intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt đường dây trên không (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Lắp đặt đường dây trên không (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Thiết kế kỹ thuật, thi công được các mạng cung cấp điện trung thế và hạ thế; lắp đặt được các công trình đường dây trên không, trạm biến áp, hệ thống nối đất và lắp đặt tụ bù hạ thế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt đường dây trên không (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. 0 UBND TỈNH NINH THUẬN C v b, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN GIÁO TRÌNH Mô đun: LĐĐD TRÊN KHÔNG NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: ngày tháng năm của Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận Năm 2019
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Lắp đặt đường dây trên không là mô đun kỹ thuật chuyên môn, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc. Để phục vụ tốt cho việc dạy và học môn học đo lường điện tập thể tác giả Khoa Điện – Điện tử đã tìm hiểu, đúc kết và biên soạn ra cuốn “Giáo trình lắp đặt đường dây trên không”, với nội dung bám sát đề cương môn học và đã được hội đồng xét duyệt Nhà trường thông qua. Nội dung bài giảng gồm 6 bài: Bài 1: Thi công hệ thống tiếp đất Bài 2: Leo trụ bê-tông-ly-tâm và trụ tháp Bài 3: Lắp chằng, đà và lắp sứ Bài 4: Rải căng dây lấy độ võng và đấu nối Bài 5: Thi công lắp đặt trạm biến áp Bài 6: Lắp đặt tụ bù tĩnh Giáo trình là tài liệu giảng dạy và tham khảo cho các sinh viên ngành Điện nói chung và các ngành điều khiển và tự động hóa nói riêng. Ngoài ra, giáo trình cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Do hạn chế về thông tin cũng như khả năng nên nội dung giáo trình chắc chắn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Rất mong các bạn đồng nghiệp và độc giả đóng góp ý kiến. Mọi ý kiến, thắc mắc xin gởi về Khoa Điện – Điện tử Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Ninh Thuận, ngày 05 tháng 5 năm 2019 tác giả Chủ biên: Đạt Hưng
  4. 3 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN……………………………………….……..........1 LỜI GIỚI THIỆU…………………....…………………………………..........2 MỤC LỤC……...…………………....…………………………………..........3 BÀI 1: THI CÔNG HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT….…………………………...6 1. Khái niệm chung…………….……..……………………………..………6 2. Công thức tính điện trở suất đất….…………………….………………..7 3.Tầm tam trọng của nối đất………………………………………………..8 4.Các kiểu nối đất……………………………………………………..……10 5.Thi công hệ thống nối đất…...…………………………………………...11 BÀI 2: LEO TRỤ BÊ TÔNG LY TÂM……………..……………………14 1.Kiểm tra dây đai….………………………………………………………14 2.Phương pháp leo (trèo)..…………………………………………………14 3.Yêu cầu về ty leo và phân nhóm tao tác………………………………...15 4.Kỹ thuật leo trụ vượt chướng ngại vật………………………………….16 BÀI 3: LẮP CHẰNG, ĐÀ VÀ SỨ…………………………………….….19 1.Lắp dây chằng…………………………………………………………....19 2.Lắp đặt đà…………….…………………………………………………..21 3.Lắp đặt sứ…………...…………………………………………………….28 Bài 4: DẢI CĂNG DÂY LẤY ĐỘ VÕNG..…………………………….....36 1.Khái quát chung về đường dây trên không……………………………..36 2.Lắp đặt các thiết bị đóng cắt và bảo vệ đường dây trên không…….....39 BÀI 5: LẮP ĐẶT THI CÔNG MÁY BIẾN ÁP ……………………….…42 1.Khái niệm chung về máy bieeans áp………………………………….…42 2.Các biện pháp thi công lắp đặt máy biến áp……...………………….…42 3.Phương pháp lắp đặt máy biến áp..………………………………….…45 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................46
  5. 4 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO LẮP ĐẶT ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG Mã số mô đun: MĐ 25 Thời gian mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 56 giờ; Kiểm tra: 4 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Kỹ thuật lắp đặt đường dây trên không học sau các mô đun/môn học: Mạch điện, Đo lường điện, Vật liệu điện, Khí cụ điện, An toàn lao động, máy điện và Cung cấp điện; - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. II. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: Thiết kế kỹ thuật, thi công được các mạng cung cấp điện trung thế và hạ thế. - Về kỹ năng: + Lắp đặt được các công trình đường dây trên không, trạm biến áp, hệ thống nối đất và lắp đặt tụ bù hạ thế. + Kiểm tra và thử mạch. Phát hiện được sự cố và có biện pháp khắc phục. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thực hiện một số công việc đơn giản, có tính lặp lại, dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn; + Thực hiện một số công việc có tính thường xuyên, tự chủ tương đối trong môi trường quen thuộc; + Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm; + Làm việc với sự giám sát chặt chẽ, tuân theo hướng dẫn hoặc làm theo mẫu; + Làm việc trong môi trường không quen thuộc với chỉ dẫn của người hướng dẫn; + Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ đã định sẵn; + Tự đánh giá và đánh giá công việc với sự giúp đỡ của người hướng dẫn;
  6. 5 + Tự đánh giá và đánh giá kết quả nhiệm vụ được giao; + Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian(giờ) Thực Số Lý hành, Tên các bài trong mô đun Tổng Kiểm TT thuyế thảo số tra t luận, bài tập 1 Bài 1: Thi công hệ thống tiếp đất 8 2 6 2 Bài 2: Leo trụ bê-tông-ly-tâm 20 4 16 1 3 Bài 3: Lắp chằng, đà và lắp sứ 20 8 12 1 4 Bài 4: Rải căng dây lấy độ võng và 20 8 11 1 đấu nối 5 Bài 5: Thi công lắp đặt trạm biến áp 22 8 13 1 Cộng 90 30 56 4
  7. 6 BÀI 1:THI CÔNG HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT Mục tiêu : - Trình bày được các khái niệm điện trở đất trong lắp đặt điện. - Trình bày được các phương pháp thi công nối đất; - Thi công nối đất đúng kỹ thuật và đạt mỹ thuật cao; - Rèn luyện tính tích cực, chủ động, nghiêm túc trong công việc. Nộ dung chính: 1. Khái niệm chung: Điện trở suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của mỗi chất (điện trở tản của cực nối đất.). Chất có điện trở suất thấp sẽ dễ dàng cho dòng điện truyền qua (chất dẫn điện) và chất có điện trở suất lớn sẽ có tính cản trở dòng điện lớn (chất cách điện). Điện trở suất nói lên tính cản trở sự chuyển dời có hướng của các hạt mang điện của mỗi chất. Đơn vị của điện trở suất trong hệ đơn vị chuẩn SI là Ohm.met (Ω.m) Điện trở suất của đất là yếu tố chủ yếu quyết định điện trở tản của cực nối đất. Điện trở suất của đất phụ thuộc vào cấu tạo chất đất, độ ẩm của đất, nhiệt độ, các thành phần kim loại, muối, acid… có trong đất. Tiếp địa an toàn là loại tiếp địa bảo đảm an toàn cho người khi tiếp xúc với các vật đang mang điện như các tiếp địa vỏ tủ điện, các giá đỡ thiết bị điện, xà đỡ sứ, vỏ cáp điện. Trị số điện trở tiếp địa an toàn tiêu chuẩn của đường dây trên không: ∗ Điện trở suất của đất được ký hiệu là ρ đất. ∗ Nếu ρ đất < 104 Ωcm → Rtiếp địa = 10Ω. ∗ Nếu 104 Ωcm ≤ ρ đất < 5.104 Ωcm → Rtiếp địa = 15Ω. ∗ Nếu 5.104 Ωcm ≤ ρ đất < 105 Ωcm → Rtiếp địa = 20Ω. ∗ ρ đất > 105 Ωcm → Rtiếp địa = 30Ω.
  8. 7 2. Công thức tính điện trở suất đất. Từ kết quả đo điện trở R của điện cực tiếp đất mẫu, tính ra giá trị điện trở suất của đất ở độ chôn sâu cọc bằng công thức: 2lR dat  ln( 4l / d )
  9. 8 * Trong đó: - ρ: Điện trở suất đất Ω.m - l : Chiều dài chôn sâu của điện cực tiếp đất mẫu m. - d: đường kính ngoài của điện cực tiếp đất mẫu dạng trụ tròn, m (nếu điện cực có dạng thép góc với cạnh là b thì d=0.95b). - Bài toán áp dụng: 1x cọc mạ đồng phi 16mm, dài 2,4 m được chôn vào trong đất và sau khi thực hiện phép đo điện trở đất Rđất khoảng 85Ω - Kết quả tính toán: 2lRdat 2  3.14  2.4  85    200m ln( 4l / d ) ln( 4  2.4 / 0.016) 3. Tầm quan trọng của nối đất Khi có sự ngắn mạch chạm masse, nếu vỏ thiết bị không được tiếp đất thì trên vỏ sẽ xuất hiện điện áp bằng điện áp pha. Nếu các dòng sự cố không có đường nào để truyền xuống đất thông qua một hệ thống nối đất được thiết kế và bảo trì đúng cách thì chúng sẽ tìm các con đường khó lường trước được, có thể bao gồm con người khi người tiếp xúc với nó.
  10. 9 Nguyên lý bảo vệ nối đất Trường hợp vỏ thiết bị được nối đất, thì giá trị điện áp tiếp xúc chỉ bằng độ rơi điện áp trên điện trở của hệ thống nối đất bảo vệ, nếu hệ thống nối đất bảo vệ có giá trị đủ nhỏ thì có thể đảm bảo được sự an toàn cho người khi tiếp xúc với vỏ thiết bị. Ngoài ra, một hệ thống nối đất tốt sẽ nâng cao độ tin cậy của thiết bị và giảm thiểu nguy cơ hư hại do sét đánh hoặc dòng sự cố. Tác dụng của nối đất an toàn
  11. 10 4. Các kiểu nối đất: Ở đây đang bàn về vấn đề thiết kế nối đất nên mình chỉ nói về nối đất nhân tạo thôi. Nối đất nhân tạo sử dụng để đảm bảo giá trị của điện trở nối đất nằm trong giới hạn cho phép và ổn định trong thời gian dài. Có 2 kiểu nối đất chính là nối đất tập trung và nối đất mạch vòng. Nối đất tập trung: dùng nhiều cọc đóng xuống đất sau đó nối các cọc với nhau bằng thanh ngang hay cáp đồng. Khoảng cách giữa các cọc tối thiều phải bằng chiều dài cọc để tránh hiệu ứng màn che. Hiệu ứng màn che làm méo dạng vùng đẳng thế giữa hai điện cực, làm giảm khả năng tản của hệ thống nối đất. Hiệu ứng màn che Nối đất mạch vòng: các điện cực đặt theo chu vi công trình cần bảo vệ, cách mép móng từ 1-1.5m. Nối đất mạch vòng cũng có thể đặt ngay bên trong phạm vi công trình. Nối đất tập trung và nối đất mạch vòng
  12. 11 5. Thi công lắp đặt hệ thống tiếp địa Hệ thống tiếp địa chống sét khá quan trọng đối với những công trình là nhà máy, nhà xưởng, khu đô thị nhà ở hoặc bất kỳ khu dân cư nào quan tâm đến sự an toàn chống sét. - Thường dùng cọc đồng đường kính từ 14mm trở lên, dài 2.4m. - Chiều sâu và số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất từng vùng, làm sao khi kiểm tra điện trở đo được dưới 10 Ohm. - Các cọc phải nối với nhau bằng dây đồng, hàn hoặc bắt bằng bulon đồng. - Dây tiếp đất này được nối với vỏ kim loại của các thiết bị điện trong nhà.
  13. 12 5.1. Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất - Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước. - Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công. - Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm. 5.2. Chôn các điện cực xuống đất - Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc). - Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm. - Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng. - Hàn hóa nhiệt KUMWELL, EXOWELD,... (tham khảo ở phần hướng dẫn hàn hóa nhiệt) để liên kết các cọc với cáp đồng trần. - Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này. - Hóa chất làm giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất. - Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng. Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng. - Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm (vị trí hố kiểm tra điện trở đất). 5.3. Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất - Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất. - Kiểm tra lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ. - Lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
  14. 13 - Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là < 10 Ohm, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép. Câu hỏi: 1. Thế nào điện trở suất đất? hãy trình bày tầm quang trọng của việc tính toán điện trở suất đất? 2. Hãy nêu các kiểu nối đất? Trình bày phương pháp thi công hệ thống nối đất? BÀI 2: LEO TRỤ BÊ TÔNG- LY -TÂM Mục tiêu: - Trình bày được các yêu cầu kiểm tra dây đai và phương pháp leo trèo theo nội dung bài đã học; - Thực hiện các kỹ năng đai dây, leo trụ đạt yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. Nội dung chính:
  15. 14 1. Kiểm tra dây đai - Trực quan tổng quát toàn bộ dây đai, sau đó đánh giá sơ bộ về chất lượng dây đai, cuối cùng đưa ra quyết định dùng được hay không dùng được. - Kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sờn, đứt của dây đai và các mối liên kết, chất lượng của móc treo (chú ý độ nảy của lò xo gài trong móc và các chốt hãm). - Dây đai an toàn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc, sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi). Phải xem xét để đảm bảo rằng khoảng không gian bên dưới không có các vật cản có thể gây ra va chạm người trong tình huống bị rơi. 2. Phương pháp leo (trèo) 2.1 An toàn khi làm việc trên cao Hình 1. Lao động làm việc trên cao tồn tại yếu tố nguy hiểm Lao động làm việc trên cao luôn phải đối mặt với các yếu tố nguy hiểm và nguy cơ xảy ra tại nạn lao động nếu không tuân thủ đúng nội quy, nguyên tắc trong an toàn lao động khi làm việc trên cao. Để đảm bảo an toàn cho người lao động trong khi làm việc, cần tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu, nguyên tắc sau an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 2.2 Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn ngã cao: Công nhân làm việc trên cao không đáp ứng các điều kiện: – Sức khỏe không tốt như thể lực yếu, phụ nữ có thai, người có bệnh về tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém… – Công nhân chưa được đào tạo về chuyên môn hoặc làm việc không đúng
  16. 15 với nghề nghiệp, bậc thợ. – Công nhân chưa được học tập, huấn luyện chưa đạt yêu cầu vể an toàn lao động Phiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hiện tượng làm việc trên cao không an toàn. Thiếu hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn, giày, mũ … bảo hộ lao động. Không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như thang, các loại dàn giáo ( giáo ghế, giáo cao, giáo treo, nôi treo,…) để tổ chức chỗ làm việc và đi lại an toàn cho công nhân, trong quá trình thi công ở trên ca Công nhân vi phạm nội qui an toàn lao động, làm bừa, làm ẩu trong thi công. Một số lưu ý, nguyên tắc trong an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc đối với lao động làm việc trên cao như sau: 3. Yêu càu về ty leo và phân nhóm thao tác. Ty leo trụ làm bằng kim loại hoặc hợp kim sao cho có độ cứng và dẽo không dòn gãy. Bảo bảm gọn nhẹ dễ mang theo lên trụ điện từ 6 đến 9 cây, có túi đựng. - Kích thước 16x200 tính từ đấu tới cuối ty. Chi tiết: - Phần thứ nhất, đầu ty leo: đường kính 16, dài 50mm, có răng dễ bám vào lỗ trụ. - Phần thứ 2 chốt chặn: đường kính 20, dày 3 đến 5mm. - Phần thứ 3, thân ty leo: đường kính 16 đến 18 dài 150 mm, tính từ chốt chặn. Nhóm công tác thường có từ 2 đến 3 người hoặc hơn nữa (dự kiến cấp phát cho mỗi người 6 ty leo). Như vậy nhóm công tác sẽ có số lượng ty leo là 12 đến 18 cây, có thể áp dụng lắp vào lỗ trụ thành “thang di động” cho các trụ ly tâm hạ áp 7,3m đến trụ cao áp có chiều cao đến 14m. Trình tự thực hiện lập thành thang di động trên trụ: 4.1. Người thứ nhất, tập hợp đủ số lượng ty leo: Tay trái lắp 1 ty vào lỗ trụ bên trái, kế tiếp nâng dây an toàn và đứng lên ty thứ nhất, sau đó lắp ty thứ 2 vào lỗ trụ bên phải. Tiếp tục như thế lắp ty leo thứ 3, 4... Lúc này trụ điện được xem như thang di động mà các bậc thang là các ty leo. 4.2. Người thứ 2 và 3... : Dây quàng trụ phải nối rộng để không vướng vào các ty leo. 2 tay đều nắm vào dây quàng trụ, nâng qua khỏi ty leo, đồng thời nắm vào ty leo phía trên để bước lên từng bước. Tiếp tục như thế để leo lên trụ điện. Trình tự xuống trụ, thực hiện ngược lại.
  17. 16 4.3. Tháo ty leo: Người xuống trụ cuối cùng sẽ thu hồi ty leo bỏ vào túi đựng. Thực hiện từng động tác bước xuống bậc ty phía dưới và thu hồi ty phía trên. Lưu ý: Quá trình leo lên hoặc xuống trụ phải sử dụng dây quàng phụ khi vượt chướng ngại vật. Ghi chú: Không để ty leo bị rỉ sét, gần hay tiếp xúc hoá chất. 4.Kỹ thuật leo trụ vượt chướng ngại vật: 4.1 Kiểm tra và chuẩn bị - Kiểm tra trang cụ cá nhân và BHLĐ đầy đủ - Tay cài cúc. Nón cài quai. - Kiểm tra: trụ và móng trụ phải được quan sát trước khi leo, phải đảm bảo chắc chắn trụ không bị ngã đỗ, gãy khi có người leo lên, nếu thử điện trên trụ. - Kiểm tra đai an toàn và dây quàng trụ: mang đai an toàn vào người sau đó đứng dưới chân trụ quàng dây quàng trụ vào trụ đặt hai chân sát vào chân trụ ngã người ra sau 3 lần. Kiểm tra lại đai an toàn và dây quàng trụ không có dấu hiệu hư hỏng. 4.2 Thực hiện động tác leo trụ : Leo trụ bằng 2 ty leo, ty thứ 3 dự phòng và để máng giữ dây quàng khi đứng trên hai ty leo. - Cắm 2 ty leo vào các lỗ trụ, một cách chắn chắn (sâu khoảng 3cm), 1 ty bên trái 1 ty bên phải theo hình zíc zắc. Ty thấp nhất nằm bên trái. - Bước chân trái lên ty leo bên trái. Hai tay ôm trụ. - Tiếp tục bước chân phải lên ty leo bên phải. Hai tay ôm trụ.
  18. 17 - Một tay ôm trụ, một tay quàng dây quàng trụ vào thân trụ. Dây quàng phụ máng trên vai. - Tiếp theo lần lượt thực hiện các bước thuận và nghịch như sau:  Bước trái: Chân phải đứng chắc chắn trên ty leo, 2 tay ôm trụ. Chân trái tì thẳng dọc theo thân trụ, chân phải chùng gối, tay trái chồm xuống lấy ty leo bên trái. Sau đó, đứng thẳng tay trái cắm ty leo vào lỗ trụ bên trái.  Bước phải: Chân trái đứng chắc chắn trên ty leo, 2 tay ôm trụ. Chân phải tì thẳng dọc theo thân trụ, chân trái chùng gối, tay phải chồm xuống lấy ty leo bên phải. Sau đó, đứng thẳng, tay phải cắm ty leo vào lỗ trụ bên phải. Chú ý: Khi leo xuống làm động tác ngược lại. Ty leo thứ 3 dự phòng và làm vị trí máng dây AT khi làm việc. 4.3 Động tác vượt chướng ngại vật: 4.3.1/ Đối với dây an toàn sử dụng 2 dây quàng: a./ Cắm hai ty leo ngang bằng nhau, ở vị trí sao cho chướng ngại vật nằm ngang vào khoảng giữa rốn và ngực. b./ Hai chân đứng trên hai ty leo ngang bằng nhau. c./ Quàng dây quàng trụ thứ hai (hoặc Bộ chống ngã cao hoặc dây an toàn có khoá điều chỉnh) vào phần trụ phía trên chướng ngại vật. d./ Mở dây quàng chính ra quàng lên vai. e./ Tiếp tục thực hiện động tác leo trụ.  Khi leo xuống thì thực hiện tương tự. 4.3.2/ Đối với Dây AT và sử dụng bộ chống rơi: * Động tác vượt chướng ngại vật: - Mang bộ chống rơi vào khoá D số 3. (Lưu ý không nhầm lẫn với khóa tròn móc dụng cụ). Mang dây an toàn khi leo cao từ 3 mét. - Cắm hai ty leo ngang bằng nhau, ở vị trí sao cho chướng ngại vật nằm ngang vào khoảng giữa rốn và ngực. - Hai chân đứng trên hai ty leo ngang bằng nhau. - Gặp chướng ngại vật: Lấy đầu móc bộ chống ngã cao máng trên vị trí chướng ngại. - Mở móc dây an toàn chính mang vào vai. Vượt qua chướng ngại vật. Lưu ý lúc này tay vẫn bám chặt vào trụ vì bộ chống ngã cao sẽ buông dài dây ra khi có trọng lượng mang. - Vượt qua xong thì quàng ngay dây an toàn chính. - Mở móc bộ chống ngã cao. - Tiếp tục thực hiện động tác leo trụ. * Khi leo xuống thì thực hiện tương tự.
  19. 18 4.3.3/ Đối với Dây an toàn có khóa điều chỉnh: * Động tác vượt chướng ngại vật: - Xác định móc số 1 là dây an toàn chính, quàng trụ khi leo cao từ 3 mét đồng thời điều chỉnh độ dài theo ý muốn bằng khoá điều chỉnh. Móc số 2 dùng để vượt chướng ngại. - Cắm hai ty leo ngang bằng nhau, ở vị trí sao cho chướng ngại vật nằm ngang vào khoảng giữa rốn và ngực. - Hai chân đứng trên hai ty leo ngang bằng nhau. - Dùng móc số 2 đầu dây thứ 2 của dây an toàn có khoá điều chỉnh máng vào vị trí trên chướng ngại vật. - Mở dây quàng móc số 1 ra quàng lên vai. - Tiếp tục thực hiện động tác leo trụ vượt chướng ngại vật. - Sau đó, quàng móc số 1 vào khoá D2 như 1 dây an toàn bình thường. Rồi tháo móc số 2 mang vào vai. - Tiếp tục leo trụ.  Khi leo xuống thì thực hiện tương tự. Ghi chú: có thể sử dụng giầy bảo hộ lao động như sau: Câu hỏi: 1. Trình bày phương pháp an toàn khi leo trụ làm việc trên cao? 2. Hãy nêu những động tác khi vượt chướng ngại vật quá trình leo trụ?
  20. 19 BÀI 3:LẮP CHẰNG , ĐÀ VÀ SỨ Mục tiêu: - Trình bày được các yêu cầu về quy trình lắp đặt chằng, đà và lắp sứ theo nội dung bài đã học; - Lắp đặt chằng, đà và lắp sứ đúng yêu cầu kỹ thuật và đạt mỹ thuật cao; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. Nội dung chính: 1.Lắp dây chằng: 1.1. Phân loại các loại dây chằng thường gặp: - Trong thực tế thường gặp 3 loại dây chằng như sau: + Chằng xuống +Chằng lệch +Chằng cách khoảng 1.2 Máng che dây chằng: Đây là phụ kiện nằm trong bộ chằng néo cột điện. Máng che dây được lắp đặt quanh cáp chằng néo cột điện ở phần gần mặt đất. Ngoài công dụng bảo vệ phần cáp chằng néo gần mặt đất, giáp còn có công dụng giúp người và các phương tiện di chuyển trên mặt đất dễ dàng nhận biết cáp chằng néo gần mặt đất, tránh va chạm vào cáp chằng néo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2