Giáo trình Hình thái và phân loại tôm cá (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
lượt xem 5
download
Giáo trình Hình thái và phân loại tôm cá trình bày đặc điểm cấu tạo các hệ cơ quan lên ngoài và bên trong cơ thể tôm cá, phương pháp phân loại tôm cá và đặc điểm nguồn lợi tôm cá ở ĐBSCL. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hình thái và phân loại tôm cá (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI TÔM CÁ NGÀNH, NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số 185/QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. I
- LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ. Nhiều loài động vật thủy sản đã được nghiên cứu nhiều và trở thành những đối tượng nuôi chủ lực trong nước như cá tra, tôm sú, tôm thẻ… Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các đối tượng nuôi mới nhằm đa dạng hóa các giống loài nuôi thủy sản. Để nghiên cứu một đối tượng nuôi nào đó thì không thể bỏ qua các đặc điểm sinh học về hình dạng bên ngoài hay các hệ cơ quan bên trong của sinh vật. Bài giảng Hình thái và phân loại tôm cá trình bày đặc điểm cấu tạo các hệ cơ quan lên ngoài và bên trong cơ thể tôm cá, phương pháp phân loại tôm cá và đặc điểm nguồn lợi tôm cá ở ĐBSCL. Bài giảng này được viết cho sinh viên cao đẳng, trung cấp ngành Nuôi trồng thủy của trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp. Hình thái và phân loại tôm cá là môn học không thể thiếu trong chương trình học Nuôi trồng thủy sản. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình thái giải phẩu cũng như phân loại tôm cá. Qua đó sinh viên có thể vận dụng vào nghề nuôi, khai thác, chẩn đoán và phòng trị bệnh. Ngoài ra, sinh viên còn có thể biết thêm thành phần giống loài tôm cá ở khu vực ĐBSCL. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện bài giảng nhưng chắc chắn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô, các bạn đồng nghiệp để bài giảng được hoàn chỉnh hơn. Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017 Chủ biên Lê Thị Mai Anh II
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... ii BÀI 1 .......................................................................................................................... 1 HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ CÁ ....................................................................... 1 1. Hình dạng và cơ quan bên ngoài cơ thể cá ......................................................... 1 1.1. Hình dạng cá ................................................................................................. 1 1.2. Các cơ quan bên ngoài cơ thể cá .................................................................. 3 2. Các hệ cơ quan bên trong cơ thể cá .................................................................... 8 2.1. Hệ hô hấp...................................................................................................... 8 2.2. Hệ tiêu hóa.................................................................................................. 12 2.3. Hệ tuần hoàn – thần kinh............................................................................ 17 2.4. Hệ niệu sinh dục cá ................................................................................... 24 3. Thực hành ......................................................................................................... 28 3.1. Xác định các nhóm hình dạng, các cơ quan bên ngoài của cá. .................. 28 3.2. Quan sát hệ hô hấp, hệ niệu sinh dục của cá. ............................................. 30 3.3. Mô tả hệ tiêu hóa của các nhóm cá có tính ăn khác nhau .......................... 31 BÀI 2 ........................................................................................................................ 33 HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÁ ................................................................................ 33 1. Đặc điểm dùng trong phân loại cá. ................................................................... 33 1.1. Hệ thống phân loại ..................................................................................... 33 1.2. Những đặc điểm thường dùng trong phân loại........................................... 34 2. Mô tả định loại một số giống loài cá thường gặp ............................................. 35 2.1. Khóa phân loại một số bộ cá ...................................................................... 35 2.2. Mô tả định loại một số giống loài cá .......................................................... 39 3. Thực hành ......................................................................................................... 50 BÀI 3 ........................................................................................................................ 51 III
- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM ................................................................. 51 1. Đặc điểm hình thái của tôm .............................................................................. 51 1.1. Đặc điểm chung .......................................................................................... 51 1.2. Phân loại đại cương. .................................................................................. 52 2. Chu kỳ sống ở tôm. ........................................................................................... 52 2.1. Tôm biển (Penaeid shrimp)........................................................................ 52 2.2. Tôm sông (Carid shrimp). .......................................................................... 54 3. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của các đôi phụ bộ ......................................... 55 3.1. Phần đầu ngực (Cephalothorax) ................................................................. 56 3.2. Phần bụng (Abdomen) ............................................................................... 63 4. Phân biệt giới tính ở tôm .................................................................................. 67 4.1. Ở tôm biển. ................................................................................................. 67 4.2. Ở tôm sông. ................................................................................................ 68 5. Thực hành ......................................................................................................... 69 5.1. Xác định cấu tạo cơ thể tôm ....................................................................... 69 5.2. Phân biệt được hai nhóm tôm sông - tôm biển và giới tính của chúng...... 70 BÀI 4 ........................................................................................................................ 72 ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ MỘT SỐ HỌ TÔM .................................... 72 1. Đặc điểm phân loại - phân bố tôm Penaeid shrimp .......................................... 72 1.1. Đặc điểm chung của tôm Penaeid shrimp .................................................. 72 1.2. Mô tả một số giống loài tôm biển (Penaeid shrimp) .................................. 73 2. Đặc điểm phân loại - phân bố tôm Carid shrimp .............................................. 92 2.1. Đặc điểm chung của tôm Carid shrimp ...................................................... 92 2.2. Mô tả một số giống loài tôm sông (Carid shrimp) ..................................... 93 3. Thực hành ....................................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 111 IV
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên MÔN HỌC: Hình thái và phân loại tôm cá Mã số MÔN HỌC: CNN202 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của MÔN HỌC: - Vị trí của MÔN HỌC: là MÔN HỌC cơ sở ngành bắt buộc trong chương trình cao đẳng Nuôi trồng thủy sản. MÔN HỌC là cơ sở cho một số môn học/MÔN HỌC khác như Sinh lý động vật thủy sinh, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Kỹ thuật nuôi giáp xác, Bệnh học thủy sản… - Tính chất của MÔN HỌC: MÔN HỌC trình bày đặc điểm cấu tạo các hệ cơ quan bên ngoài và bên trong cơ thể tôm cá, phương pháp phân loại tôm cá và đặc điểm nguồn lợi tôm cá ở đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu MÔN HỌC: Sau khi học xong học phần này sinh viên đạt được: Về kiến thức: Hiểu hình dạng, cấu tạo, chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể cá tôm. biết phương pháp phân loại tôm cá. vận dụng vào nghề nuôi, khai thác, chẩn đoán và phòng trị bệnh. Về kỹ năng: nhận dạng được hình dạng, cấu tạo các hệ cơ quan trong cơ thể cá tôm. xác định đúng chức năng của các cơ quan trong cơ thể cá tôm. nhận diện được một số thành phần giống loài tôm cá. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực tự làm việc độc lập và chịu trách nhiệm với công việc liên quan đến nội dung hình thái và phân loại tôm cá. Nội dung MÔN HỌC: Số Tên các bài trong MÔN HỌC Thời gian V
- TT Tổng Lý Thực Kiểm tra số thuyết hành, (định thí kỳ)/ôn nghiệm, tập/Thi thảo kết thúc luận, MÔN bài tập HỌC 1 Bài 1: Hình thái cấu tạo cơ thể cá 16 4 12 0 1. Hình dạng và cơ quan bên ngoài cơ thể cá 2. Các hệ cơ quan trong cơ thể cá 3. Thực hành 2 Bài 2: Hệ thống phân loại cá 7 3 4 0 1. Đặc điểm dùng trong phân loại cá. 2. Mô tả định loại một số giống loài cá thường gặp. 3. Thực hành 3 Bài 3: Hình thái cấu tạo cơ thể 12 4 8 0 tôm 1. Đặc điểm hình thái của tôm. 2. Chu kỳ sống của tôm 3. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của các đôi phụ bộ. 4. Phân biệt giới tính ở tôm 5. Thực hành Kiểm tra 1 0 0 1 4 Bài 4: Đặc điểm phân loại phân bố 7 3 4 0 VI
- một số họ tôm 1. Đặc điểm phân loại - phân bố tôm Penaeid shrimp 2. Đặc điểm phân loại - phân bố tôm Carid shrimp 3. Thực hành Ôn thi 1 0 1 Thi kết thúc MÔN HỌC 1 0 0 1 Cộng 45 14 29 2 VII
- CHƯƠNG 1 HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ CÁ MĐ10-01 Giới thiệu: Hình thái cấu tạo cơ thể cá trình bày đặc điểm, hình dạng, chức năng của các cơ quan bên ngoài và các hệ cơ quan bên trong cơ thể cá. Mục tiêu: - Kiến thức: trình bày được các nhóm hình dạng và các cơ quan bên ngoài cơ thể cá; hiểu cấu tạo và chức năng của một số hệ cơ quan trong cơ thể cá. - Kỹ năng: xác định đúng các loại hình dạng cá, các cơ quan bên ngoài và bên trong cơ thể cá. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực tự làm việc độc lập hay làm việc nhóm, có trách nhiệm với công việc được giao. 1. Hình dạng và cơ quan bên ngoài cơ thể cá 1.1. Hình dạng cá Trên thế giới hiện nay có hơn 20.000 loài cá đã được định danh, hình dạng của chúng cũng rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, để dễ dàng cho việc mô tả và nhận dạng các loài cá, các nhà khoa học dựa trên 3 trục chính trên cơ thể để phân chia hình dạng cá. Ba trục đó là trục đầu đuôi, trục lưng bụng và trục phải trái. Hình 1.1: Các trục trên cơ thể cá (Nguồn: tepbac.com) 1: trục đầu đuôi, 2: trục lưng bụng, 3: trục phải trái Theo đó, hình dạng của đa số các loài cá có bốn dạng chính: dạng thủy lôi, dạng dẹp bên, dạng dẹp bằng và dạng ống dài. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối, vì có một số loài cá hình dạng của chúng rất đặc biệt, không xếp vào những dạng chung này. 1
- a. Dạng thủy lôi Những loài cá dạng thủy lôi có đặc điểm như sau: trục đầu đuôi dài nhất trong 3 trục, trục phải trái và trục lưng bụng ngắn tương đương nhau. Cá dạng này thường có đầu nhọn đuôi thon nên chúng bơi lội nhanh nhẹn, chiếm tỷ lệ cao ở các thủy vực, các tầng nước. Thường những loài cá dữ, cá có tập tính di cư, cơ thể có dạng này. Ví dụ như cá lóc, cá bống tượng,… b. Dạng dẹp bên Cơ thể của các loài cá dạng dẹp bên có đặc điểm chính là trục phải trái ngắn nhất so với trục đầu đuôi và trục lưng bụng. Trục đầu đuôi có thể bằng hoặc dài hơn so với trục lưng bụng. Nhóm cá này thường bơi lội chậm chạp, sống ở các thủy vực nước tĩnh hoặc nước chảy yếu như: đầm, hồ, hạ lưu các con sông. Tuy nhiên chúng cũng chiếm tỉ lệ cao trong thủy vực, ví dụ như cá mè vinh, cá sơn, cá mú,… c. Dạng dẹp bằng Cơ thể cá dẹp bằng có đặc điểm chính là trục lưng bụng ngắn nhất so với hai trục còn lại. Trục đầu đuôi có thể dài bằng hoặc dài hơn so với trục phải trái. Các loài cá này cũng bơi lội chậm chạp, thường sống ở tầng đáy của thủy vực. Chúng chiếm số lượng ít hơn so với nhóm cá dạng thủy lôi và dẹp bên, ví dụ như cá đuối, cá chai. d. Dạng ống dài Các loài cá này có trục đầu đuôi rất dài, trục lưng bụng và trục phải trái ngắn tương đương nhau, do đó nhìn hình dạng của chúng giống như ống dài. Hầu hết những loài cá này sống chui rúc trong hang nên các vi thường kém phát triển, bơi lội chậm chạp như lươn, cá bống kèo, cá chình … Tuy nhiên, cũng có một số loài sống ở tầng mặt của các thủy vực như cá lìm kìm, cá nhái. e. Dạng đặc biệt - Nhóm cá thuộc bộ cá bơn: có dạng dẹp bên tuy nhiên do chúng sống đáy và nằm sát mặt đáy thủy vực nên hai mắt kém phát triển, bị lệch về một bên. - Nhóm cá nóc: có hình dạng tròn trịa, một số loài còn có thêm những phần rất đặc biệt như cá nóc nhím có gai sắc nhọn như lông nhím, hay cá nóc hòm có lớp giáp cứng liên kết với nhau thành hình hộp bao quanh cơ thể. 2
- 1.2. Các cơ quan bên ngoài cơ thể cá Hình 1.2: Các cơ quan bên ngoài cơ thể cá (Nguồn: Loan, 2004) a. Miệng Hình dạng và kích thước của miệng thay đổi theo tập tính của từng loài cá. - Hình dạng miệng: Dựa vào chiều dài xương hàm trên và xương hàm dưới, người ta chia miệng cá thành 3 dạng: + Cá miệng trên: chiều dài xương hàm trên nhỏ hơn chiều dài xương hàm dưới. Nhóm cá này thường bắt mồi ở tầng mặt, ví dụ như cá thiểu, cá mè trắng... + Cá có miệng giữa: chiều dài xương hàm trên và xương hàm dưới tương đương nhau. Cá có dạng miệng giữa có thể bắt mồi tầng giữa, tầng mặt và tầng đáy, ví dụ cá tra… + Cá miệng dưới: chiều dài hàm trên lớn hơn chiều dài hàm dưới. Cá miệng dưới thường bắt mồi ở tầng đáy, ví dụ: cá trôi, cá hú… Ở đây còn có khái niệm miệng cận trên hay miệng cận dưới. Hai khái niệm này thể hiện chiều dài của xương hàm trên và xương hàm dưới chỉ hơi chênh lệch nhau một ít. 3
- - Kích thước miệng: + Cá miệng nhỏ, hẹp: khoảng cách của 2 mép miệng nhỏ hơn khoảng cách của 2 mắt + Cá miệng to, rộng: khoảng cách của 2 mép miệng lớn hơn khoảng cách của 2 mắt + Cá miệng vừa: khoảng cách của 2 mép miệng bằng khoảng cách của 2 mắt Cá miệng vừa Cá miệng dưới Cá miệng trên Cá miệng rộng Cá miệng hẹp Hình 1.3: Các dạng miệng của cá (Nguồn: tepbac.com) 4
- b. Mũi Cá có hai đôi lỗ mũi nằm hai bên đầu của cá. Đôi lỗ trước thường thông với đôi lỗ mũi sau. Chức năng của mũi cá là cảm nhận mùi vị thức ăn hay giúp chúng phân biệt được quần đàn hoặc địch hại. c. Râu Cá có bốn đôi râu và được gọi tên theo vị trí của chúng như sau: + Râu mũi: một đôi nằm kề bên đôi lỗ mũi trước. + Râu mép: một đôi nằm hai bên mép. Đây là đôi râu dài nhất. + Râu hàm: một đôi nằm kế đôi râu mép. + Râu càm: một đôi nằm ở hàm dưới, kế râu hàm. Hình 1.4: Các loại râu của cá (Nguồn: docau.com) Số lượng và chiều dài của râu khác nhau tùy loại cá. Các loại cá sống và kiếm ăn tầng đáy thường có râu phát triển, trong khi đó các loài cá sống tầng mặt thường râu không đủ 4 đôi và rất ngắn hoặc là không có râu. Râu có chức năng là cơ quan xúc giác của cá. d. Mắt Cá có hai mắt ở phần đầu, có chức năng là cơ quan thị giác của cá. Hình dạng và chức năng của mắt cũng thay đổi theo tập tính sống của từng loài cá. - Cá sống tầng mặt hoặc tầng giữa: mắt thường to và nằm hai bên nửa trên của đầu. Ví dụ: mắt cá lóc, cá he, … - Cá sống chui rút hoặc sống ở tầng đáy: mắt thường kém phát triển hoặc thoái hóa. Ví dụ: mắt cá trê, lươn, cá lưỡi mèo,… 5
- - Cá sống vùng triều: mắt to và thường nằm trên hai cuống ở đỉnh đầu. Ví dụ: cá thòi lòi, cá bống sao,… e. Mang Cá có hai lỗ mang nằm ở hai bên đầu, mỗi lỗ mang được che chở bởi nắp mang. Trong mỗi lỗ mang có 4 - 5 cung mang, thường thì cung mang thứ 5 rất nhỏ so với các cung mang khác hoặc là bị tiêu biến đi. Một số ít loài cá chỉ 3 cung mang. Mang có chức năng là cơ quan hô hấp chính của cá. f. Vây (vi) Vây là cơ quan di chuyển và giữ thăng bằng của cá. Cấu tạo của vây gồm màng da, các tia vây và các cơ ở gốc vây. - Màng da: nằm ở ngoài cùng. Nhiệm vụ của màng da là bao quanh và nối các tia vây với nhau. - Tia vây: dựa vào cấu tạo có thể chia các tia vây thành các dạng sau: + Gai cứng: không phân đốt, không phân nhánh, cấu trúc đơn, hóa xương hoàn toàn. + Gai mềm: không phân đốt, không phân nhánh, cấu trúc đơn, hóa xương không hoàn toàn. + Tia mềm không phân nhánh: phân đốt, không phân nhánh, cấu trúc đôi. + Tia mềm phân nhánh: phân đốt, phân nhánh, cấu trúc đôi. - Cơ gốc vây: nằm ở gốc các vây. Các cơ này phối hợp với các tia vây giúp cá bơi lội và giữ thăng bằng. Hình 1.5: Cấu tạo tia vi đuôi của cá 6
- g. Cơ quan đường bên Cơ quan đường bên thường nằm ở hai bên thân cá. Đây là một trong những cơ quan cảm giác của cá. h. Lỗ hậu môn – lỗ sinh dục Lỗ hậu môn nằm ở mặt bụng của cá, trước lỗ sinh dục. Đây là cơ quan bài tiết các chất thải trong quá trình tiêu hóa của cơ thể cá. Lỗ sinh dục nằm ở mặt bụng của cá, phía trước gốc vi hậu môn. Lỗ sinh dục là nơi cá phóng trứng hoặc cá con ra môi trường ngoài. Lỗ niệu: nằm ở giữa lỗ sinh dục và lỗ hậu môn, có vai trò là cơ quan bài tiết nước tiểu cho cá. Lỗ niệu và lỗ sinh dục chỉ có ở có cái. Ở cá đực lỗ niệu và lỗ sinh dục chỉ là một, vừa là nơi phóng tinh trùng vừa là nơi bài tiết nước tiểu của cá và được gọi tên chung là lỗ niệu sinh dục. i. Vẩy Dựa vào nguồn gốc phát sinh và cấu tạo, vẩy cá được chia làm 3 loại là: vẩy tấm, vẩy láng và vẩy xương. Hình 1.6: Các loại vẩy ở cá (Nguồn: Loan, 2004) Vẩy láng: chỉ có ở cá cổ và cá hóa thạch Vẩy tấm - Có ở cá đuối và cá nhám. 7
- - Cấu tạo của vẩy tấm gồm 2 phần: + Gai vẩy: nhọn, lộ ra ngoài và hướng về phía sau. + Tấm gốc chìm dưới da. Bên trong tấm gốc có xoang tủy, mạch máu và dây thần kinh phân bố. Vẩy xương: có ở cá xương, vẩy cá xếp chồng lên nhau theo hình mái ngói * Hình dạng cấu tạo của một vẩy thường gồm 4 phần: - Phần trước: cắm vào da, có nhiều rãnh đồng tâm và xuyên tâm - Phần sau: lộ ra ngoài, có nhiều tế bào sắc tố phân bố, đôi khi có gai ở rìa sau của vẩy. Trong phân loại, dựa vào phần sau của vẩy xương để chia làm hai loại là: vẩy tròn và vẩy lược. Vẩy tròn là những vẩy rìa sau không có gai, trơn láng, vẩy lược là những vẩy rìa sau có gai nên sờ vào có cảm giác rất nhám. - Phần bên trên và phần bên dưới có nhiều rãnh đồng tâm. * Hình dạng cấu tạo của một vẩy đường bên ngoài 4 phần trên còn có thêm ống cảm giác nằm ở phần sau của vẩy. * Ý nghĩa của vẩy xương - Ứng dụng trong nghiên cứu về phân loại để xác định giống, loài cá. - Ứng dụng trong nghiên cứu về sinh học để nghiên cứu về dinh dưỡng và tăng trưởng của cá. - Dùng làm nguyên liệu trong sản xuất: keo, phim ảnh, công nghiệp dệt. 2. Các hệ cơ quan bên trong cơ thể cá 2.1. Hệ hô hấp Những sinh vật nhỏ như vi khuẩn, nguyên sinh động vật,… cơ thể có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên việc trao đổi khí có thể diễn ra qua bề mặt cơ thể. Những sinh vật có kích thước cơ thể lớn và cấu tạo phức tạp hơn như: cá, động vật bậc cao, ... thì có cơ quan hô hấp chuyên hóa. Hệ hô hấp của các loài cá là mang nằm trong xoang mang ở hai bên đầu cá. Ở một số loài cá còn có những cơ quan hô hấp phụ khác như cá rô đồng, cá lóc, cá trê, cá tra,… 8
- Nhiệm vụ của hệ hô hấp là lấy O2 từ môi trường ngoài đưa vào máu (cơ thể cá), đồng thời thải CO2 từ máu cá ra môi trường ngoài. Hai quá trình này trái ngược nhau nhưng lại diễn ra song song cùng một lúc. a. Mang cá Hình 1.7: Cấu tạo mang cá (Nguồn: agriviet.com) Đơn vị cấu tạo của mang là cung mang. Trên mỗi cung mang thường có các phần: - Lá mang: có màu đỏ, trên mỗi cung mang thường có hai lá mang (còn gọi là phiến mang). Mỗi là mang do nhiều tia mang mảnh, dài, màu đỏ xếp khíc nhau tạo thành. Trên tia mang lại có nhiều sợi mang nhỏ, vách các sợi mang nhỏ rất mỏng, có tính bán thấm và có nhiều mạch máu phân bố. Quá trình trao đổi khí giữa máu và nước tiến hành qua vách của các tia mang và các sợi mang nhỏ. Bên cạnh đó, trên các tia mang còn có các tế bào nâng đỡ. - Lược mang: màu trắng, mỗi cung mang thường có 1 – 2 hàng lược mang. Gốc các lược mang gắn vào cung mang, ngọn mang luôn hướng vào xoang miệng. - Xương cung mang: do nhiều xương nối với nhau tạo thành để nâng đỡ lá mang và lược mang nằm trên cung mang. - Động mạch ra, vào mang: dẫn máu vào ra khỏi các cung mang. - Các dây thần kinh. b. Cơ quan hô hấp khí trời (hô hấp phụ) Cơ quan hô hấp chủ yếu của cá là mang, nhưng do môi trường sống thường xuyên bị biến động về thành phần khí nhất là khí oxi, nên ở một số loài cá sự hô hấp bằng mang không đủ để đáp ứng nhu cầu oxi của cơ thể do đó chúng phát triển cơ 9
- quan hô hấp khác ngoài mang được gọi là cơ quan hô hấp phụ. Cơ quan hô hấp phụ có nhiều hình thức khác nhau như hô hấp qua ruột, da, cơ quan trên mang và bóng hơi. Các cơ quan hô hấp phụ này tuy có nhiều dạng khác nhau nhưng có cùng một đặc điểm chung là có nhiều mạch máu phân bố dày đặc và có thể hấp thu khí oxi trực tiếp từ không khí. Hô hấp khí trời có hai hình thức là bắt buộc và không bắt buộc. Hô hấp khí trời bắt buộc là cá phải lấy oxy cả trong môi trường nước và ngoài không khí, mặc dù oxy trong môi trường không thấp, ví dụ như cá lóc, cá rô. Hô hấp khí trời không bắt buộc là hình thức cá lấy chỉ lấy oxy từ không khí khi oxy trong môi trường giảm thấp, ví dụ như cá tra, cá chình,… Hô hấp bằng cơ quan tiêu hóa Có một số loài cá như cá chạch, cá heo, khi trong nước thiếu oxy hoặc thừa CO2 thì chúng lại hô hấp bằng ruột. Cá ngoi lên mặt nước đớp không khí rồi nuốt vào ruột, không khí lưu lại trong ruột một thời gian, phần lớn oxy bị hấp thu, phần còn lại thải ra ngoài qua lỗ hậu môn. Cá lau kiếng có thể sống trên cạn được một khoảng thời gian rất lâu là nhờ chúng có thể hô hấp phụ qua dạ dày. Hô hấp qua da Nói chung những loài cá không vẩy hay tương đối ít vảy đều thực hiện cách hô hấp này như cá chình, họ cá da trơn. Các loài cá này có cấu tạo da rất đặc biệt, dưới lớp da ngoài được tạo nên bằng tế bào thượng bì dạng vảy, còn có một lớp với rất nhiều vi ti huyết quản, nhờ vậy mà sự trao đổi khí giữa không khí và máu có thể tiến hành dễ dàng. Cơ quan trên mang Cơ quan hô hấp trên mang của cá rất đa dạng, có thể là những túi thừa của hầu như ở cá lóc; có thể là những túi thừa của mang như cơ quan mê lộ của cá rô hay hoa khế của cá trê. Màng nhầy xoang miệng hầu Một số loài cá như cá lóc, cá bống kèo, cá thòi lòi, ... trong xoang miệng hầu có lớp màng nhầy với nhiều mạch máu phân bố, có tác dụng giúp những loài cá này lấy O2 từ không khí để hô hấp. 10
- Bóng hơi Bóng hơi cá là một cơ quan nằm giữa ống tiêu hóa và thận, chứa đầy một hỗn hợp O2, CO2 và N2. Bóng hơi có hai loại: - Bóng hơi hở: có ống thông với thực quản. - Bóng hơi kín: không có ống thông với thực quản. Người ta thấy rằng, một số loài cá có bóng hơi khi trong môi trường thiếu oxy trầm trọng, bóng hơi giúp cá tồn tại trong một thời gian ngắn. Mê lộ của cá rô Hoa khế của cá trê Màng nhầy xoang miệng hầu Bóng hơi của cá Hình 1.8: Các cơ quan hô hấp phụ của cá (Nguồn: agriviet.com) Hô hấp bằng phổi “Phổi” là do bóng bơi biến đổi thành, chỉ có ở nhóm cá phổi (Dipnoi). Mặt trong của phổi có nhiều vách ngăn bằng mô liên kết, chia phổi thành nhiều ngăn nhỏ, 11
- được gọi là phế nang. Trên bề mặt của vách các phế nang có nhiều mạch máu phân bố. Khi trong nước đầy đủ oxy chúng tiến hành hô hấp bằng mang. Khi hàm lượng oxy giảm xuống hay khi nước khô cạn chúng tiến hành hô hấp bằng phổi. 2.2. Hệ tiêu hóa Nhiệm vụ của hệ tiêu hóa là lấy thức ăn từ môi trường ngoài vào cơ thể, tiêu hóa thức ăn, biến thức ăn thành những vật chất dinh dưỡng. Sau đó, hấp thu những chất dinh dưỡng đưa vào máu để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể, sinh trưởng và sinh sản của cơ thể. Hệ tiêu hóa của cá bao gồm hai phần là ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. a. Ống tiêu hóa Miệng Miệng là cơ quan bắt mồi quan trọng của cá. Dựa vào vị trí và kích thước của miệng có thể dự đoán được tính ăn của cá. - Vị trí miệng + Miệng trên: cá bắt mồi tầng mặt như cá mè trắng, cá mè hoa, cá thiểu, cá trích... + Miệng giữa: cá thường bắt mồi tầng giữa, và cũng có thể bắt mồi ở tầng mặt và tầng đáy, như cá tra, cá mè vinh, cá he, … + Miệng dưới: cá bắt mồi tầng đáy như cá trôi, cá trê, cá ngát, cá hú... - Kích thước miệng + Cá hiền: miệng nhỏ hẹp như cá linh + Cá dữ: miệng rộng lớn như cá lóc, cá bống tượng Răng Răng cá thể hiện một phần tính ăn, hình dạng và kích thước của răng khác nhau tùy theo tính ăn của cá. - Cá ăn lọc: không có răng - Cá ăn động vật kích thước nhỏ: răng nhỏ, mịn 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình cây lúa
244 p | 2146 | 745
-
Giáo trình: Côn trùng nông nghiệp - Trường ĐH Cần Thơ
233 p | 641 | 177
-
Giáo trình Sinh thái rừng (Giáo trình Đại học Lâm nghiệp): Phần 2
230 p | 337 | 78
-
Giáo trình Côn trùng nông nghiệp
286 p | 278 | 76
-
Giáo trình Hình thái giải phẫu học thực vật: Phần 1 - Hà Thị Lệ Ánh
83 p | 178 | 20
-
Giáo trình Sinh thái thủy sinh vật
68 p | 91 | 14
-
Giáo trình Lựa chọn và xây dựng chuồng nuôi trùn (Nghề: Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp)
70 p | 45 | 12
-
Giáo trình Côn trùng đại cương (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp
163 p | 25 | 11
-
Giáo trình Hình thái và phân loại tôm cá (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
119 p | 28 | 9
-
Giáo trình Côn trùng nông nghiệp (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
123 p | 29 | 8
-
Giáo trình Hình thái và phân loại tôm cá (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
119 p | 20 | 5
-
Giáo trình Hình thái và phân loại tôm cá (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
119 p | 18 | 5
-
Giáo trình Côn trùng kho vựa (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
68 p | 24 | 5
-
Giáo trình Cây lúa (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
101 p | 33 | 5
-
Giáo trình Sinh thái học nông nghiệp: Phần 2 - PGS.TS Trần Đức Viên
133 p | 16 | 5
-
Giáo trình Côn trùng đại cương (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
103 p | 19 | 4
-
Giáo trình Côn trùng chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
44 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn