intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dệt bông

Chia sẻ: Bùi Văn Công | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

63
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung "Giáo trình Dệt bông" dưới đây để nắm bắt được cách xử lý nguyên liệu và các thiết bị công nghệ chủ yếu về dệt bông, thêu dệt vỏ và khâu chăn, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bông,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dệt bông

  1. LỜI NÓI ĐẦU Nghề  dệt vải thủ  công là một nghề  có từ  lâu đời của dân tộc Việt  Nam, qua nhiều thế  hệ  đã được cải tiến dần. Trong nghề  dệt vải thủ  công  người dệt dùng kỹ  thuật tác dụng vào các máy thủ  công để  cho ra các sản  phẩm. Máy dệt thủ công được truyền qua nhiều làng nghề và qua các thế hệ,   bắt đầu từ  dệt thủ công bằng tay chuyển sang máy thủ  công đạp bằng chân,  đến nay đã được cải tiến sang máy dệt bằng động cơ  điện thay thế  cho đạp   chân.  Máy có tác dụng dệt được nhiều mặt hàng theo mẫu do người kỹ thuật  máy thực hiện, công suất gấp nhiều lần so với máy dệt đạp bằng chân như  trước. Nhược điểm của máy thủ  công là các chi tiết chưa được đồng bộ,  chưa chỉnh lọc cao, thường hay hỏng hóc nhỏ. Tuy nhiên, các chi tiết máy này  thường dễ thay thế bằng các phụ tùng tự chế được.  Những người dệt thủ công phải có tính tỉ  mỉ, kiên trì, đôi bàn tay khéo   léo và sức khỏe phù hợp, với tư duy tốt, chưa biết thì hỏi, chưa giỏi thì học,  sẽ  trở  thành người thợ, người kỹ thuật giỏi để  làm giầu cho quê hương đất  nước. 
  2. I. XỬ LÝ  NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ CHỦ YẾU 1. Xử lý nguyên liệu 1.1 Nguyên liệu của đồng bào dân tộc  Đồ  dùng sinh hoạt của đồng bào dân tộc vùng cao thường sử  dụng vải  làm từ nguyên liệu là cây Lanh (còn gọi là cây Máng). Cây Lanh được trồng vào  tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6, trong vòng 3 tháng phải thu hoạch ngay, để quá   già sợi lanh không tốt, kém mềm mại và không bền sợi. Cây lanh phải được   trồng trên đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng. Cây Lanh càng sinh trưởng tốt sợi Lanh   càng dài, mềm và bền đẹp. 1.1.1 Phương pháp làm đất trồng Lanh Thông thường cây Lanh được bà con gieo hạt với hình thức gieo vãi, mật  độ gieo khá dầy vì như vậy cây Lanh mới mọc thẳng và vươn cao. 1.1.2 Phương pháp thu hoạch Chặt cả cây đem về để vài ngày cho tái sau đó tước vỏ, vỏ Lanh đem vào  cối giã sau đó tước ra thành từng sợi nhỏ và nối lại với nhau một cách khéo léo  sao cho không lộ vết nối trên vải khi thêu dệt. Đây là việc làm đòi hỏi cả một   nghệ thuật, người nối phải thật nhẹ nhàng, kiên trì nhẫn lại. 1.1.3 Phương pháp kéo sợi
  3. Mắc các sợi Lanh vào khung cửi và quay cho chúng xoắn lại, kéo cho đến  khi đầy lô sau đó guồng sợi lại (cái đáy). Dùng hai đoạn tre dài 3m buộc lại   thành hình chữ thập quay sợi lại tạo thành các con sợi. cuộn sợi này được tảy   trắng bằng cách đem luộc trong nước tro bếp, đun sôi một lần trong nước tro ủ  sợi một đêm sau đem giặt cứ như vậy phải nấu giặt đến 3 lần thì sợi trắng đem   phơi khô ép sợi lại. 1.2 Nguyên liệu bông Cây bông là loại cây thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là các  khu vực miền núi, vùng cao. Cây bông dễ  trồng, có sức sống tốt ít phải chăm   sóc, thông thường bà con thu hoạch bông vào tháng 7 đến đầu tháng 9 hàng năm. 1.2.1 Phương pháp thu hoạch Bà con hái hạt về đem phơi, chọn những hạt bông đen sẫm đã nứt trắng.  Hạt bông đem phơi khoảng 4 đến 6 nắng được thu lại bảo quản trong các gùi tre  hoặc cho vào bao tải để nơi khô giáo, thoáng khí. 1.2.2 Phương pháp tách bông Trước đây hạt bông sau khi phơi khô bà con thường dùng chày đập hoặc   cho vào cỗi giã nhẹ  tách vỏ  ngoài phương pháp thủ  công này giờ  đây đã có  những máy đập bông được nhập về  từ  Đài Loan hoặc Trung Quốc. Quá trình  đập bông được cho vào máy. 1.2.3 Phương pháp kéo sợi Sau khi hạt bông được bật bằng máy bật bông sẽ  tạo thành sợi, các sợi   bông này được tiếp tục xử lý bằng máy cán bông để tạo thành các sợi bông nhỏ 
  4. và chắc hơn các sợi bông này được mắc vào khung cửi và quay cho chúng xoắn   lại, kéo cho đến khi đầy lô rồi guồng sợi lại thành từng cuộn. 2. Các thiết bị công nghệ chủ yếu   Ngày nay, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dệt may   đã biết ứng dụng  khoa học công nghệ đưa máy móc vào phục vụ sản xuất, trang bị cho mình những  dây truyền sản xuất bông vải sợi khổ hẹp hoàn chỉnh từ công đoạn cán bông, se  sợi, để dệt thành một tấm vải khổ hẹp, các công đoạn này đều được làm bằng   máy thay thế cho cách làm thủ công truyền thống bằng tay.  Các thiết bị của dây truyền sản xuất bông vải sợi chủ yếu là thiết bị ngoại  nhập từ nước Trung Quốc, còn lại là các thiết bị được sản xuất trong nước như:   máy mắc sợi, máy dệt vải đa năng.  Đây là những máy được ứng dụng công nghệ trong nước, rất phù hợp với  năng lực sản xuất theo mô hình hợp tác xã. 2.1 Quy trình sản xuất bông vải sợi khổ hẹp.  ­ Tách bông hạt ­ Bật và cuộn bông ­ Se sợi ­ Hồ sợi ­ Đánh ống ­ Mắc sợi ­ Dệt vải. Cây bông là cây công nghiệp ngắn ngày được người dân trồng với diện tích  rất lớn rải rác ở tất cả các huyện trong toàn tỉnh, khi quả bông đã chín được người   trồng bông thu hoạch về phơi khô và đem bán cho hợp tác xã theo giá cả thị trường   đã hợp đồng với người trồng bông từ trước, bông được thu mua phải có sợi trắng,  hạt nhỏ sơ dầy, quả bông như  thế mới đảm bảo chất lượng khi cán cho nhiều   bông sơ và tấm vải dệt ra mới có độ bền chắc. Còn những quả bông bị bẩn và ẩm  mốc thì bị loại bỏ không thu mua. 
  5.  Sau khi bông mua về được bà con  đem phơi cho thật khô và được chuyển  vào kho dự trữ của hợp tác xã dùng để sản xuất dần trong cả năm. 2.1 Tách bông  hạt Trước đây, trình độ khoa học chưa phát triển người dân chủ yếu dùng máy  thủ công quay tay làm bằng gỗ để tách hạt bông, cấu tạo và nguyên lý hoạt động  của máy quay tay hoạt động rất đơn giản chỉ có 02 trục tròn có bánh răng cưa dùng  tay quay là tách được hạt bông ra để lấy bông sơ, nhưng năng suất lao động rất  thấp và tốn nhiều công sức của người công nhân. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát   triển đã làm ra các loại máy móc chạy bằng động cơ  điện thay thế dần sức lao   động của con người mà chất lượng sản phẩm tốt hơn làm bằng thủ công. Các đơn vị đã biết ứng dụng khoa học công nghệ tác động vào quá trình sản   xuất và thực tế với chỉ 02 máy tách bông hạt chạy bằng động cơ điện có thể tách  được số lượng bông hạt tương đương với 100 người làm trong một ngày. Cấu tạo máy tách bông hạt chạy bằng mô tơ điện gồm có: 01 mô tơ điện,  01 quả lô bằng cao su, 01 con dao chặt.
  6. Để khởi động máy tách bông hạt người công nhân sản xuất chỉ việc dập   cầu dao điện làm mô tơ hoạt động truyền chuyển động vào dây curoa kéo các bánh  đà làm quay quả lô và làm con dao chặt chuyển động. Khi người công nhân ném quả  bông vào máy thì quả  lô có tác dụng cuốn  bông hạt vào bên trong, con dao chặt làm nhiệm vụ tách bỏ hạt và đẩy bông sơ ra   ngoài rơi vào những cái sọt hứng sẵn  ở  phía trước máy còn hạt được đẩy rơi   xuống bên dưới, cứ như thế người công nhân đứng máy chỉ việc cho quả bông vào  là thu được bông sơ. 2.2 Bật và cuộn bông Trước đây, chưa có máy liên hoàn bật và cuộn bông người công nhân phải   làm thủ công bằng tay bằng cách dùng 1 sợi dây cước mắc vào thanh tre như kiểu   cây cung tên và có một ống tre nhỏ để gõ cho bông tơi ra sau đó dùng tay vê thành  những sợi bông mới cho vào máy quay tay se thành sợi nhỏ. Nhưng ngày nay đã có máy liên hoàn vừa bật vừa cuộn rất thuận tiện cho   người lao động giảm được thời gian và chi phí sản xuất Cấu tạo máy liên hoàn bật và cuộn bông sơ gồm: 01 mô tơ, 03 quả lô, một   băng chuyền, 01 ống cuộn sợi.
  7. Sau khi quả bông được tách bỏ hạt trở thành bông sơ và được đựng trong  những chiếc sọt để sẵn trước máy, người công nhân vận hành máy chỉ việc cắm   điện cho mô tơ hoạt động truyền chuyển động qua dây curoa kéo làm quay các trục  tải trong máy, khi máy đã khởi động được một lúc người công nhân bắt đầu cho   bông vào, bông sơ sẽ được cuốn vào bên trong máy đi qua 3 quả lô, quả lô thứ nhất  có nhiệm vụ đánh tơi sợi bông, quả lô thứ hai cuộn các sợi bông đã đánh tơi lại,   quả lô thứ ba có nhiệm vụ kéo thành sợi thoát ra ngoài, người công nhân lấy tay vê   nhỏ đầu sợi cho vào ống lỗ nhỏ, ống lỗ nhỏ có nhiệm vụ vê nhỏ sợi cho vào ống   cuộn sợi và cứ thế cuộn sợi cho đến khi đầy ống thì nhắc sợi ra.  Còn bông bị bẩn và lẫn tạp chất được máy đẩy ra ngoài được các răng lọc   bông trên bề mặt băng truyền cuốn lên trên sau đó đưa vào lược xén bông thải đẩy  ra ngoài. Sản phẩm thu được là những cuộn sợi. 2.3 Se sợi Máy móc sử dụng: máy se sợi. Gồm 1 guồng quay và 4 trục nhỏ và 1 tay quay bằng sắt dùng để cuộn sợi   bông.  Từ ống cuộn sợi ta lấy từng cuộn sợi ra cho vào guồng quay ta lấy đầu dây  của cuộn sợi ra mắc vào tay quay và tiến hành se sợi, khi se ta phải quay đều tay để  tạo thành những búp sợi có hình dáng thật đẹp mắt Sản phẩm của công đoạn se sợi là những búp sợi. 2.4 Hồ sợi
  8.                            Sau khi se sợi thành những con sợi, để  tạo sự  liên kết chắc chắn cho sợi   người ta phải hồ sợi.  Để bắt đầu quá trình hồ sợi ta phải ngâm gạo, cứ 3 kg gạo ta có thể hồ  được 10 kg đến 13 kg sợi. Đun nước sôi đến 100oc rồi rỡ từng con sợi ra cho vào  ngâm khoảng 15 phút, vớt sợi ra để cho ráo nước, khi đó ta mới đun nước cho gạo   vào đun thành hồ và cho từng bó sợi vào nồi hồ ngâm khoảng 10 phút, tiếp theo ta   vớt sợi ra vắt cho bớt nước. Không được vắt sợi khô quá vì sợi chưa được chắc, sau đó ta đem từng cuộn   sợi ra phơi cho đến khi sợi có độ săn chắc và chịu được một lực kéo nhất định nào  đó thì mới ngừng phơi. 2.5 Đánh ống Máy đánh ống gồm có khung trục, vỏ ống, quả lu, bu ly nhận tải, cần nâng  hạ trục ống sợi, móc gìm sợi.
  9. Tác dụng của quả lu: Sợi được vắt phía trên quả lu khi quả lu quay sợi chỉ  sẽ tự động được dàn theo những khía trên quả lu rồi được cuộn vào vỏ ống thành  những đường chỉ chéo nhau làm cho ống sợi được chắc và chặt chẽ. Tác dụng cần nâng hạ trục ống sợi: Có tác dụng hạ ống xuống làm cho sợi  chỉ trên ống sát vào quả lu để máy đánh ống, còn khi nâng trục này lên thì chỉ không   được cuộn nữa. Cách sử dụng máy đánh ống: ­ Sợi được mắc vào cái hoa vè, sau đó ta dàn sợi cho mỏng  trên cái hoa vè,  tìm đầu mối sợi kéo ra luồn qua móc luồn sợi trên máy đánh ống rồi vắt lên trên  quả lu, cuối cùng ta cố định mỗi sợi trên vỏ ống. ­ Tiếp theo ta khởi động động cơ điện, qua hệ thống truyền lực bằng dây  curoa quả lu sẽ quay, lúc đó ta hạ cần nâng hạ xuống chỉ sẽ được đánh thành ống. 
  10. 2.6 Mắc sợi           Trước khi mắc sợi ta cho quả sợi vào khung dựng sợi gồm 40 đến 60 quả  sợi, trên khung dựng sợi có những lỗ để phân đều, mỗi lỗ cho một sợi đi qua, sau   đó ta cho đầu dây của những quả  sợi qua những cái mắt của máy mắc để  làm   thành cái dịp lên xuống qua bàn tráng qua lược vào trục guồng cuộn.   Trên máy mắc có một bộ đếm dùng để đếm số mét sợi dùng để dệt được  một tấm vải khổ hẹp, quy định là 16m thì được một tấm vải, khi ta mắc sợi vào cái  hoa sợi gồm 360 sợi ta lại nhặt sợi vào những cái dịp để sợi lên xuống được khi ta  dệt vải, được một lần ta lại nhấc sợi lên để thanh dịp khi ta dệt đưa lên đưa xuống   để thoi qua lại. Cho sợi vào khung máy và bắt đầu quay, nếu ta lấy 160m thì quay 40 vòng là  đủ, nếu ta lấy 420 sợi thì quay 7 lần từ phải sang trái khi nào đủ sợi là được, nếu ta   muốn lấy nhiều hơn thì quay nhiều lần hơn, có thể bày một nghìn sợi tùy theo khổ  vải của ta
  11. Khi xong ta chuẩn bị cho hao sợi vào đế, quấn vào cho đến hết là xong. 2.7 Dệt vải 2.7.1 Máy dệt thủ công bằng tay:   Máy dệt thủ công có cấu tạo rất đơn giản, chỉ có khung máy có trục để lược   có dịp đưa lên xuống dùng chân dậm, ở dưới có 2 thanh xà nhỏ  để  cho dịp đưa  xuống, khi dệt ta dùng tay đưa thoi đi qua đi lại nhưng đầu tiên chúng ta phải nhặt   sợi vào dịp cho cái lên cái xuống, rồi mới cho từng đôi sợi vào lược thì ta dệt được.  2.7.2 Máy dệt vải đa năng: Khi đóng điện mô tơ truyền tải vào bánh đà được lắp ở đầu trục 1 đã được  quy định vòng quay qua hệ thống dây curoa. Từ trục 1 được chuyển động xuống   trục 2 qua hệ  thống bánh răng. Trục 2 có tác dụng kéo khung go lên xuống tạo  miệng sợi mở ra cho thoi chạy qua. Hệ thống khung go lên xuống được là do hai   quả đào và chân đòn đã được lắp sẵn ở giữa trục 2 cùng hai mõm bò tạo đánh đập   đẩy thoi trở đi trở lại. Cho đến khi dệt hoàn chỉnh xong một tấm vải khổ hẹp.   Trục 1 có chức năng đà ba tăng cho thoi chạy qua và dập sợi cho thoi dẫn  qua thành vải, ngoài ra chân ba tăng còn có nhiệm vụ cuộn dầy hoặc thưa (điều   chỉnh ở chân ba tăng). Mặt sợi căng hay chùng là do hệ thống đè trượt tự động, đè  nhiều thì căng đè ít thì chùng. Đồng thời phía ngoài của bánh đà có hệ thống tay   quay qua hệ thống tay biên tạo kéo cần bàn mai lên xuống. 
  12. Cứ chu kỳ quay như thế giữa trục 1 và trục 2 được phối hợp với nhau qua   hệ thống bánh răng nhịp nhàng theo chu kỳ đã được định sẵn theo lắp đặt của kĩ  thuật. Cứ thế tất cả các công đoạn để làm ra một tấm vải khổ hẹp đều phối hợp   nhịp nhàng với nhau để tạo lên những tấm vải thật bền, thật đẹp những tấm vải  
  13. ấy theo những chuyến xe đi đến những tỉnh lân cân, xuất khẩu ra nước ngoài và  đến tay người  tiêu dùng. Sản phẩm thu được sau khi dệt là những tấm vải khổ hẹp. 3. Hướng dẫn sửa chữa bảo dưỡng thông thường 3.1 Miệng sợi thoi qua lại.    Miệng dưới của sợi phải sát với ba tăng, miệng trên phải đủ cho thoi đi, nếu   miệng dưới sát cầu ba tăng miệng trên chưa đủ phải bẻ móc khung go trên lên cho  đủ. Sau đó ta dận cho thoi sang một chu kỳ cho miệng dưới đảo lên trên mà hai   miệng bằng nhau thì tốt.  3.2 Miếng mở và cách định vị trí đánh đập cùng tay quay.   Ta cho thoi vào đẫy hòm thoi, lăn bánh đà theo hướng hoạt động của máy,  khi ba tăng ra cách mặt hàng khoảng 7cm mà mõm bò bắt đầu  đánh là chuẩn. Khi ta xoay bánh đà đi tiếp theo hướng hoạt động để lược trên ba tăng xuống   giáp mặt hàng khoảng 2 cm thì miệng sợi chập lại là chuẩn, nếu không được như  tiêu chuẩn trên ta phải điều chỉnh lại quả đào trục hai tạo miệng mở phải đúng như  ý trên mới được chuyển sang điều chỉnh bộ phận khác. 3.3 Điều chỉnh hệ thống  Xoay bánh đà theo chu kỳ hoạt động của máy dệt, khi lược xuống giáp mặt   hàng cách khoảng 1cm sau đó ta điều chỉnh tay quay ở đầu bánh đà trục một, ta để  tâm của ngõng tay quay thẳng đứng với tâm trục một thẳng lên đầu bàn mai (tức 3  điểm: ngõng, tay quay và tâm trục 1 cùng đầu bàn mai, gọi là miếng mở) phải  thẳng hàng. Sau đó ta cho dao kéo kim cách mõm kim dọc khoảng 0,2cm, rồi siết ốc điều  chỉnh đầu bàn mai chặt lại. Ta điều chỉnh tay đẩy của bàn mai ra hệ thống cánh gà chứa trục bìa, trục bìa  phải sát với mặt bích kim ngang cho vừa đủ, nếu khoảng từ tay đẩy bàn mai đến 
  14. đầu cánh gà còn rơ thì ta phải độn thêm cho đủ, nếu thừa thì ta uốn tay bàn mai  ngắn lại cho đủ. 3.4 Máy bi kẹp thoi Kiểm tra lại các dây lò so có đứt hay không, nếu đứt phải nối lại đúng vị  trí. Kiểm tra lại giữa tay đập với tai voi chặt hay lỏng, nếu lỏng phải chêm lại  cho chặt (để đánh thoi mạnh thì chêm nâng đuôi tay đập lên, hạ đuôi tay đập xuống   thì thoi đánh nhẹ). Kiểm tra lại cần đập xem còn đủ chịu lực hay không. Xem lại ụ quyệt có bị vỡ bi hay không nếu bị vỡ bi hoặc giơ quá thì phải   thay. Xem lại hai bulông ụ quyệt có chặt hay không nếu không chặt thì phải xiết  lại ốc và xiết lại bulông hoặc phải thay thế cái mới. Xem lại cóc đẩy thoi có bị vỡ hoặc bị mòn nhiều thì cũng phải thay. Xem mức độ mặt sợi có vừa hay căng quá phải bỏ bớt vật đè hoa cửi cho   nhẹ đi. Xem miệng sợi thoi qua lại có đủ hay không, nếu thiếu dưới phải kéo dưới  xuống, thiếu trên phải kéo trên lên. 3.5 Các quy định về an toàn cho người lao động  Không được hút thuốc lá và hút các chất kích thích ở trong xưởng dệt vải,   không mang theo những chất gây cháy và các chất gây nổ  vào trong xưởng dệt,   phòng cháy để an toàn người và của. Quần áo đầu tóc phải gọn gàng, tránh khi đang vận hành máy dễ quấn vào   các hệ chuyển động của máy sẽ làm bị thương hoặc gây chết người. Tay chân khi vào xưởng phải khô ráo, có nước sẽ gây nhiễm điện ở cầu dao   mô tơ khởi động máy và công tắc đánh suốt, như vậy sẽ gây giật điện chết người.
  15. Trước khi cho hoạt động một máy dệt phải đi vòng quanh để quan sát nhiều  phía của máy dệt, thấy phải an toàn không vướng mắc mới được đóng cầu dao   tổng của máy dệt đó, chú ý cầu dao mô tơ khởi động máy và tông tắc đánh suốt. Phải ngồi và để tay chân đúng vị trí, tránh để tay vào vị trí ba tăng dập sẽ bị  dập vào tay bị thương. Khí máy đang hoạt động không được đứng ở hai đầu ba  tăng dập. Khi nghỉ dệt hoặc sửa chữa phải ngắt cầu dao điện tổng của máy dệt đó   mới được tiến hành các bước tiếp theo. Nếu máy móc đang hoạt động xẩy ra trục trặc phải ngắt cầu dao để  bảo  đảm an toàn cho máy, tránh làm chập điện, bắt lửa sang vật liệu bông gây cháy.
  16. PHẦN THÊU DỆT VỎ VÀ KHÂU CHĂN I. Phân loại vật liệu dệt 1. Xơ dệt:  Là bộ phận vật liệu dệt mà thành phần cơ bản là các bó phân tử nằm dọc   trục trung tâm xơ theo mọi hướng nào đó và gắn bó với nhau bởi các lực liên kết   phân tử. Xơ dệt có các dạng: + Xơ cơ bản: Là vật liệu ban đầu có ý nghĩa thực tiễn trong việc chế biến. Nó   có tính mảnh mai dễ uốn, dạng đơn thể duy nhất không thể chia nhỏ hơn nữa  theo chiều dọc nếu không muốn phá hủy nó hòan tòan. + Tơ: là một dạng xơ cơ bản nhưng chiều dài rất lớn tính bằng đơn vị mét. + Cước : Là một dạng tơ nhưng có đường kính mặt cắt ngang rất lớn tính bằng   đơn vị 0,1 mm. + Dải: Là dạng tơ  có bề  ngang bé tính bằng đơn vị  0,1mm hoặc milimét và  chiều dài tùy ý. + Xơ kỹ thuật: Là dạng tập hợp nhiều xơ cơ bản ghép nối nhau theo chiều dọc  bởi chất keo (như xơ đay, xơ lanh…) hoặc bởi lực kết tinh.
  17. Trừ dạng xơ kỹ thuật, xơ nhân tạo có đủ các dạng trên. Xơ cơ bản được gọi là   xơ stapen, tơ được gọi là xơ filamen (dạng tơ liên tục), xơ vi mảnh (microfibre) có  độ  mảnh nhỏ hơn xơ thông thường. Dưới đây là bảng phân loại xơ theo nguồn  gốc. 2. Sợi dệt:  Là bộ phận vật liêu dệt  mà thành phần cơ bản là xơ. Sợi tương đối mảnh,   mềm mại và bền, có chiều dài tuỳ ý  đo bằng mét hoặc kilômét với bề ngang tính   bằng đơn vị 0,1 milimét hoặc centimét. Sọi dệt có các dạng : + Sợi con  + Sợi phức + Sợi cắt. + Sợi dún. + Sợi xốp 3.Chế phẩm dệt Chế phẩm dạng xơ. Chế phẩm dạng sợi .
  18. Chế phẩm dạng tấm: bao gồm vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, dải  băng, đăng ten… Chế phẩm dạng chiếc II. Phân loại nguyên liệu dệt  Nhóm xơ thiên nhiên Nhóm xơ nhân tạo III. Cấu trúc của sợi 1. Đặc điểm của cấu trúc sợi Sự phân bố xơ trong sợi có rất nhiều vẻ. Các yếu tố phổ biến đáng chú ý là   hướng xoắn, số xơ (hay sợi cơ bản) và sự phân bố chúng trong mặt cắt ngang, độ  xù lông. Độ chứa đầy có thể xác định theo nhiều cách. ­ Sợi xe: Về sợi xe có thể có ba dạng cấu trúc: Ống , lõi và vặn nút chai. o Trong cấu trúc ống các sợi thành phần có phân bố lực đều nhau làm cho sợi  xe có độ bền cao nhất và độ đều cao nhất. o Trong cấu trúc vặn nút chai, sợi xe có một hoặc nhiều dảnh thay nhau làm  một cái lõi thẳng  ở  trung tâm sợi trong khi các dảnh còn lại quấn xung   quanh. Số dảnh nhiều và độ căng của chúng không đều như diện tích mặt   cắt ngang  không giống nhau là nguyên nhân tạo nên cấu trúc này của sợi xe. o Trong cấu trúc lõi: Một dảnh hoặc một số dảnh nằm thành lõi thẳng trên  suốt chiều dài hoặc trên một đoạn rất dài của sợi xe, còn các dảnh khác   quấn xung quanh. Sợi xe có cấu trúc này trong quá trình xe, có nhiều dảnh  rất căng hoặc khi sợi xe dùng dảnh quá mảnh. ­ Sợi lõi: Là một dạng sợi có cấu trúc đặc biệt bao gồm một lõi bằng sợi bền, kéo  từ xơ thiên nhiên hoặc xơ hoá học và bao bọc bên ngoài bằng lớp xơ tốt hoặc xơ  phế liệu hay bằng dải kim loại có màu. Loại sợi này được dùng để sản xuất chỉ  may công nghiệp, dùng trong trang trí và trong kỹ thuật. ­ Sợi dún: Là loại sợi mà bản thân sợi cơ bản có tỉ lệ thành phần biến dạng đàn  hồi rất cao.
  19. ­ Sợi elastic:  Có độ xốp khá cao, co giãn nhiều và sợi cơ bản xơán kiểu xoắn ốc. ­ Sợi hoa: Là loại sợi có cấu trúc khá đặc biệt.  2. Các tính chất thuộc về cấu trúc sợi. 1. Độ xoắn và độ co của sợi. Quá trình xoắn nhằm liên kết các thành phần sợi lại với nhau. Nhờ có lực   cản tiếp tuyến của xơ tăng lên mà cả khối xơ được nén chặt lại khi xoắn làm cho   sợi co ngắn chút ít chiều dài. Khi đó, độ bền và nhiều tính chất khác của sợi thay  đổi theo mức độ xoán. Khi xoắn một số sợi lại với nhau, sợi xe không những to  hơn mà độ đều còn tăng thêm.  Độ co của sợi: Sau khi xoắn, sợi sẽ thay đổi độ dài. Nếu trước khi xoắn, sợi  có chiều dài L1 và sau khi xoắn có chiều dài L2 thì độ co u của sợi trong lần xe này  là:                                  L1­ L2            U =                        .100 ( % )                             L1 Các phương pháp xác định độ xoắn và độ co: Chủ yếu gồm phương pháp tở  xoắn, phương pháp xoắn kép và phương pháp cân bằng xoắn. Những đặc trưng thể hiện độ xoắn sợi gồm có: o Góc xoắn: Khi xoắn, xơ và sợi sẽ trải dài theo một đường gần như xoắn ốc.   Góc nghiêng hợp bởi xơ hay sợi  nằm bên ngoài với trục dọc của sợi gọi là  góc xoắn B. Góc xoắn thể hiện một cách tổng hợp mức độ xoắn của sợi,   bởi vì góc xoán càng lớn thì sợi xoắn càng mạnh. Những loại sợi không  xoắn, ví dụ sợi phức thì góc xoắn bàng 0. Có thể góc xoắn để so sánh mức  độ xoắn của các sợi có đường kính khác nhau. o Đô xoắn: Độ  xoắn K được định nghĩa là số  vòng xoáy trung bình của sợi   đếm trên một đơn vị dài 1m o Hệ số xoắn: Hệ số xoắn α được sứ dụng nhiều trong thiết kế mặt hàng sợi
  20. o Hướng xoắn: Hướng của vòng xoáy ngoài cùng của xơ hay sợi được quy   ước ký hiệu bằng chữ Z và S , có hướng xoắn Z/S Hướng xoắn của sợi con có ảnh hưởng đến bề ngoài và tính chất của vải. Người   ta nhận thấy, vải dệt từ sợi dọc và sợi ngang có cùng hướng xoắn sẽ hiện rõ kiểu   dệt hơn là vải dệt từ hai hệ sợi khác hướng xoắn. Bởi vì sựi tương phản của hình   hoa chỉ đạt được nhờ cách bố trí các vòng xoắn ngược hướng nhau. Trường hợp   vải dệt từ hai hệ sợi khác hướng xoắn, công việc cào bông hặoc ép thành dạ sẽ trở  nên dễ dàng hơn. Trong dệt kim, dùng sợi khác hướng xoắn để đan làm cho vải cân  bằng xoắn  nếu biết cách phối hợp độ xoắn và chọn hướng xoắn ngược nhau của   lần xe trước và lần xe sau. Khi đó sợi sẽ không tạo gút và tự tở xoắn, điều này đặc  biệt quan trọng đối với chỉ khâu. 2. Độ xù lông của sợi. Những đầu xơ, những vòng xơ rất nhỏ thòi ra ngoài bề mặt của sợi làm cho  sợi bị xù lông. Trong thực tế kéo sợi từ xơ ngắn, không thể tránh khỏi hiện tượng  các đầu xơ thòi ra ngoài sợi. Điều đáng quan tâm là số đầu xơ thòi ra ngoài bề mặt   sợi nhiều hay ít và chiều dài của chúng. Nếu đầu xơ ngắn, ta không lo ngại đến độ  xù lông của sợi. Độ xù lông phụ thuộc vào phương pháp kéo sợi, mức độ duỗi thẳng và song   song của xơ  trong sợi, độ  xoắn, cỡ  sợi  loại xơ và nhiều yếu tố  khác. Các đặc   trưng của độ xù lông. Để đánh giá độ xù lông của sợi người ta xét: Số đầu xơ nx  thòi ra trên đơn vị dài của sợi (thường lấy 1 m), độ  dài trung bình của đầu xơ  l  (mm) tổng chiều dài đầu xơ Lx (mm), tổng diện tích đầu xơ Sx (mm2) o Số đầu xơ (nx) được tính theo công thức o Độ dài của đầu xơ (Lx)phụ thuộc vào độ dài trung bình của đầu xơ và số đầu   xơ trên đơn vị chiều dài của sợi:  Lx= n.L o Diện tích tổng của đầu xơ (Sx) phụ thuộc vào số đầu xơ, độ dài trung bình và  diện trích trung bình của mặt cắt ngang đầu xơ. Đặc trưng này có thể dùng để so 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2