Giáo trình Lắp đặt mạch điện máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 7
download
Giáo trình "Lắp đặt mạch điện máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng)" biên soạn với mục tiêu giúp người học phân tích nguyên lý làm việc của sơ đồ làm cơ sở cho việc phát hiện hư hỏng và chọn phương án sửa chữa; có kỹ năng lắp đặt, sửa chữa các mạch điện máy công cụ;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt mạch điện máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN MÁY CÔNG CỤ NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 1 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên/ học sinh nghề Cơ điện tử và làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên của trường. Giáo trình Lắp đặt mạch điện máy công cụ được biên soạn dựa trên chương trình mô đun (MĐ13) Lắp đặt mạch điện máy công cụ trong chương trình đào tạo nghề Cơ điện tử trình độ Cao đẳng của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Đây là mô đun chuyên ngành được giảng dạy sau khi sinh viên đã được đào tạo về điện cơ bản, mạch điện máy công nghiệp. Nội dung của giáo trình bao gồm 8 bài: Bài 1: Khảo sát các khí cụ điện cơ bản Bài 2: Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc mở máy trực tiếp Bài 3: Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc mở máy gián tiếp Bài 4: Lắp ráp mạch điện điều khiển hãm động cơ KĐB 3 pha Bài 5: Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to dây quấn Bài 6: Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ một chiều Trong quá trình biên soạn tác giả đã sử dụng tài liệu tham khảo một số tài liệu giảng dạy về điều khiển động cơ. Bình Định, ngày … tháng … năm 2018
- 2 MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 2 BÀI 1: KHẢO SÁT CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN CƠ BẢN 6 1.1. Khảo sát khí cụ điện bảo vệ 6 1.1.1. Khái quát và công dụng 6 1.1.2. Trình tự thực hiện 7 1.1.3. Thực hành 7 1.2. Khảo sát khí cụ điện điều khiển 7 1.2.1. Khái quát và công dụng 7 1.2.2. Trình tự thực hiện 12 1.2.3. Thực hành 12 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP 12 BÀI 2: LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA RÔ TO LỒNG SÓC MỞ MÁY TRỰC TIẾP 13 2.1. Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ kđb 3 pha rô to lồng sóc mở máy trực tiếp quay một chiều 13 2.1.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của mạch điện 13 2.1.2. Trình tự thực hiện 14 2.1.3. Thực hành 15 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 15 2.2. Lắp ráp mạch điện điều khiển mở máy trực tiếp động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc đảo chiều gián tiếp 15 2.2.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của mạch điện 15 2.2.2. Trình tự thực hiện 16 2.2.3. Thực hành 17 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 17 2.3. Lắp ráp mạch điện điều khiển mở máy trực tiếp động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc đảo chiều trực tiếp 17 2.3.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của mạch điện 17 2.3.2. Trình tự thực hiện 18 2.3.3. Thực hành 19 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 19
- 3 2.4. Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc tự động giới hạn hành trình 19 2.4.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của mạch điện 19 2.4.2. Trình tự thực hiện 20 2.4.3. Thực hành 21 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 21 BÀI 3: LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA RÔ TO LỒNG SÓC MỞ MÁY GIÁN TIẾP 22 3.1. Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ kđb 3 pha rô to lồng sóc mở máy gián tiếp 22 3.1.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của mạch điện 22 3.1.2. Trình tự thực hiện 23 3.1.3. Thực hành 24 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 24 3.2. Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc mở máy Sao làm việc Tam giác 24 3.2.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển và động lực 24 3.2.2. Trình tự thực hiện 25 3.2.3. Thực hành 26 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 26 BÀI 4: LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN HÃM ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA 27 4.1. Lắp ráp mạch điện điều khiển hãm động năng 27 4.1.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển và động lực 27 4.1.2. Trình tự thực hiện 27 4.1.3. Thực hành 28 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 29 4.2. Lắp ráp mạch điện hãm dùng nam châm, má phanh 29 4.2.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển và động lực 29 4.2.2. Trình tự thực hiện 29 4.2.3. Thực hành 30 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 30 BÀI 5. LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA RÔ TO DÂY QUẤN 31 5.1. Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to dây quấn mở máy qua hai cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian, quay một chiều 31 5.1.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển và động lực 31
- 4 5.1.2. Trình tự thực hiện 32 5.1.3. Thực hành 33 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 33 5.2. Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to dây quấn mở máy qua hai cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian, đảo chiều quay 33 5.2.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển và động lực 33 5.2.2. Trình tự thực hiện 34 5.2.3. Thực hành 35 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 35 BÀI 6: LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU 36 6.1. Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ một chiều mở máy qua hai cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian, quay một chiều 36 6.1.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển và động lực 36 6.1.2. Trình tự thực hiện: 37 6.1.3. Thực hành 38 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 38 6.2. Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ một chiều mở máy qua hai cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian, đảo chiều quay 38 6.2.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển và động lực 38 6.2.2. Trình tự thực hiện: 39 6.2.3. Thực hành 40 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 40 Tài liệu tham khảo 41
- 5 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp đặt mạch điện máy công cụ Mã mô đun: MĐ13 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (LT: 30 giờ; TH: 60 giờ, KT: 02 giờ) Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun này cần phải học sau khi đã học xong các mô-đun kỹ thuật điện – điện tử - Tính chất: Là cơ sở học môn PLC cơ bản, điều khiển điện khí nén... - Ý nghĩa và vai trò: Quyết định hình thành kỹ năng làm tiền đề học các kỹ năng cao hơn. Mục tiêu mô đun - Kiến thức: + Phân tích nguyên lý làm việc của sơ đồ làm cơ sở cho việc phát hiện hư hỏng và chọn phương án sửa chữa. - Kỹ năng: + Lắp đặt, sửa chữa các mạch điện máy công cụ + Vận hành mạch theo nguyên tắc, theo qui trình đã định. Lập kế hoạch bảo trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thể hiện tính vận dụng linh hoạt và sáng tạo. + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung mô đun Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT 1. Bài 1: Khảo sát các khí cụ điện cơ bản 6 2 4 0 Bài 2: Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 2. 27 8 18 1 pha roto lồng sóc mở máy trực tiếp Bài 3: Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 3. 15 6 9 0 pha roto lồng sóc mở máy gián tiếp Bài 4: Lắp ráp mạch điện điều khiển hãm động cơ 4. 10 3 7 0 KĐB 3 pha Bài 5: Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 5. 16 5 11 0 pha rô to dây quấn Bài 6: Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ một 6. 16 6 9 1 chiều Tổng cộng 90 30 58 02
- 6 BÀI 1: KHẢO SÁT CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN CƠ BẢN Mã bài: MĐ 13-01 Thời gian: 06 giờ (LT: 01; TH: 03; Tự học: 02) Giới thiệu Trong bài này học viên biết các phần tử được sử dụng trong các mạch điện máy công cụ (thiết bị bảo vệ, thiết bị điều khiển, …) Mục tiêu của bài - Chọn các khí cụ điện đúng; - Sửa chữa được hư hỏng thông thường của các khí cụ điện điều khiển; - Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm. Nội dung chính: 1.1. Khảo sát khí cụ điện bảo vệ 1.1.1. Khái quát và công dụng Khí cụ điện (KCĐ) là những thiết bị dùng để đóng ngắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong các trường hợp sự cố. Khí cụ điện có nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích thước khác nhau, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khí cụ điện dùng để bảo vệ, đo lường, đóng cắt… 1.1.1.1. Áp tô mát Aptomat là tên thường gọi của thiết bị đóng cắt tự động. Trong tiếng Anh thiết bị đóng cắt là Circuit Breaker (viết tắt là CB). Aptomat có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện. Một số dòng Aptomat có thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là aptomat chống rò hay aptomat chống giật. Cấu tạo. Aptomat (MCB hay MCCB) thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang). Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính. Nguyên lý hoạt động của Aptomat:
- 7 Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút. Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt. 1.1.1.2. Rơ le nhiệt Khái niệm và công dụng Rơ le nhiệt là một loại khí cụ điện để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường kết hợp với Công tăc tơ. Nó được dùng ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50Hz. Một số kết cấu mới của rơ le nhiệt có dòng điện định mức đến 150A, có thể dùng ở lưới điện một chiều có điện áp đến 440V. Rơ le nhiệt được đặt trong tủ điện, trên bảng điện, trước hoặc sau bộ phận bắt dây dẫn. Rơ le nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính nhiệt lớn, phải có thời gian để phát nóng. Do đó nó chỉ tác động sau vài giây đến vài phút khi bắt đầu có sự cố. Vì vậy nó không thể dùng để bảo vệ ngắn mạch. Thường khi dùng rơ le nhiệt bảo vệ quá tải, ta phải dùng kèm cầu chì loại "aM" để bảo vệ ngắn mạch. Nguyên lý làm việc Nguyên lý chung của rơ le nhiệt là dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện. Ngày nay người ta ứng dụng rộng rãi rơ le nhiệt có phiến kim loại kép. Nguyên lý tác dụng của loại rơ le này là dựa trên sự khác nhau về hệ số giãn nở dài của hai kim loại khi bị đốt nóng. Do đó, phần tử cơ bản của rơ le này là phiến kim loại kép có cấu tạo từ hai tấm kim loại. Một tấm là invar (H36 có 36% Ni, 64% Fe), có hệ số giãn nở dài bé và một tấm khác thường là đồng thau (hoặc thép Crôm - Niken), có hệ số giãn nở dài lớn (thường lớn hơn 20 lần). Hai tấm kim loại này được ghép chặt với hai bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn để tạo thành một phiến. Ta gọi nó là phần tử đốt nóng hay lưỡng kim nhiệt. Khi quá tải, dòng điện phụ tải qua phần tử đốt nóng tăng lên, nhiệt độ của phần tử đốt nóng sẽ nung nóng phiến kim loại kép. Do độ giản nở nhiệt khác nhau, mà lại bị gắn chặt hai đầu nên thanh kim loại kép sẽ bị uốn cong về phía thanh kim loại có độ giản nở nhỏ. Sự phát nóng có thể do dòng điện trực tiếp đi qua phiến kim loại hoặc gián tiếp qua điện trở đốt nóng đặt bao quanh phiến kim loại. 1.1.2. Trình tự thực hiện Bước 1: Chuẩn bị khí cụ điện bảo vệ Bước 2: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật Bước 3: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của các khí cụ điện Bước 4: Đo, kiểm tra tiếp xúc các tiếp điểm 1.1.3. Thực hành - Thời gian thực hiện 30 phút/ 1 người học - Mỗi người học thực hiện trên một khí cụ điện 1.2. Khảo sát khí cụ điện điều khiển 1.2.1. Khái quát và công dụng
- 8 - Khí cụ điện phải có khả năng ổn định nhiệt và ổn định điện động. Vật liệu phải có khả năng chịu nóng tốt và cường độ cơ khí cao vì khi xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải dòng điện lớn có thể gây ra hư hỏng cho khí cụ. - Vật liệu cách điện phải tốt để khi xảy ra quá áp trong phạm vi cho phép cách điện không bị chọc thủng. - Khí cụ điện phải đảm bảo làm việc chính xác, an toàn, xong phải gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ gia công, lắp đặt, kiểm tra sửa chữa. 1.2.1.1. Công tắc hành trình Giới thiệu dạng ngoài và cấu tạo trong của vài loại công tắc hành trình cỡ nhỏ: + Cấu tạo trong: giống như nút nhấn liên động, gồm một cặp tiếp điểm thường đóng và một cặp tiếp điểm thường mở, cơ cấu truyền động. + Công dụng: công tắc hành trình dùng để đóng gắt mạch điện điều khiển trong truyền động điện, tự động hóa... Tuỳ thuộc vị trí cữ gạt ở các cơ cấu chuyển đổi cơ khí nhằm tự động điều khiển hành trình làm việc hay tự động gắt điện ở cuối hành trình để đảm bảo an toàn. 1.2.1.2. Nút nhấn Định nghĩa Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển, là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác nhau, các dụng cụ báo hiệu.... Ký hiệu a. Nút nhấn đơn b. Nút nhấn liên động Thường mở Thường đóng Công dụng - Nút nhấn dùng để phát tín hiệu cho các bộ phận chấp hành là các khí cụ điện. - Nút nhấn dùng để thay đổi chế độ làm việc của các hệ thống điện. - Nút nhấn dùng để thông báo tin tức. Nút nhấn có 2 chế độ làm việc trên mạch điện: duy trì và không duy trì. + Duy trì: các thiết bị sẽ tự động làm việc khi ta tác động ngắn vào nút nhấn (tác động xong rồi bỏ tay ra khỏi nút nhấn). Phải phối hợp với rơ le trung gian hay công tăc tơ. + Không duy trì: các thiết bị chỉ làm việc khi nào có tay của ta tác động vào và giử luôn trên nút nhấn. Khi ta bỏ tay ra khỏi nút nhấn thì thiết bị sẽ dừng.
- 9 Nút nhấn được gắn liền trên các bảng điều khiển, với máy hoặc để cách biệt khi cần điều khiển từ xa. Nút nhấn được chế tạo làm việc nơi không ẩm ướt, không có khí ăn mòn hóa học, không có bụi. Nguyên lý làm việc Đối với nút nhấn thường mở: khi có lực tác động vào nút nhấn, tiếp điểm động sẽ thay đổi trạng thái từ mở sang đóng (tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh) tạo thành mạch kín để phát tín hiệu điều khiển tới thiết bị điện. Khi không còn lực tác động thì nó trở lại trạng thái ban đầu. Đối với nút nhấn thường đóng: khi có lực tác động vào nút nhấn, tiếp điểm động sẽ thay đổi trạng thái từ đóng sang mở (rời khỏi tiếp điểm tĩnh) tạo thành mạch hở để ngắt tín hiệu điều khiển 1 thiết bị điện. Khi không còn lực tác động thì nó trở lại trạng thái ban đầu. Đối với nút nhấn liên động: khi có lực tác động vào nút nhấn, tiếp điểm thường đóng thay đổi trạng thái từ đóng sang mở, sau đó tiếp điểm thường mở thay đổi trạng thái từ mở sang đóng (tiếp điểm thường đóng mở trước, sau đó tiếp điểm thường mở mới đóng lại). Khi không còn lực tác động thì nó sẽ trở lại trạng thái ban đầu. 1.2.1.3. Công tắc tơ Khái quát Công tắc tơ là một loại khí cụ điện đóng cắt hạ áp dùng để khống chế tự động và điều khiển từ xa các thiết bị điện có điện áp 500V và dòng điện 600A với sự hỗ trợ của nút ấn. Công tắc tơ có 2 trạng thái: đóng và cắt, có số lần đóng cắt lớn, tần số đóng cắt cao có thể tới 1500 lần /giờ. Công tắc tơ có thể chia thành nhiều loại: - Theo nguyên lý truyền động có công tắc tơ: điện từ, khí ép, thủy lực (thông dụng là kiểu điện từ). - Theo nguyên lý dòng điện có công tắc tơ: một chiều, xoay chiều. Cấu tạo - Mạch từ: là các lõi thép có hình dạng EI hoặc chữ UI. Nó gồm những lá tôn silic, có chiều dầy 0,35mm hoặc 0,5mm ghép lại để tránh tổn hao dòng điện xoáy. Mạch từ thường chia làm hai phần, một phần được kẹp chặt cố định (phần tĩnh), phần còn lại là nắp (phần động) được nối với hệ thống tiếp điểm qua hệ thống tay đòn. - Cuộn dây: cuộn dây có điện trở rất bé so với điện kháng. Dòng điện trong cuộn dây phụ thuộc vào khe hở không khí giữa nắp và lõi thép cố định. Vì vậy, không được phép cho điện vào cuộn dây khi nắp mở. Cuộn dây có thể làm việc tin cậy (hút phần ứng) khi điện áp cung cấp cho nó nằm trong phạm vi (85-100)% Uđm . - Hệ thống tiếp điểm: Theo khả năng dòng tải: * Tiếp điểm chính: chỉ có ở công tắc tơ chính, 100% là tiếp điểm thường mở, làm việc ở mạch động lực, vì thế dòng điện đi qua rất lớn (10 ÷ 2250)A. * Tiếp điểm phụ: có cả thường đóng và thường mở, dòng điện đi qua các tiếp điểm này nhỏ chỉ từ 1A đến khoảng 10A, làm việc ở mạch điều khiển. Theo nhiệm vụ làm việc: * Tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở - Cơ cấu truyền động: phải có kết cấu sao cho giảm được thời gian thao tác đóng ngắt tiếp điểm, nâng cao lực ép tiếp điểm và giảm được tiếng va dập. Phân lọai
- 10 + Theo nguyên lý truyền động có: công tắc tơ kiểu điện từ, kiểu hơi ép, kiểu thuỷ lực. Thường gặp công tắc tơ kiểu điện từ. Công tắc tơ kiểu điện từ có hai lọai: - Công tắc tơ chính: có 3 tiếp điểm chính còn lại là tiếp điểm phụ. - Công tắc tơ phụ: Chỉ có tiếp điểm phụ (không có tiếp điểm chính). + Theo dạng dòng điện ta có: công tắc tơ điện một chiều, công tắc tơ điện xoay chiều + Theo kết cấu ta có: công tắc tơ dùng ở nơi hạn chế chiều cao (ở bảng điện gầm xe) và ở nơi hạn chế chiều rộng (buồng tàu điện). Các yêu cầu cơ bản + Điện áp định mức: Uđm là điện áp mạch điện tương ứng với tiếp điểm chính phải đóng cắt. Điện áp định mức có: 110V, 220V, 440V DC và 127V, 220V, 380V và 500V AC. Cuộn dây hút có thể làm việc bình thường ở điện áp giới hạn (85% -105%) điện áp định mức của cuộn dây. + Dòng điện định mức: là dòng điện định mức đi qua tiếp điểm chính. Thời gian công tắc tơ ở trạng thái đóng không quá 8 giờ. Dòng điện định mức công tắc tơ hạ áp thông dụng có các cấp : 10, 20, 25, 40, 60, 75, 100, 150, 250, 300, 600A (nếu công tắc tơ đặt trong tủ hoặc làm việc dài hạn dòng điện cho phép thấp hơn Iđm từ (10- 15)% vì làm mát kém. + Khả năng cắt đóng: là dòng điện định mức đi qua tiếp điểm chính khi cắt và khi đóng (4 - 7)Iđm động cơ rô to lồng sóc và 10*Iđm đối với phụ tải điện cảm. + Tuổi thọ công tắc tơ: được tính bằng số lần đóng cắt, sau số lần đóng cắt đó công tắc tơ không dùng được nữa. - Độ bền cơ: số lần đóng cắt không tải (10 - 20) triệu lần thao tác. - Độ bền điện: số lần đóng cắt tiếp điểm có tải 1 triệu lần. + Tần số thao tác: số lần đóng cắt công tắc tơ trong một giờ có các cấp: 30, 100, 150, 300, 600, 1200 - 1500 lần/giờ. + Tính ổ định lực điện động: nghĩa là tiếp điểm chính của nó cho phép dòng điện lớn nhất đi qua mà không bị lực điện động làm tách rời tiếp điểm (dòng điện thử = 10* Iđm). + Tính ổ định nhiệt: nghĩa là khi có dòng ngắn mạch chạy qua trong một thời gian cho phép, các tiếp điểm không bị cháy hoặc bị dính lại. Ký hiệu: Cuộn dây: Tiếp điểm chính: Thường được ký hiệu bởi 1 ký số: Các ký số đó là: 1 - 2; 3 - 4; 5 - 6. Trong công tắc tơ chính, 3 tiếp điểm đầu tiên bên tay trái luôn luôn là tiếp điểm chính, những tiếp điểm còn lại là tiếp điểm phụ. Tiếp điểm phụ: Thường được ký hiệu bởi 2 ký số: - Ký số thứ nhất: Chỉ vị trí tiếp điểm (số thứ tự, đánh từ trái sang). - Ký số thứ hai: Chỉ vai trò tiếp điểm:
- 11 + 1 - 2 (NC): Thường đóng. + 3 - 4 (NO): Thường mở. Nguyên lý làm việc: Sự làm việc của công tắc tơ điện từ dựa trên nguyên tắc lực điện từ, khi ta cung cấp một điện áp U = (85 ÷ 100)% Uđm vào cuộn dây, nó sẽ sinh ra từ trường, từ trường này sẽ tạo ra lực từ có lực lớn hơn lực kéo lò xo của hệ thống truyền động. Nó sẽ hút lõi sắt phần động để khép kín mạch từ. Hệ thống tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái. Nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là đóng thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ mở ra. Ngược lại, nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là mở thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ đóng lại. 1.2.1.4. Rơle thời gian Rơle thời gian là một khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, với vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển theo thời gian định trước. Rơle thời gian gồm: Mạch từ của nam châm điện, bộ định thời gian làm bằng linh kiện điện tử, hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ (5A), vỏ bảo vệ các chân ra tiếp điểm. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng khi lắp ráp hệ thống mạch điều khiển truyền động, ta có hai loại Rơle thời gian: Rơle thời gian ON DELAY, Rơle thời gian OFF DELAY. Nguyên tắc hoạt động Rơle thời gian ON DELAY Ký hiệu: Cuộn dây Điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây Rơle thời gian được ghi trên nhãn, thông thường 110V, 220V... - Hệ thống tiếp điểm: Tiếp điểm tác động không tính thời gian: Tiếp điểm này hoạt động tương tự các tiếp điểm của Rơle trung gian. + Thường đóng: + Thường mở: * Tiếp điểm tác động có tính thời gian: + Tiếp điểm thườngTiếp điểm thường đóng, mở chậm, đóng nhanh + Tiếp điểm thường đóng, mở chậm, đóng nhanh: Nguyên lý hoạt động: Khi cấp nguồn vào cuộn dây của Rơle thời gian ON DELAY, các tiếp điểm tác động không tính thời gian chuyển đổi trạng thái tức thời (thường đóng hở ra, thường hở đóng lại), các tiếp điểp tác động có tính thời gian không đổi. Sau khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển trạng thái và duy trì trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tức thời trở về trạng thái ban đầu. Sau đây là sơ đồ chân của Rơle thời gian ON DELAY: Rơle thời gian OFF DELAY
- 12 Nguyên lý hoạt động: Khi cấp nguồn vào cuộn dây của Rơle thời gian OFF DELAY, các tiếp điểm tác động tức thời và duy trì trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn voà cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tác động không tính thời gian trở vể trạng thái ban đầu. Tiếp sau đó một khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu. 1.2.2. Trình tự thực hiện Bước 1: Chuẩn bị khí cụ điện điều khiển, đồng hồ VOM Bước 2: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật Bước 3: Xác định tiếp điểm thường đóng và thường mở Bước 4: Dùng đồng hồ VOM kiểm tra trạng thái của các tiếp điểm 1.2.3. Thực hành - Thời gian thực hiện 30 phút/ 1 người học - Mỗi người học thực hiện trên một khí cụ điện CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP 1. Trình bày nguyên lý làm việc của contactor 2. Trình bày nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian on delay 3. Phân biệt sự khác nhau giữa rơ le thời gian on delay và rơ le thời gian off delay.
- 13 BÀI 2: LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA RÔ TO LỒNG SÓC MỞ MÁY TRỰC TIẾP Mã bài: MĐ13-02 Thời gian: 27 giờ (LT: 03; TH: 08; Tự học: 15; KT: 01) Giới thiệu Trong bài học viên sử dụng nút nhấn, công tắc tơ để điều khiển động cơ điện không đồng bộ xoay chiều 3 pha không đảo chiều. Mục tiêu - Đọc, vẽ và phân tích các sơ đồ mạch điều khiển dùng rơle công tắc tơ dùng trong điều khiển động cơ 3 pha theo yêu cầu; - Lắp đặt, sửa chữa được mạch điều khiển trên bảng thực hành đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp; - Xác định chính xác các lỗi chương trình bảo đảm thiết bị làm việc an toàn; - Tuân thủ trình tự, quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính 2.1. Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc mở máy trực tiếp, quay một chiều 2.1.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của mạch điện 2.1.1.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển và mạch điện động lực Hình 2.1. Mạch điện điều khiển mở máy trực tiếp động cơ 2.1.1.2. Nguyên lý hoạt động Đóng cầu dao CD cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển. Ấn nút mở máy M(3,5) cuộn dây của khởi động từ K(5,4) có điện nên các tiếp điểm K ở mạch động lực đóng lại, ĐKB được nối nguồn và bắt đầu hoạt động. Khi đó tiếp điểm K(3,5) cũng đóng lại để duy trì nguồn cung cấp cho cuộn dây K (dòng điện đi theo đường 1;D; K(3,5); K(5,4); RN (4,2). Dừng máy thì ấn nút D (1,3). Bảo vệ Ngắn mạch: Cầu chì 1CC và 2CC.
- 14 - Quá tải: Rơ-le nhiệt RN: Khi ĐKB bị quá tải, dòng điện tăng lên, phần tử đốt nóng tác động làm mở tiếp điểm RN (2,4) nên cuộn dây K (5,4) mất điện, các tiếp điểm K động lực mở ra, động cơ dừng. - Sụt áp: Trường hợp điện áp mạch động lực và mạch điều khiển bằng nhau (hoặc quan hệ với nhau theo một tỉ lệ nào đó) thì mạch điện sẽ bảo vệ được sụt áp. Do khi điện áp cấp cho mạch điều khiển sụt giảm thì cuộn dây K(5,4) không làm việc. - Chống tự động mở máy lại: Khi động cơ đang làm việc, nếu vì lý do nào đó bị mất nguồn cung cấp, động cơ ngưng hoạt động. Nếu sau đó nguồn điện bình thường trở lại thì động cơ cũng không tự động làm việc nếu ta chưa thao tác nút ấn M(3,5). Vì trước đó cuộn hút K(5,4) đã mất nguồn làm cho tiếp điểm duy trì K(3,5) đã mở ra nên mạch điều khiển vẫn còn ở trạng thái hở mạch. - Liên động: Tiếp điểm duy trì K(3,5). 2.1.2. Trình tự thực hiện Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và lựa chọn thiết bị, vật tư: Dụng cụ: Kìm (cắt, tuốt dây), tuốc nơ vít, đồng hồ VOM. Thiết bị: KĐT đơn, nút ấn đơn, động cơ 3 pha, cầu dao, cầu chì. Vật tư: Dây dẫn, ốc vít. Bước 2: Đấu nối mạch điều khiển, kiểm tra Đấu dây Đấu dây mạch điều khiển bắt đầu tiến hành đấu dây từ sau cầu chì bảo vệ, dây điều khiển đi ra luôn đấu sao cho dây dẫn là ngắn nhất nếu có thể mà không ảnh hưởng đến hoạt động của sơ đồ. Lưu ý: Mỗi vị trí của domino không nhiều hơn 2 đầu côt. Nếu vị trí domino có 2 đầu cốt thì đầu cốt thứ 1 đặt úp và đầu cốt thứ 2 đặt ngửa. Kiểm tra Mạch khởi động: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều khiển, ấn nút M nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì mạch tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sửa chữa: cố định 1 que đo tại 1 điểm, que đo còn lại di chuyển đến các điểm nối, tại điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm đó có sự cố, nếu dây đứt thì thay dây, nếu tiếp điểm không tiếp xúc thì sửa chữa lại tiếp điểm. Mạch duy trì: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều khiển, cưỡng ép contactor K, nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì mạch tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sửa chữa: cố định 1 que đo tại 1 đầu nút ấn M, que đo còn lại di chuyển đến các điểm nối của mạch duy trì, tại điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm đó có sự cố, nếu dây đứt thì thay dây, nếu tiếp điểm không tiếp xúc thì sửa chữa lại tiếp điểm. Dừng: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều khiển, ấn nút M, kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor, ấn nút D nếu kim chỉ R= ∞ thì mạch tốt, nếu kim vẫn chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì phải sửa chữa lại tiếp điểm D do bị dính. Bước 3: Đấu nối mạch động lực, kiểm tra Đấu dây Dùng dây dẫn 3 pha từ sau CD đầu vào 3 đầu của 3 tiếp điểm động lực (phía không có rơ le nhiệt) sau đó từ rơ le nhiệt nhiệt đầu vào 3 đầu dây của động cơ. Dùng đồng hồ VOM thang đo R để kiểm tra
- 15 Đặt các que đo vào các điểm trên cầu dao cưỡng ép contactor K, nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây stator của động cơ thì mạch tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sửa chữa: cố định 1 que đo tại 1 điểm, que đo còn lại di chuyển đến các điểm nối, tại điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm đó có sự cố, nếu dây đứt thì thay dây, nếu tiếp điểm không tiếp xúc thì sửa chữa lại tiếp điểm. Bước 4: Vận hành - Dùng đồng hồ đo kiểm tra điện áp nguồn cung cấp. - Nếu các điều kiện an toàn đã đảm bảo ta đóng điện cấp nguồn cho mạch điện vận hành. - Kiểm tra thiết bị hoạt động đúng theo yêu cầu của bài 2.1.3. Thực hành - Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc mở máy trực tiếp quay một chiều - Mỗi người học thực hành trên 1bảng - Thời gian thực hiện 3 giờ/ 1 người học CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Nêu nguyên lý hoạt động mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc mở máy trực tiếp quay một chiều. 2. Nêu trình tự lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc mở máy trực tiếp quay một chiều 2.2. Lắp ráp mạch điện điều khiển mở máy trực tiếp động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc đảo chiều gián tiếp 2.2.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của mạch điện 2.2.1.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển và mạch điện động lực Hình 2.2. Mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc đảo chiều quay gián tiếp
- 16 2.2.1.2. Nguyên lý hoạt động Đóng cầu dao CD và cấp nguồn cho mạch điều khiển: Mạch chuẩn bị làm việc. Nhấn nút MT(3,5), cuộn dây KT(7,4) có điện nên các tiếp điểm T ở mạch động lực đóng lại, động cơ quay theo chiều thuận. Khi đó tiếp điểm KT(3,5) cũng đóng lại để tự duy trì, đồng thời tiếp điểm KT(9,11) mở ra để cắt điện cuộn dây KN(11,4). Quá trình xảy ra tương tự khi ấn nút MN(3,9). Cuộn dây KN(11,4) được cấp nguồn, thứ tự pha đưa vào động cơ được hoán đổi nên động cơ sẽ quay ngược chiều với ban đầu. Lúc đó tiếp điểm KN(5,7) cũng mở ra và cuộn dây KT (7,4) được cô lập. Dừng máy thì ấn nút D(1,3). Chú ý là: phải dừng máy trước khi đảo chiều quay. 2.2.2. Trình tự thực hiện Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và lựa chọn thiết bị, vật tư: Dụng cụ: Kìm (cắt, tuốt dây), tuốc nơ vít, đồng hồ VOM. Thiết bị: KĐT đơn, nút ấn đơn, động cơ 3 pha, cầu dao, cầu chì. Vật tư: Dây dẫn, ốc vít. Bước 2: Đấu nối mạch điều khiển, kiểm tra Đấu dây Đấu dây mạch điều khiển bắt đầu tiến hành đấu dây từ sau cầu chì bảo vệ, dây điều khiển đi ra luôn đấu sao cho dây dẫn là ngắn nhất nếu có thể mà không ảnh hưởng đến hoạt động của sơ đồ. Lưu ý: Mỗi vị trí của domino không nhiều hơn 2 đầu côt. Nếu vị trí domino có 2 đầu cốt thì đầu cốt thứ 1 đặt úp và đầu cốt thứ 2 đặt ngửa. Kiểm tra Mạch khởi động: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều khiển, ấn nút M nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì mạch tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sửa chữa: cố định 1 que đo tại 1 điểm, que đo còn lại di chuyển đến các điểm nối, tại điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm đó có sự cố, nếu dây đứt thì thay dây, nếu tiếp điểm không tiếp xúc thì sửa chữa lại tiếp điểm. Mạch duy trì: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều khiển, cưỡng ép contactor K, nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì mạch tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sửa chữa: cố định 1 que đo tại 1 đầu nút ấn M, que đo còn lại di chuyển đến các điểm nối của mạch duy trì, tại điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm đó có sự cố, nếu dây đứt thì thay dây, nếu tiếp điểm không tiếp xúc thì sửa chữa lại tiếp điểm. Dừng: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều khiển, ấn nút M, kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor, ấn nút D nếu kim chỉ R= ∞ thì mạch tốt, nếu kim vẫn chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì phải sửa chữa lại tiếp điểm D do bị dính. Bước 3: Đấu nối mạch động lực, kiểm tra Đấu dây Dùng dây dẫn 3 pha từ sau CD đầu vào 3 đầu của 3 tiếp điểm động lực (phía không có rơ le nhiệt) sau đó từ rơ le nhiệt nhiệt đầu vào 3 đầu dây của động cơ. Dùng đồng hồ VOM thang đo R để kiểm tra Đặt các que đo vào các điểm trên cầu dao cưỡng ép contactor K, nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây stator của động cơ thì mạch tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sửa chữa: cố định 1 que đo tại 1 điểm, que đo còn lại di chuyển đến các điểm nối, tại điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm
- 17 đó có sự cố, nếu dây đứt thì thay dây, nếu tiếp điểm không tiếp xúc thì sửa chữa lại tiếp điểm. Bước 4: Vận hành - Dùng đồng hồ đo kiểm tra điện áp nguồn cung cấp. - Nếu các điều kiện an toàn đã đảm bảo ta đóng điện cấp nguồn cho mạch điện vận hành. - Kiểm tra thiết bị hoạt động đúng theo yêu cầu của bài 2.2.3. Thực hành - Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc mở máy trực tiếp quay một chiều - Mỗi người học thực hành trên 1bảng - Thời gian thực hiện 3 giờ/ 1 người học CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Nêu nguyên lý hoạt động mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc mở máy trực tiếp đảo chiều gián tiếp. 2. Nêu trình tự lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc mở máy trực tiếp đảo chiều gián tiếp. 2.3. Lắp ráp mạch điện điều khiển mở máy trực tiếp động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc đảo chiều trực tiếp 2.3.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của mạch điện 2.3.1.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển và mạch điện động lực Hình 2.3. Mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc đảo chiều quay trực tiếp 3.3.1.2. Nguyên lý hoạt động Đóng cầu dao CD và cấp nguồn cho mạch điều khiển: Mạch chuẩn bị làm việc. Nhấn nút MT(5,7), cuộn dây KT(9,4) có điện nên các tiếp điểm KT ở mạch động lực đóng lại, động cơ quay theo chiều thuận. Khi đó tiếp điểm KT(3,5) cũng đóng lại để tự duy trì, đồng thời tiếp điểm KT(13,15) mở ra để cắt điện cuộn dây KN(15,4).
- 18 Quá trình đảo chiều quay xảy ra khi ấn nút MN(3,5). Cuộn dây KN(15,4) được cấp nguồn, thứ tự pha đưa vào động cơ được hoán đổi nên động cơ sẽ quay ngược chiều với ban đầu. Lúc đó tiếp điểm KN(7,9) cũng mở ra và cuộn dây KT (9,4) được cô lập. Dừng máy thì ấn nút D(1,3). 2.3.2. Trình tự thực hiện Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và lựa chọn thiết bị, vật tư: Dụng cụ: Kìm (cắt, tuốt dây), tuốc nơ vít, đồng hồ VOM. Thiết bị: KĐT đơn, nút ấn kép, động cơ 3 pha, cầu dao, cầu chì. Vật tư: Dây dẫn, ốc vít. Bước 2: Đấu nối mạch điều khiển, kiểm tra Đấu dây Đấu dây mạch điều khiển bắt đầu tiến hành đấu dây từ sau cầu chì bảo vệ, dây điều khiển đi ra luôn đấu sao cho dây dẫn là ngắn nhất nếu có thể mà không ảnh hưởng đến hoạt động của sơ đồ. Lưu ý: Mỗi vị trí của domino không nhiều hơn 2 đầu côt. Nếu vị trí domino có 2 đầu cốt thì đầu cốt thứ 1 đặt úp và đầu cốt thứ 2 đặt ngửa. Kiểm tra Mạch khởi động: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều khiển, ấn nút M nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì mạch tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sửa chữa: cố định 1 que đo tại 1 điểm, que đo còn lại di chuyển đến các điểm nối, tại điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm đó có sự cố, nếu dây đứt thì thay dây, nếu tiếp điểm không tiếp xúc thì sửa chữa lại tiếp điểm. Mạch duy trì: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều khiển, cưỡng ép contactor K, nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì mạch tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sửa chữa: cố định 1 que đo tại 1 đầu nút ấn M, que đo còn lại di chuyển đến các điểm nối của mạch duy trì, tại điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm đó có sự cố, nếu dây đứt thì thay dây, nếu tiếp điểm không tiếp xúc thì sửa chữa lại tiếp điểm. Dừng: Đặt 2 que đo vào 2 đầu dây nguồn của mạch điều khiển, ấn nút M, kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor, ấn nút D nếu kim chỉ R= ∞ thì mạch tốt, nếu kim vẫn chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây contactor thì phải sửa chữa lại tiếp điểm D do bị dính. Bước 3: Đấu nối mạch động lực, kiểm tra Đấu dây Dùng dây dẫn 3 pha từ sau CD đầu vào 3 đầu của 3 tiếp điểm động lực (phía không có rơ le nhiệt) sau đó từ rơ le nhiệt nhiệt đầu vào 3 đầu dây của động cơ. Dùng đồng hồ VOM thang đo R để kiểm tra Đặt các que đo vào các điểm trên cầu dao cưỡng ép contactor K, nếu kim chỉ thị giá trị điện trở cuộn dây stator của động cơ thì mạch tốt; Nếu kim chỉ R= ∞, ta phải chia mạch ra các đoạn để kiểm tra, sửa chữa: cố định 1 que đo tại 1 điểm, que đo còn lại di chuyển đến các điểm nối, tại điểm đo nào có R= ∞ thì tại điểm đó có sự cố, nếu dây đứt thì thay dây, nếu tiếp điểm không tiếp xúc thì sửa chữa lại tiếp điểm. Bước 4: Vận hành - Dùng đồng hồ đo kiểm tra điện áp nguồn cung cấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa mạch điện máy công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
63 p | 13 | 6
-
Giáo trình hướng dẫn ứng dụng bán kính khối lượng của các khối bán cầu có năng suất phân giải p1
5 p | 56 | 5
-
Giáo trình Điện cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
120 p | 15 | 5
-
Giáo trình Điện cơ bản - Chương trình đào tạo chất lượng cao (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
120 p | 13 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện trong công nghiệp (Ngành: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
50 p | 8 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Ngành: Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
80 p | 6 | 2
-
Giáo trình Điện cơ bản (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
70 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn