1<br />
<br />
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ<br />
Chủ biên: HÀ THANH SƠN<br />
-------***---------<br />
<br />
GIÁO TRÌNH<br />
<br />
KỸ THUẬT MẠCH ĐIỆN TỬ III<br />
( Lưu hành nội bộ)<br />
<br />
HÀ NỘI 2012<br />
<br />
2<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Trong chương trình đào tạo của các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề<br />
Điện tử dân dụng thực hành nghề giữ một vị trí rất quan trọng: rèn luyện tay nghề<br />
cho học sinh. Việc dạy thực hành đòi hỏi nhiều yếu tố: vật tư thiết bị đầy đủ đồng<br />
thời cần một giáo trình nội bộ, mang tính khoa học và đáp ứng với yêu cầu thực tế.<br />
Nội dung của giáo trình “KỸ THUẬT MẠCH ĐIỆN TỬ III” đã được xây<br />
dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung giảng dạy của các trường, kết hợp với<br />
những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ<br />
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,.<br />
Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới<br />
và biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu<br />
để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho<br />
thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo cao đẳng<br />
nghề.<br />
Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc<br />
chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự tham gia đóng góp<br />
ý kiến của các bạn đồng nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật đầu ngành.<br />
Xin trân trọng cảm ơn!<br />
<br />
Tuyên bố bản quyền<br />
<br />
3<br />
<br />
Tài liệu này là loại giáo trình nội bộ dùng trong nhà trường với mục đích làm tài liệu<br />
giảng dạy cho giáo viên và học sinh, sinh viên nên các nguồn thông tin có thể được tham khảo.<br />
Tài liệu phải do trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội in ấn và phát hành.<br />
Việc sử dụng tài liệu này với mục đích thương mại hoặc khác với mục đích trên đều bị<br />
nghiêm cấm và bị coi là vi phạm bản quyền.<br />
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội xin chân thành cảm ơn các thông tin giúp<br />
cho nhà trường bảo vệ bản quyền của mình.<br />
<br />
BÀI 1 : BỘ KHUẾCH ĐẠI<br />
<br />
4<br />
<br />
Giới thiệu:<br />
Mạch khuếch đại rất quan trọng trong bất kỳ một thiết bị điện tử nào, nó cho<br />
phép chúng ta khuếch đại các tín hiệu rất nhỏ đến một mức cần thiết để có thể xử<br />
lý và tính toán.<br />
Mục tiêu :<br />
Học xong bài này học viên có khả năng:<br />
Kiến thức:<br />
Nắm được khái niệm của các mạch khuếch đại.<br />
Phân loại và tính toán được các kiểu mạch khuếch đại khác nhau.<br />
Kỹ năng:<br />
Có thể nhận dạng và hiểu nguyên lý của các loại mạch khuếch đại.<br />
Biết phân tích , tính toán mạch khuếch đại đảo và không đảo.<br />
Thái độ:<br />
Có ý thức tự giác học tập.<br />
Có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.<br />
Tuân thủ nội quy và giờ giấc học tập.<br />
Nội dung chính:<br />
1. KháiNiệm Chung Về Bộ Khuếch Đại<br />
1.1 Khái niệm chung<br />
Mạch khuyếch đại được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử, như mạch<br />
khuyếch đại âm tần trong máy chơi nhạc, Âmply, khuyếch đại tín hiệu video trong<br />
Ti vi, LCD hay các mạch khuếch đại tín hiệu vô tuyến trong các bộ thu Radio, thu<br />
truyền hình v.v …<br />
- Mạch khuếch đại thuật toán (tiếng Anh: operational amplifier), thường được<br />
gọi tắt là op-amp là một mạch khuếch đại một chiều nối tầng trực tiếp với hệ số<br />
khuếch đại rất cao, có đầu vào vi sai, và thông thường có đầu ra đơn. Trong những<br />
ứng dụng thông thường, đầu ra được điều khiển bằng một mạch hồi tiếp âmsao cho<br />
có thể xác định độ lợi đầu ra, tổng trở đầu vào và tổng trở đầu ra.<br />
- Các mạch khuếch đại thuật toán có những ứng dụng trải rộng trong rất nhiều các<br />
thiết bị điện tử thời nay từ các thiết bị điện tử dân dụng, công nghiệp và khoa học.<br />
<br />
5<br />
<br />
Các mạch khuếch đại thuật toán thông dụng hiện nay có giá bán rất rẻ. Các thiết kế<br />
hiện đại đã được điện tử hóa chặt chẽ hơn trước đây, và một số thiết kế cho phép<br />
mạch điện chịu đựng được tình trạng ngắn mạch đầu ra mà không làm hư hỏng.<br />
1.2 Chức năng của các bộ khuếch đại<br />
- Chức năng chính của bộ khuếch đại tất nhiên là khả năng khuếch đại, tuy nhiên vì<br />
cấu tạo đặc biệt, nên chúng có thể tạo ra nhiều chức năng khác nhau từ khuếch đại<br />
cho tới mạch cộng, trừ, vi tích phân.<br />
- Trong bài này ta sẽ khảo sát các mạch khuếch đại sử dụng mạch khuếch đại thuật<br />
toán<br />
2. Phân Loại<br />
- Bằng cách ghép nối các thành phần xung quanh một bộ KĐTT, ta có thể thiết lập<br />
hai mạch khuếch đại cơ bản là khuếch đại đảo và khuếch đại không đảo (khuếch<br />
đại đệm).<br />
- Trong bài này, ta khảo sát op-amp ở trạng thái lý tưởng. Sau đây là các đặc tính<br />
của một op-amp lý tưởng:<br />
- Ðộ lợi vòng hở A (open loop gain) bằng vô cực.<br />
- Băng tần rộng từ 0Hz đến vô cực.<br />
- Tổng trở vào bằng vô cực.<br />
- Tổng trở ra bằng 0.<br />
- Các hệ số l bằng vô cực.<br />
- Khi ngõ vào ở 0 volt, ngõ ra luôn ở 0 volt.<br />
- Ðương nhiên một op-amp thực tế không thể đạt được các trạng thái lý tưởng như<br />
trên.<br />
<br />