YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình mô đun Mộc cơ bản
200
lượt xem 54
download
lượt xem 54
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đến với "Giáo trình mô đun Mộc cơ bản" các bạn sẽ biết tổ chức, bố trí được mặt bằng phục vụ sản xuất hợp lý, khoa học và các vấn đề cần quan tâm khi gia công hàng mộc; biết đọc và phân tích được các bản vẽ thông thường về các sản phẩm mộc dân dụng;...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình mô đun Mộc cơ bản
- UBND TỈNH ĐẮKLẮK TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TNDT TÂY NGUYÊN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: MỘC CƠ BẢN MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MỘC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Bào Bào thẩm Bào trung lau Hình 2.1: Các loại bào mặt phẳng. Đaklak Năm 2010 1
- Các hoạt động chính trong mô đun Học trên lớp: Giới thiệu các kiến thức cơ bản về: Tổ chức sản xuất và bố trí mặt bằng nơi làm việc. Một số vấn đề cần quan tâm khi gia công hàng mộc Quy trình mộc dân dụng. Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động. Thực hành tại xưởng: Sử dụng các kiến thức đa học, các kỹ năng và thái độ đã được rèn luyện, kết hợp các dụng cụ thiết để gia công các loại sản phẩm: Gia công được các loại mộng thông dụng trong sản phẩm mộc Gia công được các loại chi tiết mặt cong Gia công bàn, ghế thông dụng từ gỗ tự nhiên. Gia công bàn, ghế từ gỗ tự nhiên, kết hợp gỗ nhân tạo. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun Về kiến thức: Biết tổ chức, bố trí được mặt bằng phục vụ sản xuất hợp lý, khoa học và các vấn đề cần quan tâm khi gia công hàng mộc. Biết đọc và phân tích được các bản vẽ thông thường về các sản phẩm mộc dân dụng. Xác định Quy trình công nghệ trong thực tập sản xuất cho từng loạI sản phẩm mộc dân dụng. Nắm vững Quy trình, Quy phạm trong việc sử dụng các thiết bị chuyên dùng để thực tập sản xuất. 2
- Xác định được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu và các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, biện pháp phòng cháy, nổ. Về kỹ năng: Tổ chức và bố trí được mặt bằng phục vụ sản xuất hợp lý. Đọc được bản vẽ các loại sản phẩm mộc thông dụng.. Biết kết hợp các loại dụng cụ, thiết bị để gia công các loạI sản phẩm đồ mộc, đảm bảo tiến độ thời gian và các yêu cầu về kỹ thuật. áp dụng tốt các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng cháy, nổ. Về thái độ: Chủ động tìm hiểu, học hỏi và có sự tiếp thu một cách nghiêm túc trong quá trình học tập. Tự rèn luyện cho mình đức tính cẩn thận, chính xác trong tính toán, quyết đoán trong các công việc; vui vẻ hoà nhã trong giao tiếp; có tính cộng đông và tác phong công nghiệp. Tuân thủ tổ chức và kỷ luật một cách có ý thức trong các buổi học tập để có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và nguyên vật liệu. Bài 1: Dụng cụ đo vạch đấu Giới thiệu: Khi tạo phôi các chi tiết, để đảm bảo độ chính xác cần thiết thì việc sử dụng các dụng cụ đo, vạch hợp lý và đúng cách là một việc rất quan trọng. Nó không những đảm bảo độ chính xác của kích thước, hình dạng phôi mà còn đảm bảo độ chính xác về kích thước, vị trí các lỗ mộng, lá mộng và các chi tiết ghép khác. 3
- Bài học “Các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch” được biên soạn nhằm giúp các học viên nhận biết được các loại dụng cụ đo, vạch và cách sử dụng các dụng cụ đo vạch trong việc lấy dấu và vạch mực các chi tiết. Bài học cũng giúp học viên biết được các loại mẫu vạch, cách chế tạo và sử dụng mẫu vạch. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo vạch như : thước mét, thước vuông, ê ke , com pa, cữ đo... Chọn vật liệu làm mẫu vạch hợp lý. Cắt, tạo mẫu vạch chính xác. Sử dụng mẫu vạch thành thạo. Đề cương nội dung: 1. Các dụng cụ đo, vạch. 2. Mẫu vạch. Các hoạt động trên lớp. I. Các dụng cụ đo, vạch. 1. Thước mét. (a) Thước mét được dùng chủ yếu để đo chiều dài, chiều rộng của gỗ. Thước mét được chế tạo từ nhôm hoặc hợp kim, thước có các loại (b) chiều dài như: 0,5m, 1m, 2m, 3m, (c) 5m có các cạnh thẳng đều được thiết kế cuộn tròn hay gập khúc tiện lợi cho quá trình sử dụng, trên Hình 4.1: Các loại thước mét. a. Thước lá; b. Thước gấp; mặt thước được chia thành các c. Thước cuộn. 4
- đoạn thẳng đều nhau có chiều dài 1mm. Trong nghề mộc thường dùng các loại: thước là (dài 0,5m hoặc 1m), thước gấp (có 5 đoạn hoặc 10 đoạn, dài 1m) và thước cuộn (dài 2m, 3m, 5m). 2. Thước vuông. Thước vuông là một loại thước 2 dùng để kiểm tra độ vuông góc của sản phẩm, chúng được làm bằng gỗ + 1 kim loại hoặc bằng kim loại, nhựa... có cấu tạo như hình vẽ. Súc thước dùng làm thành tựa thước Hình 4.2: Thước vuông. 1. Súc thước: 2. Lá vào gỗ, có chiều dày 2 – 3.5 cm nếu là thước. súc gỗ hoặc 2 – 4 mm nếu là kim loại, chiều dài từ 20 – 25 cm. Lá thước được chế tạo thẳng phẳng vuông góc với súc thước, thông thường lá thước được làm từ kim loại có chiều dài từ 25 35 cm. Công dụng chính của thước vuông là kiểm tra độ vuông góc vì thế thao tác sử dụng thước vuông như sau: Trên tấm gỗ thẳng phẳng ta áp súc thước vào cạnh ván dùng bút chì vạch một đường theo mép ngoài của lá thước, tiếp đó ta lật thước lại đẩy Vạch mực 1 thước dần về phía vạch mực 1, khi Hình 4.3: Kiểm tra thước vuông 5
- sát vạch 1 ta vạch tiếp vạch 2. Lấy thước ra và quan sát nếu vạch 1 và vạch 2 song song hoặc trùng khít nhau là thước đạt yêu cầu. Khi kiểm tra độ vuông góc của chi tiết sản phẩm ta cũng tiến hành như trên sau đó mới kiểm tra. 3. Compa. Compa là dụng cụ để vẽ đường tròn, đo đường kính trong hoặc ngoài của sang chi tiết có hình dáng tròn, chiều dày của chi tiết sản phẩm có hình dáng bất kì. Thông thường được chế tạo bằng kim loại, có 2 càng hình dáng kích thước như nhau, được liên kết với nhau bằng một ốc vít hoặc đinh tán, được mô tả theo hình vẽ sau: Để đo chiều dày hoặc đường kính ngoài dùng Compa ngoài. Để đo đường kính lỗ ta dùng Compa trong. Để vẽ đường tròn bất kì dùng Compa vanh. Để vẽ nhiều đường tròn đồng tâm dùng Compa cữ. Đo xong có thể dùng thước mét để kiểm tra các chỉ số. (a) (b) (c) 6
- Hình 4.4: Các loại com pa. a.Com pa vanh; b.Com pa cữ; c.Com pa đo trong 4. Eke. Eke trong nghề mộc là một loại dụng cụ để lấy góc gia công cho chi tiết sản Lá thước phẩm, có dạng hình tam giác vuông cân (1 450 Súc thước góc 900, 2 góc còn lại mỗi góc 450) hoặc dạng tam giác vuông (1 góc 900, 2 góc còn Hình 4.5: Êke hình tam giác lại 300 và 600). Eke được chế tạo bằng vuông cân kim loại hoặc gỗ (thông thường lá thước được làm bằng nhôm, súc thước làm bằng gỗ). Tùy theo yêu cầu lấy góc mà lựa chọn loại eke cho phù hợp, đầu tiên ta áp súc thước vào cạnh ván sau đó vạch một đường mực theo cạnh huyền của thước ta được góc cần cắt. 5. Cữ. Khi muốn vạch các đường song song với cạnh ván ta dùng cữ, cữ được làm bằng gỗ bao gồm các chi tiết sau: bàn cữ, suốt cữ, nêm. Bàn cữ được đặt làm trung tâm, ở giữa có lỗ để suốt cữ đi qua,suốt cữ được làm bằng cữ có tiết diện ngang Nêm hình vuông. Suốt luôn sông song với Bàn cữ mặt bàn. Suốt cữ được giữ chặt với Suốt cữ bàn thông qua nêm, lỗ nêm được đục Đinh vạch dấu Hình 4.6: Cữ vạch 7
- trên bàn cữ và phải vuông góc với lỗ cho suốt cữ đi qua và sát một mặt với suốt cữ. Khi muốn lấy mực của lỗ mộng 10mm cách mép chuẩn 10mm ta làm như sau: Dùng đinh thứ nhất đóng cách mép trong bàn cữ là 10, sau đó đóng đinh thứ 2 cách đinh thứ nhất là 10 sau đó ép bàn cữ sát mép chuẩn đẩy 1 đường ta được vị trí mộng. II. Mẫu vạch. 1. Khái niệm. Mẫu vạch là hình dáng mặt cắt của chi tiết sản phẩm, mẫu vạch được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau: ván dán 3mm, gỗ mỏng 3 – 5mm, mê ca… tuỳ theo tình hình sản xuất cụ thể. Trong thực tế sản xuất để tiết kiệm, kinh tế người ta thường dùng ván dán 3mm. Trường hợp đặc biệt do chi tiết cong đa chiều và kích thước lớn, số lượng chi tiết nhiều, người ta có thể dùng mê ca để tránh cong vênh làm mất độ chính xác gia công. (b) (a) (c) Hình 4.7: Một số mẫu vạch thường dùng a.Mẫu vạch chân sau ghế ba nan cong. b. Mẫu vạch nan cong ghế ba nan cong. 2. Tạo mẫu vạch. c. Mẫu vạch tay ghế xa lông nan. 30 Để tạo được mẫu vẽ ta thao tác như sau: Đọc kỹ bản vẽ hoặc quan sát mẫu, đặt chi tiết lên vật liệu làm mẫu vẽ sau đó dùng bút chì vạch hình dáng chi tiết. 8
- Kích thước mẫu vẽ được tính toán như sau: A x B = ( a + độ dư gia công ) x ( b + độ dư gia công ) Trong đó: A: chiều rộng của mẫu vạch B: chiều dài của mẫu vạch a: chiều rộng của chi tiết b: chiều dài của chi tiết. Tiếp tục dùng cưa lọng hoặc cưa vanh để cắt mẫu theo mực vạch, làm nhẵn mặt cắt để đường vạch mẫu không gồ ghề. Lưu ý: chọn vật liệu làm mẫu vạch, tạo mẫu vạch chính xác tính toán lượng dư gia công trên mẫu vạch quyết định tỷ lệ lợi dụng và chất lượng gia công 3. Thao tác, sử dụng mẫu vạch. Đặt mẫu vạch lên tấm ván sao cho đan sen nhiều mẫu vạch khác nhau để nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ. Dùng bút chì vạch lên tấm ván theo hình dáng mẫu vạch. Hình 4.8: Sử dụng mẫu vạch. Câu hỏi ôn tập. Câu hỏi 1: Hãy liệt kê các loại dụng cụ đo vạch thường dùng trong nghề mộc dân dụng? Câu hỏi 2: Hãy trình bày cách chọn vật liệu làm mẫu vạch, tạo một mẫu vạch hoàn chỉnh, cách sử dụng mẫu vạch? Thực hành tại xưởng. Bài thực hành Tên bài : Các dụng cụ đo, vạch và Mẫu vạch. 9
- Yêu cầu : Đây là bài thực hành đầu tiên học viên làm quen với các loại dụng cụ đo vạch dấu trong nghề mộc. Nội dung thực hành tuy không khó và không nguy hiểm nhưng nó đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận và chính xác, vì vậy yêu cầu các học viên phải tập trung, nghiêm túc để thực hiện tốt các công việc được phân công. Địa điểm: Tại xưởng thực hành Biện pháp an toàn: Trong việc sử dụng các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch tuy không nguy hiểm đến người và máy móc, nhưng để tạo thói quen trong quá trình thực hành cũng như sản xuất sau này, các học viên phải: Thường xuyên mang bảo hộ lao động cá nhân. Kiểm tra kỹ và thực hiện căn chỉnh thường xuyên các dụng cụ đo, vạch. Thu xếp chỗ làm việc gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Nguồn lực liên quan: + Có đầy đủ bản vẽ thiết kế chi tiết hoặc vật mẫu. + Có đủ các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch: Dụng cụ đo: thước cuộn, thước là. Dụng cụ vạch: bút chì (hoặc bút bi hoặc mũi vạch), cữ vạch. Các loại mẫu vạch: mẫu vạch chân sau ghế tựa 3 nan cong, mẫu vạch nan cong của ghế 3 nan cong + Có đủ các loại gỗ ván, gỗ thanh để vạch mực được phôi các chi tiết khung của các sản phẩm mộc : bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Chuẩn bị cho công việc: Chuẩn bị chỗ làm việc. Xem lại bản vẽ các chi tiết của bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. 10
- Xắp xếp các nguyên vật liệu theo từng vị trí làm việc. Học viên tự chuẩn bị dụng cụ (kiểm tra số lượng và độ chính xác của các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch) và thu xếp chỗ làm việc. Chia nhóm và phân công các công việc cho từng nhóm, từng người trong nhóm. Nội dung thực tập. Đo và vạch mực các chi tiết khung của các sản phẩm mộc: bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Bài 2 Cưa dọc. Giới thiệu: Rọc gỗ là một công việc tương đối khó, đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều sức lực và dễ gây tai nạn lao động. Để rọc gỗ được tốt, ngoài việc phải thực hiện đúng tư thế và thao tác, người thợ còn phải biết mở, rửa và căn chỉnh cưa để khi rọc lưỡi cưa ăn gỗ ngọt, chính xác và đỡ tốn sức cho người rọc gỗ. Bài học “Cưa dọc” được biên soạn nhằm giúp các học viên nhận biết được cấu tạo của cưa dọc, biết cách mở, rửa , căn chỉnh cưa dọc và đặc biệt, bài học giúp học viên rèn luyện kỹ năng rọc gỗ bằng cưa dọc. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: 1. Mở, rửa cưa rọc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 2. Căn chỉnh và sửa chữa cưa rọc đảm bảo cưa hoạt động tốt 3. Rọc gỗ đúng tư thế, đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn Đề cương nội dung: 1. Cấu tạo cưa rọc 2. Mở cưa rọc 3. Rửa cưa rọc 11
- 4. Căn chỉnh cưa rọc 5. Dọc gỗ bằng cưa rọc Bài thực hành ứng dụng. Rọc phôi các chi tiết của các sản phẩm mộc bằng cưa rọc : bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Các hoạt động trên lớp. I. Cấu tạo cưa rọc. Cưa dọc có tác dụng dùng để pha ván xẻ thành những thanh gỗ nhỏ và để dọc những tấm ván xẻ. 1 2 80 25 3 160 4 5 1 880 Hình 5.1: Cấu tạo cưa dọc. 1.Chằng cưa; 2.Tay cưa; 3.Chống cưa; 4.Ráu cưa; 5.Lưỡi cưa. Cưa dọc gồm các bộ phận sau : 1. Chằng cưa. Được làm bằng gỗ dai dẻo có tỷ trọng trung bình. Thường chằng cưa là một thanh gỗ có chiều dày 25mm, có cấu tạo như hình 5.2. 10 12 25 40 30 Hình 5.2: Cấu tạo chằng cưa. 2. Tay cưa. 12
- Được làm bằng gỗ tốt (gỗ lim, gỗ giáng hương…) và không có khuyết tật để khi néo cưa, tay cưa không bị gãy hoặc biến dạng quá nhiều. 32 22 15 30 15 250 14 8 Hình 5.3: Cấu tạo tay cưa. 3. chống cưa. Chống cưa nên làm bằng gỗ nhẹ, thẳng thớ, nên chọn loại gỗ có sức chịu nén dọc thớ cao và không bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh làm cong vênh, nứt nẻ. Chống cưa thường có dạng búp đòng như hình vẽ. 25 20 820 Hình 5.4: Cấu tạo chống cưa 4. Ráu cưa. Được tiện bằng gỗ cứng 24 14 và dai như lim, giáng hương..., yêu cầu gỗ làm ráu cưa không 40 30 có mắt hoặc các khuyết tật Hình 5.5: Cấu tạo ráu cưa khác. Ngoài ra người ta còn sử dụng ốc vít để làm ráu cưa. Đường kính của lỗ khoan lắp chốt cưa phải vừa bằng đường kính của chốt cưa, lỗ 13
- khoan cách đầu ráu cưa ít nhất 6 là 30mm. 4 5 : Lưỡi cưa. 600 Được làm bằng thép cứng, 300 thường có kích thước : dàI 700 – 800 mm, rộng 40 mm, dày 0,6 Hình 5.6: Các thông số kỹ thuật của răng cưa. – 0,7 mm. Răng cưa có hình tam giác vuông và có các thông số kỹ thuật sau: Góc trước = 00 , góc sau = 300, góc mài = 600. Bước răng cưa dọc thường có t = 6mm, cắt gỗ rắn thì bước răng lớn, cắt gỗ mềm thì bước răng nhỏ. Chiều cao của răng cưa : h = 4 4,5mm. II. Mở cưa dọc. Muốn cưa được tốt người thợ phải chọn cưa tốt, lưỡi cưa thật chuẩn, răng cưa thích hợp và thao tác cưa tốt. Ngoài ra cần phải biết mở và rửa lưỡi Hình 5.7: Cái mở cưa cưa đúng kỹ thuật thì khi cưa mới đạt năng suất cao, đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Bất kỳ một lưỡi cưa tay nào cũng phải mở răng cưa mới cưa được vì khi lưỡi cưa chưa mở thì bề dày lưỡi cưa và mạch cưa bằng nhau. Cưa cắt vào vào gỗ không thoát mùn cưa ra ngoài được, cưa bí và nặng cưa. Cho nên trước khi cưa phải mở cưa, tức là mở nghiêng răng cưa sang hai bên để khi cưa, mạch cưa rộng hơn bề dày lưỡi cưa. 14
- Mở cưa : dùng dao mở, nếu không có dao mở cưa thì tự tạo ra cái mở cưa như sau : dùng cưa sắt cắt một đường vào cạnh úp bào, sau đó khoan một lỗ nhỏ dưới đáy vết cắt (để khi mở răng cưa không bị tròn mất mũi răng). Khi chế tạo cái mở cưa thì nên chế nhiều khe to, nhỏ, sâu, rộng khác nhau, để mở được nhiều loại cưa khác nhau. Một cái mở cưa tốt là chiều sâu khe phải bằng chiều cao h của răng cưa (chiều sâu tính từ tâm lỗ khoan), chiều rộng khe bằng chiều dày lưỡi cưa : chiều dày cái mở bằng 0,3 – 0,4 bước răng (bước răng là khoảng cách của đỉnh hai răng kế tiếp nhau). Khi mở cưa, để cưa quay đầu răng về phía mình, ngược với chiều răng khi cưa gỗ. Kẹp lá cưa vào bàn kẹp bằng gỗ. Nếu không có bàn kẹp, dùng một thanh gỗ cứng, cưa một rãnh theo chiều dọc thớ gỗ, rồi đặt lưỡi cưa vào rãnh cưa để mở cưa. lưỡi cưa phải để cao hơn bàn kẹp từ 8 – 10 mm, đưa cái mở vào từng răng cưa để mở cưa. Mở đúng kỹ thuật : Với gỗ mềm và ướt mở theo nguyên tắc 1 răng mở sang trái, răng gần kề mở sang bên phải, mở cưa như này được gọi là mở cưa hàng đôi. Chiều rộng ở đầu răng bằng 2 lần chiều dày lá cưa. Mở đều sang 2 bên. Với gỗ cứng và khô nên mở theo nguyên tắc: 1 răng mở sang trái, 1 răng giữ nguyên 1 răng mở sang phải, mở cưa như này được gọi là mở cưa hàng ba. Chiều rộng ở đầu răng bằng 1,5 lần chiều dày lá cưa. Mở đều sang 2 bên. Mũi răng cưa được mở về phía nào phải nằm trên một đường thẳng ở phía đó. Nếu mở mũi răng không đều nhau, mạch cưa sẽ ăn xiên về phía nào răng cưa có độ xiên nhiều hơn. Mở mũi răng cưa rộng quá mạch cưa sẽ ăn liếm, mở hẹp quá cưa sẽ rít, năng suất kém. Muốn mở lưỡi cưa cho phù hợp phải căn cứ vào đối tượng gỗ gia công. Chiều rộng lưỡi cưa khi mở từ 1,5 – 2 lần chiều dày lưỡi cưa. III. Rửa cưa dọc. 1. Làm bằng răng cưa. 15
- Sau nhiều lần sử dụng, đầu răng cưa sẽ dài ngắn khác nhau, răng cưa như vậy khi sử dụng dễ bị nhảy, lệch đường cưa, gỗ cưa ra dễ bị xù lông, nứt xước. Lúc đó cần tiến hành làm bằng răng cưa. Khi làm bằng răng cưa có thể dùng đá mài dầu hoặc dũa dẹt đặt trên đầu răng cưa kéo đi kéo lại vài lần để làm bằng giữa răng cao răng thấp. Khi kiểm tra độ cao thấp răng cưa có thống nhất hay không có thể đặt phần răng cưa dưới ánh sáng. Phần răng bị mài sẽ phản chiếu ánh sáng lóng lánh. Khi điểm phản chiếu ánh sáng của răng tháp vừa xuất hiện, việc mài bằng kết thúc, có thể tiến hành dũa răng. Nói chung không phải mỗi lần trước khi dũa răng đều phải tiến hành làm bằng răng. Chỉ khi răng cưa xuất hiện cao thấp không đều mới tiến hành làm bằng. 2. Rửa cưa. Dùng rũa rửa cưa là rũa 3 cạnh, phải sắc , đều răng, bề rộng mỗi cạnh rũa từ 8 đến 10 mm. Chọn loại rũa có kích thước phù hợp với kích thước của hầu răng và bước răng cưa. Rũa được tra cán chắc chắn Cưa được rửa phải chắc chắn, lưỡi cưa căng đúng tiêu chuẩn, đặt lưỡi cưa vào bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lưỡi cưa chắc chắn, miệng kẹp có chiều rộng và chiều sâu phù hợp với kích thước lưỡi cưa. (nếu không có bàn kẹp, Hình 5.9: Thao tác rửa cưa Hình 5.8: Bàn kẹp lưỡi cưa dùng một thanh gỗ cứng, cưa một rãnh theo chiều dọc thớ gỗ, rồi đặt lưỡi 16
- cưa vào rãnh cưa để rũa cưa. Lưỡi cưa phải để cao hơn bàn kẹp từ 8 – 10 mm). Tuần tự rũa Rũa cưa 900 Hình 5.10: Cách đặt rũa và tuần tự rửa cưa. Cầm dũa thật ngang, trục giữa vuông góc với mặt lưỡi cưa. Tay phải cầm cán dũa, tay trái cầm vào mũi dũa. Lần lượt rũa từ răng đầu đến răng cuối của lưỡi cưa, mỗi lần dũa 2 đến 3 nhát cho đều tay. Không được dũa răng cao, răng thấp, răng to, răng nhỏ. Vết dũa vuông góc với mặt phẳng lá cưa, bờ cạnh dũa ăn vào kẽ răng cưa. Nếu trường hợp lưỡi cưa có răng cao, răng thấp nhiều, phải dùng dũa cà trên đầu răng cho thẳng, rồi mới bắt đầu rửa cưa. Nếu có răng to, răng nhỏ, thì cho dũa ăn về phía răng to và nới bên răng nhỏ ra cho đều dần. Rũa một lần chưa sắc thì dũa thêm lần thứ hai. Rũa xong kiểm tra lại, nếu răng sắc đều và tất cả các đỉnh răng ở mỗi phía đều nằm trên một đường thẳng ở phía đó. IV. Căng chỉnh cưa rọc. 1. Căng cưa. Muốn căng cưa được tốt ta phải có kích thước chiều dài của chằng cưa và chống cưa thích hợp. 17
- Chằng cưa có kích thước chiều rộng và chiều dày như đã nêu ở phần cấu tạo. Còn kích thước chiều dài giữa hai mặt ngoài lỗ mộng để lắp tay cưa phải nhỏ hơn khoảng cách theo chiều dài giữa mặt ngoài của 2 lỗ khoan lắp chốt của lá cưa và khoảng cách từ lỗ khoan ở thân ráu cưa đến đế ráu cưa của 2 ráu cưa là 1015mm. Chống cưa có chiều dài lớn hơn khoảng cách (theo chiều dài) giữa hai mặt ngoài lỗ mộng để lắp tay cưa là 7 8mm. Khi căng cưa, cần lắp tất cả các chi tiết của cưa theo hình vẽ cấu tạo đúng vị trí, đúng kích thước. Chú ý ở phần lá cưa chỉ lắp chốt một đầu còn một đầu để tự do, sau khi vam ta mới lắp nốt chốt đầu còn lại (chỉ lúc này mới khoan lỗ chốt trên ráu cưa đầu còn lại). Chú ý: Khi tăng lực ép cần tăng từ từ để tránh làm vỡ chằng cưa hay làm gãy tay cưa. Ngoài ra khi căng cưa cần điều chỉnh ráu cưa. Khi tháo vam, phải tháo từ từ, tránh tháo nhanh gây lực kéo động làm đứt chốt cưa hoặc làm vỡ ráu cưa. Trong quá trình sử dụng, lưỡi cưa sẽ bị chùng, không đủ độ căng thiết khi đó ta có thể điều chỉnh lại như sau: Thay đổi lại kích thước, vị trí của một vài chi tiết của cưa (thay một vài chi tiết bị hỏng hoặc kém chất lượng) như: thay chằng cưa trong đó có rút ngắn khoảng cách giữa 2 lỗ mộng ở 2 đầu chằng cưa; thay thanh chống khác có chiều dài lớn hơn, thay ráu cưa mới... Thêm đệm mặt ngoài 2 lỗ mộng đầu chằng cưa hoặc đệm đế ráu cưa. 2. Điều chỉnh góc nghiêng của lưỡi cưa so với mặt phẳng khung cưa. Vặn lưỡi cưa nghiêng so với mặt phẳng khung cưa từ 100 o – 120o (lưỡi cưa không được vênh). Tay phải cầm vào chỗ bám cưa, trùm cả lên đầu tay cưa. Bảng 5.1 : Các bước tháo, ráp, kiểm tra và căn chỉnh cưa dọc. 1.Tháo cưa Dụng cụ tháo cưa dọc phải đủ và hoạt động tốt (gồm 18
- dọc vam, kìm, búa) Tháo đúng trình tự, đúng kỹ thuật (tháo lá cưa thanh chống cưa chằng cưa ráu cưa) Kiểm tra, phát hiện hư hỏng từng chi tiết của cưa 2. Lắp cưa Dụng cụ lắp cưa dọc phải đủ và hoạt động tốt (gồm dọc vam, kìm, búa) Lắp đúng trình tự, đúng kỹ thuật (trình tự lắp ngược lại với tháo) 3. Kiểm tra Kiểm tra được độ căng của lưỡi cưa cưa dọc Kiểm tra được độ nghiêng của lưỡi cưa Kiểm tra khung cưa có chắc chắn không Kiểm tra được lưỡi cưa xem có cần phải mở hoặc rửa không 4. Chỉnh độ Lưỡi cưa đủ căng (chằng cưa, tay cưa, ráu cưa, căng lá cưa chốt...dủ khả năng chịu lực.) Tay cưa bị biến dạng ít 5. Chỉnh góc Đạt các tiêu chuẩn: nghiêng lá Lưỡi cưa không bị vặn (nằm trong 1 mặt phẳng) cưa Phù hợp với người cưa (thao tác cưa thoải mái) V. Rọc gỗ bằng cưa dọc. Trước khi rọc một chi tiết hay một tấm ván cần lấy dấu mực đường cưa, đặt ván lên cầu bào, dùng êtô hoặc cảo chữ C hoặc cảo mỏ quạ (cảo mỏ quạ là một thanh thép tròn, 12 cm, được uốn cong một đầu hình cái mỏ quạ, một đầu thẳng, nhọn để đóng vào lỗ có sẵn trên mặt bàn) giữ cố định tấm ván cho chắc chắn vào cầu bào để cưa. 19
- Hai chân đứng cách nhau khoảng 25 – 30 Hình 5.11: Thao tác rọc gỗ bằng cưa dọc cm theo chiều ngang, chân dạng ngang vai. Chân trái đứng trên, chân phải đứng dưới. Người hơi ngả về phía trước, đầu thẳng sao cho khi cưa đáu cưa luôn luôn thẳng dọc theo sống mũi. Hai tay nâng lên, hạ xuống cân đối, nhịp nhàng, kéo dài cho gần hết lưỡi cưa, khi hạ cưa xuống không lên cho cưa ăn quá mạnh, vì cho cưa ăn mạnh lưỡi cưa ăn vào gỗ không kịp, lưỡi cưa sẽ bị vặn, đường cưa sẽ xiêu xẹo . Mắt phải luôn luôn theo dõi đường cưa xem đường cưa có thẳng, bám mực và vuông góc không. Câu hỏi ôn tập Câu hỏi 1: Trình bày cấu tạo cưa dọc? Câu hỏi 2: Hãy trình bày cách mở, rửa cưa dọc theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật? Câu hỏi 3: Trình bày cách rọc gỗ bằng cưa dọc theo đúng yêu cầu kỹ thuật? Thực hành tại xưởng. Bài thực hành tên bài : Cưa dọc. Yêu cầu : Đây là bài thực hành học viên làm quen với việc rọc gỗ bằng cưa dọc, làm quen với cách mở, rửa cưa dọc. Nội dung thực hành đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận và chính xác 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn