YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình Lựa chọn ngao giống - MĐ03: Ương giống và nuôi ngao
97
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giáo trình Lựa chọn ngao giống là quyển 03 trong số 06 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề Ương giống và nuôi ngao” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp. Mời bạn đọc cùng thích hợp.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lựa chọn ngao giống - MĐ03: Ương giống và nuôi ngao
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LỰA CHỌN NGAO GIỐNG MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI NGAO Trình độ: Sơ cấp nghề
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
- LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình dạy nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình mô đun “LỰA CHỌN NGAO GIỐNG” của nghề “Ương giống và nuôi ngao” trình độ sơ cấp nghề được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là quyển 03 trong số 06 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề Ương giống và nuôi ngao” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp. Nhóm biên soạn không ngại đi thực tế, tham vấn nông dân từ khâu xây dựng Sơ đồ phân tích nghề và viết Phiếu phân tích công việc đến khâu biên soạn chương trình và biên soạn giáo trình. Tuy đã có nhiều cố gắng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp từ các độc giả. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Lãnh đạo Trường Cao đẳng Thủy sản. - Các hộ gia đình, chủ cơ sở ương giống và nuôi ngao tham gia các hội thảo. Đã có những ý kiến thiết thực đóng góp cho giáo trình này. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ts. Thái Thanh Bình 2. Thành viên: Ks. Đinh Quang Thuấn 3. Thành viên: Ks. Đỗ Trung Kiên
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................. 3 MỤC LỤC ........................................................................................................ 4 Bài mở đầu ....................................................................................................... 6 1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của mô đun .......................................................... 6 2. Tầm quan trọng của bước kỹ thuật chọn ngao giống ..................................... 6 3. Giới thiệu nội dung chương trình mô đun. .................................................... 6 Bài 1: Chọn ngao cám ...................................................................................... 7 1. Kiểm tra cỡ ngao cám ................................................................................... 7 2. Kiểm tra lẫn tạp trong ngao cám ................................................................. 13 3. Kiểm tra chất lượng ngao cám .................................................................... 14 Bài 2: Chọn ngao vạn ..................................................................................... 16 1. Kiểm tra cỡ ngao vạn .................................................................................. 16 2. Kiểm tra lẫn tạp trong ngao vạn .................................................................. 20 3. Kiểm tra chất lượng ngao vạn ..................................................................... 21 Bài 3: Chọn ngao cúc ...................................................................................... 23 1. Kiểm tra cỡ ngao cúc .................................................................................. 23 2. Kiểm tra lẫn tạp trong ngao cúc .................................................................. 25 3. Kiểm tra chất lượng ngao cúc ..................................................................... 26
- MÔ ĐUN LỰA CHỌN NGAO GIỐNG Mã mô đun: MĐ 03 Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng: Kiến thức: - Trình bày được các bước kỹ thuật chọn ngao cám, ngao vạn và ngao cúc. Kỹ năng: - Thực hiện được các bước kỹ thuật chọn ngao cám, ngao vạn và ngao cúc. Thái độ: - Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn người khi làm viê ̣c tại bãi triều ven biể n. Nội dung của mô đun: Giáo trình này là quyển 03 trong số 06 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề Ương giống và nuôi ngao” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp. Phƣơng pháp học tập của mô đun: Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, học viên được học lý thuyết trên lớp kết hợp với học và thực hành tại các cơ sở ương giống ngao vùng ven biển. Trong quá trình học, học viên phải làm các bài thực hành thông qua quá trình kiểm tra thường xuyên để nắm vững lý thuyết và rèn tay nghề. Kết thúc mô đun học viên thực hành các thao tác gắn với nội dung đã được học để đánh giá kết quả học tập của mô đun. Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun: - Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ cuối mô đun + Không vắng mặt quá 20% số buổi học, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 đ - Chi tiết về các yêu cầ u đánh giá k ết quả học tập + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra mức độ mức độ thành thạo của các thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng.
- Bài mở đầu Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp học tập của mô đun, phương pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun, nội dung học tập của mô đun. - Thực hiện được và hoàn thành mô đun lựa chọn ngao giống. - Tuân thủ quá trình học tập trên lớp, các thao tác thực hành rèn kỹ năng tay nghề. Nội dung: 1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của mô đun - Vị trí: Mô đun Lựa chọn ngao giống là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề ương và nuôi ngao; được giảng dạy trước các mô đun Chọn nơi ương và nuôi ngao; Chuẩn bị nơi ương và nuôi ngao; Mô đun Lựa chọn ngao giống có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Lựa chọn ngao giống là chuyên môn nghề được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Điều kiện thực hiện mô đun được tiến hành tại các ao, bãi triều ương ngao vùng ven biển. Trường hợp thực hiện ngoài bãi triều người học cần phải có áo phao, nắm bắt được thủy triều. - Nhiệm vụ: Người học cần nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng chọn ngao cám, chọn ngao vạn và chọn ngao cúc. Phương pháp tiến hành và tiêu chuẩn chọn ngao cám, chọn ngao vạn và chọn ngao cúc. 2. Tầm quan trọng của bước kỹ thuật chọn ngao giống Chọn và thả giống là khâu kỹ thuật then chốt nhằm chọn được con giống có chất lượng tốt, loại trừ được các đối tượng tạp khác như dạng của Ngó, Điềm điệp, Don, Dắt….. Từ đó, nâng cao được hiệu quả ương nuôi, giảm thiểu rủi ro từ nguồn giống có chất lượng kém. 3. Giới thiệu nội dung chương trình mô đun. Nội dung mô đun gồm 03 bài: Bài mở đầu. Bài 1. Chọn ngao cám. Bài 2. Chọn ngao vạn. Bài 3. Chọn ngao cúc.
- Bài 1: Chọn ngao cám Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp chọn ngao cám. - Kiểm tra, đánh giá và chọn được ngao cám đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Kiểm tra cỡ ngao cám 1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Trước khi kiểm tra cỡ ngao, yêu cầu cần chuẩn bị một số dụng cụ để thu ngao từ ao, bể ương lên. - Dụng cụ cần thiết bao gồm: + Vợt có cán cầm, mắt lưới 40 mắt/cm2. + Ống nhựa mềm Ø 21 – 27, dài 1,5 – 2m, được gắn vào cây dễ thao tác hoặc ống nhựa (PVC): đường kính 21mm, dài 2 - 3m. + Cân điện tử cầm tay để kiểm tra cỡ ngao. + Ca nhựa + Đĩa sứ trắng 1.2. Xách định cỡ ngao - Bước 1: Chọn điểm thu ngao cám + Xác định vị trí thu mẫu ngao đại diện. + Chọn 5 điểm để thu mẫu ngao kiểm tra. 4 3 5 1 2 Hình 3-1. Sơ đồ thu mẫu ngao
- - Bước 2: Lấy mẫu ngao cám + Dùng ống nhựa (PVC): Ống dẫn nước bằng nhựa cứng có đường kính 21mm, dài 2 - 3m làm dụng cụ thu mẫu ngao giống. Hình 3 – 2. Dụng cụ thu mẫu ngao cám Đưa 1 đầu ống xuống đáy ao ương hoặc bể ương, ống được cắm xuống cát, rồi dùng tay bịt đầu trên lại. Hình 3 - 3. Cách thu mẫu ngao cám
- Dùng vợt để thu mẫu từ ao ương ngao cám Hình 3 - 4. Lấy mẫu ngao cám bằng vợt Cho mẫu có chứa ngao và cát vào ca nhựa Hình 3 - 5. Cho mẫu ngao vào ca nhựa
- Cho mẫu vào vợt lưới (kích thước mắt lưới 2a = 40 mắt/cm2) để lọc lấy ngao cám. Hình 3- 6. Lọc mẫu ngao cám thu được - Bước 3: Chuyển ngao cám sang chậu, đĩa sứ trắng hoặc dụng cụ chuyên dụng để tiến hành kiểm tra. + Cho mẫu ngao cám vào đĩa sứ màu trắng. Hình 3- 7. Cho mẫu ngao vào đĩa với phương pháp thu bằng ống
- Hình 3- 8. Cho mẫu ngao vào đĩa với phương pháp thu bằng vợt
- Hình 3- 9. Ngao cho vào đĩa giống - Bước 4: Đo cỡ ngao: chủ yếu xác định cỡ ngao thông qua khối lượng trung bình của ngao cám. + Cân ngao mẫu: dùng cân tiểu ly điện tử cầm tay, lấy mẫu cân khoảng từ 100- 200g ngao cám. + Đếm số con có trong mẫu cân, tính trung bình số con trên 100g và quy đổi ra số con/kg. - Ngao cám đạt cỡ 100- 300 vạn con/kg đủ tiêu chuẩn. Hình 3- 10. Chuẩn bị ngao cám và cân điện tử
- Hình 3- 11. Đếm ngao - Ví dụ: + Lấy mẫu ngao và cân mẫu là 100g. + Đếm số lượng ngao trên số mẫu thu ta được 1.200 con. + Số con có trong 100g là: 1.200 con. + Trong 1 kg có số ngao là: = 1.200 x 1000g = 1.200.000 con (tức là 120 vạn con/kg). 2. Kiểm tra lẫn tạp trong ngao cám 2.1. Chuẩn bị dụng cụ - Cần chuẩn bị dụng cụ để kiểm tra độ lẫn tạp trước khi mua ngao, dụng cụ kiểm tra nên có màu sắc sáng để dễ nhận biết ngao cám và tạp. - Dụng cụ kiểm tra thường bao gồm: + Đĩa sứ hoặc đĩa nhựa màu trắng. + Kính lúp. + Đèn pin. 2.2. Kiểm tra tạp - Chất lượng của ngao cám không chỉ đánh giá qua sức khỏe, chất lượng ngao còn đánh giá thông qua độ lẫn tạp của ngao như thế nào. - Các bước tiến hành: + Bước 1: Thu mẫu ngao cám lên đĩa. + Bước 2: Dàn ngao đều bề mặt đĩa để đánh giá độ lẫn tạp của ngao. + Bước 3: Kiểm tra các đối tượng tạp và tạp chất có trong mẫu kiểm tra.
- 2.3. Đánh giá - Ngao tốt đảm bảo không lẫn quá nhiều tạp về mùn bã hữa cơ và cát. - Yêu cầu ngao cám không được lẫn các đối tượng khác có trong ngao, các đối tượng được coi là địch hại của ngao. - Ngao cám đảm bảo chất lượng tốt phải không lẫn don, vẹm xanh và các loại ốc, mùn bã hữa cơ và cát bùn cũng là tạp. Hình 3- 12. Ngao cám có lẫn đối tượng tạp 3. Kiểm tra chất lượng ngao cám 3.1. Chuẩn bị dụng cụ - Cũng tương tự như dụng cụ kiểm tra lẫn tạp trong ngao cám, dụng cụ kiểm tra chất lượng ngao nên có màu sắc sang để dễ đánh giá chất lượng ngao cám. - Dụng cụ kiểm tra thường bao gồm: + Đĩa sứ hoặc đĩa nhựa màu trắng + Kính lúp. + Đèn pin. 3.2. Kiểm tra độ đồng đều - Tiến hành lấy mẫu ngao khi kiểm tra đánh giá hoặc khi đến cơ sở cung cấp giống để mua. - Bước 1: Lấy mẫu ngao lên đĩa. - Bước 2: Trải ngao trên đĩa kiểm tra.
- - Bước 3: Đánh giá độ đồng đều bằng mắt thường, ngao đẹp là ngao tương đối đồng đều về kích cỡ. Hình 3- 13. Kiểm tra độ đồng đều của ngao 3.3. Kiểm tra ngao khỏe - Tiến hành lấy mẫu ngao khi kiểm tra đánh giá hoặc khi đến cơ sở cung cấp giống để mua. - Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra: + Đĩa hộp lồng + Đĩa sứ hoặc đĩa nhựa màu trắng. - Bước 2: Lấy một lượng ngao đặt vào đĩa lồng hoặc đĩa sứ - Bước 3: Để yên ngao cám trong dụng cụ kieemmr tra khoảng 10 – 15 phút - Bước 4: Quan sát sự di chuyển của ngao, chân bò của ngao cám thò ra khỏi vỏ. Ngao khỏe là ngao thò chân bò ra ngoài bám vào nền của hộp lồng hoặc đĩa sứ hay nhựa để di chuyển. 3.4. Đánh giá Đánh giá ngao cám đủ tiêu chuẩn thông qua ba tiêu chí kiểm tra trên. Ngao cám đủ tiêu chuẩn lựa chọn phải bao gồm các tiêu chí cỡ đồng đều; màu sắc sáng, ngao cám có mùa vàng tươi, ngao di chuyển khi kiểm tra.
- Hình 3- 14. Kiểm tra chất lượng ngao B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi Phương pháp xác định cỡ ngao cám và đánh giá chất lượng ngao cám? - Bài tập thực hành Bài 1. Xác định cỡ ngao cám. Bài 2. Kiểm tra tỷ lệ tạp, chất lượng ngao cám. C. Ghi nhớ: - Phân biệt được ngao cám với các đối tượng địch hại. Bài 2: Chọn ngao vạn Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp chọn ngao vạn. - Kiểm tra, đánh giá và chọn được ngao vạn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Kiểm tra cỡ ngao vạn 1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Vợt mắt lưới 20 mắt/cm2. - Cân điện tử. - Đĩa sứ hoặc đĩa nhựa màu trắng. - Xẻng. - Bút và sổ ghi chép.
- Hình 3- 15.Vợt thu mẫu ngao Hình 3- 16. Cân điện tử 1.2. Đo kích cỡ ngao - Bước 1: Dùng vợt thu ngao vạn từ ao ương.
- Hình 3- 17. Lấy mẫu kiểm tra trực tiếp dưới ao - Bước 2: Tách ngao vạn ra khỏi cát và các tạp chất: đưa ngao vạn bao gồm cả cát từ nền đáy ao lên ngần mặt nước, tiến hành lắc tròn vợt để loại bỏ cát lại ao, ngao vạn được giữ lại để kiểm tra.
- Hình 3- 18. Cân mẫu kiểm tra cỡ ngao - Bước 3: Chuyển ngao vạn sang chậu, đĩa sứ hoặc nhựa trắng, dụng cụ chuyên dụng để tiến hành kiểm tra. - Bước 4: Đo cỡ ngao: chủ yếu xác định cỡ ngao thông qua khối lượng trung bình của ngao vạn. + Cân ngao mẫu: dùng cân đĩa có khối lượng 0,5 – 2kg, lấy mẫu cân 0,5- 2kg ngao vạn. Hình 3- 19. Cân mẫu kiểm tra cỡ ngao
- + Đếm số con có trong mẫu cân, tính trung bình số con trên 100g và quy đổi ra số con/kg. + Ngao vạn đạt cỡ 2- 3 vạn con/kg đủ tiêu chuẩn. - Ví dụ: + Lấy mẫu ngao và cân mẫu là 100g. + Đếm số lượng ngao trên số mẫu thu ta được 20 con. + Số ngao có trong 1 kg là: = 20 con x 1000g = 20.000 con (tức là 2 vạn con/kg). 2. Kiểm tra lẫn tạp trong ngao vạn 2.1. Chuẩn bị dụng cụ - Cần chuẩn bị dụng cụ để kiểm tra độ lẫn tạp trước khi mua bán ngao, dụng cụ kiểm tra nên có màu sắc sáng để dễ nhận biết ngao vạn và tạp. - Dụng cụ kiểm tra: + Đĩa sứ màu trắng + Kính lúp. + Kính hiển vi. 2.2. Kiểm tra tạp - Tiến hành lấy mẫu ngao vạn lên đĩa, dàn ngao ra bề mặt đĩa để đánh giá độ lẫn tạp của ngao. - Các bước tiến hành: + Bước 1: Thu mẫu ngao và đưa ngao vạn lên dụng cụ kiểm tra. + Bước 2: Dàn ngao đều bề mặt đĩa để đánh giá độ lẫn tạp của ngao. + Bước 3: Kiểm tra các đối tượng tạp và tạp chất có trong mẫu kiểm tra. Kiểm tra các đối tượng tạp và tạp chất có trong mẫu kiểm tra. Ngao vạn có hình tròn, màu hồng – trắng, hình dạng ngao giai đoạn này rất giống với hình dạng của Ngó, Điềm điệp, Don, Dắt…. Để phân biệt hình dạng ngao vạn với tạp dùng kính hiển vi độ phóng đại 100 – 400 lần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người nuôi xác định bằng kinh nghiệm của mình. Ngao lúc này có hai vành đen nằm đối xứng hai bên đỉnh vỏ được gọi là mắt, ta có thể phân biệt được bằng mắt thường. 2.3. Đánh giá - Ngao tốt đảm bảo không lẫn quá nhiều tạp về mùn bã hữa cơ và cát. - Yêu cầu ngao vạn không được lẫn các đối tượng khác có trong ngao. - Ngao vạn đảm bảo chất lượng tốt phải không lẫn don, vẹm xanh và các loại ốc. Đồng thời ít mùn bã hữa cơ và cát bùn.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn