Giáo trình Môi chất lạnh và đường ống dẫn môi chất lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
lượt xem 5
download
Giáo trình Môi chất lạnh và đường ống dẫn môi chất lạnh trang bị cho sinh viên ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí những kiến thức, kỹ năng cần thiết ứng dụng trong thực tế. Ngoài ra, giáo trình này cũng rất hữu ích cho các cán bộ, kỹ thuật viên muốn tìm hiểu vềmôi chất lạnh và đường ống dẫn môi chất lạnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Môi chất lạnh và đường ống dẫn môi chất lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: MÔI CHẤT LẠNH VÀ ĐƯỜNG ỐNG DẪN MÔI CHẤT LẠNH NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG) Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2017 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Tam Điệp, năm 2019 0
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Quyển sách này giới thiệu về kiến thức cơ bản về sử dụng môi chất lạnh, chất tải lạnh, dầu lạnh, vật liệu cách nhiệt, cung cấp các kiến thức về kết nối, lắp ráp, vận hành mô hình các hệ thống lạnh điển hình Quyển sách này nhằm trang bị cho sinh viên ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí những kiến thức, kỹ năng cần thiết ứng dụng trong thực tế. Ngoài ra, quyển sách này cũng rất hữu ích cho các cán bộ, kỹ thuật viên muốn tìm hiểu vềmôi chất lạnh và đường ống dẫn môi chất lạnh Xin trân trong cảm ơn Quý thầy cô trong bộ môn Điện lạnh Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình đã hổ trợ để hoàn thành được quyển giáo trình này. Tài liệu được biên soạn không trách khỏi thiếu sót trên mọi phương diện, rất mong bạn đọc góp ý kiến để tài liệu được hoàn thiện hơn. …......., ngày…......tháng….... năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Nguyễn Văn Thắng 2
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG GIỚI THIỆU………….…………………………………………………………………………2 Bài 1: ỐNG DẪN MÔ CHẤT LẠNH VÀ KỸ THUẬT LẮP RÁP ……..…7 1. Đường ống........................................................................................................7 1.1 Phân loại ống đồng làm lạnh & cung cấp nước. ..........................................7 1.2. Bảo quản sạch đường ống.............................................................................7 1.3. Ống mềm và ống cứng...................................................................................7 1.4. Ứng dụng của ống........................................................................................8 1.5. Đặc tính của ống ...........................................................................................8 1.6. Cách nhiệt đường ống và phương pháp nối ................................................8 1.7. Ống vật liệu khác (thép, nhôm, đồng thau).................................................9 2 Cắt ống .........................................................................................................10 2.1 Dụng cụ cắt ống ............................................................................................10 2.2 Thận trọng khi cắt ống ..................................................................................12 2.3 Dụng cụ nạo bavia ........................................................................................13 3 Uốn ống ...........................................................................................................13 3.1. Dụng cụ uốn (lò xo, đòn bẩy, ép vv)..........................................................13 3.2 Thận trọng khi uốn.......................................................................................16 4. Nối ống .......................................................................................................16 4.1 Đai ốc loe ......................................................................................................164.3 Thận trọng khi loe ........................................................................................18 4.4 Dụng cụ ép ....................................................................................................19 4.5 Thận trọng khi ép ..........................................................................................20 4.6 Phụ kiện khác ...............................................................................................20 1.6. Cách nhiệt đường ống và phương pháp nối ……………………..…….20 4.8.Van truy cập .................................................................................................21 5. Hàn và thiết bị ..............................................................................................22 5.1 Các loại khí hàn.............................................................................................23 5.3 An toàn cá nhân ...........................................................................................24 5.4. Van chống cháy ngược ...............................................................................28 5.5 Lắp đặt thiết bị hàn .......................................................................................29 5.6. Mồi lửa và các loại ngọn lửa ......................................................................30 5.7 Chăm sóc và bảo dưỡng thiết bị hàn ...........................................................31 6. Que hàn bạc .................................................................................................31 6.1 Các loại que hàn bạc .....................................................................................31 6.2 Chất trợ dung và sử dụng chất trợ dung .......................................................32 7 . Kỹ thuật hàn ................................................................................................32 7.1. Nitơ khô.......................................................................................................32 7.2. An toàn cá nhân (MSDS - nitơ)..................................................................33 7.3. Gắn nitơ khô tới mạng đường ống...............................................................34 7.4. Kỹ thuật hàn……………………………………………………………...34 8. Bài tập thực hành ........................................................................................34 3
- 8.1 Bài thực hành số 1.........................................................................................34 8.2 Bài thực hành số 2.........................................................................................35 8.3 Bài thực hành số 3.........................................................................................36 9. Kiểm tra: Đánh giá lý thuyết........................................................................36 Bài 2: MÔI CHẤT LẠNH VÀ DẦU BÔI TRƠN...........................................37 1. Môi chất lạnh và xử lý môi chất lạnh ............................................................37 1.1 Giới thiệu về các môi chất lạnh.....................................................................37 1.1.1 Mục đích của môi chất lạnh........................................................................37 1.1.2. Môi chất lạnh sơ cấp, thứ cấp và môi chất lạnh tiêu hao........................38 1.1.3. Tính chất lý tưởng.....................................................................................38 1.1.4. Môi chất lạnh đơn chất, đồng sôi, không đồng sôi, hỗn hợp………..38 1.2. Các đạo luật có liên quan, các quy định, quy phạm và tiêu chuẩn.........39 1.2.1. Tầng ozone (chức năng, các chất làm suy giảm tầng ôzôn)..................39 1.2.2 Đạo luật và quy định bảo vệ tầng ozone ………………………………41 1.3 Các tính chất của môi chất lạnh.....................................................................41 1.3.1 Các loại môi chất thường được sử dụng.....................................................41 1.3.2. Các thuật ngữ (pha trộn, đồng sôi, không đồng sôi, trượt, CFC, HCFC,..45 1.3.3. Các tính chất điển hình và các ứng dụng của các môi chất lạnh hiện nay được sử dụng trong hệ thống ……………………………..…………………..45 1.4 Xử lý an toàn môi chất lạnh..........................................................................46 1.5 Dầu lạnh.........................................................................................................46 1.5.1. Nhiệm vụ của dầu bôi trơn…………………………………………….48 1.5.2. Yêu cầu đối với dầu bôi trơn………………………………………….48 1.5.3. Phân loại dầu bôi trơn…………………………………………………49 1.5.4. Các tính chất cơ bản……………………………………….……..……49 1.6. Quy trình thu hồi và tái chế ......................................................................49 1.6.1. Định nghĩa.................................................................................................49 1.6.2 Thu hồi môi chất lạnh…………………………………………….……50 2. Thử nghiệm áp suất và phát hiện rò ………………………..…………….52 2.1. Thử nghiệm áp lực……………………………………………..………….52 2.1.1 Định nghĩa…………………………………………………………….…52 2.2 Phát hiện rò rỉ……………………………………………………………...54 2.2.1. Phương pháp phát hiện rò rỉ……………………………………….…..54 2.2.1 Các loại máy phát hiện rò rỉ và ứng dụng …………………...………….54 3. Hút chân không và khử nước …………………..……………………..56 3.1 Hút chân không và khử nước…………………………………………….56 3.2 Đo chân không………………………………………………………..…..56 4. Nạp môi chất lạnh và nạp dầu ................................................................58 4.1 Xi lanh chứa môi chất, lưu trữ và xử lý an toàn...........................................58 4.2 Các phương pháp nạp môi chất lạnh.............................................................58 4.3 An toàn và các vấn đề chung khi nạp hệ thống lạnh bao gồm thiết bị bảo vệ cá nhân………………………………………………………..………………59 4.4.Dụng cụ loại bỏ và bổ sung dầu lạnh, quy trình và an toàn……………..59 5. Ô nhiễm hệ thống……………………………….……………………….60 5.1. Nguyên nhân hệ thống bị nhiễm tạp chất……………………….………..60 4
- 5.1.2. Các tạp chất ô nhiễm…………………………………………………….60 5.1.3. Nhận biết và khắc phục tap chất…………………………………………61 6. Thay thế các bộ phận làm lạnh cơ bản.......................................................62 7. Bài thực hành: Thu hồi môi chất lạnh và thay dầu……………….…..66 5
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên mô đun: Môi chất lạnh và đường ống dẫn môi chất lạnh Mã mô đun: MĐ 18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Được bố trí sau khi đã học xong các môn học chung và cơ sở kỹ thuật điện. - Tính chất:Là môn học kỹ thuật cơ sở. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được các kiến thức cơ bản nhất về sử dụng môi chất lạnh, chất tải lạnh, dầu lạnh, vật liệu cách nhiệt, hút ẩm, cung cấp các kiến thức về kết nối, lắp ráp, vận hành mô hình các hệ thống lạnh điển hình. + Trình bày được các kiến thức về thử nghiệm các thiết bị và mô hình các hệ thống lạnh như máy nén, hệ thống máy lạnh, hệ thống điều hòa không khí nhiều dàn bay hơi, bơm nhiệt... - Về kỹ năng: + Gia công được đường ống dùng trong kỹ thuật lạnh, nhận biết, kiểm tra, đánh giá tình trạng các thiết bị, phụ kiện của hệ thống lạnh, lắp đặt, kết nối, vận hành các thiết bị và mô hình các hệ thống lạnh điển hình. + Nhận biết, kiểm tra, đánh giá tình trạng các thiết bị, phụ kiện của hệ thống lạnh, lắp đặt, kết nối, vận hành các thiết bị và mô hình các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí có nhiều dàn bay hơi, bơm nhiệt... Kỹ năng thử nghiệm máy các hệ thống máy lạnh, hệ thống điều hòa không khí nhiều dàn bay hơi, bơm nhiệt... - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cẩn thận, chính xác, an toàn + Yêu nghề, ham học hỏi. Nội dung của môn học/mô đun: 6
- Bài 1: ỐNG DẪN MÔ CHẤT LẠNH VÀ KỸ THUẬT LẮP RÁP Mục tiêu của bài Sau khi học xong bài này, người học có thể thực hiện được: - Kết nối cơ bản của đường ống/ ống làm lạnh và điều hòa không khí và phụ kiện. - Sử dụng an toàn dụng cụ điện cầm tay, cố định và di động để cắt, loe, uốn, dập, hàn bạc ống đồng tới ống đồng, ống Bundy và đồng thau và phụ kiện thép, - Đo lường và đọc bản vẽ và sơ đồ. Nội dung bài: 1. Đường ống 1.1 Phân loại ống đồng làm lạnh & cung cấp nước - Ông đồng làm lạnh là loại ống vận chuyển môi chất trong hệ thống lạnh và là bề trao đổi nhiệt giữa môi chất với môi trường xung quanh như dàn bay hơi, dàn ngưng tụ - Ống cung cấp nước là loại ống cung cấp nguồn nước cho hệ thống giải nhiệt hoặc làm mát như tháp giải nhiệt, bình ngưng tụ, bình bay hơi. 1.2. Bảo quản sạch đường ống. Trong hệ thống lạnh cần phải đảm bảo luôn sạch sẽ không có tạp chất ( Bụi, nước, không khí )nếu không sẽ gây ra các sự cố hỏng do vậy ống đồng làm lạnh phải đảm bảo luôn được bảo quản sạch (luôn luôn bịt đầu ống, không thổi ống bằng miệng vv) 1.3. Ống mềm và ống cứng - Ông đồng là loại vật liệu chủ yếu được dùng trong hệ thống lạnh, ống đồng có hai loại là: +Ống đồng mềm là ống đã được ủ và làm mềmbằng nhiệt tới màu đỏ sáng và để nguội. + Ống đồng cứng là ống không thể uốn cong dễ dàng trừ khi khi được ủ trước 7
- - Ngoài ống đồng trong hệ thống lạnh còn sử dụng các loại ống cứng như ống thép, ống sắt và các loại ống mềm như ống cao su có lõi thép bên trong , ống PVC vv… 1.4. Ứng dụng của ống. - Ống đồng mềm có khả năng uốn cong rễ ràng do vậy thường được dùng để lắp đặt hoặc kết nối các hệ thống điều hòa không khí . - Ống đồng cứng có độ thẳng cao, cứng do vậy thường được dùng để chế tạo dàn bay hơi hoặc ngưng tụ. - Ống thép có khả năng chịu được áp lực cao, thường được dùng để chế tạo bình ngưng tụ. - Ống cao su có khả năng đàn hồi, chụi được độ dung động lớn do vậy thường dùng làm đường ống trong các hệ thống điều hòa trên ô tô - Ống PVCđược sử dụng làm ống dẫn nước cho các hệ thống giải nhệt. 1.5. Đặc tính của ống - Ống dẫn môi chất lạnh bằng đồng có thể có đường kính ngoài lên tới 100 mm (4 inch) -Với đường kính lớn hơn thì nên chọn thép vì sức bền và chi phí. -Thép cũng thường được sử dụng với các lắp đặt cần sử dụng đoạn dài đường ống có đường kính ngoài lớn hơn 50mm (2 inch) -Hầu hết các đường ống dẫn môi chất lạnh được định mức cho môi chất lạnh áp suất cao như R410A và R774. -Khi sử dụng để dẫn môi chất lạnh, đường ống phải hoàn toàn không có mảng bám bẩn và oxit. -Đường ống mới phải được khử nước, làm sạch và niêm phong bởi nhà sản xuất. 1.6. Cách nhiệt đường ống và phương pháp nối 1.6.1. Cách nhiệt đường ống - Các loại vật liệu bảo ôn, vật liệu cách nhiệt được dùng để cách nhiệt, bảo ôn cho hệ thống đường ống điều hòa, hệ thống ống dẫn hơi nước, bảo ôn rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và chất lượng. - Vật liệu bảo ôn – cách nhiệt gồm có: + Bông ống định hình/ Ống bảo ôn Bông ống định hình (Rockwool pipe section) là loại bông được sản xuất từ sợi khoáng không gây cháy và bằng cách quay đá nóng chảy kết hợp với các sản phẩm tái chế thành các sợi bông, các sợi này được liên kết bằng nhiệt và đúc trong khuôn thành các ống có độ dài 1000mm với đường kính và độ dày thành ống khác nhau. Các ống được cắt dọc theo thành ống để tiện cho việc lắp đặt, bông ống định hình chia làm 2 loại *Bôngkhoáng dạng ống Bông khoáng dạng ống (Rockwool pipe section) là vật liệu không cháy được sản xuất từ đá bazan và đá vôi nung chảy ở nhiệt độ cao. Sản phẩm dùng trong cách nhiệt, cách âm và chống cháy ở các lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dân dụng. Ống định hình bông khoáng dạng về kích thước và độ dày. Bông khoáng dạng ống gồm có 2 loại: loại trơn và loại có giấy bạc) 8
- Bông khoáng dạng ống *Bông thủy tinh dạng ống Bông thủy tinh ống định hình/ Bông khoáng ống định hình (Bông định hình) được sản xuất từ sợi khoáng không gây cháy. Dễ dàng lắp đặt bằng cách tách các khe dọc có sẵn. Dạng ống định hình này cứng cáp rất thích hợp cho cách nhiệt nóng các loại đường ống lên đến 750oC. Bông thủy tinh dạng ống + Ống cao su lưu hóa. -Cao su lưu hóa (Nitrile Rubber), được chế tạo từ chất dẻo nhẹ có tính đàn hồi cao sử dụng cho lĩnh vực cách nhiệt, bảo ôn, chống rung. Với cấu trúc là những lỗ tổ ong gần kề và liên kết nhau, bề mặt kín cho nên sản phẩm này có khả năng chống ngưng tụ sương ở các hệ thống lạnh rất tốt, bền với độ ẩm, hơi nước, tia UV. Sản phẩm cách nhiệt này có dạng ống, tấm đã định hình, dạng tấm phẳng chuẩn và dạng cuộn. Cao su lưu hóa là một trong những sản phẩm có tiêu chuẩn sạch cao, không có chất CFC, HCFC và O.D.P. - Cao sưu lưu hóa dạng ống có các độ dày: 10mm, 15mm, 20mm, 25mm, 30mm…; kích thước: 1m x 10m. Với phi từ 6 đến 108. Ống cao su lưu hóa - Phương pháp nối – dán keo, băng ống bảo ôn. 9
- Phương pháp nối – dán keo, băng ống bảo ôn được thực hiện theo các bước như sau: Bước 1. Bắt đầu với một ống sạch Trước khi bạn bắt đầu cách nhiệt, bảo ôn cho đường ống, bạn cần phải làm sạch khỏi tất cả bụi và mảnh vỡ từ các đường ống. Sử dụng một miếng giẻ và lau sạch. Đợi cho đến khi nó khô để đưa các cách trên. Đảm bảo rằng sao cho ống có thể sạch nhất Bước 2. Đo ống và mua -Bước tiếp theo là để đo lường đường ống và cắt ống cách nhiệt cho đúng kích thước. - Xác định kích thước ống cách nhiệt, bạn sẽ cần cho đường ống của bạn. Quấn băng đo vòng quanh một trong những ống đồng và đo chu vi. Hầu hết các ống cấp nước là 3/4 inch đường kính. Mua vật liệu bảo ôn chính xác cho kích thước đường ống của bạn. Bước 3. Lắp đặt ống bảo ôn - Đo chiều dài của đoạn ống cách nhiệt. Cắt vật liệu cách nhiệt với một con dao tiện ích và một lưỡi dao sắc để tránh gờ hoặc bị răng cưa khi cắt. - Tách cạnh của ống bảo ôn và bọc xung quanh hệ thống đường ống cần cách nhiệt bảo ôn cho đến khi bọc bao quanh ống. - Xoay ống bảo ôn xung quanh ống cho đến khi các cạnh chia phải đối mặt với bạn. + Nếu ống bảo ôn có keo dính thì tách các dải băng dính và nhấn để bịt kín hai khe với nhau. + Nếu không có dải băng dính bạn có thể dùng keo X6…để dán các thành cạnh lại với nhau Bước 4. Kết thúc. Làm tiếp các đoạn ống khác với cách làm tương tự. Nối các đoạn ống lại với nhau bằng keo kết dính. 1.7. Ống vật liệu khác (thép, nhôm, đồng thau) Các vật liệu làm ống dẫn môi chất lạnh khác: -Thép Đen : Ống thép không mạ gọi là “đen” vì màu đen của oxit sắt hình thành trên bề mặt của ống. - Sắt hàn : một hợp chất của sắt có hàm lượng nhỏ cacbon dễ hàn. - Nhôm : một loại kim loại nhẹ, chống ăn mòn có nguồn gốc từ quặng bôxít. - Đồng thau :một hợp kim của đồng và kẽm. - Cupro-nickel (đồng-niken) : một hợp kim bao gồm khoảng 75% đồng và 25% niken với một lượng rất nhỏ nguyên tố sắt và mangan để gia độ cứng. * Lưu ý khi sử dụng vật liệu làm ống dẫn môi chất lạnh . Đồng, nhôm và đồng thau không được sử dụng trong các hệ thống có Amoniac vì chúng là các kim loại màu. Ở trong môi trường ẩm, amoniac sẽ tấn công ăn mòn kìm loại màu. 2 Cắt ống 2.1 Dụng cụ cắt ống - Cấu tạo của dao cắt ống đồng. 10
- Cấu tạo dao cắt ống đồng - kích cỡ và vòng cắt ống Một số kích cỡ của dao cắt ống -Phương pháp cắt ống. +Đặt đoạn ống cần cắt vào giữa bánh xe lăn và lưỡi cắt +Vặn tịnh tiến lưỡi dao đi xuống để lưỡi dao ăn nhẹ vào thành ống +Giữ ngay dao và quay dao quanh trục ống. Vừa quay dao vừa xoáy núm vặn (cứ 1 vòng dao quay thì xoay 1/4 núm vặn) làm liên tục cho đến khi ống đứt. 11
- Phương pháp cắt ống - Yêu cầu Đoạn ống cắt phải đảm bảo yêu cầu sau: + Ống phải tròn đều không bị bóp méo + Chỉ một vết cắt trên ống - Kéo cắt ống mao dẫn +Có thể cắt ống mao dẫn mà không làm biến dạng bên trong ống và ngăn ngừa hiện tượng bó hẹp trong. Kéo cắt ống mao dẫn 2.2 Thận trọng khi cắt ống - Kiểm tra cẩn thận chiều dài của ống, sau đó lấy dũa vạch dấu vào chổ cần phải cắt ống. - Kiểm tra dao cắt. - Đặt ống vào giữa những con lăn đĩa cắt. - Đặt đúng lưỡi dao cắt vào vạch dấu đã vạch bằng dũa. - Vặn tay vít tới khi lưỡi cắt chạm sát vào ống đồng. - Quay từ từ dao cắt xung quanh ống để dao cắt ăn sâu dần vào ống. 12
- - Sau khi thấy nhẹ tay, siết thêm tay vít để làm tăng sức ép của dao cắt, và lại quay dao xung quanh ống. - Tiếp tục cắt bằng cách tăng dần sức ép của đĩa cắt nhưng không mạnh quá để khỏi làm ống hỏng. (ảnh hưởng đến quá trình nông ống và loe ống để kết nối với hệ thống). - Tẩy sạch rìa (nạo ba via) miệng ống bằng dao cạo ba via. - Trong khi làm sạch rìa, phải để dốc đầu ống xuống để phôi đồng không rơi vào bên trong ống. 2.3 Dụng cụ nạo bavia - Dụng cụ nạo bavia dạng dao Mặt cắt ống có bavia cần được nạo nhẵn trước khi tiến hành các công đoạn gia công khác. Dụng cụ nạo bavia dạng dao - Phương pháp nạo ba via đường ống + Quay mặt cắt cần nạo bavia của ống đồng xuống phía dưới . + Dùng dao nạo bavia để nạo + Không làm hư hỏng bề mặt trong ống bằng dao nạo bavia. Nạo ba via - Dụng cụ nạo bavia dạng khoét 13
- Dụng cụ nạo bavia dạng khoét 3 Uốn ống 3.1. Dụng cụ uốn (lò xo, đòn bẩy, ép vv) - Dụng cụ uốn ống bằng lò xo. Dụng cụ uốn ống bằng lò xo + Kích cỡ lên đến ¾ kích cỡ của ống mềm kéo dài + Sử dụng đúng cách để tránh làm bẹp ống + Có thể uốn lên đến 360 độ + Lò xo trong & lò xo ngoài + Thích hợp khi uốn trong không gian chật hẹp - Dụng cụ uốn ống bằng đòn bẩy + Cấu tạo dụng cụ uốn ống bằng đòn bẩy Dụng cụ uốn ống bằng đòn bẩy +Uốn trái và uốn phải +Có thể uốn đến 180 độ 14
- +Uốn đúng cách, đảm bảo ống không bị bẹp. +Sử dụng dầu có thể giúp giảm thiểu hiện tượng bẹp ống. +Ống được gia cố nhiệt +Các loại uốn cùng kích cỡ và khác kích cỡ - Các bước để uốn ống như sau: + Đặt ống cần uốn vào đúng rãnh tương ứng với đường kính của ống. + Xác định góc cần uốn. + Quay cần gạt một góc đúng bằng góc cần uốn để tạo hình ống theo yêu cầu - Dụng cụ uốn ống bằng ép Dụng cụ uốn ống bằng ép 3.2. Thận trọng khi uốn - Trong quá trình thi công lắp đặt hệ thống, không phải lúc nào đường ống dẫn môi chất cũng nằm trên một đường thẳng, chính vì vậy ta phải uốn ống để vừa đảm bảo tính thẩm mĩ, không lảm ảnh hưởng đến chất lượng ống cũng như yêu cầu lắp đặt hệ thống. Hiện nay người ta thường sử dụng voam uốn ống, với các kích thước ống nhỏ hơn (D = < 16) để tiết kiệm chi phí có thể sử dụng lò xo uốn ống. 4. Nối ống 4.1 Đai ốc loe 15
- - Các loại đai ốc loe + Loại đai ốc ngắn dùng để đ kết nối đường ống các thiết bị điềuu hòa không khí + Loại đai ốc dài thường ng được đư sử dụng trên bộ ngắt mạch để chống ng rung + Loại đai ốc chống ng đóng băng dùng để tránh hơi nước bị đóng băng và làm nứt n đai ốc. + Đai ốc nối thu nhỏdùng dùng đđể tăng/giảm kích cỡ ống 4.2 Dụng cụ loe - Dụng cụ loe ống bao gồ ồm 2 chi tiết giá kẹp Ống và đầu côn đểể loe ống. Trên giá kẹp có các lỗ kẹp p tương ứng với đường kính các ống. - Dụng cụ loe ống ng có hai d dạng. Bộ loe đồng tâm và bộ loe lệch ch tâm,b tâm,bộ loe lệch tâm có độ chính xác cao hơn so với v bộ loe đồng tâm. + Cấu tạo bộ loe lệch ch tâm. 16
- + Cấu tạo bộ loe đồng tâm. -Phương pháp leo ống Bước1 : Làm sạch đầu ống (gồm nạo ba via, dũa và làm bằng đầu ống) Bước2 : Đặt đoạn ống cần loe vào lỗ có đường kính phù hợp trên giá kẹp đầu ống nhô lên bằng mặt kẹp (đối với trường hợp mặt kẹp có mặt nón cụt sâu tương ứng với độ dài đoạn cần loe). Nếu độ sâu mặt nón cụt trên kẹp không đủ chiều sâu, cần đặt đoạn ống cần loe cao hơn mặt kẹp khoảng 3 mm. 17
- Bước 3 : Xiết chặt 2 tai hồng để kẹp chặt ống Bước 4 : Đặt đầu côn vào giá kẹp sao cho đầu côn nằm đúng tâm ống, vặn tịnh tiến đầu côn đi xuống, đầu côn sẽ làm roãng rộng từ từ đầu ống (chú ý khi xoay 1 vòng đầu côn lại tháo 1/4 vòng. Để mặt côn nhẵn phẳng có thể lấy dầu lạnh bôi lên trên mặt côn trong quá trình loe), vặn cho đến khi chặt tay thì dừng lại. Bước 5 : Vặn tịnh tiến đầu côn đi lên và vặn 2 tai hồng để lấy ống ra. 4.3 Thận trọng khi loe Đầu loe phải đảm bảo các yêu cầu sau : – Phải tròn đều – Mặt trong của đầu loe không có gờ – Đầu loe không bị dạn nứt, không bị lệch, bị vẹo 18
- – Đầu loe phải ôm hết vào đầu côn của rắc co 4.4 Dụng cụ ép - Dụng cụ ép dạng nong ống 1 : Bộ kẹp ống. 2 : Lỗ kẹp ống. 3 : Ốc vặn siết kẹp. 4 : Đầu nông ống. 5 : Tay vặn. 6 : Đồ gá. Các kiểu và cỡ đầu nong - Dụng cụ ép dạng cơ khí + Cho phép hàn cứng các ống cùng kích cỡ. + Ống kéo mềm hoặc ống gia nhiệt cứng. + Sử dụng đúng cách nhằm đảm bảo thành ống dãn nở đều. +Có sẵn nhiều kích cỡ đầu dãn khác nhau 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật lạnh cơ sở - PGS.TS. Nguyễn Đức Lợi, PGS.TS. Phạm Văn Tùy
382 p | 3106 | 1030
-
Giáo trình Công nghệ lạnh thủy sản: Phần 2 - GS.TSKH. Trần Đức Ba (chủ biên)
130 p | 586 | 169
-
Giáo trình Máy và thiết bị lạnh: Phần 1
138 p | 119 | 25
-
Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Có sở và ứng dụng): Phần 1
265 p | 20 | 11
-
Giáo trình Kỹ thuật lạnh - Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)
151 p | 89 | 10
-
Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Dành cho cao đẳng và trung cấp)
109 p | 96 | 9
-
Giáo trình Lựa chọn và lắp đặt đường ống dẫn môi chất lạnh và các thiết bị liên quan (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - CĐ/TC) - Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
58 p | 18 | 8
-
Giáo trình Lựa chọn và lắp đặt đường ống dẫn môi chất lạnh và các thiết bị liên quan (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
50 p | 71 | 7
-
Giáo trình Quy trình nạp và xử lý môi chất lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - CĐ/TC) - Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
30 p | 20 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống dẫn môi chất lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - CĐ/TC) - Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
37 p | 20 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
61 p | 20 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2020)
178 p | 20 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật lạnh - Lê Xuân Hòa
159 p | 108 | 6
-
Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (2021)
42 p | 7 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2020)
178 p | 18 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
66 p | 16 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
35 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn