YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình hệ tính CCNA Tập 4 P10
144
lượt xem 46
download
lượt xem 46
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thiết bị trung tâm của mạng khu vực sẽ kết nối ra trục chính, các kết nối này có thể là kết nối điểm-đến-điểm. Mô hình 3 lớp này dựa theo thiết kế phân cấp được sử dụng trong hệ thống điện thoại. Lớp truy cập là lớp kết nối các điểm trong cùng một vùng và đây là điểm truy cập vào hệ thống mạng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình hệ tính CCNA Tập 4 P10
- 582 Hìn 3.3.5. Kết quả hiển thị của lệnh debug ppp authentication trên router Left. Kết quả hiển thị Giải thích is Xác minh hai chiều Se0/0 PPP: Phase AUTHENTICATION by both Se0/0 PAP: O AUTH-REQ id 4 ‘len 18 Yêu cầu xác minh được gửi ra cổng from “left” Serial 0/0. Se0/0 PAP: I AUTH-REQ id 1 ‘len 18 Yêu cầu xác minh nhận được từ cổng from “left” Serial 0/0. Nhận được thông điệp trả lời của yêu Se0/0 PAP: Authentication peer right cầu xác minh. Gửi thông điệp xác nhận Se0/0 PAP: O AUTH-ACK id 1 len 5 Nhận được thông điệp xác nhận Se0/0 PAP: I AUTH-ACK id 4 len 5 Bảng 3.3.5. Giải thích kết quả hiển thị của lệnh debig ppp authentiacation
- 583 Lệnh debug ppp được sử dụng để hiển thị các hoạt động của PPP . Chúng ta có thể dungdạng no của câu lệnh này để kết thúc quá trình hiển thị của lệnh Tổng kết Sau đây là những điểm quan trọng trong chương này mà các bạn cần nắm được: • Ghép kênh theo thời gian • Điểm ranh giới trong mạng WAN • Định nghĩa chức năng của DTE và DCE • Quá trình phát triển của giao thức đóng gói HDLC • Sử dụng lệnh encapsulation hdlc để cấu hình HDLC • Sử dụng lệnh show interface và show controllers khi xác định sự cố trên cổng serial • Ưu điểm của giao thức PPP • Chức năng của LCP và NCP trong PPP • Cấu trúc frame PPP • Ba giai đoạn thiết lập một phiên kết nối PPP • Sự khác nhau giữa PAP và CHAP • Cấu hình PPP • Cấu hình PAP và Chap • Sử dụng lệnh show interface serial để kiểm tra cấu ình đóng gói trên cổng serial • Sử dụng lệnh debug ppp để xác định sự cố ppp
- 584 CHƯƠNG 4: ISDN và DDR GIỚI THIỆU ISDN là mạng cung cấp kết nối toàn số từ đầu đến cuối để thực hiện dịch vụ truyền thoại và số liệu ISDN cho phép nhiều kênh kỹ thuật số cùng hoạt động đồng thời trên một đường cáp điện thoại thông thường, nhưng ISDN truyền tín hiệu số chứ không truyền tín hiệu tương tự. Thời gian trễ trên đương ISDN cũng thấp hơn so với đường truyền tín hiệu tương tự Khi chúng a không có nhu cầu cần một đường truyền thường trực thì nên sử dụng DDR để tiết kiệm chi phi. DDR định nghĩa một tiến trình cho router thực hiện kết nối với mạng quay số khi có dữ liệu cầu truyền đi và ngắt kết nối khi việc truyền dữ liệu đã hoàn tất Sau khi kết thúc chương này các bạn có thể thực hiện những việc sau: • Định nghĩa các chuẩn ISDN về địa chỉ, tín hiệu • Mô tả ISDN sử dụng lớp Vật lys và lớp Liên kết dữ liệu như thế nào • Liệt kê các điểm kết nối và các giao tiếp được sử dụng trong ISDN • Cấu hình cổng trên router để sử dụng ISDN • Xác định các lưu lượng được phép truyền đi khi cấu hình DDR • Cấu hình định tuyến cố định cho DDR • Xác định và áp dụng danh sách kiểm tra truy cập ACL, cho các lưu lượng DDR • Cấu hình cổng quay số 4.1 Các định nghĩa của ISDN 4.1.1 Giới thiệu ISDN Có rất nhiều công nghệ WAN cung cấp đường truy cập mạng từ xa. Một trong những công nghệ đó là ISDN. Những người sử dụng riêng lẻ hay những văn phòng nhỏ chỉ có đường điện thoại truyền thông băng thông thấp. ISDN là giải pháp dành cho những đối tượng này
- 585 Đường điện thoại truyền thông PSTN truyền tín hiệu tương tự trên mạch vòng nội bộ kết nối giữa thuê bao và mạng của công ty điện thoại. Mạch tín hiệu tương tự có giới hạn băng thông không được lớn hơn 3000Hz. Công nghệ ISDN cho phép truyền tín hiệu số trên mạch vòng nội bộ này tốc độ truy cập cao hơn. Các côngty điện thoại chỉ cần nâng cấp các bộ chuyển mạch để có thể xử lý được tín hiệu số. ISDN thường được các văn phòng nhỏ ở xa sử dụng để kết nối vào mạng LAN ở trung tâm Các công ty điện thoại cũng đã phát triển các chuẩn cho ISDN. Các chuẩn ISDN định nghĩa về thiết bị phần cứng và quá trình thiết lập cuộc gọi. Những chuẩn này giúp cho mạng ISDN giao tiếp dễ dàng với các mạng khác trên toàn cầu. Trong mạng ISDN việc số hoá tín hiệu được thực hiện ngay bên phía thuê bao thay vì được thực hiện bên phía nhà cung cấp dịch vụ như trước đây Sau đây là một số ưu điểm của ISDN:
- 586 • Truyền nhiều loại lưu lượng khác nhau bao gồm dữ liệu thoại và và video • Tốc độ thiết lập cuộc gọi nhanh hơn modem • Kênh B cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn modem • Kênh B phù hợp với kết nối PPP ISDN là một dịch vụ linh hoạt có thể truyền dữ liệu thoại và video cho phép truyền nhiều loại lưu lượng trên nhiều kênh khác nhau trên cùng một kết nối ISDN sử dụng một kênh riêng được gọi là kênh D để truyền tín hiệu điều khiển. Khi cần thiết lập cuộc gọi thuê bao nhấn số cần gọi . Khi tất cả các chữ số đã được nhận đầy đủ thì cuộc gọi được thực hiện. ISDN truyền các số này trên kênh D do đó thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh hơn Mỗi kênh B có thể kết nối đến một điểm khác nhau trong mạng ISDN. PPP có thể hoạt động cả trên kết nối đồng bộ và bất đồng bộ do đó đường truyền ISDN có thể sử dụng kết hợp với đóng gói PPP 4.1.2 Các chuẩn ISDN và phương pháp truy cập Công việc chuẩn hoá ISDN được bắt đầu từ cuối thập niên 60. Các bộ chuẩn đề nghị của ISDN được xuất bản năm 1994 và sau đó liên tục được cập nhật bởi ITU- T. Các chuẩn ISDN là một tập hợp các giao thức về điện thoại kỹ thuật số và truyền số liệu. Các giao thức ISDN được phân theo các chủ đề chính sau: • Bộ giao thức E- các chuẩn về mạng điện thoại cho ISDN. Ví dụ: E:164 là giao thức mô tả địa chỉ quốc tế cho ISDN • Bộ giao thức I- Liên quan đến các khái niệm thuật ngữ ví dụ I.100 bao gồm các khái niệm chung của ISDN và cấu trúc các giao thức I khác I:200 đề cập đến mặt dịch vụ của ISDN • Bộ giao thức Q - Đề cập đến hoạt động tín hiệu và chuyển mạch. Hoạt động tín hiệu ở đây có nghĩa là quá trình thiết lập cuộc gọi ISDN Chuẩn ISDN định nghĩa hai loại kênh chính, mỗi loại có tốc độ truyền khác nhau Kênh B, 64Kb/giây, được sử dụng để truyền mọi dữ liệu số với chế độ truyền song công. Loại kênh thứ hai được gọi là kênh D Khi thiết lập một kết nối TCP 2 bên trao đổi các thông tin điều khiển để thiết lập kết nối. Các thông tin điều khiển này truyền trên kênh truyền mà sau đó cũng được sử dụng để truyền dữ liệu. Thông tin điều khiển và dữ liệu chia sẻ cùng một kênh truyền. Dạng truyền như vậy được gọi là in-band signaling. ISDN thì không thực
- 587 hiện truyền như vậy, mà sử dụng một kênh riêng chính là kênh D, để truyền tín hiệu điều khiển. Dạng truyền như vậy gọi là out – of – band signaling ISDN định nghĩa hai phương pháp truy cập chuẩn là BRI và PRI. Một cổng BRI hay PRI cung cấp một kênh D và nhiều kênh B BRI sử dụng hai kênh B 64kb/giây và một kênh D 16kb/giây. BRI hoạt động được trên nhiều Cisco router và đôi khi được ký hiệu là 2B+D Kênh B có thể được sử dụng để truyền thoại . Khi đó tín hiệu thoại được mã hoá theo cách đặc biệt. Khi kênh B được sử dụng để truyền số liệu thì thông tin được đóng thành frame, sử dụng giao thức đóng gói HDLC hoặc PPP ở lớp 2. PPP phức tạp hơn HDLC vì nó cung cáp cơ chế xác minh, thoả thuận cấu hình kết nối và giao thức phù hợp ISDN được xem là một kết nối chuyển mạch .Kênh D mang các thông điệp điều khiển để thiết lập cuộc gọi ngắt cuộc gọi và điều khiển cuộc gọi cho kênh B. Lưu lượng trên kênh D sử dụng giao thức LAPD. LAPD là một giao thức lớn liên kết dữ liệu dựa trên cơ sở của HDLC. Ở Bắc mỹ và Nhật, PRI cung cấp 23 kênh B 64kb/giây và một kênh D 64kb/giây. Một PRI này cung cấp dịch vụ tương đương với một kết nối T hay DSL. Ở Châu âu và phần còn lại trên thế giới , PRI cung cấp 30 kênh B và một kênh D, tương đương với một kết nối E1. PRI sử dụng CSU/DSU cho kết nối T1/E1
- 588 4.1.3 Mô hình 3 lớp ISDN và các giao thức tương ứng ISDN hoạt đọng theo các chuẩn ITU-T tương úng với lớp Vât lý lớp liên kết dữ liệu và lớp Mạng trong mô hình OSI • Chuẩn lớp Vật ly của ISDN BRI và PRI được định nghĩa trong ITU –T I.430 và I..431 • Chuẩn lớp liên kế dữ liệu của ISDN dựa trên cơ sở LAPD và được định nghĩa trong: - ITU-T Q.920 - ITU-T Q.921 - ITU-T Q.922 - ITU-T Q.923 • Chu ẩn l ớp M ạng của ISDN được định nghĩa trong ITU-T Q.930 hay I.450 và ITU-T Q.931 hay I.451. Các chuẩn này quy ước về kết nối từ user đến user chuyển mạch và chuyển mạch gói. Dịch vụ BRI được thực hiện trên cáp điện thoại truyền thông. Mặc dù chỉ có một đường truyền vật lý cho một BRI nhưng bên trong là ba kênh truyền thông tin khác nhau 2B+D Định dạng frame ở lớp Vật lý ISDN khác nhau tuỳ theo frame đi vào hay frame đi ra. Nếu là frame đi ra có nghĩa là frame được truyền từ thiết bị đầu cuối đến mạng ISDN thì sử dụng định dạng frame TE. Nếu là frame đi vào có nghĩa là frame được truyền từ mạng ISDN đến thiết bị đầu cuối thì sử dụng định dạng frame NT
- 589 Hình 4.1.3.b Mỗi frame ISDN BRI chứa hai frame con trong đó mỗi frame con có: • 8 bit của kênh B1 • 8 bit của kênh B2 • 2 bit của kênh D • 6 bit chèn thêm Do đó mỗi frame ISDN BRI có 48 bit , 4000 frame được truyền đi mỗi giây. Mỗi kênh B có dung lượng là 8*4000*2=64kb/giây trong khi đó kênh D có dung lượng là 2*4000*2=16kb/giây. Dung lượng tổng cộng (B1+b2+D) là 144kb/giây, trên một cổng vật lý ISDN có dung lượng là 192kb/giây. Phần dung lượng chênh lệch còn lại là của các bit chèn thêm:6*4000*2=48kb/giây Các bit chèn thêm trong mỗi frame con ISDN có chức năng như sau • Framing bit - thực hiện chức năng đồng bộ • Load balancing bit – điêu chỉnh giá trị bit trung bình • Echo of previous D channel bit- giúp phân biệt tín hiệu của từng thiết bị khi có nhiều thiết bị đầu cuối kết nối vào một đường truyền • Activation bit- kích hoạt thiết bị • Spare bit- bit để dành, chưa có chức năng nào được gắn cho bit này Chúng ta cần lưu ý rằng: tốc độ vật lý của , cổng BRI là 48*4000=192kb/giây, tốc độ truyền dữ liệu là 144kb/giây=64kb/giây+64kb/giây+16kb/giây(2B+D)
- 590 Giao thức lớp 2 của kênh tín hiệu ISDN là LAPD. LAPD tương ứng như HDLC. LAPD được sử dụng trên kênh D để đảm bảo cho việc truyền và nhận tín hiệu điều khiển Phần Cờ và phần điều khiển của LAPD tương ứng như HDLC, phần địa chỉ của LAPD dài 2 byte. Trong đó byte đầu tiên chứa chỉ số xác định điểm truy cập dịch vụ, là chỉ số port giao tiếp giữa dịch vụ LAPD và Lớp 3 . Bit yêu cầu/ đáp ứng (C/R) cho biết frame này là frame yêu cầu hay frame đáp ứng. Byte thứ 2 chứa chỉ số xác định điểm cuối (TEI). Mỗi thiết bị đầu cuối của khách hang cần phải có một chỉ số riêng biệt. Chỉ số TEI này có thể được cấu hình cố định khi cài đặt hoặc được switch cung cấp động mỗi khi thiết bị này khởi động. Nếu TEI được cấu hình cố định khi cài đặt thì chỉ số này nằm trong khoảng từ o đến 63. Chỉ số TEI cấp động nằm trong khoảng từ 64 đến 126. Chỉ số TEI 127 là địa chỉ quảng bá 4.1.4 Các hoạt động trong ISDN Có nhiều hoạt động trao đổi thông tin diễn ra khi một router sử dụng ISDN để kết nối đến router khác. Kênh D được sử dụng để thiết lập kết nối giữa router và ISDN switch. Tín hiệu SS7 được sử dụng giữa các switch trong mạng của nhà cung cấp dịch vụ Kênh D giữa router và ISDN switch luôn luôn trong trạng thái hoạt động. Q.921 mô tả tiến trình hoạt động của LAPD ở lớp 2 của mô hình OSI. Kênh D được sử dụng để truyền tín hiệu khiển như thiết lập cuộc gọi kết thúc cuộc gọi điều khiển
- 591 cuộc gọi. Những chức năng này định nghĩa trong giao thức Q.931 ở lớp 3 của mô hình OSI.Q.931 định nghĩa kết nối mạng giữa thiết bị đầu cuối và ISDN switch nhung không định nghĩa kết nối đầu cuối -đến-đầu cuối. Có nhiều ISDN switch đã được phát triển trước khi Q.931 được chuẩn hoá, do đó có nhiều nhà cungcấp dịch vụ ISDN và nhiều loại ISDN switch triển khai Q.931 khác nhau. Cũng chính vì không có chuẩn chungcho loại ISDN switch nên trong cấu hình router phải có câu lệnh khai báo ISDN switch mà router kết nối đến. Hình 4.1.4.a Sau đây là thứ tự các bước diễn ra trong quá trình thiết lập một cuộc gọi BRI hoặc PRI 1. Kênh D gửi số cần gọi đến cho ISDN switch nội bộ 2. Switch nội bộ sử dụng giao thức tín hiệu SS7 để thiết lập đường truyền và chuyển số cần gọi cho ISDN switch đầu xa 3. ISDN switch đầu xa chuyển tín hệu đến cho máy đích trên kênh D 4. Thiết bị đích ISDN NT – 1 gửi thông điệp kết nối cuộc gọi cho ISDN switch đầu xa 5. ISDN switch đầu xa sử dụng SS7 để gửi thông điệp kết nối cuộc gọi cho switch nội bộ 6. ISDN switch nội bộ thực hiện kết nối một kênh B, kênh B còn lại dành cho kết nối mới. Cả hai kênh B cũng có thể được sử dụng đồng thời.
- 592 Hình 4.1.4b 4.1.5 Các điểm liên kết trong ISDN Chuẩn ISDN định nghĩa các nhóm chức năng là các nhóm thiết bị phần cứng cho phép user truy cập dịch PRI. Các hang sản xuất có thể tạo ra một thi bị phần cứng thực hiện một hoặc nhiều chức năng. Chuẩn ISDN cũng định nghĩa bốn điểm liên kết giữa các thiết bị ISDN. Mỗi thiết bị trong mạng ISDN thực hiện một nhiệm vụ để tạo nên một kết nối đầu cuối - đến - đầu cuối Để kết nối các thiết bị khác nhau với các chức năng khác nhau các điểm giao tiếp giữa hai thiết bị phải được chuẩn hoá. Các điểm giao tiếp bên phía khách hang trong kết nối ISDN bao gồm những điểm sau: • R – là điểm liên kết giữa thiết bị đầu cuối loại 2 (TE2 – Terminal Equipment (ty Pe 2) không tương thích với ISDN và thiết bị chuyển đổi TA (Terminal Adapter) • S – là điểm kết nối vào thiết bị chuyển mạch của khách hang NT2 (Network Termination 2) và cho phép thực hiện cuộc gọi giữa nhiều loại thiết bị khác nhau của khách hang • T - Tương tự như giao tiếp S về mặt tín hiệu điện. Đây là điểm kết nối từ NT2 vào mạng ISDN hay cho NT1 (Network Termination type 1) • U – là điểm kết nối giữa NT1 và mạng ISDN của nhà cung cấp dịch vụ Điểm giao tiếp S và T tương tự nhau về mặt tín hiệu điện nên có nhiều cổng giao tiếp dán nhã là S/T. Mặc dù hai giao tiếp này thực hiện chức năng khác nhau
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn