intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hệ điều hành nguồn mở - Trường Trung cấp Tháp Mười

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:35

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Hệ điều hành nguồn mở" cung cấp cho người học những nội dung kiến thức về: tổng quan về tổng quan Linux; cài đặt hệ điều hành mã nguồn mở và các ứng dụng; quản lý tập tin, thư mục và tài khoản người dùng;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hệ điều hành nguồn mở - Trường Trung cấp Tháp Mười

  1. SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH HỆ ĐIỀU HÀNH NGUỒN MỞ Đồng Tháp, năm 2020 MỤC LỤC
  2. 2  TRANG 2
  3. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG QUAN LINUX 1. Mục tiêu: Biết được lịch sử, các giai đoạn phát triển và các bản phân phối của HĐH Linux 2. Nội dung bài 2.1. Linux là gì? Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở. Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux. Một cách chính xác, thuật ngữ "Linux" được sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhưng tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành giống Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là các bản phân phối Linux. Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm như máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trường làm việc như GNOME và KDE, Unity, và các ứng dụng thích hợp cho công việc văn phòng như OpenOffice, LibreOffice Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hành này hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng như là các máy điện thoại di động Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy nhiên, hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và Hewlett-Packard, đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền và thậm chí là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows) cũng như là các đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của nó là được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả.
  4. 4 Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất khiêm tốn so với Windows vì các trình điều khiển thiết bị tương thích với Windows nhiều hơn là Linux. Nhưng trong tương lai số lượng phần cứng được hỗ trợ cho Linux sẽ tăng lên. 2.2. Các phiên bản phát hành Linux Một số phiên bản nổi bật của Linux là: Elementary OS, Linux Mint, Arch Linux, Ubuntu, Tail, Centos 7, Ubuntu studio, Open SUSE, Fedora … Ubuntu là hệ điều hành linux tốt nhất cho người mới bắt đầu, rất dễ tiếp cận, phiên bản LTS rất bảo mật và ổn định, Lubuntu spin rất thích hợp cho các PC không đủ mạnh, có thể xem là bản linux nhẹ nhất cho máy cầu hình yếu. Ubuntu cùng với Mint là một trong những gói rất phổ biến của Linux và được khuyến khích sử dụng cho các Linux newbies, vì nó rất dễ truy cập. Các phiên bản mới của Ubuntu được ra mắt 6 tháng một lần. Fedora là một phiên bản Linux dành cho các công ty và máy chủ, thay vì việc sử dụng desktop cá nhân. Elementary OS là: hệ điều hành có giao diện đẹp, thiết kế khoa học, môi trường desktop hoàn hảo. Tuy nhiên không có nhiều ứng dụng được cài sẵn. Linux Mint: được xem là một lựa chọn mạnh dạn cho những ai mới dùng Linux, nó hỗ trợ phương tiện media mặc định, số lượng các option tùy chỉnh ấn tượng. Arch Linux là: một phiên bản Linux hấp dẫn người dùng có kinh nghiệm khi tận dụng được lợi thế của Terminal (thiết bị đầu cuối) để nhập lệnh trong thực hiện các tác vụ như cài đặt ứng dụng, tiềm năng tùy chỉnh cực lớn, Antergos đại diện cho một spin thân thiện với người dùng hơn. Tail là phiên bản dành cho những ai quan tâm đến quyền riêng tư và bảo mật, duy trì được UI thân thiện với người dùng. Tuy nhiên Tail không dành cho số đông người dùng. Centos 7 là một nhánh thuộc phiên bản Enterprise của Red Hat Linux, kết cấu ổn định, lý tưởng sử dụng cho server. Tuy nhiên nó không tối ưu cho việc sử dụng desktop hàng ngày. Ubuntu studio là sự thay thế tuyệt vời cho những phần mềm production đắt đỏ, hỗ trợ các audio plug-in và hơn thế nữa.Vẫn cho phép các truy cập tới các package trong hê điều hành Ubuntu chính. Nếu bạn muốn có studio ghi âm tại nhà hoặc một xưởng sản xuất video mà không muốn phải bỏ ra cả vài chục triệu đồng cho các phần mềm tiêu chuẩn thì nên cân nhắc việc cài đặt phiên bản Ubuntu Studio. Phiên bản này của Ubuntu Linux rõ ràng là được thiết kế dành riêng cho 4
  5. audio và video production khi thay thế được cho phần mềm trả tiền như Pro Tools. Hỗ trợ các audio plug-in, tích hợp MIDI input và cài đặt sẵn 1 bản vá lỗi ảo. Open SUSE: đối tượng chủ yếu là devs và các sysadmin, một phiên bản rất bóng bẩy, bảo mật tốt. Có thể tạo ra phiên bản hệ điều hành riêng. 2.3. Thương mại hoá Linux Với ưu thế chi phí rẻ, độ ổn định và khả năng bảo mật cao, Linux đang dần chiếm ưu thế trên thị trường. Ngày càng có nhiều tổ chức thương mại chọn dùng Linux đồng bộ thay vì tải và phát triển nó một cách riêng lẻ. Hệ điều hành này đã được coi là một giải pháp doanh nghiệp và nhiều tập đoàn lớn như Computer Associates, HP, IBM và Dell đều hỗ trợ triển khai Linux. Do bộ mặt của Linux hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng cấp doanh nghiệp và Linux là một hệ điều hành an ninh tốt vì nó không bị nhiều nguy cơ tấn công như những sản phẩm khác. Lõi Linux 2.6 là một bước tiến lớn về tính an ninh và độ tin cậy. Nhiều tập đoàn lớn đã công bố những khoản tiết kiệm khổng lồ mà phần mềm mã nguồn mở đem lại. Câu hỏi ôn tập 1. Linux là gì? Nêu các đặc điểm của hệ điều hành Linux. 2. So sánh các ưu khuyết điểm của hệ điều hành Linux so với hệ điều hành Windows. 3. Nêu một số phiên bản nổi bật của Linux mà bạn biết?
  6. 6 BÀI 2: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH MÃ NGUỒN MỞ VÀ CÁC ỨNG DỤNG 1. Mục tiêu: Biết được yêu cầu đối với hệ thống cài đặt hệ điều hành mã nguồn mở và các phần mềm ứng dụng. 2. Nội dung bài: 2.1. Yêu cầu về phần cứng Một số yêu cầu cần thiết và cấu hình tối thiểu trên hệ thống máy tính trước khi cài đặt hệ điều hành - Bộ xử lý (CPU): ít nhất là 1.4 GHz. - RAM: ít nhất là 1 GB. - Bộ nhớ trống: Bộ nhớ trống tối thiểu 5 GB. - Màn hình có độ phân giải tối thiểu là 800 x 600.  Download Ubuntu Tải bộ cài hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu theo địa chỉ sau: http://www.ubuntu.com/download/ubuntu/download 2.2. Các cách cài đặt HĐH mã nguồn mở - Ta có thể sử dụng đĩa CD hoặc USB chứa hệ điều hành. - Sử dụng phần mềm: Ultraiso premium, Oracle VM VirtualBox hoặc Vmware workstation,... 2.3 . Phân vùng và định dạng file hệ thống 2.3.1. Phân vùng Phân vùng là một phần của không gian đĩa cứng. Một bảng phân vùng là một phân vùng (partition table) của đĩa chứa thông tin về kích thước và vị trí của các phân vùng trên đĩa cứng. Hai bảng phân vùng phổ biến nhất là MBR và GPT. Master Boot Record(MBR): MBR được giới thiệu lần đầu tiên với IBM PC DOS 2.0 vào năm 1983. MBR chứa thông tin về cách phân vùng logical chứa các hệ thống tệp được sắp xếp trên đĩa. Nó chứa code thực thi (bộ tải khởi động) để hoạt động như một trình tải cho hệ điều hành được cài đặt. MBR cũng chỉ hỗ trợ tối đa bốn phân vùng chính, nếu bạn muốn nhiều hơn, bạn phải tạo một trong các phân vùng chính của mình thành một phân vùng mở rộng của Wap và tạo các phân vùng hợp lý bên trong nó. MBR sử dụng 32 bit để lưu trữ địa chỉ khối và đối với các đĩa cứng có các sectors 512 byte, MBR xử lý tối đa 2TB (2^32 × 512 byte). Bảng phân vùng GUID(GPT): GPT có thể có 128 phân vùng. GPT sử dụng 64 bit cho địa chỉ khối và cho các đĩa cứng có các sectors 512 byte, kích thước tối đa là 9,4 ZB (9,4 × 10^21 byte) hoặc 8ZiB. 6
  7. 2.3.2. File hệ thống (system) Một file hệ thống xác định cách lưu trữ dữ liệu hoặc thông tin và truy xuất từ đĩa lưu trữ. Đối với hệ điều hành Windows thì các file systems phổ biến là FAT32 và NTFS. Trên hệ điều hành Linux, các file system phổ biến là ext2, ext3, ext4, xfs, vfat, swap, ZFS và GlusterFS. 2.4. Cài đặt HĐH mã nguồn mở Trong phần cài đặt HĐH mã nguồn mở, tôi hướng dẫn cài đặt HĐH mã nguồn mở Ubnutu bằng phần mềm Oracle VM VirtualBox Yêu cầu cần có là: Phần mềm Oracle VM VirtualBox, HĐH mã nguồn mở Ubnutu. Tải hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu theo địa chỉ sau: http://www.ubuntu.com/download/ubuntu/download 2.4.1. Tạo HĐH mã nguồn mở Ubuntu bằng phần mềm Oracle VM VirtualBox Douple Click chuột vào biểu tượng để bắt đầu tiến trình cài đặt, khi xuất hiện màn hình ta chọn New để tạo HĐH mã nguồn mở Ubuntu. - Trên hộp thoại Name and operating system Name: đặt tên cho HĐH Machine Folder: nơi lưu trữ HĐH Type: chọn Linux Version: chọn Ubuntu (64 bit) Chọn nút Next - Hộp thoại Memory Size: Chọn dung lượng bộ nhớ Ram. Lưu ý chọn dung lượng bộ nhớ Ram cho HĐH Ubuntu không vượt quá ½ dung lượng của máy và dung lượng tối thiểu là 1GB, chọn Next - Khi xuất hiện hộp thoại mới bạn chọn Created, tiếp tục chọn Next, Next. - Trên hộp thoại Oracle VM VirtualBox: chọn dung lượng lưu trữ dữ liệu, chọn Create. Cuối cùng ta tạo được HĐH Ubuntu như hình
  8. 8 2.4.2. Tiến hành cài đặt HĐH mã nguồn mở Ubuntu Click chọn HĐH mã nguồn mở Ubuntu ta mới cài đặt, chọn Start, xuất hiện hộp thoại Select start-up disk - Xuất hiện hộp thoại Welcom : o Tại đây ta chọn ngôn ngữ để cài đặt bằng tiếng việt hoặc English o Click chọn Install Ubuntu để tiến hành cài đặt 8
  9. - Xuất hiện hộp thoại Keyboard layout: o Chọn ngôn ngữ bàn phím là English o Click Continue - Hộp thoại "Updates and other software" o Tại đây nếu máy của bạn có kết nối internet thì bạn có thêm 2 lựa chọn: Download update while installing (sau khi cài xong nó sẽ cài luôn phần update mới nhất của Ubuntu); Install this third party sofware (lựa chọn cài phần mềm của hãng thứ 3, đây là những codec giúp bạn đọc và xem được các định dạng audio và video trong máy) o Tiếp tục nhấn Continue - Hộp thoại "Installation type"
  10. 10 o Click chọn Something else. o Nhấn Continue - Hộp thoại Installation type: o Click chọn New Partition Table, nhấn continue o Click vào dấu « + » để tạo tạo 2 phân vùng như sau: Partition # 1: 10
  11. Partition # 2: Nhấp chọn install Now, nhấn Contiune, Contiune. - Hộp thoại "Where are you?" dùng để chỉnh múi giờ, ngày tháng. Nhấn Continue. - Hộp thoại "Who are you?".
  12. 12 Tại đây bạn điền một số thông tin về bạn và máy tính: Your name: tên của bạn Your computer's name: tên của máy tính Pick a username: tên của người dùng, tài khoản người dùng này sẽ được mặc định là root (người có quyền cao nhất trong máy tính của bạn) Choose a passowrd: điền mật khẩu của tài khoản Chú ý đây là mật khẩu của root, dùng trong việc tạo các tài khoản khác, cài đăt, update, chỉnh sửa Ubuntu. Vì thế các bạn không được phép quên mật khẩu này. Comfirm your password: gõ lại mật khẩu một lần nữa Login automatich: lựa chọn khi đăng nhập vào Ubuntu không cần điền mật khẩu. Repuire my password to log in: lựa chọn sẽ yêu cầu nhập mật khẩu khi đăng nhập vào Ubuntu Encrypt my home foder : mã hóa thư mục home của bạn, điều này sẽ có nghĩa là các tài khoản khác sẽ không thể đọc được thư mục home của bạn, giúp bạn bảo mật các dữ liệu riêng tư của mình Nhấn Continue, quá trình cài đặt bắt đầu. Nhấn Restart now để khởi động lại máy. Vậy là hoàn thành quá trình cài đặt. 2.5. Cài đặt ứng dụng trên HĐH mã nguồn mở 2.5.1. Cài đặt bộ gõ tiếng việt trên Ubuntu Hiện có 4 chương trình hỗ trợ gõ Tiếng Việt thông dụng hiện nay: ibus, scim, x-unikey, xvnkb. Trong tài liệu này chỉ hướng dẫn cài ibus-unikey. Vì Scim 12
  13. được cài đặt mặc định trong các phiên bản Ubuntu 9.04 trở về trước. Hiện tại Scim đã ngừng phát triển. Hướng dẫn cài ibus-unikey IBus là bộ gõ mặc định của Ubuntu (từ phiên bản 9.10), Fedora (từ phiên bản 11),... Bạn có thể gõ tiếng Việt qua một trong các module ibus-unikey, ibus- m17n hoặc ibus-tables. Bước 1: Chọn Ubuntu Software Center , kiểm tra ibus đã được cài đặt trên máy chưa, nếu chưa thì chọn install để cài đặt. Việc cài đặt có thể thực hiện nhanh bằng lệnh: sudo apt-get install ibus-unikey (cho các phiên bản từ 9.04 trở về trước) Bước 2: Kích hoạt bộ gõ Click chọn Dash home (nhấn nút Windows trên bàn phím) → Language Support. Ở phần Keyboard input method system chọn ibus. Việc kích hoạt bộ gõ có thể thực hiện nhanh bằng lệnh: im-switch -s ibus. Sau khi kích hoạt bạn cần đăng xuất ra khỏi máy tính và đăng nhập lại.
  14. 14 Bước 3: Thiết lập cấu hình bộ gõ tiếng Việt Click vào Setting/Region and Language, Click vào dấu “+” tìm đến Vietnamese → Unikey sau đó bấm nút Add. Chú ý các kiểu gõ như telex(m17n), vni(m17n) không phải của Unikey. Có thể chỉnh kiểu gõ (telex, vni) hoặc bảng mã sử dụng (unicode, TCVN3, vni) khi đang sử dụng Unikey. Bước 4: Sử dụng bộ gõ ibus-unikey Ở một khung nhập liệu bất kì (như trong OpenOffice, LibreOffice, Firefox, ...) bấm tổ hợp phím Ctrl + Space để kích hoạt ibus hoặc nhấn vào biểu tượng ibus ở phía góc phải trên màn hình để chọn vào tiếng Việt – Unikey. Sau đó chọn kiểu gõ tương ứng. 14
  15. 2.5.2. Cài đặt phần mềm bằng rpm Package RPM thường chứa các tập tin giống như foo-1.0-1.i386.rpm Tên tập tin này bao gồm tên package (foo), phiên bản (1.0), số hiệu phiên bản (1), kiến trúc sử dụng (i386). Lệnh cài đặt: # rpm –ivh tên-tập-tinRPM Ví dụ: #rmp –ivh foo-1.0-1.i386.rpm foo ################################# 2.5.3. Loại bỏ phần mềm đã cài đặt trong hệ thống # rpm -e tên-package Lưu ý: khi xóa chúng ta dùng tên-package chứ không dùng tên tập tin RPM. Ví dụ: # rpm -e foo removing these packages would break dependencies: foo is needed by bar-1.0-1 2.5.4. Nâng cấp phần mềm # rpm –Uvh tên-tập-tinRPM Ví dụ: # rpm -Uvh foo-2.0-1.i386.rpm foo #################################### Khi upgrade RPM sẽ xóa các phiên bản cũ của package. Có thể dùng lệnh này để cài đặt, khi đó sẽ không có phiên bản cũ nào bị xóa đi.
  16. 16 Khi RPM tự động nâng cấp với tập tin cấu hình, chúng thường xuất hiện một thông báo như sau: saving /etc/foo.conf as /etc/foo.conf.rpmsave. Điều này có nghĩa là khi tập tin cấu hình của phiên bản cũ không tương thích với phiên bản mới thì chúng lưu lại và tạo tập tin cấu hình mới. Nâng cấp thực sự là sự kết hợp giữa Uninstall và Install. Vì thế khi upgrade cũng thường xảy ra các lỗi như khi Install và Uninstall và thêm một lỗi nữa là khi upgrade với phiên bản cũ hơn. # rpm -Uvh foo-1.0-1.i386.rpm foo package foo-2.0-1 (which is newer) is already installed Trong trường hợp này, thêm tham số --oldpackage #rpm -Uvh --oldpackage foo-1.0-1.i386.rpm foo #################################### 2.5.5. Truy vấn các phần mềm # rpm -q tên-package Ví dụ: # rpm -q foo foo-2.0-1 //kết quả truy vấn Thay vì xác định tên package, có thể sử dụng thêm một số tham số khác kết hợp với -q để ấn định package muốn truy vấn, chúng được gọi là Package Specification Options + -a: Truy vấn tất cả các package. + -f : Truy vấn những package chứa tập-tin. Khi xác định tập tin, phải chỉ rõ đường dẫn (ví dụ: /usr/bin/ls) + -p : Truy vấn package tên-tập-tin-package Sau đây là các tùy chọn sử dụng để xác định loại thông tin cần tìm kiếm. Chúng được gọi là Information Selection Options + -i: xác định các thông tin về package bao gồm: tên, mô tả, phiên bản, kích thước, ngày tạo, ngày cài đặt, nhà sản xuất … + -l: Hiển thị những tập tin trong package. + -s: Hiển thị trạng thái của các tập tin trong package. + -d: hiển thị danh sách tập tin tài liệu cho package (ví dụ man, README, info file …) + -c: hiển thị danh sách tập tin cấu hình. 2.5.6. Kiểm tra các tập tin đã cài đặt Các thông tin dùng kiểm tra là: kích thước, MD5 checksum, quyền hạn, loại tập tin, người sở hữu, nhóm sở hữu tập tin. 16
  17. + rpm –V tên-package: Kiểm tra tất cả các tập tin trong package. + rpm –vf tên-file: Kiểm tra tập tin tên-file + rpm –Va: Kiểm tra tất cả các package đã cài. + rpm –Vp tên-tập-tin-RPM: Kiểm tra một package với tập tin package xác định, thường sử dụng trong trường hợp cơ sở dữ liệu của RPM bị hỏng. Khi kiểm tra nếu không có lỗi thì không có hiển thị, nếu không thì sẽ thông báo ra. Định dạng của dòng thông báo gồm 8 ký tự và tên tập tin. Mỗi ký tự biểu diễn cho kết quả của việc so sánh một thuộc tính của tập tin với thuộc tính lưu trong cơ sở dữ liệu RPM. Dấu chấm (.) nghĩa là đã kiểm tra xong. Những ký tự đại diện cho các lỗi kiểm tra. + 5 – MD5 checksum + S – kích thước tập tin + L – liên kết mềm + T - thời gian cập nhật tập tin + D - thiết bị + U – người sở hữu + G – nhóm sở hữu + M - quyền truy xuất và loại tập tin. + ? – không tìm thấy tập tin 2.5.6. Cài gói Font - Tải gói phông mới nhất về wget http://corefonts.sourceforge.net/msttcorefonts-2.0-1.spec - Tiến hành "cài" gói nguồn vừa tải rpmbuild -ba msttcorefonts-2.0-1.spec - Cài đặt rpm -ivh /home/$HOME/rpmbuild/RPMS/noarch/msttcorefonts-2.0- 1.noarch.rpm - Nạp lại các phông chữ /sbin/service xfs reload 2.6. Gỡ bỏ các phần mềm đã được cài đặt Có 2 cách để gỡ bỏ phần mềm: - Cách 1: Trên thanh Toolbar chọn Ubuntu Software Center, chọn phần mềm cần gỡ bỏ, nhấp Remove.
  18. 18 - Cách 2: Sử dụng lệnh trong Terminal Để xóa bỏ gói phần mềm bạn hãy nhập cú pháp sau: sudo dpkg -r tên_phần_mềm o dpkg: là một công cụ để cài đặt, gỡ bỏ và quản lý các gói (package) trên Ubuntu o -r: viết tắt của remove dùng để xóa phần mềm 18
  19. BÀI TẬP Bài 1: - Cài đặt phần mềm và tạo máy ảo lưu D:\MAYAO với HDD: 15GB, RAM: 1GB và cài HĐH Ubuntu 14 cụ thể như sau: Partition /boot: 4GB; Partition /: 8GB; Partition swap: 3GB. (Pass tài khoản root: 123456) - Sau đó tìm hiểu các tiện ích của HĐH. - Cài đặt bộ gõ tiếng việt. - Cài gói Font Bài 2: - Cài đặt phần mềm và tạo máy ảo lưu D:\MAYAO với HDD: 15GB, RAM: 1GB và cài HĐH Ubuntu 18 cụ thể như sau: Partition /boot: 4GB; Partition /: 8GB; Partition swap: 3GB. (Pass tài khoản root: 123456) - Sau đó tìm hiểu các tiện ích của HĐH. - Cài đặt bộ gõ tiếng việt. - Cài gói Font - Cài gói phần mềm diệt virus - Cài gói phần mềm nghe nhạc - Gỡ bỏ phần mềm nghe nhạc Bài 3: - Cài đặt phần mềm và tạo máy ảo lưu D:\MAYAO với HDD: 17GB, RAM: 1GB và cài HĐH Ubuntu 14 cụ thể như sau: Partition /boot: 4GB; Partition /: 9GB; Partition swap: 3GB. (Pass tài khoản root: 123456789) - Cài đặt bộ gõ tiếng việt. - Cài gói Font
  20. 20 BÀI 3: QUẢN LÝ TẬP TIN, THƯ MỤC VÀ TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG 1. Mục tiêu: Biết được các thao tác đối với tập tin và thư mục, các thao tác tạo tài khoản người dùng, biết cách chia sẻ dữ liệu trên HĐH mã nguồn mở và kết nối HĐH mã nguồn mở với hệ thống mạng Windows. 2. Nội dung bài: 2.1. Thao tác với tập tin và thư mục. 2.1.1. Thao tác trên thư mục Hệ thống tập tin của Linux và Unix được tổ chức theo một hệ thống phân bậc tương tự cấu trúc của một cây phân cấp. Bậc cao nhất của hệ thống tập tin là thư mục gốc, được ký hiệu bằng gạch chéo “/” (root directory). Nằm dưới thư mục gốc (/) có một loạt các thư mục quan trọng của hệ thống tập tin được công nhận ở tất cả các bản phân phối Linux khác nhau. Dưới đây là danh sách các thư mục thông thường được nhìn thấy dưới thư mục gốc (/):  /(Root): - Mở từng tập tin và thư mục từ thư mục (/)Root. - Chỉ có Root user mới có quyền viết dưới thư mục này. - Lưu ý r ằng /root là thư mục gốc của Root user. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2