intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn - MĐ01: Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

161
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chuẩn bị trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn thuộc MĐ01 nghề "Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn" giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản để nhận diện các giống hoa, chuẩn bị đất trồng, chuẩn bị cơ sở vật chất để trồng hoa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn - MĐ01: Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ TRỒNG HOA HUỆ, LAY ƠN, ĐỒNG TIỀN, HỒNG MÔN MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: TRỒNG HOA HUỆ, LAY ƠN, ĐỒNG TIỀN, HỒNG MÔN Trình độ: sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2014
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Những năm gần đây, nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương. Nghề trồng hoa có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác nếu nắm bắt đúng các nhu cầu thị trường và yêu cầu kỹ thuật canh tác từng loài hoa. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy cũng như đặc điểm của nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn; nhóm biên sọan chúng tôi đã bám sát theo yêu cầu đào tạo, thực tiễn sản xuất của từng loại hoa, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn bộ giáo trình này. Bộ giáo trình đào tạo nghề “Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn” được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn . Bộ giáo trình gồm 5 quyển: Quyển 1- Giáo trình mô đun Chuẩn bị trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn, Quyển 2- Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc hoa huệ, lay ơn, Quyển 3- Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc hoa đồng tiền, Quyển 4- Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc hoa hồng môn, Quyển 5- Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản hoa. Giáo trình mô đun Chuẩn bị trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản để nhận diện các giống hoa , chuẩn bị đất trồng, chuẩn bị cơ sở vật chất để trồng hoa. Giáo trình mô đun này được chia làm 4 bài: Bài 1: Tình hình sản xuất và đặc điểm chung của các giống hoa Bài 2: Dự tính chi phí sản xuất ài : huẩn bị đất, giá thể và chậu trồng hoa Bài 4: Làm nhà che và lắp đặt hệ thống tưới húng tôi xin chân thành cám ơn Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường ao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc, các hộ gia đình và cơ sở sản xuất và kinh oanh hoa đã nhiệt tình đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành được giáo trình này. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn mô đun này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hoặc tính cập nhật thông tin mới. Rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu, của hội đồng thẩm định giáo trình, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật trong ngành và các thành viên có liên quan, về nội ung cũng như cách trình bày để giáo trình hoàn thiện hơn, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề cho nông dân nói riêng và sự phát triển của nghề Trồng hoa nói chung. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn./. Nhóm biên soạn 1. Lê Phương Hà Chủ biên 2. Nguyễn Văn hiến . Phan uốc Hoàn
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Giới thiệu mô đun.................................................................................................. 8 Bài 1: Tình hình sản xuất và đặc điểm chung của các giống hoa ......................... 9 A. Nội dung của bài............................................................................................... 9 1. Giá trị kinh tế..................................................................................................... 9 2. Tình hình sản xuất ........................................................................................... 10 2.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới............................................................. 10 2.2. Tình hình sản xuất hoa trong nước............................................................... 10 3. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng sản xuất hoa ở Việt Nam ....... 12 3.1. Những thuận lợi............................................................................................ 12 3.2. Những khó khăn ........................................................................................... 12 . . Phương hướng sản xuất hoa trong tương lai ................................................ 12 4. Đặc điểm các giống hoa .................................................................................. 13 4.1. Đặc điểm các giống hoa huệ ........................................................................ 13 4.2. Đặc điểm các giống hoa lay ơn .................................................................... 14 4. . Đặc điểm các giống hoa đồng tiền ............................................................... 16 4.4. Đặc điểm các giống hoa hồng môn .............................................................. 17 5. Xác định tiêu chuẩn giống............................................................................... 18 5.1. Tiêu chuẩn củ giống huệ, lay ơn .................................................................. 18 5.2. Tiêu chuẩn cây giống đồng tiền ................................................................... 20 5.3. Tiêu chuẩn cây giống hồng môn .................................................................. 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 27 1. Các câu hỏi ...................................................................................................... 27 2. Bài tập thực hành............................................................................................. 27 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 27 Bài 2: Dự tính chi phí sản xuất ..................................................................... 28 A. Nội dung của bài............................................................................................. 28 1. Thu thập thông tin ........................................................................................... 28 1.1. Thông tin thị trường ..................................................................................... 28
  5. 5 1.2. Những thông tin thị trường cần được thu thập............................................. 28 2. Tìm hiểu nhu cầu của thị trường, và định hướng phát triển nghề trồng hoa .. 30 2.1. Dự báo nhu cầu thị trường và khả năng phát triển của ngành hoa cây cảnh trong tương lai. .................................................................................................... 30 2.2. Định hướng phát triển ngành sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam ............... 31 3. Tìm hiểu về chính sách của nhà nước phát triển nghề trồng hoa.................... 31 4. Chuẩn bị các điều kiện để sản xuất ................................................................. 32 4.1. Chuẩn bị về nhân lực.................................................................................... 32 4.2. Tính chi phí sản xuất hoa huệ, lay ơn .......................................................... 33 4.3. Tính chi phí sản xuất hoa đồng tiền ............................................................. 34 4.4. Tính chi phí sản xuất hoa hồng môn ............................................................ 35 5. Lựa chọn nhà cung cấp giống ......................................................................... 35 6. Làm hợp đồng ................................................................................................. 35 6.1. Những điểm chung cần quan tâm khi soạn thảo hợp đồng thương mại ...... 35 6.2. Kỹ năng soạn thảo một số điều khoản quan trọng của hợp đồng thương mại ............................................................................................................................. 36 6.3. Mẫu làm hợp đồng mua bán hàng hóa ......................................................... 37 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hoa .......................................... 40 7.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 40 7.2. Khó khăn ...................................................................................................... 40 7.3. Một số điểm cần lưu ý trong sản xuất kinh doanh hoa ................................ 41 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 42 2. Bài tập thực hành............................................................................................. 42 C. Ghi nhớ ........................................................................................................... 42 Bài 3: Chuẩn bị đất, giá thể và chậu trồng hoa............................................. 43 A. Nội dung của bài............................................................................................. 43 1. Chuẩn bị đất .................................................................................................... 43 1.1 Chọn đất trồng ............................................................................................... 43 1.2. Xử lý đất trồng ............................................................................................. 43 1. . Làm đất ......................................................................................................... 44 1.4. Lên luống...................................................................................................... 45 1.5. Bón phân lót ................................................................................................. 46
  6. 6 1.6. Rạch hàng, bổ hốc ........................................................................................ 46 2. Chuẩn bị giá thể và chậu trồng........................................................................ 46 2.1. Chuẩn bị giá thể............................................................................................ 46 2.2. Chuẩn bị đất ................................................................................................. 46 2.3. Chuẩn bị phân chuồng ................................................................................. 46 2.4. Chuẩn bị chất phụ gia .................................................................................. 47 3. Trộn giá thể trồng hoa ..................................................................................... 49 4. Xử lý giá thể .................................................................................................... 50 5. Chuẩn bị chậu trồng ........................................................................................ 50 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 52 1. Các câu hỏi ...................................................................................................... 52 2. Các bài thực hành ............................................................................................ 52 C. Ghi nhớ ........................................................................................................... 52 Bài 4: Làm nhà che và lắp đặt hệ thống tưới ...................................................... 53 A. Nội dung: ........................................................................................................ 53 1. Giới thiệu các loại nhà che .............................................................................. 53 1.1. Tác dụng của nhà che: .................................................................................. 53 1.2. Các yếu tố cần đảm bảo khi thiết kế nhà che: .............................................. 54 1.3. Các loại nhà che trồng hoa: Hiện nay có một số dạng nhà mái che ............ 54 2. Làm nhà che đơn giản: .................................................................................... 58 2.1. Kỹ thuật làm nhà phủ nilong bên trên và bao quanh bằng lưới nhựa .......... 58 2.2. Kỹ thuật làm nhà lưới có mái bằng .............................................................. 60 3. Lắp đặt hệ thống tưới ...................................................................................... 61 3.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu ................................................. 61 3.2. Lắp đặt hệ thống tưới trong nhà che: ........................................................... 62 3.3. Lắp đặt hệ thống tưới ngoài đồng ruộng ...................................................... 68 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 69 1. Câu hỏi: ........................................................................................................... 69 2. Bài thực hành: Dựng nhà che mái bằng diện tích 150m2 ............................... 69 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 69 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ............................................................ 70 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:........................................................... 70
  7. 7 II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: ......................................................................... 70 III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN : ...................................................................... 70 IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP THỰC HÀNH........................... 71 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .......................................................... 75 VI. Tài liệu cần tham khảo .............................................................................. 76
  8. 8 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ TRỒNG HOA HUỆ, LAY ƠN, ĐỒNG TIỀN, HỒNG MÔN Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun Nội ung mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: nhận diện các giống hoa, chuẩn bị đất trồng, chuẩn bị cơ sở vật chất để sản xuất hoa. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và hướng ẫn đánh giá cho từng nội ung trong mô đun. Tổng thời lượng mô đun 7 giờ trong đó: 14 giờ học lý thuyết, 54 giờ thực hành, giờ kiểm tra bao gồm cả kiểm tra hết mô đun thực hiện tích hợp trong phần thực hành. Học xong mô đun này, học viên thực hiện các công việc chuẩn bị trồng hoa để ứng ụng phát triển nghề nghiệp trong thực tiễn.
  9. 9 Bài 1: Tình hình sản xuất và đặc điểm chung của các giống hoa Mục tiêu: - Nêu được giá trị kinh tế và tình hình sản xuất hoa; - Nêu được đặc điểm chính của một số giống hoa đồng tiền, hồng môn, hoa huệ, lay ơn đang trồng trong sản xuất; - Nhận biết được các giống hoa; - Nêu được tiêu chuẩn của cây giống, củ giống trước khi trồng; - Lựa chọn được giống hoa đồng tiền, hồng môn, hoa huệ, lay ơn phù hợp với thị trường và nguồn cung ứng A. Nội dung của bài 1. Giá trị kinh tế Hoa là một sản phẩm đặc biệt của cây trồng, nói đến hoa là nói đến vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho con người. Hoa trong cuộc sống của con người chiếm một vị trí thẩm mỹ quan trọng, hoa là tượng trưng của cái đẹp, là nguồn cảm giác ngọt ngào của cuộc sống. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái thư giãn khi thưởng thức vẻ đẹp mà chúng còn đem lại cho những người sản xuất hoa giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng khác. Nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, Pháp, ungari… đã có nền sản xuất hoa rất phát triển và là nguồn thu nhập quan trọng của đất nước. Ở Việt Nam, cây hoa có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế của các vùng trồng hoa, cây hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 20 lần so với trồng các cây trồng khác. Mô hình trồng lay ơn tại Đằng Hải, Đồng Thái (Hải Phòng), Dĩnh Kế (Bắc Giang) Mô hình trồng hoa đồng tiền tại Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội), Mô hình trồng hoa hồng ở Mê Linh (Vĩnh Phúc, Mô hình trồng hoa cúc ở Tây Tựu, Nhật Tân (Hà Nội)… đều đạt hiệu quả cao gấp 1,5 - 2,5 lần so với trồng các cây thông thường. (Đặng Văn Đông. 200 ) Ngoài việc bảo vệ nguồn gen quý hiếm, ngành hoa và sinh vật cảnh ở nước ta đang trở thành ngành kinh tế có giá trị thu nhập từ hoa, cây cảnh đã lên đến gần 1.000 tỉ đồng mỗi năm (trong năm 200 , giá trị xuất khẩu khoảng 30 triệu USD). Đặc biệt, trồng và kinh doanh hoa, cây cảnh còn giúp đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở nhiều địa phương. ụ thể, năm 200 đã có hơn 0.000 hộ gia đình thoát nghèo nhờ trồng hoa, cây cảnh, nhiều hộ gia đình trồng hoa có thu nhập cao. (Đặng Văn Đông, 2003).
  10. 10 2. Tình hình sản xuất 2.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa cây cảnh, trong đó có các nước châu Á. Sản xuất hoa ở các nước châu Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường hoa trên thế giới. Hướng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu sản xuất hoa cần hướng tới là sản phẩm hoa đẹp, tươi, chất lượng cao và giá thành thấp. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên. a nước sản xuất hoa hoa lớn nhất chiếm 50% sản lượng hoa thế giới là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ. Hà Lan là nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới, chiếm tới 64,8% thị trường, trong đó các loài hoa nổi tiếng được xuất khẩu từ Hà Lan là: Lily, hồng, lay ơn, đồng tiền, cẩm chướng. Đức và Mỹ là 2 quốc gia chiếm trên 50% thị trường nhập khẩu hoa với các loài hoa phổ biến là cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, lan… 2.2. Tình hình sản xuất hoa trong nước Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha nhưng iện tích trồng hoa ở Việt Nam chỉ chiếm 0,02% diện tích đất đai. Hoa được trồng lâu đời và tập trung một số vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn (Thanh hoá), Gò Vấp, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh)...với tổng diện tích trồng khoảng 3500 ha. Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được chú ý phát triển, diện tích hoa tăng nhanh. Điều kiện khí hậu và đất đai đa ạng đã tạo điều kiện để trồng nhiều loại hoa, trong đó phát triển hệ thống trồng hoa thâm canh đã được nhà nước quan tâm và hỗ trợ. Theo Viện Nghiên cứu Rau - Quả thì hiện nay lợi nhuận thu được từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10 - 15 lần so với trồng lúa và 7 - 8 lần so với trồng rau. Gần 90% các loài hoa được trồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở trong nước, tuy nhiên thị trường xuất khẩu cũng đang tăng nhanh với 1 số loại hoa đặc thù của Việt Nam (hoa sen, hoa nhài, hồng, cúc...). Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 200 cả nước có 9430 ha hoa và cây cảnh các loại với giá trị sản lượng 482,6 tỷ đồng. Ở Việt Nam đã hình thành vùng hoa lớn sau: - Vùng hoa đồng bằng sông Hồng: với khí hậu 4 mùa và nhiều vùng khí hậu đặc thù nên rất thích hợp cho trồng nhiều loại hoa. Hoa được trồng ở hầu hết các tỉnh của vùng trong đó tập trong nhiều ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, ắc Ninh, Vĩnh Phúc... Hoa ở vùng này chủ yếu
  11. 11 phục vụ tiêu thụ trong nước và một số chủng loại nhỏ đã xuất khẩu sang Trung Quốc (hồng, cúc..). Hồng là loài hoa phổ biến nhất chiếm 35%, tiếp đến là hoa cúc ( 0%), hoa đồng tiền (10%), còn lại là các loài hoa khác (25%). - Vùng hoa Đà Lạt: Đà Lạt có điều kiện khí hậu thời tiết rất phù hợp cho trồng các loại hoa, mặc dù diện tích không lớn nhưng đây là nơi sản xuất các loại hoa cao cấp với chất lượng tốt: phong lan, địa lan, ly, hồng, đồng tiền… Diện tích trồng các loài hoa tăng 1,74 lần so với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 1996 - 2000, chỉ riêng năm 2000 đã thu hoạch được 25,5 triệu cành hoa. - Vùng hoa đồng bằng sông Cửu Long: Đây là vùng có khí hậu ấm, nóng quanh năm nên thích hợp với các loài hoa nhiệt đới: hoa lan, đồng tiền... Thành phố Hồ hí Minh là nơi phát triển hoa lan nhiệt đới nhanh nhất trong cả nước, nhiều trang trại hoa lan đã được thành lập, kinh doanh và phát triển theo mô hình trang trại tại Thái Lan. Diện tích hoa ngày càng tăng cao đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, nhất là ở các thành phố lớn. Tính riêng ở Hà Nội có khoảng 300 cửa hàng bán các loại hoa chất lượng cao, đó là chưa kể các hàng hoa nhỏ và cả những người bán rong. Ước tính, lượng hoa tiêu thụ từ các nguồn trên ở mức hơn 1 triệu cành các loại trong một ngày. Tại Đà Lạt diện tích hoa cắt cành của vùng này năm 199 chỉ có 174 hecta, đến năm 2000 đã tăng lên 5 hecta và hiện nay có khoảng 1467 hecta (hoa cúc chiếm khoảng 24%, với sản lượng khoảng 10 - 13 triệu cành, với khoảng 84 tỷ đồng). Những năm gần đây, nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương. Theo số liệu điều tra của Viện Di truyền Nông nghiệp, tại một số địa phương, hoa là cây trồng cho thu nhập khá. Chẳng hạn, có vùng ở Hà Nội, so với sản xuất 2 lúa 1 màu trong cùng thời điểm, trên cùng một đơn vị diện tích thì trồng hoa có lợi nhuận cao hơn gần 12 lần. Ở Thái Bình, có doanh nghiệp trồng hoa đã thu lãi tới 160 triệu đồng hecta/năm hay ở Lâm Đồng bình quân cho mức lãi 250 - 300 triệu đồng/ hecta /năm từ sản xuất hoa. Trong những năm qua, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc không những phát triển khu công nghiệp Phúc Thắng, Quang Minh, mà còn chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả cao nên bình quân mỗi hecta canh tác đạt 48 triệu đồng. Trong đó có nhiều cánh đồng đạt từ 50 triệu - 70 triệu/hecta canh tác trong một năm. Với kinh nghiệm chuyển đổi vùng đất từ cấy lúa, trồng rau màu cho thu nhập thấp, sang trồng hoa của những xã phía nam huyện Mê Linh đã cho thu nhập gấp 3 - 4 lần so với cấy lúa và trồng rau. Bình quân mỗi hecta trồng hoa đã cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ năm. Hoa của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu, riêng lượng hoa xuất khẩu của công ty sản xuất hoa Hasfarm 100% vốn nước ngoài ở Đà Lạt đã đem lại doanh thu trên 4 triệu USD/năm. Theo phân tích của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ hoa sẽ ngày càng tăng cả ở thị trường trong nước lẫn quốc tế. Nhằm đáp ứng
  12. 12 nhu cầu của thị trường, Việt Nam có kế hoạch phát triển diện tích trồng hoa lên khoảng 10.000 ha với sản lượng 3,5 tỷ cành và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD vào năm 2010. Theo đó, một số vùng sản xuất chính đã được quy hoạch gồm Hà Nội, TP.H M, Sapa (Lào ai), Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái ình… 3. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng sản xuất hoa ở Việt Nam 3.1. Những thuận lợi - Việt Nam là nước có khí hậu đa ạng nên có nguồn trên cây hoa phong phú, đồng thời có thể trồng trọt nhiều loại hoa với nhiều vụ trong năm. - Là một nước nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên lớn, nông dân cần cù giàu kinh nghiệm sản xuất, nghề trồng hoa có từ lâu đời. - Thị trường hoa ngày càng được mở rộng từ nội địa đến tiềm năng xuất khẩu hoa ra nước ngoài. - Nhà nước khuyến khích trồng hoa, mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất hoa ở những nơi có điều kiện phù hợp. 3.2. Những khó khăn - Miền Bắc mùa Hè nóng ẩm, nhiệt độ lên tới 300 , mùa Đông lạnh số ngày nhiệt độ ưới 150C cao, miền Nam quanh năm nóng ẩm, mùa Đông khô, mùa mưa ẩm độ cao không thích hợp cho nhiều giống hoa có nguồn gốc ôn đới chất lượng cao. - Có ít giống hoa chất lượng cao thích nghi với điều kiện của từng vùng. - Sản xuất hoa còn nhỏ, lẻ, tiến bộ kỹ thuật chưa đồng đều, chưa cao. - Thiếu trang thiết bị nhà lưới, nhà kính, nhà bảo quản… - Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các nhà nghiên cứu về cây hoa. - Hoa nhập nội còn nhiều, hoa trong nước chưa đủ để đáp ứng. 3.3. Phương hướng sản xuất hoa trong tương lai - Nhà nước cần đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển hoa ở Việt Nam, khai thác hợp lý, tận dụng tiềm năng, khắc phục những hạn chế, khó khăn đem lại hiệu quả cao cho sản xuất hoa. - Tập trung nghiên cứu cải tiến giống đầu tư phát triển các loài hoa nhiệt đới quý hiếm đẹp được thị trường chấp nhận, phát triển các giống hoa ôn đới theo mùa vụ cho các vùng có khí hậu thích hợp. - Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhà khoa học nghiên cứu về cây hoa, nhanh chóng áp dựng các biện pháp sản xuất hoa của các nước tiên tiến vào ngành sản xuất hoa Việt Nam.
  13. 13 - Xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà kính, nhà lưới, nhà bảo quản…Phục vụ cho sản xuất. - Tìm kiếm mở rộng thị trường hoa. - Ra đời luật bản quyền về giống cây trồng. - Tích cực hợp tác, mời chuyên gia hàng đầu về hoa của các nước tiên tiến sang thăm và truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất hoa chất lượng cao. 4. Đặc điểm các giống hoa 4.1. Đặc điểm các giống hoa huệ - Huệ còn gọi là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa), hình giáng giống cây tỏi, hoa có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm. - Hoa huệ có hai giống: + Huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. + Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa ày và bông ài hơn. Hai giống này có thể phân thành nhiều loại như huệ trâu cao khoảng 1,5 - 1,6m, bông dài; Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm... Hình 1.1.1. Hoa huệ - Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn. - Hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt, khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. an đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra (mở túi thơm). hính vì thế,
  14. 14 ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt. Tập tính nở về đêm của huệ hình thành qua quá trình tiến hóa. Do hoa tỏa ra mùi thơm để thu hút côn trùng hoạt động vào ban đêm đến thụ phấn để duy trì nòi giống. - Ở Việt Nam, hoa huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít ùng để tặng nhau, được trồng nhiều tại miền Bắc và một số vùng ở miền Trung. Hiện nay o quá trình độ thị hoá iễn ra nhanh nên diện tích trồng huệ ở đây đã bị thu hẹp nhanh chóng, trong khi đó nhu cầu về hoa huệ trên thị trường ngày càng gia tăng vì vậy giá hoa huệ nhiều năm vẫn ở mức cao. 4.2. Đặc điểm các giống hoa lay ơn Lay ơn có nguồn gốc từ các nước châu Phi nhiệt đới và vùng Trung ận Đông (phía Tây của châu Á). Lay ơn là loài hoa đẹp, được trồng rất rộng rãi mọi nơi trên thế giới, với nhiều ạng lai, màu sắc khác nhau. Trên thế giới hiện có khoảng 250 loài với trên 10.000 giống khác nhau, Việt Nam ta có khoảng 90 giống đang được trồng làm hoa cắt. Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam trong những năm qua đã xây ựng được quy trình tạo giống bằng lai hữu tính. ước đầu Viện đã lai tạo thành công 2 giống Lay ơn ĐL1 và ĐL2, đồng thời tạo rất nhiều nguồn vật liệu phục vụ công tác lai tạo cho những năm tới đây. Các loài thảo mộc quyến rũ sống lưu niên này là bán chịu hạn tại các vùng có khí hậu ôn hòa. Chúng phát triển từ thân hình tròn, đối xứng, bao xung quanh bằng các lớp vỏ màu hơi nâu, và có thớ sợi. Thân cây nói chung không có nhánh, chỉ có từ 1- 9 lá nhỏ hình lưỡi kiếm, có gân sọc viền ngoài và được bao trong vỏ bọc ngoài. Lá thấp nhất là lá mầm. Phiến lá có thể phẳng hoặc có hình chữ thập. Các cụm hoa thơm ngát gồm những bông hoa lớn, lưỡng tính xếp thành một phía, có 2 lá bắc màu xanh, dai, mọc đối diện nhau. Đài hoa và cánh hoa hầu có vẻ ngoài giống nhau. Chúng hợp nhất tại đế thành một cấu trúc hình ống và được gọi chung là lá đài. Lá đài sống lưng là lớn nhất, bao quanh 3 nhị, 3 lá đài ở ngoài có kích thước nhỏ hơn. ao hoa có ạng hình phễu, gắn với nhị ở đáy. Vòi nhụy có 3 nhánh dạng chỉ, hình thìa, mỗi nhánh trải rộng về phía đỉnh. Những bông hoa này có màu sắc rất đa ạng, từ hồng đến hơi đỏ, tía với các đốm trắng tương phản, từ trắng đến màu kem hoặc từ cam đến đỏ. Những loài ở châu Phi nguyên thủy được thụ phấn nhờ các loài ong có tên là anthrophorine, nhưng có vài sự thay đổi diễn ra trong quá trình thụ phấn, đã cho phép sự thụ phấn nhờ chim hút mật, bướm, sâu bướm, ruồi và nhiều loài khác.
  15. 15 Hình 1.1.2. Hoa lay ơn Lay ơn là thức ăn cho ấu trùng của bộ Lepidoptera, bao gồm cả bướm cánh sâu vàng lớn (Noctua pronuba). Lay ơn được lai ghép rất phổ biến, phục vụ cho việc trang trí vì có màu sắc rất phong phú. Những nhóm được ghép thông qua sự thụ phấn chéo giữa 4 hoặc 5 loài, tiếp theo là bằng chọn lọc, theo các tiêu chuẩn: Grandiflorus (tức là độ lớn của hoa, theo nghĩa La tinh), Primuline (màu sắc có chứa vòng benzothiazole, còn được biết tới như là Direct Yellow 7, arnotine hoặc C.I. 49010) và Nanus (đặc tính lùn do di truyền). Chúng tạo ra những bông hoa được cắt tỉa rất tốt. Tuy nhiên, do chiều cao, cây trồng thường hay bị đổ rạp khi có gió lớn. 4.3. Đặc điểm các giống hoa đồng tiền Đồng tiền hay cúc đồng tiền (danh pháp khoa học: Gerbera L.) là một chi của một số loài cây cảnh trong họ Cúc (Asteraceae). - Thân: thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân. - Lá: mọc chếch so với mặt đất một góc 15 - 450. Lá có hình lông chim, xẻ thùy nông hoặc sâu, mặt lưng lá có lớp lông nhung. - Rễ: thuộc loại rễ chùm, phát triển khỏe, rễ hình ống ăn ngang và nổi phía trên mặt luống, rễ thường vươn ài tương ứng với diện tích lá tỏa ra.
  16. 16 - Hoa: đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa tự đơn hình đầu. Hoa hình lưỡi tương đối lớn mọc ở phía ngoài xếp thành một vòng hoặc vài vòng nhỏ, do sự thay đổi hình thái và mầu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa rất được chú trọng. Trong quá trình hoa nở, hoa hình lưỡi nở trước, hoa hình ống nở theo thứ tự từ ngoài vào trong, theo từng vòng một. Hình 1.1.3. Hoa đồng tiền Chi này có khoảng 30 - 100 loài sống hoang dã, phân bổ ở Nam Mỹ, châu Phi đại lục, Madagascar và vùng nhiệt đới châu Á. Các loài trồng tại vườn chủ yếu là do lai ghép chéo giữa Gerbera jamesonii và một loài khác ở Nam Phi là Gerbera viridifolia. Loài lai ghép này có tên khoa học là Gerbera hybrida. Các loài trong chi Gerbera có cụm hoa dạng đầu lớn với các cánh hoa có môi nổi bật có màu vàng, da cam, trắng, hồng hay đỏ. Cụm hoa dạng đầu có bề ngoài ường như là một bông hoa, trên thực tế là tập hợp của hàng trăm hoa nhỏ riêng biệt. Hình thái của các hoa nhỏ phụ thuộc nhiều vào vị trí của chúng trong cụm hoa. Chi Gerbera rất phổ biến và được trồng làm cây trang trí trong các khu vườn hay được cắt để cắm. Các giống trồng tại vườn chủ yếu là lai ghép chéo giữa Gerbera jamesonii và một loài khác ở Nam Phi là Gerbera viridifolia. Giống lai ghép chéo này có tên khoa học là Gerbera hybrida. Hiện nay tồn tại hàng trăm giống khác nhau. Chúng rất đa ạng về hình dạng và kích thước hoa. Màu sắc có thể là trắng, vàng, a cam, đỏ hay hồng. Ở phần trung tâm của bông hoa đôi khi có màu đen. Thông thường trên một hoa các cánh hoa có thể có một vài màu khác nhau. Gerbera là một chi quan trọng về mặt thương mại. Nó đứng hàng thứ năm trong số các loại hoa được cắt để bán trên thế giới (chỉ sau hoa hồng, cẩm
  17. 17 chướng, cúc đại đóa và tulip). Nó cũng được ùng như là sinh vật mô hình trong các nghiên cứu về sự hình thành của hoa. 4.4. Đặc điểm các giống hoa hồng môn Hồng môn hay môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ (Anthurium andraeanum) là một loài hoa thuộc họ Ráy. Cây hồng môn có xuất xứ từ Colombia, được nhập nội vào Việt Nam. Loài cây này có thân ngắn, thường mọc thành bụi, sống lâu năm, sinh trưởng nhanh và chịu bóng một phần. ây ưa khí hậu mát ẩm, có nhu cầu nước trung bình. Không chịu được ánh nắng trực tiếp, ở ánh nắng trực tiếp, lá bị cháy. ánh sáng thích hợp là 50% hoặc thấp hơn Hồng môn gồm 3 loại chính: đại hồng môn, tiểu hồng môn và hồng môn cắt cành. Trong đó Đại hồng môn là hoa màu đỏ đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Hình 1.1.4. ây đại hồng môn Hình 1.1.5. ây tiểu hồng môn
  18. 18 Hình 1.1.6. Cây hoa hồng môn cắt cành 5. Xác định tiêu chuẩn giống 5.1. Tiêu chuẩn củ giống huệ, lay ơn * Chọn giống huệ: Hiện nay trên thị trường có ba loại huệ chủ yếu sau: - Huệ trâu: thân cao hơn 1,5m cây cho bông ài - Huệ sẻ: bông nhỏ, chóng tàn - Huệ ta: thân lùn, cho bông trắng, có mùi thơm hơn, thường nở hoa trên cây. Chọn và bảo quản củ giống: chọn củ đã trồng từ năm trước, được đào lên tồn trữ vào mùa khô(nếu không đào lên thì vụ sau sẽ cho bông nhỏ), khi lấy giống phải xử lý thuốc trừ rệp sáp ngay ngoài ruộng (khoảng tháng 12 âm lịch cắt lá, rải thuốc bột, tháng 1 âm lịch đào củ cắt bỏ bới rễ và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy), tồn trữ bằng cách để ưới bóng râm thoáng mát, chỉ để một lớp củ cho thoáng, củ ít bị hư. Tiêu chuẩn củ giống được chia làm bốn loại: - Nếu củ có kích thước khoảng 2x3cm, xuống giống vào tháng 4 đến tháng 7 cho bông - Nếu củ có kích thước khoảng 1,5x2cm, xuống giống tháng 4 đến tháng 8 tháng 9 cho bông. - Nếu củ có kích thước khoảng 1x1cm,xuống giống tháng 4 đến tháng 11 cho bông.
  19. 19 Tùy theo mục đích lấy bông vào ngày rằm 15 hoặc 30 thì tính ngày xuống giống cho phù hợp. Một số giống huệ được trồng phổ biến ở Việt Nam: Bông huệ trắng (Polianthes tuberosa Linn.) là cây trồng có giá trị kinh tế cao . Huệ là loại cây dễ trồng, từ 2,5 đến 3 tháng bắt đầu cho thu hoạch, 2 tháng tiếp theo cây ra hoa ổn định và thời gian thu hoạch kéo dài từ 1 năm trở lên. Hình 1.1.7. Huệ trắng Hình 1.1.8.Huệ đỏ Clivia miniata * Chọn giống lay ơn: Đã chọn lọc được một bộ giống lay ơn rất có triển vọng bao gồm: Đỏ cẩm, Đỏ Pháp, hồng Taiwa, San hô Đà Lạt, Song sắc, phấn hồng, đỏ Catigo, Đỏ ChinFon của Hà Lan, những giống này rất được thị trường miền Bắc ưa chuộng. Đã tiến hành thu thập tập đoàn và lai tạo thành công 2 giống lay ơn lai là ĐL1, và ĐL2, các giống này có đặc điểm là cây sinh trưởng phát triển khỏe, có trên 14 hoa tự trên bông (đủ tiêu chuẩn xuất khẩu), chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp với vùng sinh thái đồng bằng sông Hồng. Tuỳ mục đích sử ụng của mỗi loại thương phẩm mà chọn giống khác nhau. Nếu là hoa cắt cành thì chủ yếu chọn về màu sắc, hình ạng và thời gian ra hoa. Ngoài ra, đối với hoa cắt cành còn phải chú ý chọn giống hoa mập, nhiều hoa, cuống hoa ài, cành hoa to,… Ở Việt Nam hiện có 7 màu lay ơn phổ biến: đỏ, phấn hồng, sen, tím, vàng, trắng và tạp sắc. Nếu trồng nhiều giống nên bố trí tỷ lệ giữa các phổ màu là: đỏ 0%, các loại khác mỗi loại khoảng 10 - 15% là vừa. Sau khi lựa chọn được củ tốt, cần xử lý trước hết ngâm củ vào nước 2 sôi : lạnh khoảng 10 - 15 phút, Trước khi đem trồng ùng thuốc Foocmalin 40% (pha tỷ lệ 1/ 0) hoặc các loại thuốc trừ nấm có tính nội hấp và lưu ẫn cao như
  20. 20 Topsin-M, Aliette 0WP pha nồng độ 0,15-0,20% (15-20g/10 lít nước), đem ngâm củ giống trong thời gian 0 phút, vớt ra rửa sạch rồi hong khô. Một số giống hoa lay ơn phổ biến: Hình 1.1.09. Hoa lay ơn đỏ Pháp Mập Hình 1.1.10. Lay ơn vàng Hình 1.1.11. Lay ơn ghép 5.2. Tiêu chuẩn cây giống đồng tiền Đã nhập nội 15 giống Đồng Tiền từ Hà Lan, trong đó chọn ra được 2 giống tốt nhất đó là các giống Piton và Sawanna. Ưu điểm của các giống này là hoa kép, đường kính hoa to 12 - 14cm, năng suất cao, sức sinh trưởng mạnh, màu sắc hấp dẫn, hiện những giống này đang được người sản xuất đánh giá rất cao. Cả 2 giống trên được công nhận là giống tạm thời và đang được phát triển khắp ở các tỉnh miền Bắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0