intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Khai thác gỗ keo, bồ đề, bạch đàn - MĐ05: Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

252
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Khai thác gỗ keo, bồ đề, bạch đàn được biên soạn nhằm cung cấp cho người khai thác gỗ kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, qui trình, kỹ thuật khai thác gỗ, sử dụng các công cụ khai thác gỗ đảm bảo an toàn và năng suất lao động cao. Giáo trình có thời gian 80 giờ và kết cấu gồm 4 bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Khai thác gỗ keo, bồ đề, bạch đàn - MĐ05: Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ----------------------------------------------- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KHAI THÁC GỖ KEO, BỒ ĐỀ, BẠCH ĐÀN Mã mô đun: MĐ 05 NGHỀ:TRỒNG KEO, BẠCH ĐÀN, BỒ ĐỀ LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Keo, bồ đề, bạch đàn được trồng nhiều ở nước ta, là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất giấy. Khai thác sản phẩm là khâu cuối cùng của chu trình sản xuất kinh doanh cây nguyên liệu giấy. Khai thác gỗ là công việc nặng nhọc, bao gồm nhiều công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao. Giáo trình “Khai thác gỗ keo, bồ đề, bạch đàn” được biên soạn nhằm cung cấp cho người khai thác gỗ kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, qui trình, kỹ thuật khai thác gỗ, sử dụng các công cụ khai thác gỗ đảm bảo an toàn và năng suất lao động cao. Giáo trình “Khai thác gỗ keo, bồ đề, bạch đàn” có thời gian 80 giờ và kết cấu gồm 4 bài: Bài 1: Lập kế hoạch khai thác. Bài 2: Chặt hạ gỗ bằng công cụ thủ công. Bài 3: Chặt hạ gỗ bằng cưa xăng. Bài 4: Vận xuất gỗ. Trong quá trình biên soạn và hoàn thiện giáo trình chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sự hợp tác, giúp đỡ của các cán bộ kỹ thuật phòng lâm sinh và các công ty lâm nghiệp thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam và các bạn đồng nghiệp, của Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong tổ chức biên soạn, song giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Thạc sỹ: Nguyễn Văn Thực (chủ biên) 2. Kỹ sư: Nguyễn Văn Nam.
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG BÀI 1: LẬP KẾ HOẠCH KHAI THÁC............................................................8 A- Nội dung ......................................................................................................8 1. Một số chỉ tiêu trong đo tính trữ lượng rừng..................................................8 1.1. Chiều cao vút ngọn ( H vn ) .................................................................8 1. 2. Chiều cao dưới cành ( H dc ) ...............................................................8 1.3. Đường kính ngang ngực (D1.3) ............................................................9 1. 4. Tiết diện ngang thân cây (G) ........................................................... 10 1.5. Thể tích thân cây đứng (V) ............................................................... 10 1.6. Trữ lượng gỗ của rừng (M) ............................................................... 11 2. Các bước đo tính trữ lượng, sản lượng gỗ ....................................................... 11 2.1. Lập ô tiêu chuẩn ............................................................................... 11 2.2. Đo tính đường kính thân cây............................................................. 12 2.3. Đo tính chiều cao thân cây................................................................ 14 2.4. Xác định hình số thân cây (Độ thon thân cây) .................................. 16 2.5. Tính thể tích cây bình quân (Vcây). .................................................. 16 2.6. Tính trữ lượng rừng trồng ................................................................. 16 3. Lập hồ sơ xin cấp phép khai thác................................................................. 18 3.1. Đối với rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại.................................................................................................... 18 3.2. Đối với rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ. ..................................................................................... 18 3.3. Đối với rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây gỗ trồng phân tán. .......................................................................................................... 19 B. Câu hỏi và bài tập thực hành....................................................................... 24 1. Kiến thức..................................................................................................... 24 2. Kiểm tra kỹ năng ......................................................................................... 24 C. Ghi nhớ....................................................................................................... 25 BÀI 2: CHẶT HẠ GỖ BẰNG CÔNG CỤ THỦ CÔNG ................................. 26 A. Nội dung .................................................................................................... 26 1. Công cụ chặt hạ thủ công ............................................................................ 26 1.1- Búa chặt hạ....................................................................................... 26 1.2. Rìu chặt hạ ....................................................................................... 30 1.3. Cưa cung .......................................................................................... 31 1.4. Một số công cụ phụ trợ trong khai khác ............................................ 35 1.4.1. Nêm ............................................................................................... 35 1.4.2. Kích xoay gỗ ................................................................................. 35 1.4.3. Móc xoay gỗ .................................................................................. 36 1.4.4. Móc kép......................................................................................... 36 1.4.5. Dụng cụ bóc vỏ.............................................................................. 36 2. Phát luỗng dây leo, cây bụi.......................................................................... 37
  5. 5 2.1. Chuẩn bị dụng cụ. ............................................................................ 37 2.2. Kỹ thuật phát: .................................................................................. 37 3. Xác định hướng cây đổ và đường tránh....................................................... 37 3.1. Xác định hướng cây đổ. ................................................................... 37 3.2. Làm đường tránh ................................................................................37 4. Chặt hạ gỗ ................................................................................................... 38 4.1. Mở miệng......................................................................................... 38 4.2. Cắt gáy............................................................................................. 39 4.3. Chừa bản lề ...................................................................................... 40 4.4. Sử dụng công cụ phụ trợ ................................................................. 41 5. Cắt cành, cắt khúc ....................................................................................... 42 5.1. Cắt cành ........................................................................................... 42 5. 2. Cắt khúc gỗ ..................................................................................... 42 6. Những công việc sau khi chặt hạ................................................................. 43 7- An toàn lao động trong khai thác gỗ .......................................................... 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...................................................................... 44 1. Kiểm tra kiến thức. ..................................................................................... 44 2- Kiểm tra kỹ năng ........................................................................................ 45 C. Ghi nhớ ...................................................................................................... 46 BÀI 3: CHẶT HẠ GỖ BẰNG CƯA XĂNG .................................................. 47 A. Nội dung .................................................................................................... 47 1. Cấu tạo cưa xăng ........................................................................................ 47 1.1. Động cơ ........................................................................................... 48 1.2. Hệ thống truyền lực.......................................................................... 48 1.3. Cơ cấu cắt gỗ ................................................................................... 49 1.4. Cơ cấu khung tay cầm ...................................................................... 51 1.5. Cơ cấu an toàn ................................................................................. 52 2. Bảo dưỡng cưa xăng ................................................................................... 52 2.1. Bảo dưỡng xích cưa ......................................................................... 52 2.2. Bảo dưỡng bản cưa. ........................................................................ 53 2.3. Bảo dưỡng động cơ cưa xăng ........................................................... 55 2.3.1. Bộ phận lọc khí ............................................................................. 55 2.3.2. Cánh quạt làm mát và.................................................................... 55 2.3.3. Bu gi ............................................................................................. 56 3. Chế độ bảo dưỡng cưa xăng........................................................................ 56 4. Chặt hạ cây bằng cưa xăng…………………………………………………57 4.1. Công việc chuẩn bị........................................................................... 57 4.1.1. Công việc chuẩn bị trước khi sử dụng cưa xăng. ........................... 57 4.1.2. Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng cưa xăng ................................ 58 4.2. Chặt hạ cây bằng cưa xăng ............................................................... 60 4.2.1. Chuẩn bị chặt hạ cây ..................................................................... 60 4.2.2. Mở miệng...................................................................................... 61 4.2.3. Cắt gáy. ......................................................................................... 62 4.3. Cắt cành ........................................................................................... 63
  6. 6 4.3.1. Nguyên tắc cơ bản. ........................................................................ 63 4.3.2. Kỹ thuật cắt cành ........................................................................... 63 4.4. Cắt khúc ........................................................................................... 65 B. Câu hỏi và bài tập thực hành....................................................................... 66 1. Kiểm tra kiến thức ....................................................................................... 66 2. Kiểm tra kỹ năng ......................................................................................... 66 C. Ghi nhớ....................................................................................................... 67 BÀI 4: VẬN XUẤT GỖ ................................................................................. 69 A. Nội dung .................................................................................................... 69 1. Vận xuất gỗ bằng sức người ........................................................................ 69 1.1 Một số phương pháp vận xuất gỗ bằng sức người .............................. 69 1.2- Vận xuất gỗ bằng súc vật ................................................................. 70 1.3- Lao gỗ trên mặt đất .......................................................................... 71 1.3.1- Những công việc phải làm trong quá trình lao gỗ .......................... 71 1.3.2- An toàn lao động trong khi lao gỗ ................................................. 72 2- Bãi gỗ và bốc xếp........................................................................................ 72 2.1- Bãi gỗ I ............................................................................................ 72 2.2- Bãi gỗ II ........................................................................................... 72 2.3- Bốc xếp thủ công............................................................................. 72 3- Tính khối lượng gỗ tròn .............................................................................. 74 B. Câu hỏi và bài tập thực hành....................................................................... 74 1. Kiểm tra kiến thức ....................................................................................... 74 2. Kiểm tra kỹ năng. ........................................................................................ 74 C. Ghi nhớ....................................................................................................... 75 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ......................................................... 76 I. Vị trí, tính chất mô đun ................................................................................ 76 II. Mục tiêu mô đun......................................................................................... 76 III. Nội dung chính của mô đun....................................................................... 76 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập ......................................................... 76 V. Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 79
  7. 7 MÔ ĐUN 05: KHAI THÁC SẢN PHẨM Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun Mô đun Khai thác sản phẩm (gỗ keo, bạch đàn, bồ đề) là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy. Mô đun “Khai thác sản phẩm” có thời lượng đào tạo là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này cung cấp cho học viên kiến thức về lập kế hoạch khai thác, chuẩn bị trước khi khai thác, kỹ thuật khai thác và vận xuất, vận chuyển sản phẩm. Mô đun bao gồm 4 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới thiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và ghi nhớ. Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài tập.
  8. 8 BÀI 1: LẬP KẾ HOẠCH KHAI THÁC Mã bài: MĐ 05-01 Mục tiêu: - Trình bày được các chỉ tiêu trong đo tính thể tích cây đứng và trữ lượng gỗ rừng trồng bằng phương pháp cây bình quân; Lập hồ sơ khai thác, xin cấp phép khai thác. - Lập được ô tiêu chuẩn; Xác định và đo được chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính thân cây tại vị trí D1,3m; ghi chép số liệu chính xác, xác định được tiết diện ngang, thể tích cây đứng và trữ lượng rừng bằng phương pháp tính toán. - Thực hiện được các công việc lập hồ sơ khai thác, xin cấp phép khai thác theo quy định. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ và chính xác trong khi thực hiện công việc. A- Nội dung 1. Một số chỉ tiêu trong đo tính trữ lượng rừng. 1.1. Chiều cao vút ngọn ( H vn ) - Là chiều cao của cây rừng tính từ gốc cây ( sát mặt đất ) đến đỉnh sinh trưởng của thân cây. - Đơn vị tính: mét ( m). HVN Hình 5.1.1: Chiều cao vút ngọn 1. 2. Chiều cao dưới cành ( H dc ) - Là chiều cao của cây rừng tính từ gốc ( sát mặt đất ) đến điểm phân cành lớn đầu tiên của thân cây.
  9. 9 - Đơn vị tính: mét ( m). Hình 5.1.2: Chiều cao dưới cành 1.3. Đường kính ngang ngực (D 1.3) - Là đường kính được đo tại vị trí của thân cây có chiều cao 1,3 m. - Đơn vị tính: (cm). 1,3m Hình 5.1.3: Đường kính ngang ngực
  10. 10 1. 4. Tiết diện ngang thân cây (G) - Là diện tích mặt cắt ngang của thân cây tại vị trí 1,3 m. D1,3m Hình 5.1.4: Tiết diện ngang thân cây - Tính tiết diện ngang: Dựa vào mối quan hệ giữa đường kính và tiết diện ngang của mặt cắt tương ứng. Người ta có thể dùng công thức tính diện tích hình tròn để tính diện tích mặt cắt ngang thân cây bằng công thức sau: π . D2 G= ( m2 ) hoặc G = 0,785 x D2 4 Trong đó: G là tiết diện ngang D là đường kính thân cây π là hằng số = 3,14 1.5. Thể tích thân cây đứng (V) - Thể tích thân cây đứng : Là thể tích thân cây đo trong trạng thái cây đứng. - Tính thể tích thân cây đứng theo công thức:
  11. 11 π . D2 V= . H . f1,3 (m3) 4 hoặc V= 0,785 x D 2 x H x f1,3 Trong đó: π = 3,14 D là đường kính thân cây H là chiều cao thân cây f là hình số 1,3 1.6. Trữ lượng gỗ của rừng (M) - Là tổng thể tích của những cây rừng (cây đứng) trên một đơn vị diện tích nhất định. - Công thức tính: M =  G x H x f1.3 (m3) Trong đó: + M: là trữ lượng gỗ của rừng. +  G: Tổng diện tích ngang của các cây rừng đo tại vị trí cây cao 1,3 m. + H: là chiều cao bình quân của các cây rừng. + f1.3 : hình số 1,3 của loài cây (hệ số thon). 2. Các bước đo tính trữ lượng, sản lượng gỗ 2.1. Lập ô tiêu chuẩn + Khái niệm ô tiêu chuẩn : Là phần diện tích rừng được chọn để đo đếm tỷ mỷ làm cơ sở cho việc đo tính trữ lượng gỗ của toàn lâm phần. + Các loại ô tiêu chuẩn: Có 3 loại ô tiêu chuẩn Trong đo tính trữ lượng rừng trồng, ô tiêu chuẩn hình tròn được sử dụng phổ biến nhất do có ưu điểm xác lập đơn giản, có chu vi nhỏ nhất so với các loại ô tiêu chuẩn khác có cùng diện tích. + Nguyên tắc xác lập ô tiêu chuẩn: Việc xác lập ô tiêu chuẩn phải tuân theo các căn cứ sau: - Căn cứ vào loại hình rừng, tình hình sinh trưởng, phát triển của rừng, khả năng biến động về tài nguyên rừng. - Căn cứ vào yêu cầu mức độ chính xác của việc đo tính. - Căn cứ khả năng đáp ứng về thời gian, nhân lực và tài chính. - Trong điều tra trữ lượng rừng tỉ lệ diện tích điều tra tỷ mỷ đảm bảo cho phép khoảng 5%.
  12. 12 Bảng 1: Bảng hướng dẫn lập ô tiêu chuẩn Diện tích (ha) 1 - 10 10 - 20 20 – 30 30- 50 50 - 100 100 Các chỉ tiêu 1.Tỷ lệ diện tích điều tra tỷ mỷ 8 6 5 4 3 2 (%) 2. Diện tích ô 100 -200 200 - 500 500 – 1000 1000 - 1500 1500 - 2000 2000 - 2500 mẫu (m2) * Phương pháp ô điển hình Căn cứ vào diện tích khu vực cần điều tra và diện tích, số lượng ô điều tra, tiến hành xác lập các ô điều tra tại các vị trí điển hình có tính đại diện cho lâm phần cần điều tra về mật độ, loài cây, lập địa, tình hình sinh trưởng, phát triển. 2.2. Đo tính đường kính thân cây Dùng thước kẹp kính hoặc thước dây đo đường kính tại vị trí 1,3m toàn bộ số cây trong ô điều tra. Dụng cụ đo đường kính của cây có 2 loại: thước kẹp và thước dây. * Đo đường kính bằng thước kẹp - Cấu tạo thước kẹp gồm: thân thước, chân thước di động và chân thước cố định. Trên thân thước có khắc vạch theo cm, vạch số 0 bắt đầu từ mép trong của thân thước cố định . Hình 5.1.5: Thước kẹp kính
  13. 13 - Phương pháp đo: Khi đo đặt thước vuông góc với thân cây tại vị trí 1,3m; hai chân và thân thước kẹp phải sát vào thân cây. Đọc số xong mới rút thước ra khỏi thân cây; Nếu hình dạng thân cây tròn đều chỉ đo một lần, nếu hình dạng thân cây không tròn đều phải đo hai lần vuông góc với nhau sau đó chia 2 lấy giá trị trung bình 2 lần đo. Hình 5.1.6: Đo đường kính bằng thước kẹp kính Ví dụ: Đo lần thứ nhất đường kính = 22cm, lần thứ hai đường kính =20cm 22 + 20 D (đường kính trung bình) = = 21cm 2 * Đo đường kính bằng thước dây - Phương pháp đo: Đo vòng quanh thân cây (chu vi) tại vị trí 1,3m; lấy trị số đo được chia cho π. (π = 3,14) ta được kết quả đường kính thân cây. Phương pháp này đo nhanh, thuận tiện và cho kết quả tương đối chính xác.
  14. 14 Hình 5.1.7a: Thước dây Hình 5.1.7b: Đo đường kính bằng thước dây Ví dụ: Đo chu vi cây gỗ tại vị trí 1,3 được 60cm thì đường kính tính được là: D = 60 : 3,14 = 19,1cm - Ghi chép số liệu đo vào biểu mẫu. - Tính đường kính bình quân. - Công thức tính: D1  D 2  D3  ...Dn D= (cm) N Trong đó: DN : là đường kính của thân cây thứ n. N : là toàn bộ số cây trong các ô điều tra đã đo đường kính. 2.3. Đo tính chiều cao thân cây. - Dùng thước Blumeleis và mia đo chiều cao vút ngọn của toàn bộ số cây trong các ô điều tra. * Cấu tạo thước :
  15. 15 Hình 5.1.8: Cấu tạo thước Blumeleis Thước gồm có cấu tạo gồm các bộ phận: - Ống ngắm (1) có 1 lỗ tròn và ở đầu kia có 2 kim nhọn tạo thành khe ngắm; - Lỗ ngắm cự ly ngang (2) dùng để xác định cự ly ngang từ chỗ ta đứng đến gốc cây; - Nốt bấm(3) làm cho kim chuyển động; - Nốt bấm (4) làm cho kim hãm lại; - Bảng khắc vạch (5) ghi trị số cao của cây tương ứng với cự ly ngang; - Kim chỉ (6) chỉ độ cao của cây; * Cấu tạo mia: làm bẳng kim loại mỏng, cứng; dài 1,5 – 2m, gập lại được, trên mia có ghi các trị số: 0, 15, 20, 25, 30. * Phương pháp đo Bước 1: Đo cự ly ngang (từ chỗ ta đứng đến gốc cây). Treo mia ở gốc cây ngang với tầm mắt nhìn được cả gốc lẫn ngọn cây, mắt nhìn qua lỗ ngắm (2), di chuyển sao cho số 0 chập với một số bất kỳ trên mia, số chập với số 0 chính là khoảng cách từ chỗ đứng đến gốc cây. Hình 5.1.9: Đo khoảng cách từ chỗ đứng đến gốc cây
  16. 16 Bước 2: Đo chiều cao, bấm nốt (3) cho kim di động, mắt nhìn qua lỗ ngắm (1), ngắm lên ngọn cây sao cho ngọn cây nằm cùng đường thẳng với khe ngắm, giữ nguyên thước và bấm nốt rồi đọc trị số trên bảng số (5). Hình 5.1.10: Đo chiều cao cây - Ghi chép số liệu đo vào biểu mẫu. - Tính chiều cao bình quân. H1  H 2  H 3  ...Hn - Công thức: H= (m) N Trong đó : Hn: là chiều cao của cây thứ n. N: là toàn bộ số cây trong các ô điều tra đã đo đường kính. 2.4. Xác định hình số thân cây (Độ thon thân cây) - Đối với rừng trồng nguyên liệu giấy ta lấy hình số thân cây bằng 0,5. 2.5. Tính thể tích cây bình quân (Vcây). - Công thức tính: Vcây = G x H x f (m3) - Trong đó: + G: Tiết diện ngang cây bình quân tại 1,3 m + H: Chiều cao bình quân + f : Hình số 1,3 2.6. Tính trữ lượng rừng trồng * Tính trữ lượng gỗ của rừng/ha: (M/ha) - Công thức tính: M/ha = Vcây x N ( m3/ha).
  17. 17 Trong đó: N: là mật độ bình quân của rừng * Trữ lượng gỗ của rừng (lâm phân) M - Công thức tính: M = M/ha x S (m3) . * Ví dụ: Gia đình ông A có 1ha rừng Keo 8 tuổi đã đến tuổi khai thác. Mật độ thiết kế khi trồng 1.300 cây/ ha. Để tính trữ lượng của 1 ha rừng trên thực hiện theo các bước sau: Bước 1: - Xác lập ô tiêu chuẩn: (Căn cứ vào tỉ lệ diện tích điều tra tỷ mỷ đảm bảo cho phép khoảng 5%.).Vậy tổng diện tích cần đo đếm tỷ mỷ là 500m2 , lập 5 ô tiêu chuẩn mỗi ô có diện tích 100m2. Bước 2 - Tính mật độ hiện tại của 1ha bằng cách: - Lấy tổng diện tích các ô tiêu chuẩn chia cho tổng số cây trong các ô điều tra. - Lấy 10.000m2 chia cho diện tích m2 trên cây Ví dụ: ô tiêu chuẩn 100m2 ta có tổng diện tích 5 ô tiêu chuẩn là 500m2 khi đo đếm tổng số cây trong 5 ô tiêu chuẩn thu được kết quả là 52cây. Vậy để tính mật độ bình quân hiện tại của rừng ta thực hiện như sau: - Tính diện tích m2 trên cây: 500m2/ 52cây = 9,6 m2/ cây. - Tính mật độ hiện tại của 1ha: 10.000m2 / 9,6 = 1.041 cây - Bước 3: Đo chiều cao vút ngọn, đường kính tại vị trí 1,3m của toàn bộ số cây trong các ô điều tra ghi vào biểu mẫu. Biểu ghi số liệu đo đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn ÔTC TT cây đo D 1,3m HVN Ghi chú 1 1 2 ...... 2 1 2 .... 3 1 2
  18. 18 .. n - Bước 4: - Tính đường kính trung bình tại vị trí 1,3m ( D1,3), Chiều cao hút ngọn của toàn bộ số cây trong ô điều tra. - Bước 5: Tính thể tích cây bình quân. Ví dụ sau khi đo tính đường kính trung bình, chiều cao vút ngọn toàn bộ số cây trong 5 ô tiêu chuẩn trên thu được kết quả: D 1,3m = 15cm, HVN = 16m. D1,3 = 15cm = 0,15m π . D2 Áp dụng công thức: V cây = G x H x f = xHxf 4 3,14 x ( 0,15)2 = x 16 x 0,5= 0,14 (m3) 4 - Bước 6: Tính trữ lượng gỗ của 1ha rừng Keo: Ví dụ mật độ bình quân hiện tại của 1ha rừng bạch đàn khi đo tính được là 1.041 cây/ha Áp dụng công thức: M/ ha = Vcây x N = 0,14 x 1.041 = 145,7 ( m3) 3. Lập hồ sơ xin cấp phép khai thác 3.1. Đối với rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại. + Chủ rừng lập một bộ hồ sơ gửi về Uỷ ban nhân dân cấp huyện gồm: 1- Tờ trình đề nghị khai thác. 2- Bản thuyết minh thiết kế khai thác. ( Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa để xây dựng sơ đồ khu khai thác và viết thuyết minh thiết kế khai thác). + Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng; đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để theo dõi. + Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành. 3.2. Đối với rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ.
  19. 19 + Chủ rừng lập một bộ hồ sơ gửi về Uỷ ban nhân dân cấp xã gồm: 1. Bản đăng ký khai thác. 2. Bảng dự kiến sản phẩm khai thác. ( Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa để xây dựng sơ đồ khu khai thác và viết thuyết minh thiết kế khai thác). + Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký. 3.3. Đối với rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây gỗ trồng phân tán. + Chủ rừng lập một bộ hồ sơ gửi về Uỷ ban nhân dân cấp xã gồm: 1. Bản đăng ký khai thác. 2. Bảng dự kiến sản phẩm khai thác. ( Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa để xây dựng sơ đồ khu khai thác và viết thuyết minh thiết kế khai thác). + Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký. Mẫu 1: Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC I. Đặt vấn đề: - Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)………………………………………… …………………………………………………………………………………. - Mục đích khai thác……………………………………………………… …………………………………………………………………………………. II. Tình hình cơ bản khu khai thác 1. Vị trí, ranh giới khu khai thác: a) Vị trí: Thuộc lô……………., khoảnh,……………….. Tiểu khu …...; b) Ranh giới: - Phía Bắc giáp…………………………..
  20. 20 - Phía Nam giáp………………………….. - Phía Tây giáp………………………….. - Phía Đông giáp………………………….. 2. Diện tích khai thác:…………..ha; 3. Loại rừng đưa vào khai thác. III Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh: 1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………………. 2. Sản lượng cây đứng… 3. Tỉ lệ lợi dụng: 4. Sản lượng khai thác. IV. Sản phẩm khai thác: - Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể: + Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3 + Lâm sản ngoài gỗ……………….(( m3/ cây/tấn..) - Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài) V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành. a) Chặt hạ: b) Vận xuất: c) vận chuyển d) vệ sinh rừng sau khai thác e) Thời gian hoàn thành. VI. Kết luận, kiến nghị. Chủ rừng /đơn vị khai thác (Ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2