intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình MD 02- Nuôi dưỡng chăm sóc lợn rừng

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

150
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo tồn rừng - MĐ01: Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên được biên sọan trên cơ sở cung cấp các kiến thức cần thiết cho các bài học của chương trình Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên và hướng dẫn thực hiện công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình MD 02- Nuôi dưỡng chăm sóc lợn rừng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC LỢN RỪNG MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2014
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Chúng ta đang bước vào giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Việc đa dạng hóa, đa cấp hoá hình thức đào tạo, đặc biệt đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, một đội ngũ lao động kỹ thuật chăn nuôi là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và cần thiết hiện nay Chương trình đào tạo nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất chăn nuôi lợn tại các địa phương trong cả nước. Với chương trình này những học viên có trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ là những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác chăn nuôi - thú y tại xã, thôn, bản làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 2) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng 3) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả 4) Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả 5) Giáo trình mô đun tiêu thụ sản phẩm Bộ giáo trình được xây dựng dựa trên cơ sở dùng cho đào tạo lưu động, lao động nông thôn được soạn thảo bởi ban chủ nhiệm Trường Cao nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Để hoàn thiện bộ giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo
  4. 3 Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình “Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng” có thời gian học tập là 102 giờ. Mô đun này cung cấp cho người học kiến thức về chọn giống, cách thức nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện. Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận. Xin trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Ths.Hà Văn Lý: chủ biên 2. Ths.Nguyễn Xuân Lới 3. Đỗ Huyền Trang 4. Nông Văn Trung
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MỤC LỤC ....................................................................................................................... 4 Bài 1: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực giống .................................................................. 9 A. Nội dung ..................................................................................................................... 9 1. Chọn lợn đực giống ................................................................................................. 9 1.1. Căn cứ vào nguồn gốc (đời trước)........................................................................ 9 1.2. Căn cứ vào bản thân ........................................................................................... 10 1.3. Căn cứ vào đời con của đực giống ..................................................................... 11 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn đực giống .................................................. 13 2.1. Vận chuyển lợn đực ............................................................................................. 13 2.2. Nuôi cách li .......................................................................................................... 14 2.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực hậu bị................................................................ 14 2.3.1. Nuôi dưỡng ...................................................................................................... 14 2.3.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực hậu bị ....................................................... 14 2.3.2. Chăm sóc và quản lý........................................................................................ 16 2.4. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực làm việc ............................................................ 17 2.4.1. Nuôi dưỡng ...................................................................................................... 17 2.4.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực làm việc ................................................... 17 2.4.1.2. Khẩu phần ăn cho lợn đực làm việc ............................................................. 17 2.4.2. Chăm sóc và quản lý........................................................................................ 19 3. Sử dụng lợn đực giống ........................................................................................... 20 3.1. Tuổi sử dụng ....................................................................................................... 20
  6. 5 3.2. Thời gian và chế độ sử dụng .............................................................................. 20 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................................... 21 C. Ghi nhớ: .................................................................................................................... 21 Bài 2: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái .......................................................................... 22 A. Nội dung ................................................................................................................... 22 1. Chọn lợn nái ........................................................................................................... 22 1.1. Căn cứ vào nguồn gốc. ....................................................................................... 22 1.2. Căn cứ vào bản thân ........................................................................................... 22 1.3. Căn cứ vào đời con. ............................................................................................ 26 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn hậu bị .......................................................................... 27 2.1. Nuôi dưỡng lợn hậu bị ........................................................................................ 27 2.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái hậu bị ........................................................... 27 2.1.2. Khẩu phần ăn cho lợn nái hậu bị ..................................................................... 28 2.2. Chăm sóc và quản lý........................................................................................... 29 2.3. Phối giống cho lợn nái ....................................................................................... 30 2.3.1. Phát hiện nái động dục .................................................................................... 32 2.3.2. Xác định thời điểm phối giống thích hợp ....................................................... 32 2.3.3. Cho lợn phối giống .......................................................................................... 32 3.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái mang thai ........................................................... 33 3.1.1. Nhận biết lợn nái mang thai ............................................................................ 33 3.1.2. Nuôi dưỡng lợn nái mang thai ......................................................................... 34 3.1.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái mang thai .................................................. 34 3.1.2.2. Khẩu phần ăn cho lợn nái mang thai ............................................................ 34 3.1.3. Chăm sóc và quản lý lợn nái mang thai .......................................................... 36
  7. 6 3.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ ...................................................................... 37 3.2.1. Nhận biết lợn nái sắp đẻ .................................................................................. 37 3.2.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái sắp đẻ, trong khi đẻ và sau khi đẻ ................. 37 3.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn nái nuôi con ........................................... 41 3.3.1. Nuôi dưỡng lợn nái nuôi con........................................................................... 41 3.3.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái nuôi con .................................................... 41 3.3.1.2. Khẩu phần ăn cho lợn nái nuôi con .............................................................. 42 3.3.2. Chăm sóc và quản lý lợn nái nuôi con ............................................................ 45 4. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con theo mẹ ................................................................ 45 4.1. Cho lợn con bú sữa đầu ...................................................................................... 45 4.2. Úm lợn con ......................................................................................................... 46 4.3. Tiêm sắt cho lợn con .......................................................................................... 48 4.4. Tập ăn cho lợn con ............................................................................................. 49 4.5. Cai sữa lợn con ................................................................................................... 49 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................................... 50 C. Ghi nhớ: .................................................................................................................... 50 Bài 3: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt .......................................................................... 52 A. Nội dung ................................................................................................................... 52 1. Xác định giống lợn nuôi thịt .................................................................................. 52 1.1. Một số giống lợn nuôi thịt .................................................................................. 52 1.2. Chọn lợn nuôi thịt ............................................................................................... 53 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt .............................................................................. 54 2.1. Chuẩn bị chuồng nuôi trước khi nhập lợn.......................................................... 54 2.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt ........................................................................... 54
  8. 7 2.2.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 2 – 4 tháng tuổi .......................................... 54 2.2.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 4 – 6 tháng tuổi .......................................... 55 2.2.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 6 tháng tuổi đến xuất bán .......................... 55 2.2.4. Quản lý lợn thịt ................................................................................................ 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................................... 58 C. Ghi nhớ: .................................................................................................................... 58 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ...................................................................... 59 I. Vị trí, tính chất của mô đun: ...................................................................................... 59 II. Mục tiêu: ................................................................................................................... 59 III. Nội dung chính của mô đun: ................................................................................... 59 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ........................................................... 60 V. Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 67
  9. 8 MÔ ĐUN: NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC LỢN RỪNG Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun - Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng là mô đun giúp người học có khả năng chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng trong điều kiện ở nông hộ. - Mô đun gồm có 3 bài với tổng thời gian là 102 giờ, trong đó lý thuyết là 24 giờ, thực hành là 70 giờ và kiểm tra là 8 giờ. Nội dung của mô đun đề cập đến các vấn đề trong nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng. Phần lý thuyết của mô đun gồm 3 bài học sau: - Bài 1: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực giống - Bài 2: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái - Bài 3: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng. Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí 70 – 85 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau: - Tham gia học tập tất cả các mô đun có trong chương trình đào tạo. - Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho người học - Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp và đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  10. 9 Bài 1: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực giống Mục tiêu: - Mô tả được cách chọn lợn đực giống và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn - Thực hiện đúng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực giống A. Nội dung 1. Chọn lợn đực giống 1.1. Căn cứ vào nguồn gốc (đời trước) Chọn lọc theo đời trước là chọn lọc căn cứ vào giá trị kiểu hình, kiểu di truyền của tổ tiên con vật (thường là bố, mẹ, ông bà ...). Bằng phương pháp kiểu hình như phân tích, đánh giá ngoại hình, thể chất, khả năng sản xuất, tình trạng bệnh tật, khuyết tật...và bằng phương pháp kiểu di truyền như đánh giá hệ số di truyền, các giá trị kinh tế, các chỉ số, giá trị giống ... ở đời bố mẹ, ông bà của con vật, qua đó đánh giá được mặt tốt, xấu của đời tổ tiên con vật. Có thể đánh giá tổ tiên bằng cách so sánh từng cặp tổ tiên với nhau (so sánh về mặt sinh trưởng, phát dục, sức sản xuất...). Con vật nào có nhiều tổ tiên tốt hơn trên nhiều mặt thì con đó có triển vọng tốt. Nếu tổ tiên đời I cao hơn đời II... như vậy các tổ tiên có các chỉ tiêu được nâng lên và ngược lại là thoái hóa dần. Ðánh giá qua tổ tiên rất có lợi trong chọn lọc vì qua đó người ta không những biết được mức độ di truyền tốt xấu của tổ tiên mà còn có nhận định sớm về con vật cho dù chỉ mới ở mức độ sơ bộ. Ðánh giá tổ tiên có thể cho ta những dự kiến về khả năng xuất hiện những đặc tính tốt xấu ở đời con, đặc biệt có ý nghĩa đối với những tính trạng trội, tốt cần lựa chọn và những tính trạng xấu cần loại bỏ. Từ những dự đoán, các nhà chọn giống có thể tính toán trong khâu chọn phối để phối hợp những đặc tính tốt của tổ tiên vào đời con, giúp cho việc
  11. 10 chọn lọc được nhanh chóng và đỡ tốn kém. Trong việc chọn giống theo tổ tiên, việc sử dụng sổ hệ phổ là rất quan trọng. Trong sổ hệ phổ có những số liệu cho biết về nguồn gốc các thế hệ, về sức sản xuất và mức độ cận huyết ... Sổ hệ phổ và số liệu sản xuất hàng ngày, hàng tháng sẽ là cơ sở quan trọng để tính toán giá trị giống, để phát hiện những con đặc sắc về một tính trạng nào đó mới xuất hiện. Sổ hệ phổ được ghi chép kỹ lưỡng, đầy đủ theo hệ thống, đó là văn bản cần thiết trong quá trình giao lưu buôn bán con giống và sự tín nhiệm với nhà chọn giống. Việc đánh giá theo tổ tiên có nhược điểm là tổ hợp do bố mẹ tạo ra thì rất nhiều, nhưng con vật được đánh giá chỉ là một trong tổng số các tổ hợp đó. Hiệu quả chọn lọc không cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp. Bố mẹ chỉ truyền đạt cho con một nửa thông tin di truyền, do đó chọn lọc qua đời trước chỉ là phương pháp chọn lọc bổ sung, đặc biệt khi các đời trước thuộc thế hệ cách xa so với cá thể được chọn lọc. Chọn qua con bố, mẹ: bố có tính hăng cao, sinh sản tốt, sinh trưởng bình thường, mẹ đẻ mắn, nuôi con tốt. 1.2. Căn cứ vào bản thân Chọn lọc bản thân còn được gọi là chọn lọc cá thể hay kiểm tra năng suất, chọn lọc kiểu hình. Chọn lọc bản thân là phương pháp căn cứ vào giá trị kiểu hình của bản thân con vật (năng suất) để chọn lọc. Phương pháp này được gọi là phương pháp kiểm tra năng suất hoặc kiểm tra cá thể, những cá thể nào có năng suất cao nhất sẽ được giữ lại làm giống. Phương pháp này được sử dụng ở các cơ sở sản xuất giống hoặc các trạm chuyên hóa. Ðối tượng áp dụng là các con đực và cái ở các cá thể được kiểm tra lứa tuổi hậu bị, có bố mẹ là các gia súc giống tốt. Người ta nuôi dưỡng gia súc theo những điều kiện tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định và theo dõi, đánh
  12. 11 giá những chỉ tiêu qui định. Chọn theo bản thân: phát triển cân đối, chân cao, mõm dài, lông dựng bờm sớm, cơ quan sinh dục nổi rõ, bụng không phệ, hai chân trước cao hơn hai chân sau, tính hăng cao mang tính hoang giã lớn. Ưu điểm: Có độ chính xác cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao và có cường độ chọn lọc cao, đơn giản và dễ thực hiện, rẻ tiền do có thể kiểm tra trên nhiều con vật, thực hiện ngay trên bản thân con vật do đó có thể rút ngắn được khoảng cách thế hệ. Nhược điểm: Phương pháp đòi hỏi những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, tổ chức và kỹ thuật. Cũng như phương pháp chọn lọc hàng loạt, kiểm tra năng suất không chọn lọc được những tính trạng mà ta không đánh giá được trực tiếp trên con vật hoặc những tính trạng bị giới hạn bởi giới tính hoặc một số tính trạng chỉ có biết được trên bản thân con vật sau một thời gian dài (khả năng sản xuất sữa của bò cái..), hiệu quả chọn lọc không cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp (sinh sản). 1.3. Căn cứ vào đời con của đực giống Căn cứ vào năng suất của đời con của một cá thể để quyết định có thể giữ cá thể đó lại làm giống hay không. Tương tự như phương pháp kiển tra qua anh chị em, phương pháp này cũng là phương pháp chọn lọc theo gia đình, chỉ có khác là cá thể được chọn lọc là đời trước chứ không phải là con vật cùng thời với các anh chị em trong gia đình, đồng thời đời trước được chọn lọc này cũng không tham gia vào việc xác định trung bình của gia đình, hơn nữa số lượng gia đình để dánh giá chọn lọc con vật không phải là một gia đình mà nhiều gia đình. Phương pháp chọn lọc căn cứ vào đời sau cũng có hiệu quả đối với các tính trạng có hệ số di truyền thấp và đối với các gia đình có nhiều con. Phương pháp chọn lọc qua đời sau cũng là phương pháp có thể dự đoán được năng suất
  13. 12 của một số tính trạng không thể đo lường được trên cá thể giữ lại làm giống. Ðặc biệt phương pháp chọn lọc này có thể cho ta biết được giá trị gần đúng của cá thể chọn lọc (vì giá trị trung bình của đời con cũng chính là định nghĩa thực về giá trị giống của nó). Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra qua đời sau đòi hỏi thời gian lâu dài, do đó sẽ kéo dài khoảng cách thế hệ, đồng thời phương pháp này phức tạp hơn phương pháp chọn lọc theo cá thể. Chọn lợn đực giống: Chọn lợn rừng thuần hoặc rừng lai (từ F3 trở lên), các đặc điểm để chọn giống như lợn nhà. Đặc biệt chọn con có lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối. Nên mua lúc 6 tháng tuổi và sử dụng lúc 7 - 8 tháng tuổi có trọng lượng 30 - 40 kg. Lợn đực thành thục về tính khá sớm: 3 - 4 tháng tuổi là đã có phản xạ giao phối và phóng tinh. Cơ quan sinh dục ngoài đã biểu hiện rõ: cơ quan giao cấu và hai dịch hoàn, bờm lông đã xuất hiện, thể hiện tính hăng. Chọn lúc 5 - 6 tháng tuổi và có thể sử dụng khi chúng khi được 7 - 8 tháng tuổi nhưng thường sử dụng tốt khi chúng đạt 10 tháng tuổi trở lên.
  14. 13 Hình 2.1.1. Lợn rừng đực 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn đực giống 2.1. Vận chuyển lợn đực - Cần có phương tiện vận chuyển, đưa lợn lên và xuống một cách an toàn + Phương tiện vận chuyển phải vệ sinh, sát trùng trước khi sử dụng + Phương tiện cận chuyển phải có sàn xe đảm bảo chắc chắn, không trơn trượt, có thể bỏ cát, phoi bào… để giữ an toàn cho chân lợn. + Phương tiện vận chuyển phải có hệ thống che chắn đầy đủ để tránh các điều kiện bất lợi của thời tiết. - Không trộn lẫn những lợn đực khác đàn, không cho lợn ăn no trước khi vận chuyển, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng. - Sau khi đưa lợn đực về trại phải nuôi cách ly theo đúng quy định thú y Hình 2.1.2. Xe chuyên vận chuyển lợn
  15. 14 2.2. Nuôi cách li Khu nuôi cách li phải đảm bảo đúng yêu cầu thú y. Lợn đực mới mua về phải được nuôi cách li trong thời gian tối thiểu là 4 tuần. Lợn phải nuôi trong điều kiện chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng gió tốt. Lợn nuôi cách li phải được theo dõi tình trạng sức khoẻ hàng ngày. Tiêm phòng vaccine theo đúng quy định của thú y. 2.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực hậu bị 2.3.1. Nuôi dưỡng 2.3.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực hậu bị Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, bã bia, bã đậu . . . Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều).
  16. 15 Hình 2.1.3. Các loại rau và ngũ cốc Thức ăn cho lợn rừng ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho lợn rừng liếm tự do (lưu ý để nơi khô ráo, mát mẻ). Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g .v.v. đất sét vừa đủ 3kg) cho lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày. Thức ăn của lợn rừng nên chủ yếu là thức ăn thô xanh. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của lợn rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho lợn bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy. Lợn rừng ăn nhiều thức ăn xanh tươi nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho lợn uống tự do. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống. Tùy theo từng lứa tuổi lợn sẽ có các mức chế độ ăn khác nhau cho phù hợp với khả năng thu nhận và sử dụng. Nên sử dụng phương pháp “ăn tự chọn”, lợn sẽ ăn các loại thức ăn mà chúng ưa thích. Cần bổ sung thêm các loại thức ăn tinh giàu đạm như cám viên hỗn hợp, đậm đặc, bột cá. Mức ăn khuyến cáo có thể áp dụng cho các loại lợn như sau: Lợn hậu bị, lợn đực giống:
  17. 16 Bảng 1: Mức ăn cho lợn hậu bị /ngày Khối lượng lợn Thức ăn hỗn hợp Thức ăn thô xanh Số bữa (kg) (kg/ngày) (kg/ngày) ăn/ngày 10-20 0,5 0,81-1,0 2 20-40 0,8 1,2-1,5 2 >40 1,0 Tự do 2 2.3.2. Chăm sóc và quản lý Thường xuyên chọn lọc, theo dõi khả năng sinh trưởng và phát dục của lợn. Chuồng nuôi sạch sẽ thoáng mát, nhiệt độ thích hợp. Kiểm tra tình hình đàn lợn thường xuyên: sức khoẻ, lượng thức ăn thu nhận, máng ăn, vòi uống, bạt che. Vệ sinh chuồng trại: Vệ sinh máng ăn, máng uống, thu gom phân, làm vệ sinh chuồng. Tẩy giun sán cho lợn vào đầu kỳ khi lợn đạt khối lượng 7-10kg và trước khi phối giống. Tiêm phòng đủ các loại vacxin theo quy định để phòng bệnh cho lợn. Định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi. Mùa đông che chắn giữ ấm cho lợn, mùa hè tạo thoáng mát cho chuồng nuôi
  18. 17 2.4. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực làm việc 2.4.1. Nuôi dưỡng 2.4.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực làm việc Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, bã bia, bã đậu . . . Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều). Thức ăn cho lợn rừng do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố... cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho lợn rừng liếm tự do (lưu ý để nơi khô ráo, mát mẻ). Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g .v.v. đất sét vừa đủ 3kg) cho lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày. Thức ăn của lợn rừng nên chủ yếu là thức ăn thô xanh. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của lợn rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho lợn bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy. Lợn rừng ăn nhiều thức ăn xanh tươi nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho lợn uống tự do. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống. Tùy theo từng lứa tuổi lợn sẽ có các mức chế độ ăn khác nhau cho phù hợp với khả năng thu nhận và sử dụng. Nên sử dụng phương pháp “ăn tự chọn”, lợn sẽ ăn các loại thức ăn mà chúng ưa thích. Cần bổ sung thêm các loại thức ăn tinh giàu đạm như cám viên hỗn hợp, đậm đặc, bột cá vào khẩu phần ăn đối với lợn chửa hoặc đang nuôi con. 2.4.1.2. Khẩu phần ăn cho lợn đực làm việc Khẩu phần ăn 1kg/con/ngày, chia đều 2 bữa cho ăn vào lúc 7h sáng và
  19. 18 16h chiều. Rau xanh, thức ăn củ quả được cho ăn tự do, đảm bảo >1,5kg thức ăn xanh trở lên. Trong những ngày phối giống, bổ sung cho con đực đi nhảy lợn nái 2 quả trứng sống, giá đỗ hoặc lúa nảy mầm 0,5kg/con. Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Thành phần trong 10kg hỗn hợp Thức ăn viên ăn thẳng hoặc 25 2,5 đậu tương rang nghiền Bột ngô nghiền 10 1,0 Cáo gạo loại 1 62,8 6,28 Bột xương 0,5 0,05 Premix khoáng 0,5 0,05 Vitam-Pcomlex 0,2 0,02 Muối ăn 1,0 0,1 Tổng cộng 100% Năng lượng (Kcal/kg) 2600-3000 10 kg hỗn hợp Protein thô 14% Hình 2.1.4. Đỗ tương và khô dầu đỗ tương Hình 2.1.5. Bột thịt xương
  20. 19 Hình 2.1.6. Cám gạo Hình 2.1.7. Premix khoáng 2.4.2. Chăm sóc và quản lý + Nhu cầu dinh dưỡng protein 13%. + Tiêu chuẩn khẩu phần: Thức ăn tinh: 0,8kg/con/ngày đêm, thức ăn xanh, thức ăn củ quả 3kg/con. Nước uống sạch, đầy đủ. 1 đực giống cho 5 nái. Mỗi đực giống nuôi riêng 1 ô bố trí gần khu chuồng lợn nái tơ chờ phối. Tuổi phối tốt nhất lúc 10 – 11 tháng tuổi. Thời gian sử dụng 4 – 5 năm. Thường xuyên chọn lọc, theo dõi khả năng sinh trưởng và phát dục của lợn. Chuồng nuôi sạch sẽ thoáng mát, nhiệt độ thích hợp. Kiểm tra tình hình đàn lợn thường xuyên: sức khoẻ, lượng thức ăn thu nhận, máng ăn, vòi uống, bạt che. Vệ sinh chuồng trại: Vệ sinh máng ăn, máng uống, thu gom phân, làm vệ sinh chuồng. Tẩy giun sán cho lợn vào đầu kỳ khi lợn đạt khối lượng 7 - 10kg và trước khi phối giống. Tiêm phòng đủ các loại vacxin theo quy định để phòng bệnh cho lợn. Định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi. Mùa đông che chắn giữ ấm cho lợn, mùa hè tạo thoáng mát cho chuồng nuôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2