intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Điều khiển thủy lực (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Hoatudang09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Điều khiển thủy lực cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu hệ thống điều khiển bằng thuỷ lực; Thiết bị cung cấp và xử lý dầu; Các phần tử thủy lực thông dụng; Các phần điện - thuỷ lực cơ bản; Các mạch thủy lực, điện - thuỷ lực ứng dụng; Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 2 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Điều khiển thủy lực (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

  1. Chương 3: Các phần tử thủy lực thông dụng Mục tiêu -Trình bày được ký hiệu, công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động cuả các phần tử thủy lực thông dụng. - Chọn và lắp ráp được các loại van trong mạch thuỷ lực cơ bản. - Chủ động, sáng tạo và an toàn trong quá trình học tập. 3.1. Khái niệm hệ thống điều khiển 3.1.1. Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển Hệ thống điều khiển bằng thủy lực được mô tả qua sơ đồ hỡnh 4.1, gồm các cụm và phần tử chính, có chức năng sau: Cơ cấu tạo năng lượng: bơm dầu, bộ lọc (...) Phần tử nhận tín hiệu: các loại nút ấn (...) Phần tử xử lý: van áp suất, van điều khiển từ xa (...) Phần tử điều khiển: van đảo chiều (...) Cơ cấu chấp hành: xilanh, động cơ dầu. 3.1.2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều khiển bằng thủy lực Hình 3.1. Cấu trúc hệ điều khiển 3.2. Van áp suất Van áp suất dùng để điều chỉnh áp suất, tức là cố định hoặc tăng, giảm trị số áp trong hệ thống điều khiển bằng thủy lực. Van áp suất gồm có các loại sau: Van áp suất được ký hiệu bằng ô vuông, hướng điều khiển được biểu thị bằng mũi tên. Cửa van được ký hiệu là P (cửa áp suất) và T (nối thùng chứa) hoặc A và B. 28
  2. Vị trí của van trong ô vuông biểu thị van là đóng hoàn toàn hay mở hoàn toàn. A Van mở B A Lưu lượng từ P đến A P T P Van đóng T Một sự khác biệt giữa van áp suất đặt và van áp suất điều chỉnh là mũi tên xuyên qua lò xo. P Van áp suất đặt T P Van áp suất điều chỉnh T Van áp suất được chia thành các van an toàn và van điều chỉnh áp suất. P Van an toàn T P Van điều áp A 29
  3. 3.3 Van đảo chiều Van an toàn dùng để hạn chế việc tăng áp suất chất lỏng trong hệ thống thủy lực vượt quá trị số quy định. Ký hiệu của van tràn và van an toàn: Phân loại Theo cấu tạo van an toan có các loại sau: Kiểu van bi (trụ, cầu) Kiểu con trượt (pittông) Van điều chỉnh hai cấp áp suất (phối hợp) 2.1.2. Kiểu van bi, trụ cầu. Cấu tạo: Hình 3.2. Van áp suất Nguyên lý làm việc. Khi áp suất p1 do bơm dầu tạo nên vượt quá mức điều chỉnh, nó sẽ thắng lực lò xo, van mở cửa và đưa dầu về bể. Để điều chỉnh áp suất cần thiết nhờ vít điều chỉnh ở phía trên. Kiểu van bi có kết cấu đơn giản nhưng có nhược điểm: không dùng được ở áp suất cao, làm việc ồn ào. Khi lò xo hỏng, dầu lập tức chảy về bể làm cho áp suất trong hệ thống giảm đột ngột. Kiểu van con trượt 30
  4. Hình 3.3. Van con trượt Nguyên lý làm việc Giải thích: Dầu vào cửa 1, qua lỗ giảm chấn và vào buồng A. Nếu như lực do áp suất dầu tạo nên là F lớn hơn lực điều chỉnh của lò xo Flx và trọng lượng G của pittông, thì pittông sẽ dịch chuyển lên trên, dầu sẽ qua cửa 2 về bể. Lỗ 4 dùng để tháo dầu rò ở buồng trên ra ngoài. Nghĩa là: p1 ↑ ⇒? pittông đi lên một đoạn x ⇒? dầu ra cửa 2 nhiều ⇒? p1 ↓ để ổn định. Vì tiết diện A không thay đổi, nên áp suất cần điều chỉnh p1 chỉ phụ thuộc vào Flx của lò xo. Loại van này có độ giảm chấn cao hơn loai van bi, nên nó làm việc êm hơn. Nhược điểm của nó là trong trường hợp lưu lượng lớn với áp suất cao, lò xo phải có kích thước lớn, do đó làm tăng kích thước chung của van. Van điều chỉnh hai cấp áp suất Trong van này có 2 lò xo: lò xo 1 tác dụng trực tiếp lên bi cầu và với vít điều chỉnh, ta có thể điều chỉnh được áp suất cần thiết. Lò xo 2 có tác dụng lên bi trụ (con trượt), là loại lò xo yếu, chỉ có nhiệm vụ thắng lực ma sát của bi trụ. Tiết diện chảy là rãnh hình tam giác. Lỗ tiết lưu có đường kính từ 0,8  1 mm. Cấu tạo 31
  5. Hình 3.4. Van loxo Nguyên lý làm việc Dầu vào van có áp suất p1, phía dưới và phía trên của con trượt đều có áp suất dầu. Khi áp suất dầu chưa thắng được lực lò xo 1, thì áp suất p1 ở phía dưới và áp suất p2 ở phía trên con trượt bằng nhau, do đó con trượt đứng yên. Nếu áp suất p1 tăng lên, bi cầu sẽ mở ra, dầu sẽ qua con trượt, lên van bi chảy về bể. Khi dầu chảy, do sức cản của lỗ tiết lưu, nên p1 > p2, tức là một hiệu áp ∆p = p1 - p2 được hình thành giữa phía dưới và phía trên con trượt. (Lúc này cửa 3 vẫn đóng) Khi p1 tăng cao thắng lực lò xo 2 ⇒ lúc này cả 2 van đều hoạt động. Loại van này làm việc rất êm, không có chấn động. áp suất có thể điều chỉnh trong phạm vi rất rộng: từ 5  63 bar hoặc có thể cao hơn. Van giảm áp Van giảm áp là một dạng van áp suất có tác dụng giữ áp suất đầu ra của van ở một giá trị thiết lập sẵn thấp hơn áp suất đầu vào. Van giảm áp được phân thành hai dạng van 32
  6. Hình 3.5. Van giảm áp Van bao gồm phần từ điều khiển dạng Pittong, pittong này ép vào đế bởi lò xo, lực ép của lò xo được điều chỉnh bởi vít xoay điều chỉnh. Cửa đầu vào của thân van nối với ống dẫn áp suất cao, cửa đầu ra cảu van nối với ống dẫn áp suất thấp. Ở vị trí ban đầu của van là vị trí bị ép vào đến đỡ, cửa vào và cửa ra không thông nhau. khi tăng áp suất cửa vào, áp suất này càng lớn thì tiết diện thông nhau giữa hai cửa càng lớn, áp suất đầu ra càng lớn. Van giảm áp dạng 2: Van ổn áp Dạng van này giữ cố định áp suất tại cửa ra của van mà không phụ thuộc vào độ biến động của áp suất của dòng lưu chất tới hoặc đi khỏi van. Van dạng này được chia làm hai loại: van tác động trực tiếp và van tác động gián tiếp Van giảm áp tác động trực tiếp – Cấu tạo của van gồm: Thân van, Pittong điều khiển, Lò xo, núm điều chỉnh, rãnh nối. Hình 3.6. Van điều khiển Nguyên lý hoạt động của van: 33
  7. Tại vị trí ban đầu, van mở hoàn toàn, độ rộng của cửa ra thiết lập bởi vít điềuchỉnh. Tác dụng của van hầu như giữ giá trị áp suất đầu ra không đổi. Trong trường hợp giá trị áp suất đầu ra tăng lên trong hệ thủy lực, áp suất khoang trống nối với cửa ra của van bằng rãnh nối cũng tăng, đẩy pittong điều khiển đi lên làm giảm tiết diện của của ra, dẫn tới làm giảm áp suất đầu ra. Khi áp suất đầu ra giảm thì pittong điều khiển đi xuống làm tăng tiết diện cửa thoát, kéo theo làm tăng áp suất đầu ra. Như vậy quá trình này làm cho áp suất đầu ra gần như không thay đổi. Van giảm áp tác động gián tiếp Van chính gồm ống trượt có dạng trụ với các đoạn có kích thước khác nhau, lò xo cố định với độ cứng nhỏ, thân van có các rãnh nối các khoang chứa với cửa ra, trên ống trượt cũng có rãnh nối giữa các khoang. Van phụ có dạng bi trượt, gồm bi điều khiển, lò xo phụ, vít điều chỉnh lò xo. Hình 3.7. Van áp suất gián tiếp Nguyên lý hoạt động: Khi lò xo phụ thiết lập một áp suất đầu vào của van, ống trượt ở vị trí ban đầu, áp suất trong các khoang chứa như nhau, lưu chất qua van một cách tự do. Khi thiết lập lò xo phụ một giá trị áp suất đầu ra lớn hơn áp suất đầu vào, van phụ sẽ mở, lưu chất trong khoang gần van phụ sẽ thoát ra một lượng nhỏ. Nhờ đó dòng chảy qua rãnh trên ống trượt được hình thành. Khi đó, áp suất tại khoang đó sẽ giảm xuống và ống trượt chính bị nâng lên, giảm tiết diện thông nhau giữa khoang phía dưới. Quá trình đó lặp đi lặp lại, làm cho ống trượt thực hiện dao động quanh vị trí thiết lập. Mọi sự thay đổi áp suất đầu vào và áp suất 34
  8. đầu ra đều kéo theo sự dịch chuyển của ống trượt. Áp suất đầu ra luôn được giữ cố định 3.4. Van tiết lưu Tiết lưu 2 chiều , thay đổi được lưu lượng. Khi điều chỉnh vít 2, tiết diện 3 thay đổi. tiết lưu được 2 chiều từ A qua B và ngược lại Van tiết lưu một chiều Tiết lưu 1 chiều , thay đổi được lưu lượng. Khi điều chỉnh vít 1, tiết lưu khe hơ 3 thay đổi, tiết lưu lưu được chiều từ A sang B. Khi dầu đi từ B sang A, qua van một chiều 2 không tiết lưu được Van tiết lưu có nhiệm vụ tạo nên một sức cản trong hệ thống nên hệ thống luôn có đầu để bôi trơn, bảo quản thiết bị, giúp cho thiết bị làm việc êm và giảm va đập. 3.5. Bộ ổn tốc Bộ ổn tốc lắp trên đường vào của cơ cấu chấp hành Hình 3.8. Van tiết lưu 35
  9. Giải thích: giả sử FL ↑ ⇒ p1 ↑ ⇒ pittông van giảm áp sang trái ⇒ cửa ra của van giảm áp mở rộng ⇒ p3 ↑ để dẫn đến Äp = const. Trên đồ thị: p1 ≥ p2 + pms (4.10) +/ Khi p1 ↑ ⇒ p3 ↑ ⇒ Äp = const ⇒ v = const. +/ Khi p3 = p0, tức là cửa ra của van mở hết cở (tại A trên đồ thị), nếu tiếp tục ↑ FL ⇒ p1 ↑ mà p3 = p1 không tăng nữa ⇒ Äp = p3 - p1 (p3 = p0) ↓ ⇒ v ↓ và đến khi p1 = p3 = p0 ⇒ Äp = 0 ⇒ v = 0. Bộ ổn tốc lắp trên đường ra của cơ cấu chấp hành ổn định tốc độ khi điều chỉnh bằng thể tích kết hợp với tiết lưu ở đường vào 36
  10. Lưu lượng của bơm được điều chỉnh bằng cách thay đổi độ lệch tâm e. Khi làm việc, stato của bơm có xu hướng di động sang trái do tác dụng của áp suất dầu ở buồng nén gây nên. Hình 3.9. Van tiết lưu Ta có phương trình cân bằng lực của stato (bỏ qua ma sát): Flx + p1.F1 - p0.F2 - k.p0 = 0 (k: hệ số điều chỉnh bơm) Nếu ta lấy hiệu tiết diện F1 - F2 = k ⇔ F1 = F2 + k Lưu lượng Q không phụ thuộc vào tải trọng (đặc trưng bằng p1, p0). 37
  11. Giả sử: FL ↑ ⇒ p1 ↑ ⇒ pittông điều chỉnh sẽ đẩy stato của bơm sang phải ⇒ e ↑ ⇒ p0 ↑ ⇒ Äp = p0 - p1 = const. 3.6. Van chặn 3.6.1.Van một chiều Chỉ cho dòng dầu chạy theo một lực do dầu gây ra lớn hơn lực lò xo Hình 3.10. Van chặn 3.6.2. Van một chiều điều khiển được hướng chặn Khi dầu chảy từ A qua B, van thực hiện theo nguyên lý của van một chiều. Nhưng khi dầu chảy từ B qua A, thì phải có tín hiệu điều khiển bên ngoài tác động vào cửa X. Hình 3.11. Van điều hướng a. Chiều A qua B, tác dụng như van một chiều; b. Chiều B qua A có dòng chảy, khi có tác dụng tín ngoài X; c. Ký hiệu. 3.7. Xi lanh thủy lực (cơ cấu chấp hành) Xy lanh tác động kép. a. Cấu tạo 38
  12. Hình3.12. Cấu tạo xylanh tác động kép 1: Thân 2; 3: Mặt bích hông 4: Cần pittông 5: Pittông 6: Ổ trượt 7: Vòng chắn dầu 8: Vòng đệm 9: Tấm nối 10; 14: Vòng chắn hình O 11: Vòng chắn pittông 12; 17: Ống nối 13: Tấm dẫn hướng 15: Đai ốc 16: Vít vặn Nguyên lý làm việc: Xylanh tác động kép cho phép chất lỏng tác dụng cả hai chiều tạo nên chiều di chuyển hai chiều của pittông Sơ đồ mạch với xylanh tác động kép 39
  13. Tính toán xilanh truyền lực - Diện tích A, lực F, và áp suất P (Lực F, và áp suất P trong xylanh) + Lực Ft = P.A + Áp suất Trong đó: A: Diện tích tiết diện pittông (cm2) D: Đường kính của xylanh (cm) d: Đường kính của cần pittông (cm) P: Áp suất (bar) Ft: Lực (kN) Nếu tính đến tổn thất thể tích ở xylanh, để đơn giản, ta chọn 40
  14. + Áp suất: + Diện tích pittông: d: Đường kính của pittông (mm) η: Hiệu suất, lấy theo bảng sau: P 20 120 160 (bar) η 85 90 95 (%) Như vậy pittông bắt đầu chuyển động được khi lực Ft > FG + FA + FR Trong đó: FG: Trọng lượng FA: Lực gia tốc FR: Lực mát - Quan hệ giữa lưu lượng Q, vận tốc v và diện tích A Lưu lượng chảy vào xylanh tính theo công thức sau: Q = A.v Ví dụ: Cho cơ cấu ép thủy lực như hình vẽ dưới. Hãy tính lực tác dụng (F) và thời gian (t) của hành trình ép. Giải: - Gọi F là lực tác dụng lên pittông. 41
  15. Phương trình cân bằng lực: Suy ra F = F1 - F2 = - Thời gian t của hành trình ép Có suy ra Xy lanh quay - Cấu tạo: Cấu tạo của xylanh quay thể hiện - Xylanh quay có khả năng tạo mômen quay rất lớn. Góc quay phụ thuộc vào số cánh gạt của trục. Đối với xylanh có một cánh gạt, góc quay có thể đạt 270 – 2800 . Giá trị lý thuyết mô men quay M và vận tốc góc trên trục xylanh có thể tính theo công thức: Trong đó: P: Lực áp suất tác động lên cánh gạt R: Khoảng cách từ trọng tâm diện tích làm việc của cánh gạt đến tâm quay ∆P: Chênh lệch áp suất giữa hai phía cánh gạt D: Đường kính trong của xylanh d: Đường kính trục lắp cánh gạt b: Chiều rộng cánh gạt (theo chiều dài xylanh) Nếu sử dụng nhiều cánh gạt thì mô men quay sẽ tăng với số lần bằng cánh gạt, nhưng góc quay sẽ giảm với số lần như thế. 42
  16. Hình 3.13. Xylanh 3 thông số quan trọng nhất của một xy lanh thủy lực là: Đường kính lòng xy lanh (bore), thường được ký hiệu là D; đường kính cán (rod) – d và hành trình làm việc (stroke), tức là khoảng chạy của cán xy lanh, - s. D và d biểu thị kích cỡ và khả năng tạo lực đẩy/kéo cho xy lanh S biểu thị chiều dài và tầm với, khoảng làm việc của xy lanh đó. 3.8. Ống dẫn, ống nối Hình 3.14. Đường dẫn Yêu cầu ống dẫn dùng trong hệ thống điều khiển bằng thủy lực phổ biến là ống dẫn cứng (vật liệu ống bằng đồng hoặc thép) và ống dẫn mềm (vải cao su và 0 ống mềm bằng kim loại có thể làm việc ở nhiệt độ 135 C). 43
  17. Ống dẫn cần phải đảm bảo độ bền cơ học và tổn thất áp suất trong ống nhỏ nhất. Để giảm tổn thất áp suất, các ống dẫn càng ngắn càng tốt, ít bị uốn cong để tránh sự biến dạng của tiết diện và sự đổi hướng chuyển động của dầu. Vận tốc dầu chảy trong ống ở ống hút: v = 0,5 ữ 1,5 m/s ở ống nén: p < 50bar thì v = 4 - 5 m/s p = 50 - 100bar thì v = 5 - 6 m/s p > 100bar thì v = 6 - 7 m/s ở ống xả: v = 0,5 ữ 1,5 m/s Các đường ống hút /// Các đường ống nén / Các đường ống xả // Chọn kích thước đường kính ống Ta có phương trình lưu lượng chảy qua ống dẫn: Q = A.v Trong đó: Tiết diện: ⇔ Trong đó: d [mm]; Q [lít/phút]; v [m/s]. Vậy kích thước đường ống dẫn là: Các loại ống nối Yêu cầu Trong hệ thống thủy lực, ống nối có yêu cầu tương đối cao về độ bền và độ kín. Tùy theo điều kiện sử dụng ống nối có thể không tháo được và tháo được. 44
  18. Các loại ống nối Để nối các ống dẫn với nhau hoặc nối ống dẫn với các phần tử thủy lực, ta dùng các loại ống nối được thể hiển như hình dưới ống nối vặn ren; ống nối siết chặt bằng đai ốc. Hình 3.15. Đường dẫn có ren 45
  19. Chương 4: Các phần điện - thuỷ lực cơ bản 4.1. Các phần tử điện Điều khiển” là một quá trình của một “hệ thống”, trong đó một hay nhiều đại lượng vào (tín hiệu vào) sẽ làm ảnh huởng đến 1 hay nhiều đại lượng ra (tín hiệu ra). Hệ thống điều khiển thủy lực bao gồm các phần tử điều khiển và cơ cấu chấp hành được nối kết với nhau thành hệ thống hoàn chỉnh để thực hiện những nhiệm vụ theo yêu cầu đặt ra. Hệ thống được mô tả như hình 6.1 Hình 4.1. Hệ thống điều khiển thủy lực. Tín hiệu vào: nút ấn, công tắc; công tắc hành trình, cảm biến. Phần tử xử lý thông tin: Xử lý tín hiệu nhận vào theo một quy tắc nhất logic xác định, làm thay đổi trạng thái của phần tử điều khiển: Van logic AND, OR, NOT, Flip – Flop... Phần tử điều khiển: điều khiển dòng năng lượng (lưu lượng, áp suất) theo yêu cầu, hay đổi trạng thái của cơ cấu chấp hành: van chỉnh áp, van đảo chiều, van tiết lưu... Cơ cấu chấp hành: thay đổi trạng thái của đối tượng điều khiển, là đại lượng ra của mạch điều khiển: xilanh thủy lực, động cơ thủy lực. Năng lượng điều khiển: bao gồm phần thông tin và công suất. Phần thông tin: 46
  20. Phần tử công suất: - Điện: công suất nhỏ, điều khiển hoạt động dễ, nhanh - Thủy: công suất vừa, quán tính, tốc độ cao. Các loại tín hiệu điều khiển Trong hệ thống thủy lực nói chung chúng ta sử dụng hai loại tín hiệu chính: Tín hiệu tương tự (hình 6.2a), tín hiệu rời rạc (số) (hình 6.2b) Hình 4.2a. Tín hiệu tương tự Hình 4.2b. Tín hiệu rời rạc Điều khiển vòng hở (mạch điều khiển hở) Hệ thống điều khiển vòng hở là không có sự so sánh giữa tín hiệu đầu ra với tín hiệu đầu vào, giá trị thực thu được và giá trị cần đạt không được điều chỉnh, xử lý. Hình 4.3 mổ tả hệ thống điều khiển tốc độ động cơ thủy lực. Điều khiển vòng kín (Mạch điều khiển có khâu phản hồi) Hệ thống mà tín hiệu đầu ra được phản hồi để so sánh với tín hiệu đầu vào. Độ chênh lệch của hai tín hiệu vào – ra được thông báo cho thiết bị điều khiển, để thiết bị này tạo ra tín hiệu điều khiển tác dụng lên đối tượng điều khiển sao cho giá trị thực luôn đạt được như mong muốn. 47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2