.1. Công dụng 364 5.1.2. Phân loại hệ thống treo 366 5.2. CẤU TẠO HỆ THỐNG TREO 370 5.2.1. Cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc 370 5.2.2. Cấu tạo hệ thống treo cân bằng phụ thuộc 372 5.2.3. Cấu tạo hệ thống treo độc lập 373 5.2.4. Cấu tạo hệ thống treo khí nén và thủy lực - khí nén 378 5.2.5. Giảm chấn 384 5.3. CẤU TẠO HỆ THỐNG TREO TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG 389 5.3.1. Hệ thống treo bán tích cực 390 9
  7. GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ 5.3.2. Hệ thống treo tích cực 393 Câu hỏi ôn tập Chương 5 395 Chương 6 CỤM BÁNH XE 396 6.1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI CỤM BÁNH XE 396 6.1.1. Công dụng 396 6.1.2. Phân loại 397 6.2. CẤU TẠO BÁNH XE 398 6.2.1. Cấu tạo lốp xe 398 6.2.2. Vành bánh xe 404 6.2.3. Đĩa bánh xe 405 6.2.4. Moay ơ bánh xe 406 Câu hỏi ôn tập Chương 6 408 Chương 7 KHUNG, VỎ XE VÀ CA BIN 409 7.1. KHUNG XE 409 7.1.1. Công dụng và phân loại khung xe 409 7.1.2. Cấu tạo khung xe 410 7.2. VỎ XE 412 7.2.1. Công dụng 412 7.2.2. Phân loại vỏ xe 412 10
  8. Mục lục 7.2.3. Cấu tạo vỏ xe 417 7.3. CA BIN 424 7.3.1. Công dụng 424 7.3.2. Phân loại ca bin 424 7.3.3. Cấu tạo ca bin 425 7.4. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ BÊN TRONG VỎ XE 428 7.4.1. Công dụng 428 7.4.2. Cấu tạo hệ thống thông gió và điều hòa không khí bên trong vỏ xe 428 Câu hỏi ôn tập Chương 7 435 Chương 8 CÁC THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG 436 8.1. TỜI 436 8.1.1. Công dụng 436 8.1.2. Cấu tạo tời 436 8.2. HỆ THỐNG NÂNG HẠ THÙNG XE Ô TÔ TỰ ĐỔ 444 8.2.1. Công dụng 444 8.2.2. Cấu tạo 444 8.3. HỆ THỐNG ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT KHÍ NÉN TRONG LỐP 448 8.3.1. Công dụng 448 11
  9. GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ 8.3.2. Cấu tạo điều chỉnh áp suất khí nén trong lốp 449 Câu hỏi ôn tập Chương 8 456 TÀI LIỆU THAM KHẢO 457 12
  10. Mở đầu LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Cấu tạo ô tô trình bày các nội dung cơ bản về cấu tạo chung ô tô và các cụm, các hệ thống chủ yếu thuộc phần gầm ô tô. Giáo trình được biên soạn theo trình tự giới thiệu công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cụm, hệ thống chính thuộc phần gầm ô tô. Nội dung giáo trình gồm 8 chương: Chương 1. Cấu tạo chung và tính năng kỹ thuật ô tô Chương 2. Hệ thống truyền lực Chương 3. Hệ thống phanh Chương 4. Hệ thống lái Chương 5. Hệ thống treo Chương 6. Cụm bánh xe Chương 7. Khung, vỏ xe và ca bin Chương 8. Các thiết bị chuyên dùng. Giáo trình do GS.TS. Vũ Đức Lập làm chủ biên cùng với sự tham gia biên soạn của TS. Nguyễn Anh Tuấn, ThS. Phạm Hoàng Minh. Giáo trình dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật ô tô và có 13
  11. GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật công tác trong ngành ô tô. Vì điều kiện và thời gian có hạn, giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và bạn đọc. Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ: lapvd.mta@gmail.com. TM. NHÓM TÁC GIẢ Chủ biên GS.TS. Vũ Đức Lập 14
  12. Chương 1. Cấu tạo chung và tính năng kỹ thuật ô tô Chương 1 CẤU TẠO CHUNG VÀ TÍNH NĂNG KỸ THUẬT Ô TÔ 1.1. PHÂN LOẠI Ô TÔ Ô tô là phương tiện vận tải đường bộ chủ yếu. Nó có tính cơ động cao và phạm vi hoạt động rộng. Do vậy, trên toàn thế giới ô tô hiện đang được dùng để vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân. Tiêu chuẩn phân loại được thực hiện theo nhiều mục đích khác nhau: theo tên gọi chung, theo khối lượng toàn bộ, theo kết cấu, theo công suất động cơ, theo công thức bánh xe. Ngoài việc phân loại ô tô nhằm mục đích phục vụ công tác thiết kế trên cơ sở áp dụng các văn bản pháp quy của nhà nước, việc phân loại ô tô còn phục vụ cho các mục đích khác nhau như: tính thuế khi xuất nhập khẩu ô tô; công tác quản lý nhà nước về vận tải ô tô. Vì vậy, việc phân loại ô tô phải căn cứ vào tính đa dạng trong công dụng và kết cấu ô tô. Ví dụ cùng một loại ô tô có thể lắp động cơ có công suất khác nhau. Dưới đây trình bày một số cơ sở phân loại ô tô. 15
  13. GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ 1.1.1. Phân loại theo khối lượng toàn bộ (ECE R13) [4] Loại M: M1: Ô tô con chỉ dùng chở người và hành lý của hành khách (đến 9 chỗ ngồi, kể cả người lái), có khối lượng toàn bộ  3,5 tấn; M2: Ô tô chở khách lớn hơn 9 chỗ ngồi đến khối lượng toàn bộ  5 tấn; M3: Ô tô chở khách lớn hơn 9 chỗ ngồi đến khối lượng toàn bộ > 5 tấn. Loại N: Ô tô chở hàng N1: Khối lượng toàn bộ  3,5 tấn; N2: Khối lượng toàn bộ > 3,5 tấn đến  12 tấn; N3: Khối lượng toàn bộ > 12 tấn. Loại O: Phần nối theo của ô tô trong đoàn xe (Đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc): O1: Khối lượng toàn bộ của rơ moóc một trục < 0,75 tấn; O2: Khối lượng toàn bộ của rơ moóc và sơ mi rơ moóc ≥ 0,75 tấn đến ≤ 3,5 tấn; O3: Khối lượng toàn bộ của rơ moóc và sơ mi rơ moóc > 3,5 tấn đến ≤ 10 tấn; O4: Khối lượng toàn bộ của rơ moóc và sơ mi rơ moóc > 10 tấn; 16
  14. Chương 1. Cấu tạo chung và tính năng kỹ thuật ô tô 1.1.2. Phân loại ô tô theo đặc điểm kỹ thuật Phân loại ô tô theo đặc điểm kỹ thuật có thể phân chia theo: a) Ô tô con theo dung tích buồng đốt của động cơ [17] - Rất nhỏ: đến 1,2 dm3; - Nhỏ: 1,3 ÷ 1,8 dm3; - Vừa: 1,9 ÷ 3,5 dm3; - Lớn: > 3,5 dm3. b) Ô tô chở người theo chiều dài toàn bộ [17] - Loại đặc biệt nhỏ: chiều dài toàn bộ đến 5 m; - Loại nhỏ: chiều dài toàn bộ 6  7,5 m; - Loại trung bình: chiều dài toàn bộ 8  9,5 m; - Loại lớn: chiều dài toàn bộ 10,5  12 m; - Loại đặc biệt lớn: chiều dài toàn bộ 16,5 m và lớn hơn. c) Ô tô tải theo khối lượng tải hữu ích [4] - Loại rất nhỏ: tải trọng chở hàng: 0,3  1 tấn; - Loại nhỏ: tải trọng chở hàng: 1  3 tấn; - Loại trung bình: tải trọng chở hàng: 3  5 tấn; - Loại lớn: tải trọng chở hàng: 5  8 tấn; - Loại rất lớn: tải trọng chở hàng > 8 tấn. 1.1.3. Phân loại ô tô theo nhiên liệu sử dụng Dựa vào nhiên liệu sử dụng, ô tô được chia thành các loại: 17
  15. GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ - Ô tô chạy xăng; - Ô tô chạy dầu diesel; - Ô tô chạy khí gas; - Ô tô đa nhiên liệu (xăng, diesel, gas); - Ô tô chạy điện. 1.1.4. Phân loại ô tô theo công dụng của ô tô Dựa vào công dụng, ô tô chia thành các loại: - Ô tô vận tải; - Ô tô chở hành khách: ô tô buýt, ô tô taxi, ô tô du lịch, ô tô chở khách liên tỉnh, ô tô chở khách đường dài; - Ô tô chuyên dùng như: ô tô cứu thương, ô tô cứu hoả, ô tô phun nước, ô tô cẩu và ô tô vận tải chuyên dụng (ô tô xi téc, ô tô thùng kín, ô tô tự đổ). 1.1.5. Phân loại ô tô theo công thức bánh xe Phận loại ô tô dựa vào công thức bánh xe: - Ô tô hai trục: 4x2, 4x4; - Ô tô ba trục: 6x2, 6x4, 6x6; - Ô tô bốn trục: 8x2, 8x4, 8x8. Số đầu tiên chỉ số lượng bánh xe của ô tô. Số thứ hai chỉ số lượng bánh xe chủ động. 1.2. CẤU TẠO CHUNG Ô TÔ Ô tô là phương tiện cơ giới tự hành, vì vậy chúng đều có các bộ phận chính có chức năng giống nhau. Cấu tạo 18
  16. Chương 1. Cấu tạo chung và tính năng kỹ thuật ô tô chung ô tô được đưa ra ở Hình 1.1. Các bộ phận và hệ thống chính của ô tô gồm: động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống điều khiển (gồm hệ thống phanh và hệ thống lái), hệ thống điện, buồng lái, thùng xe (vỏ xe) và hệ thống các thiết bị phụ khác. Hình 1.1. Cấu tạo chung ô tô a) Hình dáng chung; b) Động cơ; c) Vỏ xe; d) Hệ thống truyền lực; e) Hệ thống phanh; f) Hệ thống lái; h) Phần vận hành. 19
  17. GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ Động cơ là nguồn động lực chủ yếu của ô tô. Hiện nay động cơ đốt trong dùng nhiên liệu lỏng hoặc nhiên liệu khí được sử dụng chủ yếu trên ô tô. Động cơ là bộ phận quan trọng tạo ra nguồn năng lượng cho xe hoạt động và có thể truyền một phần hoặc toàn bộ công suất của động cơ đến bộ phận làm việc của máy công tác liên kết với chúng ở xe chuyên dụng. Động cơ đốt trong sử dụng phổ biến nhất là động cơ đốt trong kiểu píttông 4 kỳ sử dụng nhiên liệu xăng hoặc diesel. Hệ thống truyền lực là tổ hợp các cơ cấu có nhiệm vụ nhận và truyền động lực từ động cơ đến các bánh xe chủ động. Hệ thống truyền lực dùng để biến đổi về trị số và chiều của mô men xoắn truyền đến các bánh xe chủ động, cho phép ô tô dừng lâu dài tại chỗ mà động cơ vẫn làm việc. Ngoài ra hệ thống truyền lực còn có thể trích một phần công suất của động cơ để truyền đến bộ phận làm việc của các thiết bị phụ và máy công tác. Tùy theo đặc điểm cấu tạo cụ thể của ô tô và điều kiện sử dụng mà trong hệ thống truyền lực có thể có một, hai hay nhiều cầu chủ động. Các cụm chính trong hệ thống truyền lực gồm: Ly hợp, hộp số, hộp số phân phối, truyền động các đăng, cầu xe chủ động. Phần vận hành gồm khung xe mà trên nó đặt vỏ và tất cả các cơ cấu của ô tô, hệ thống treo (gồm nhíp và giảm chấn), cầu trước và cầu sau cùng với các bánh xe. Bánh xe với lốp đàn hồi dùng để truyền trọng lượng xe lên 20
  18. Chương 1. Cấu tạo chung và tính năng kỹ thuật ô tô đường mà không làm hỏng nền đường hoặc lún sâu vào nền đường. Bánh xe là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với mặt đường, truyền các lực kéo, lực phanh và lực ngang khi chuyển động thẳng và khi quay vòng. Ngoài ra bánh xe còn là bộ phận góp phần nâng cao độ êm dịu và độ an toàn chuyển động cho ô tô. Hệ thống treo là tổ hợp các cụm gồm phần tử đàn hồi, phần tử giảm chấn, phần tử hướng để liên kết giữa các bánh xe với khung xe (hoặc vỏ xe) để đảm bảo độ êm dịu chuyển động và an toàn chuyển động. Ngoài ra hệ thống treo còn dùng để truyền các lực và mô men tác động giữa bánh xe và khung xe. Hệ thống treo hoàn chỉnh gồm các bộ phận sau: Bộ phận đàn hồi, bộ phận giảm chấn, bộ phận dẫn hướng. Hệ thống điều khiển gồm hệ thống phanh và hệ thống lái: - Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô đến vận tốc nào đấy hoặc cho đến khi dừng hẳn trong trường hợp gặp sự cố khẩn cấp. Ngoài ra hệ thống phanh còn bảo đảm giữ cố định xe trong thời gian dừng xe. Hệ thống phanh gồm cơ cấu phanh và dẫn động phanh. - Hệ thống lái dùng để giữ hướng chuyển động thẳng hoặc thay đổi hướng chuyển động của ô tô theo ý muốn lái xe. Hệ thống lái gồm có cơ cấu lái và dẫn động lái. Hệ thống điện là tổ hợp của hàng loạt bộ phận, thiết bị điện nhằm đảm bảo cho ô tô làm việc ổn định, tin cậy. Hệ thống điện gồm điện động cơ (nguồn cung cấp điện, hệ 21
  19. GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ thống đánh lửa, hệ thống khởi động) và điện thân xe với hệ thống đèn tín hiệu và chiếu sáng, hệ thống thông tin, hệ thống điều khiển bao gồm cả máy tính điều khiển động cơ và điều khiển thân xe, hệ thống chẩn đoán. Do tính phức tạp của hệ thống điện nên phần này được trình bày trong tài liệu riêng. Buồng lái và thùng (vỏ xe) dùng để bố trí chỗ ngồi cho lái xe và kíp lái. Trong buồng lái còn bố trí các cơ cấu điều khiển, bảng đồng hồ chỉ thị, radio. Thùng xe (hoặc vỏ xe đối với xe chở người) dùng để bố trí hàng hóa vận chuyển hoặc hành khách chuyên chở. Các thiết bị phụ trợ, thiết bị chuyên dùng gồm các trang thiết bị nhằm tăng tính tiện nghi và đảm bảo chức năng hoạt động cho xe. Phần cấu tạo động cơ đốt trong và thiết bị điện xe không được giới thiệu trong Giáo trình này mà sẽ được giới thiệu ở môn học Động cơ đốt trong và Thiết bị điện xe. 1.3. BỐ TRÍ CHUNG TRÊN Ô TÔ Việc bố trí sắp xếp các cụm, hệ thống, các khoang, các bộ phận theo tính năng kỹ thuật của ô tô là bố trí chung ô tô. Bố trí chung trên ô tô khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào sự bố trí của động cơ, hệ thống truyền lực, các hệ thống khác trên xe, bố trí buồng lái và thùng chở hàng. Cấu tạo các cụm và các hệ thống trên ô tô phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của sơ đồ bố trí chung của nó. Ngoài ra 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2