YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình Làm khuôn cửa, cánh cửa (Ngành: Mộc xây dựng và trang trí nội thất - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
3
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giáo trình Làm khuôn cửa, canh cửa (Ngành: Mộc xây dựng và trang trí nội thất - Trình độ Trung cấp) gồm có những nội dung chính sau: Bài 1: Làm khuôn cửa đơn, cửa kép; Bài 2: Làm con song, lập là; Bài 3: Làm cửa ván ép; Bài 4: Làm cửa panô; Bài 5: Làm cửa kính; Bài 6: Lắp dựng cửa có khuôn; Bài 7: Lắp phụ kiện cửa; Bài 8: Tính khối lượng vật liệu và nhân công. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm những nội dung chi tiết!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Làm khuôn cửa, cánh cửa (Ngành: Mộc xây dựng và trang trí nội thất - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
- TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LÀM KHUÔN CỦA, CÁNH CỬA NGÀNH: MỘC XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số:...... /QĐ-CĐHBXL ngày ..… tháng ....... năm…….. của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc) Đồng Nai, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình nghiên cứu mô đun “Làm khuôn cửa, cánh cửa”, người học được hướng dẫn tham khảo nhiều tài liệu khác nhau tương ứng với mỗi bài học riêng biệt; có sự khác nhau về việc sử dụng các kỹ thuật chuyên ngành cũng như một số nội dung nhất định. Đồng thời ở các tài liệu tham khảo khác còn mang tính khái quát. Do đó, người học có thể gặp nhiều khó khăn để hiểu hết ý nghĩa của từng nội dung và có thể chưa biết cách vận dụng vấn đề đó vào trong một số trường hợp thực tiễn. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn Giáo trình Làm khuôn cửa, cánh cửa dành riêng cho người học trình độ trung cấp. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1: Làm khuôn cửa đơn, cửa kép Bài 2: Làm con song, lập là Bài 3: Làm cửa ván ép Bài 4: Làm cửa panô Bài 5: Làm cửa kính Bài 6: Lắp dựng cửa có khuôn Bài 7: Lắp phụ kiện cửa Bài 8: Tính khối lượng vật liệu và nhân công Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Đồng Nai, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. ThS. Nguyễn Hữu Tân 2. ThS. Hoàng Văn Anh 3. ThS. Lưu Quang Vinh 4. KS. Hà Huy Tuấn 5. ThS. Trần Thị Thuận 2
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 2 MỤC LỤC....................................................................................................................... 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ............................................................................................... 4 BÀI 1. LÀM KHUÔN CỬA ĐƠN, CỬA KÉP ............................................................... 9 BÀI 2. LÀM CON SONG, LẬP LÀ ............................................................................. 14 BÀI 3. LÀM CỬA VÁN GHÉP .................................................................................... 19 BÀI 4. LÀM CỬA PA NO ............................................................................................ 23 BÀI 5. LÀM CỬA KÍNH .............................................................................................. 28 BÀI 6. LẮP DỰNG CỬA CÓ KHUÔN........................................................................ 33 BÀI 7. LẮP PHỤ KIỆN CỬA ....................................................................................... 37 BÀI 8. TÍNH KHỐI LƯỢNG VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG .......................................... 41 3
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 1. Tên mô đun: Làm khuôn cửa, cánh cửa 2. Mã mô đun: MĐ16 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 3.1. Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi người học đã hoàn thành các môn kiến thức cơ sở như: Vẽ xây dựng, bảo hộ lao động ... và MĐ12 đến MĐ15. 3.2. Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của mô đun: mô đun này dành cho đối tượng là người học thuộc chuyên ngành Mộc xây dựng và trang trí nội thất. Mô đun này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc từ năm 2021 đến nay. Nội dung chủ yếu của mô đun này nhằm cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh vực Mộc xây dựng và trang trí nội thất . 4. Mục tiêu của mô đun: 4.1. Về kiến thức: A1 Mô tả được các bước qui trình gia công cửa và khuôn cửa. 4.2. Về kỹ năng: B1 Làm được cửa, khuôn cửa, lắp được các loại phụ kiện cửa đúng trình tự đảm bảo các yêu cầu kỹ mỹ thuật thuật. B2 Tính toán được khối lượng, vật liệu, nhân công. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1 Đảm bảo được an toàn khi gia công và lắp dựng cửa trên công trình. 5. Nội dung của mô đun 5.1. Chương trình khung Thời gian của mô đun, mô đun (giờ) Số Trong đó MÃ tín MH, Tên môn học, tên mô đun ch Tổng Thực MĐ Thi/ ỉ số Lý hành/ thực tập/ Kiểm thuyết thí tra nghiệm/ 4
- bài tập/ thảo luận I Các mô đun chung 13 255 106 134 15 MH 01 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 2 45 21 21 3 MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Tiếng Anh 5 90 42 42 6 Các môn học, mô đun chuyên II 60 1460 413 975 72 môn II.1 Mô đun, mô đun cơ sở 11 180 148 16 16 MH 07 Vẽ kỹ thuật 3 60 40 16 4 MH 08 Bảo hộ lao động 2 30 27 0 3 MH 09 Điện kỹ thuật 2 30 27 0 3 MH 10 Vật liệu xây dựng 2 30 27 0 3 MH 11 Tổ chức sản xuất 2 30 27 0 3 II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 30 645 205 395 45 MĐ 12 Chuẩn bị nguyên vật liệu 3 60 20 35 5 MĐ 13 Gia công mặt phẳng 3 60 20 35 5 MĐ 14 Gia công mộng 5 120 30 84 6 MĐ 15 Hoàn thiện bề mặt sản phẩm 2 45 15 28 2 MĐ 16 Làm khuôn cửa, cánh cửa 4 90 30 54 6 MĐ 17 Ốp lát sàn, dầm, trần, tường 3 60 20 35 5 5
- MĐ 18 Làm tủ bếp 4 90 30 54 6 MĐ 19 Làm ván khuôn 3 60 20 35 5 MĐ 20 Làm sườn mái dốc 3 60 20 35 5 II.3 Môn học, mô đun tự chọn 19 635 60 564 11 MĐ 21 Đóng đồ mộc dân dụng 8 200 40 152 8 MĐ 22 Vẽ và thiết kế trên máy tính 3 75 20 52 3 MĐ 23 Thực tập tốt nghiệp 8 360 360 Tổng cộng 73 1715 519 1109 87 6. Điều kiện thực hiện mô đun: 6.1. Xưởng thực hành/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: thư viện. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy mô đun như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 6
- - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc mô đun 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Tự luận/ A1 Viết/ Thường xuyên Trắc nghiệm/ B1, B2 1 Sau 4 giờ. Thuyết trình Báo cáo C1 Tự luận/ Viết/ Định kỳ Trắc nghiệm/ A1, B2, C1 4 Sau 12 giờ Thuyết trình Báo cáo A1 Kết thúc mô Tự luận và Viết B1, B2 1 Sau 86 giờ đun trắc nghiệm C1 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc mô đun được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm mô đun là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của mô đun nhân với trọng số tương ứng. Điểm mô đun theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo niên chế. 8. Hướng dẫn thực hiện mô đun 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Mộc xây dựng và trang trí nội thất. 7
- 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập mô đun 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học mô đun này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc mô đun. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình làm khuôn cửa và cánh cửa, Tác giả: TS. Đào Văn Thanh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm xuất bản: 2017 - Hướng dẫn làm khuôn cửa và cánh cửa: Kỹ thuật và ứng dụng, Tác giả: TS. Lê Thị Minh Hồng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Năm xuất bản: 2018 - Kỹ thuật làm khuôn cửa và cánh cửa: Cơ bản và nâng cao, Tác giả: TS. Nguyễn Quang Hưng, Nhà xuất bản Đại học Bách Khoa TP.HCM, Năm xuất bản: 2020 8
- BÀI 1. LÀM KHUÔN CỬA ĐƠN, CỬA KÉP ❖ GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài này giới thiệu về bản vẽ kỹ thuật xây dựng, các yêu cầu kỹ thuật về khuôn cửa ❖ MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: - Đọc được bản vẽ kỹ thuật xây dựng - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật về khuôn cửa - Mô tả được cấu tạo của khuôn cửa đơn, khuôn cửa kép - Trình bày được qui trình các bước gia công khuôn cửa đơn, khuôn cửa kép ➢ Về kỹ năng: - Thống kê, tính toán nguyên, vật liệu chính xác - Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ lấy mực, pha phôi, gia công mặt phẳng, làm mộng - Vận hành được các loại máy cưa, máy bào, máy phay thành thạo - Gia công và lắp dựng được khuôn cửa đơn, khuôn cửa kép đúng trình tự đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. - Có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: xưởng thực hành - Trang thiết bị máy móc: Máy cưa đĩa cầm tay, máy cưa đĩa đặt cố định, máy cưa vòng lượn, đồ bảo hộ lao động - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Các mẫu gỗ, nhóm gỗ, Giấy vạch, nguyên liệu mẫu vạch, đá mài. - Các điều kiện khác: thư viện ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 9
- - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình) ✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 10
- ❖ NỘI DUNG BÀI 1 1. Cấu tạo khuôn cửa kép - Khuôn cửa kép được sử dụng cho tường kép, có độ dày lớn từ 200 đến 240mm. Thường được lắp đặt cho cửa chính ra vào, cửa phụ hoặc cửa ban công, đặc biệt là trong các vị trí tường gạch dày. Khuôn cửa kép được ốp trực tiếp vào tường bằng keo silicon, ốc vít hoặc trám bằng xi măng để đảm bảo độ chắc chắn. Nó thường áp dụng cho cửa 2 cánh, cửa 4 cánh và cửa sổ, nơi cần độ an toàn và khả năng chống chịu trọng lượng của toàn bộ ngôi nhà 2. Đọc bản vẽ, lập bảng thống kê pha cắt gỗ - Đọc sơ đồ hình học của kết cấu: Xem xét hình dạng và kích thước của các phần gỗ trong kết cấu. - Đọc hình biểu diễn cấu tạo của kết cấu: Tìm hiểu cách các phần gỗ được ghép nối và hỗ trợ lẫn nhau. - Đọc các nút của kết cấu: Xem xét các điểm nối, góc cắt, và chi tiết khác trong kết cấu. - Xem bảng kê vật liệu: Kiểm tra danh sách vật liệu và số lượng cần thiết cho việc sản xuất kết cấu gỗ 3. Chọn gỗ và pha gỗ - Loại gỗ: Chọn loại gỗ phù hợp với mục đích sử dụng. Có nhiều loại gỗ như dầu, sồi, thông, gỗ cứng, và gỗ mềm. Mỗi loại có đặc điểm riêng về màu sắc, độ cứng, và khả năng chống mục nát. - Màu sắc: Nếu bạn muốn thay đổi màu sắc của gỗ, bạn có thể sử dụng sơn hoặc chất bảo vệ gỗ. Trước khi pha màu, hãy thử trên một mẫu gỗ nhỏ để kiểm tra kết quả. - Pha gỗ: Khi pha gỗ, bạn có thể sử dụng các chất pha như dầu linh hoạt, dầu lanh, hoặc sơn. 4. Bào gỗ - Chuẩn bị bào gỗ: Đảm bảo lưỡi bào sắc và cài đặt đúng cách. Điều chỉnh độ dày cắt tùy thuộc vào loại gỗ và công việc bạn đang thực hiện. - Bào theo hướng sợi gỗ: Bào theo hướng song song với sợi gỗ để đạt được bề mặt mịn và tránh gây rách sợi gỗ. 5. Lấy mực - Chuẩn bị mực gỗ: Sử dụng mực gỗ chất lượng tốt và đảm bảo lưỡi bút hoặc cây bút chì sắc. - Thử nghiệm trên mẫu gỗ: Trước khi áp dụng lên dự án thực tế, hãy thử nghiệm mực trên một mẫu gỗ nhỏ để kiểm tra màu sắc và độ bám dính. - Áp dụng mực lên bề mặt gỗ: Dùng bút hoặc cây bút chì để vẽ hoặc viết trên bề mặt gỗ. Đảm bảo đang áp dụng đều và không bị lem. 6. Gia công lỗ mộng và lá mộng - Đục mộng gỗ: + Lựa chọn những tấm gỗ thẳng, mặt phẳng giống như hình vuông hoặc hình chữ nhật là tốt nhất. 11
- + Tránh sử dụng những tấm gỗ có độ cong nếu kỹ năng của bạn chưa được hoàn thiện. + Chọn hai tấm gỗ mà bạn muốn liên kết với nhau. + Đặt chúng kề nhau ở vị trí muốn ghép và đánh dấu phần trống và lỗ trống. - Ghép mộng gỗ: + Nối hai tấm gỗ với nhau. Điều này sẽ khó hơn một chút vì rãnh và rãnh đối phương cần phải khớp với nhau. - Đóng mộng gỗ: + Lấy một chiếc búa vừa tay và đóng lại các mảnh gỗ vào nhau sau khi các mảnh gỗ đã khít với nhau. + Những mảnh gỗ này sẽ cực kỳ vững chắc và không thể bị tách ra bởi sức lực của con người. 7. Làm gờ và chặt tai khuôn cửa - Chuẩn bị thiết bị chặn khuôn cửa, bắt vít và khoan lỗ chặn cửa 8. Lắp ghép sản phẩm - Chuẩn bị: + Xác định sản phẩm bạn muốn lắp ghép và thu thập tất cả các bộ phận cần thiết. - Sắp xếp bộ phận: + Sắp xếp các bộ phận theo thứ tự để dễ dàng tiến hành lắp ghép. + Đảm bảo bạn có đủ công cụ và vật liệu cần thiết. - Lắp ghép: + Theo từng bước hướng dẫn, lắp ghép từng bộ phận vào vị trí của chúng. + Kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo mọi thứ đang được lắp đúng cách. + Nếu có vấn đề gì, hãy kiểm tra lại hướng dẫn hoặc tìm kiếm trực tuyến để tìm giải pháp. - Kiểm tra hoàn thành: + Sau khi lắp ghép xong, kiểm tra sản phẩm để đảm bảo nó hoạt động đúng cách và an toàn. ❖ TÓM TẮT BÀI 1 Trong bài này, một số nội dung chính được giới thiệu: 1. Cấu tạo khuôn cửa kép 2. Đọc bản vẽ, lập bảng thống kê pha cắt gỗ 3. Chọn gỗ và pha gỗ 4. Bào gỗ 5. Lấy mực 12
- 6. Gia công lỗ mộng và lá mộng 7. Làm gờ và chặt tai khuôn cửa 8. Lắp ghép sản phẩm ❖ CÂU HỎI BÀI 1 Câu 1. Mội học sinh thực hành gia công khuôn cửa đơn, cửa kép Câu 2: Nêu cấu tạo của khuôn cửa đơn, khuôn cửa kép 13
- BÀI 2. LÀM CON SONG, LẬP LÀ ❖ GIỚI THIỆU BÀI 2 Bài này giới thiệu về các yêu cầu kỹ thuật về con song, lập là ❖ MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: - Đọc được bản vẽ kỹ thuật xây dựng - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật về con song, lập là - Mô tả được cấu tạo của con song, lập là - Trình bày được qui trình các bước gia công con song, lập là ➢ Về kỹ năng: - Thống kê, tính toán vật liệu chính xác - Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ lấy mực, pha phôi, máy khoan... - Vạch mực và lấy mực khoảng cách các con song chính xác - Gia công và lắp dựng được con song, lập là đúng trình tự đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. - Có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: xưởng thực hành - Trang thiết bị máy móc: Máy cưa đĩa cầm tay, máy cưa đĩa đặt cố định, máy cưa vòng lượn, đồ bảo hộ lao động - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Các mẫu gỗ, nhóm gỗ, Giấy vạch, nguyên liệu mẫu vạch, các chất xử lý gỗ. - Các điều kiện khác: thư viện ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung: 14
- ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình) ✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 15
- ❖ NỘI DUNG BÀI 2 1. Cấu tạo con song, lập là - Cánh cửa: Đây là phần cuối cùng của cửa gỗ. Cánh cửa được liên kết với khung cửa thông qua bản lề. Hiện nay, có nhiều chất liệu để tạo cánh cửa gỗ, bao gồm gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên - Khung cửa (khuôn cửa): Khung cửa bao quanh cánh cửa và tiếp giáp với tường. Nó đảm bảo sự chắc chắn cho cánh cửa và thường được gắn chặt với tường bằng keo hoặc ốc vít. Khi kết hợp với bản lề, khung cửa giúp cho cánh cửa đóng mở dễ dàng hơn - Nẹp cửa (phào cửa): Nẹp cửa bao bọc bên ngoài khung cửa và che phủ khe hở giữa phần khuôn cửa và bức tường. Chức năng của nẹp cửa là mang đến tính thẩm mỹ cao cho cánh cửa 2. Đọc bản vẽ, lập bảng thống kê pha cắt gỗ - Đọc sơ đồ hình học của kết cấu: Xem xét hình dạng và kích thước của các phần gỗ trong kết cấu. - Đọc hình biểu diễn cấu tạo của kết cấu: Tìm hiểu cách các phần gỗ được ghép nối và hỗ trợ lẫn nhau. - Đọc các nút của kết cấu: Xem xét các điểm nối, góc cắt, và chi tiết khác trong kết cấu. - Xem bảng kê vật liệu: Kiểm tra danh sách vật liệu và số lượng cần thiết cho việc sản xuất kết cấu gỗ 3. Chọn gỗ và pha gỗ - Loại gỗ: Chọn loại gỗ phù hợp với mục đích sử dụng. Có nhiều loại gỗ như dầu, sồi, thông, gỗ cứng, và gỗ mềm. Mỗi loại có đặc điểm riêng về màu sắc, độ cứng, và khả năng chống mục nát. - Màu sắc: Nếu bạn muốn thay đổi màu sắc của gỗ, bạn có thể sử dụng sơn hoặc chất bảo vệ gỗ. Trước khi pha màu, hãy thử trên một mẫu gỗ nhỏ để kiểm tra kết quả. - Pha gỗ: Khi pha gỗ, bạn có thể sử dụng các chất pha như dầu linh hoạt, dầu lanh, hoặc sơn. 4. Bào gỗ - Chuẩn bị bào gỗ: Đảm bảo lưỡi bào sắc và cài đặt đúng cách. Điều chỉnh độ dày cắt tùy thuộc vào loại gỗ và công việc bạn đang thực hiện. - Bào theo hướng sợi gỗ: Bào theo hướng song song với sợi gỗ để đạt được bề mặt mịn và tránh gây rách sợi gỗ. 5. Lấy mực - Chuẩn bị mực gỗ: Sử dụng mực gỗ chất lượng tốt và đảm bảo lưỡi bút hoặc cây bút chì sắc. - Thử nghiệm trên mẫu gỗ: Trước khi áp dụng lên dự án thực tế, hãy thử nghiệm mực trên một mẫu gỗ nhỏ để kiểm tra màu sắc và độ bám dính. 16
- - Áp dụng mực lên bề mặt gỗ: Dùng bút hoặc cây bút chì để vẽ hoặc viết trên bề mặt gỗ. Đảm bảo đang áp dụng đều và không bị lem. 6. Khoan lỗ mộng lập là - Đục mộng gỗ: + Lựa chọn những tấm gỗ thẳng, mặt phẳng giống như hình vuông hoặc hình chữ nhật là tốt nhất. + Tránh sử dụng những tấm gỗ có độ cong nếu kỹ năng của bạn chưa được hoàn thiện. + Chọn hai tấm gỗ mà bạn muốn liên kết với nhau. + Đặt chúng kề nhau ở vị trí muốn ghép và đánh dấu phần trống và lỗ trống. - Ghép mộng gỗ: Nối hai tấm gỗ với nhau. Điều này sẽ khó hơn một chút vì rãnh và rãnh đối phương cần phải khớp với nhau. - Đóng mộng gỗ: + Lấy một chiếc búa vừa tay và đóng lại các mảnh gỗ vào nhau sau khi các mảnh gỗ đã khít với nhau. + Những mảnh gỗ này sẽ cực kỳ vững chắc và không thể bị tách ra bởi sức lực của con người. 7. Lắp ghép sản phẩm - Chuẩn bị: + Xác định sản phẩm bạn muốn lắp ghép và thu thập tất cả các bộ phận cần thiết. - Sắp xếp bộ phận: + Sắp xếp các bộ phận theo thứ tự để dễ dàng tiến hành lắp ghép. + Đảm bảo bạn có đủ công cụ và vật liệu cần thiết. - Lắp ghép: + Theo từng bước hướng dẫn, lắp ghép từng bộ phận vào vị trí của chúng. + Kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo mọi thứ đang được lắp đúng cách. + Nếu có vấn đề gì, hãy kiểm tra lại hướng dẫn hoặc tìm kiếm trực tuyến để tìm giải pháp. - Kiểm tra hoàn thành: + Sau khi lắp ghép xong, kiểm tra sản phẩm để đảm bảo nó hoạt động đúng cách và an toàn. 8. Lắp đặt vào công trình 17
- - Chuẩn bị cửa và khung: Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng cánh cửa và khung cửa đã được chuẩn bị sẵn. Kiểm tra kỹ càng để đảm bảo chúng không bị hỏng hoặc biến dạng. - Đo và đánh dấu vị trí: Đo kỹ vị trí lắp đặt cửa trên tường. Sử dụng thước đo và bút chì để đánh dấu vị trí của khung cửa trên tường. - Lắp khung cửa: Đặt khung cửa vào vị trí đã đánh dấu. Sử dụng keo hoặc ốc vít để gắn khung cửa chặt vào tường. - Lắp cánh cửa: Gắn cánh cửa vào khung bằng bản lề. Đảm bảo cánh cửa đóng mở mượt mà và không bị kẹt. - Kiểm tra và điều chỉnh: Kiểm tra cửa sau khi lắp đặt xong. Đảm bảo rằng nó đóng mở dễ dàng và không có lỗi gì. - Lắp nẹp cửa: Cuối cùng, gắn nẹp cửa (phào cửa) vào xung quanh khung cửa để che phủ khe hở giữa cửa và tường. ❖ TÓM TẮT BÀI 2 Trong bài này, một số nội dung chính được giới thiệu: 1. Cấu tạo con song, lập là 2. Đọc bản vẽ, lập bảng thống kê pha cắt gỗ 3. Chọn gỗ và pha gỗ 4. Bào gỗ 5. Lấy mực 6. Khoan lỗ mộng lập là 7. Lắp ghép sản phẩm 8. Lắp đặt vào công trình ❖ CÂU HỎI BÀI 2 Câu 1. Mỗi học sinh thực hiện làm con song lập là. Câu 2: Nêu qui trình các bước gia công con song, lập là 18
- BÀI 3. LÀM CỬA VÁN GHÉP ❖ GIỚI THIỆU BÀI 3 Bài này giới thiệu về các yêu cầu kỹ thuật về cửa ván ghép ❖ MỤC TIÊU BÀI 3 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: - Đọc được bản vẽ kỹ thuật xây dựng - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật về cửa ván ghép - Mô tả được cấu tạo của cửa ván ghép - Trình bày được qui trình các bước gia công cửa ván ghép ➢ Về kỹ năng: - Thống kê, tính toán vật liệu chính xác - Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ lấy mực, pha phôi, gia công mặt phẳng, làm mộng - Gia công và lắp dựng được cửa ván ghép đúng trình tự đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. - Có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 3 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: xưởng thực hành - Trang thiết bị máy móc: Máy cưa đĩa cầm tay, máy cưa đĩa đặt cố định, máy cưa vòng lượn, đồ bảo hộ lao động - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Các mẫu gỗ, nhóm gỗ, Giấy vạch, nguyên liệu mẫu vạch, các chất xử lý gỗ. - Các điều kiện khác: thư viện ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức 19
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn