YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình Nguyên lý thị giác - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
52
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giáo trình Nguyên lý thị giác gồm 5 chương: Chương I: Một số đặc điểm của cảm quan thị giác; Chương II: Tỷ lệ; Chương III: Tương phản và tương tự; Chương IV: Điểm, nét và diện: trình bày về điểm, nét, diện trong tạo hình; Chương V: Khối và không gian hình thái. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm những nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nguyên lý thị giác - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
- LỜI MỞ ĐẦU Giáo trình Nguyên lý tạo hình được biên soạn cho sinh viên cao đẳng ngành thiết kế đồ họa Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM. Trong giáo trình này mang đến cho người học về cảm quan của thị giác. Cách nhìn nhận và xây dựng một bố cục, tỷ lệ, đường nét, hình hối sao cho phù hợp trong một tổng thể bố cục khuôn hình. Từ đó vận dụng vào sáng tác một tác phẩm cụ thể với những gam màu do chính tác giả lựa chọn phù hợp với từng nội dung trong sáng tác. Qua đó biết đánh giá, nhận xét về một tác phẩm trong mỹ thuật đồ họa nói riêng và trong mỹ thuật hội họa nói chung. Giáo trình gồm 5 chương: Chương I. Một số đặc điểm của cảm quan thị giác. Chương II. Tỷ lệ. Chương III. Tương phản và tương tự. Chương IV. Điểm, nét và diện: trình bày về điểm, nét, diện trong tạo hình. Chương V. Khối và không gian hình thái Trong quá trình biên soạn không thể tránh những khiếm khuyết. Tác giả rất mong được sự góp ý xây dựng của bạn đọc để đề cương này ngày càng hoàn thiện. Xin chân thành cám ơn. Tác giả
- MỤC LỤC Chƣơng I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢM QUAN THỊ GIÁC........................... 1 I. LỰC THỊ GIÁC ......................................................................................................... 1 1. Tổng quan về nhận thức thị giác .............................................................................. 1 2. Khái niệm lực thị giác................................................................................................ 1 3. Định nghĩa .................................................................................................................. 2 II. CƢỜNG ĐỘ LỰC THỊ GIÁC ................................................................................ 2 III. CẤU TRÚC ẨN CỦA THỊ GIÁC TRÊN MẶT PHẲNG ................................... 3 IV. TRƢỜNG NHÌN CỦA MẮT ................................................................................. 4 1. Trƣờng thị giác .......................................................................................................... 4 2. Trƣờng thị giác quy ƣớc............................................................................................ 4 V. CÂN GIÁC ................................................................................................................ 5 1. Định nghĩa .................................................................................................................. 5 2. Trục cân bằng của con ngƣời ................................................................................... 5 3. Độ rõ ............................................................................................................................ 5 4. Vị trí ............................................................................................................................ 5 VI. HÌNH DẠNG THỊ GIÁC........................................................................................ 6 1. Khái niệm ................................................................................................................... 6 2. Lặp lại ......................................................................................................................... 6 3. Hình đa hƣớng ........................................................................................................... 6 VII. CHUYỂN ĐỘNG THỊ GIÁC ............................................................................... 7 Chương II. TỶ LỆ.......................................................................................................... 9 I. TỶ LỆ NHỊP ĐIỆU TRONG THIÊN NHIÊN ........................................................ 9 II. CÁC LOẠI TỶ LỆ ................................................................................................... 9 1. Tỷ lệ vàng.................................................................................................................... 9 2. Tỷ lệ cân bằng .......................................................................................................... 12 3. Tỉ lệ tƣơng phản ....................................................................................................... 15 4. Tỉ lệ đồng nhất ......................................................................................................... 16 5. Tỷ lệ đơn giản ........................................................................................................... 17 III. NHỊP ĐIỆU............................................................................................................ 17 Chương III. TƢƠNG PHẢN VÀ TƢƠNG TỰ ............. Error! Bookmark not defined. I. TƢƠNG PHẢN ............................................................ Error! Bookmark not defined. 1. Khái niệm chung .......................................................... Error! Bookmark not defined. 2. Các hình thức tƣơng phản ........................................ Error! Bookmark not defined.5 3. Tƣơng phản bề mặt ................................................... Error! Bookmark not defined.5 II. TƢƠNG TỰ .............................................................. Error! Bookmark not defined.7
- 1. Trong màu sắc ........................................................... Error! Bookmark not defined.7 2. Trong bố cục .......................................................................................................... 238 Chương IV. ĐIỂM, NÉT VÀ DIỆN ......................................................................... 299 I. ĐIỂM, NÉT, DIỆN TRONG TẠO HÌNH ........................................................... 299 II. HIỆU QUẢ RUNG ............................................................................................... 299 1. Hiệu quả rung của điểm ....................................................................................... 299 2. Hiệu quả trƣợt ......................................................................................................... 32 3. Thay đổi chiều hƣớng ............................................................................................. 32 4. Cắt trƣợt nét ............................................................................................................ 33 5. Tạo sự tƣơng phản sắc độ ....................................................................................... 33 III. HIỆU QUẢ ẢO ..................................................................................................... 33 1. Khái niệm chung ..................................................................................................... 33 2. Các thủ pháp tạo hiệu quả ảo. ............................................................................... 34 IV. NÉT ...................................................................................................................... 333 1. Nét đóng liên kết .................................................................................................... 333 2. Nét liên tƣởng (nét đứt) ........................................................................................ 344 V. HÌNH PHẲNG ...................................................................................................... 344 1. Khái niệm hình và nền ứng dụng trong nguyên lý tạo hình ............................... 34 2. Phân tích giá trị của hình và nền ......................................................................... 344 Chương V. KHỐI VÀ KHÔNG GIAN HÌNH THÁI ............................................. 366 I. CÁC ĐỊNH NGHĨA............................................................................................... 366 1. Sự tạo thành hình khối ......................................................................................... 366 2. Cảm nhận kiến trúc ................................................................................................ 36 II. KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU.......................................................................................... 366 1. Định nghĩa .............................................................................................................. 366 2. Tính chất ................................................................................................................ 377 III. KHỐI ĐA DIỆN BÁN ĐỀU .............................................................................. 388 1. Định nghĩa .............................................................................................................. 388 2. Các loại đa diện bán đều ....................................................................................... 388 3. Các cách gọi tên khối đa diện.................................................................................39 IV. ĐA GIÁC HÓA MẶT CẦU ....................................................................................................................................... Er ror! Bookmark not defined.9 V. KHÔNG GIAN TRONG TẠO HÌNH .................................................................. 42 1. Những yếu tố tạo nên không gian kiến trúc.......................................................... 42 2. Không gian bên trong một không gian................................................................ 421
- 3. Nhiều không gian đƣợc liên kết bởi một không gian chung .............................. 421 4. Cấu trúc màng và vỏ mỏng ...................................................................................422 5. Cấu trúc dàn không gian.......................................................................................433 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................477
- Chƣơng I: Một số đặc điểm của cảm quan thị giác 1 Chương I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢM QUAN THỊ GIÁC Chương này trang bị tổng quan về nhận thức, cường độ lực thị giác, cấu trúc ẩn của thị giác trên mặt phẳng. Ngoài ra còn có trường nhìn của mắt, vị trí, độ rõ độ mờ, hướng, sự chuyển động của một đối tượng nào đó. Nhằm giúp cho sinh viên nhận biết hoặc hiểu về nguyên tắc của một vật, một bố cục chung trong một tác phẩm. I. LỰC THỊ GIÁC 1. Tổng quan về nhận thức thị giác Trong cuộc sống, một trong số những thuộc tính quan trọng nhất của thế giới vật chất là sự tồn tại của không gian ba chiều. Con người có thể trực tiếp cảm nhận không gian ba chiều thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác. Trong đó thị giác thu nhiều thông tin nhất, nhưng để cảm nhận được không gian thị giác cần có những điều kiện nhất định như ánh sáng, màu sắc. Ánh sáng được chiếu vào vật thể, hình thể, từ vật thể, hình thể, ánh sáng phản xạ trực tiếp vào mắt thông qua hệ thống thần kinh thị giác mà mắt người có thể nhận biết được hình thể và vật thể đó. Ánh sáng làm tăng hiệu quả nhận thức vật thể và hình thể cao hay thấp, độ chính xác. Chính vì vậy hiệu quả của vật tạo hình phụ thuộc vào ánh sáng rất cao. 2. Khái niệm lực thị giác Trong trạng thái bình thường mắt thường luôn có xu hướng tìm kiếm một đối tượng theo sự chỉ đạo của bộ não. Ví dụ tìm một người quen, tìm một thứ bị mất, tìm đường để đi... tuy nhiên cũng có nhiều tình huống khác như một người mặc đồ màu đỏ trong một nhóm mặc đồ đen ngay lúc đó thị giác thu hút bởi người mặc đồ màu đỏ, hay tương tự cho cây có tán lá màu vàng trong một khu rừng màu xanh thị giác bị thu hút với tán cây màu vàng... nếu hỏi lý do vì sao thị giác bị thu hút trường nhìn kết quả là có sự khác biệt với nhóm còn lại về màu sắc, kích thước, tạo điểm nhấn về màu sắc nên thu hút thị giác và đối tượng trở nên được chú ý. Lực thị giác tồn tại ở cả hai dạng tâm lý và vật lý. Mắt sẽ thấy hai dạng tâm lý này khi đặt bên cạnh hai tờ giấy A và B lên trên hai tờ giấy C và D. Trên tờ C đặt 3 hoặc 4 hình tròn đen có khoảng cách nhỏ hơn kích thước của chúng. Ở tờ giấy D cũng đặt chính những hình đó, nhưng các hình tròn đen có khoảng cách giữa chúng lớn hơn kích thước của chúng rất nhiều. Rõ ràng là các hình ở tờ C có cảm giác chúng là một tập hợp, quan hệ gắn bó với nhau. Ở tờ D bố cục rời rạc, không phải là một tập hợp. Các hình ở tờ C có một lực vô hình nào đó gắn chúng lại với nhau. Đó chính là sự liên kết của các trường thị lực, của các hình tròn đen tồn tại độc lập. Hình tròn đen ở hình 1.2 không chỉ sinh ra một lực thị giác, mà còn tỏa ra xung quanh nó một trường lực hấp dẫn có bán kính gấp đôi bán kính của nó, ví như từ trường nam châm. Mức độ lớn nhỏ của trường lực đó được gọi là cường độ lực thị giác.
- Chƣơng I: Một số đặc điểm của cảm quan thị giác 2 3. Định nghĩa Lực thị giác là một khái niệm dùng để chỉ sự chú ý của mắt đến một đối tượng trong một không gian bất kỳ. Ví dụ: Ví dụ 1: Khi nhận một hộp quà, mắt sẽ tập trung chờ đợi một món quà, tuy nhiên khi mở ra bên trong lại xuất hiện một hộp trống rỗng làm thị giác bị hụt hẫng bởi hai yếu tố: - Tâm lý đợi chờ. - Sự chú ý của mắt không có đối tượng để đặt vào. Kết luận: Đó là sự mất cân bằng giữa sức căng thẳng của mắt và lực hút của đối tượng thị giác. Ví dụ 2: Đặt 2 tờ giấy 1 và 2 trước mặt người quan sát Hình 1.1. Tờ giấy màu xanh Hình 1.2. Tờ giấy xanh có hình tròn đen Người quan sát sẽ tập trung chú ý vào hình 2 có hình tròn màu đen, do bố cục này đã sinh ra một lực tương ứng với sức căng của mắt gọi đó là lực thị giác. II. CƢỜNG ĐỘ LỰC THỊ GIÁC Mỗi đối tượng hình thể sinh ra một trường lực thị giác tương ứng với kích thước của chính hình thể đó. Khi các đối tượng hình thể này đặt cạnh nhau sẽ tương tác trường lực với nhau, chúng tương tác ra sao được thể hiện ví dụ sau: Vẽ 3 hình bất kỳ và đặt cách nhau một khoảng cách mỗi hình tầm 1.5cm (hình 1.3) và tiếp tục vẽ 3 hình khác nhau đặt cách nhau 3cm giữa các hình (hình 1.4). Ở hình 1.3 sự sắp xếp bố cục chặt chẽ và có sự liên kết, còn hình 1.4 bố cục đơn điệu và rời rạc giữa các hình với nhau. Những cảm giác trên là do mức độ lớn nhỏ khác nhau giữa các hình. Hình 1.3. Cƣờng độ lực thị giác mạnh Hình 1.4. Cƣờng độ lực thị giác yếu
- Chƣơng I: Một số đặc điểm của cảm quan thị giác 3 Nếu gọi độ lớn của hình vẽ là a, khoảng cách giữa các hình là b, khi a>b xảy ra hiện tượng liên kết thị giác, có một lựa chọn vô hình nào đó gắn kết các hình vẽ lại với nhau tạo ra một lực thị giác lớn hơn, thu hút mắt người xem như hình 1.3. Khi a
- Chƣơng I: Một số đặc điểm của cảm quan thị giác 4 trên mặt phẳng, có thể gọi đó là cấu trúc ẩn của lực thị giác trên mặt phẳng (hình 1.5; 1.6). Hình 1.5. Hình tròn đặt trọng tâm Hình 1.6. Hình tròn đặt gần mép hình IV. TRƢỜNG NHÌN CỦA MẮT 1. Trƣờng thị giác Đối với mắt người, khi xuất hiện nhiều kí hiệu thị giác cùng một lúc trong một giới hạn nhất định có thể nhìn thấy rõ. Ví dụ khi xem một video có phụ đề nhưng thị giác vẫn có thể quan sát những diễn biến, thái độ, cử chỉ nhân vật trong video. Hay khi xem một video ca nhạc, thường thị giác chỉ tập trung vào ca sĩ hát chính là chủ yếu, mặc dù thị giác vẫn có thể quan sát rõ các vũ công đang làm gì, nhảy múa có đúng nhịp hay mắc lỗi hay không. Như vậy, do rộng, hẹp, cao, thấp mà mắt có thể nhìn thấy chính xác trường thị giác. 1.1. Khái niệm Trường thị giác là giới hạn mà mắt người có thể nhìn thấy trong một không gian bất kỳ nào đó khi quan sát một đối tượng. 1.2. Giới hạn trường thị giác Mắt người luôn giới hạn trong một khoảng nhất định. Và được phân ra làm hai giới hạn trên dưới, trái phải. 2. Trƣờng thị giác quy ƣớc Trong các giới hạn trên - dưới, trái - phải, trường thị giác của mắt người được xác định bằng một hình ê líp. Nhưng theo các nhà nghiên cứu để nhìn rõ hiệu thị giác thì cần phải thu hẹp trường thị giác thuật lại và đề xuất một trường thị giác mới, gọi là trường thị giác quy ước. Trường thị giác quy ước được xác định bởi một hình chóp đều có đáy là một hình chóp tròn và góc ở đỉnh bằng 30° (hình 1.7). Như vậy trường thị giác quy ước có góc đỉnh cố định bằng 30° còn độ rộng đáy tỉ lệ thuận với chiều cao của hình chóp. Nếu khoảng cách giữa mắt người nhìn tới hiệu thị giác càng gần thì trường thị giác càng nhỏ và ngược lại. Việc ứng dụng trường thị giác quy ước rất quan trọng đối với thiết kế tạo hình trong một không gian quy mô lớn, giúp người thiết kế xác định được điểm đặt hợp lý các vị trí nội dung, biểu tượng trên trang quảng cáo, hay điểm nhấn trong một không
- Chƣơng I: Một số đặc điểm của cảm quan thị giác 5 gian sáng tác. Thông thường những nội dung chính người thiết kế luôn đặt vị trí trọng tâm của trường nhìn. Hình 1.7. Trƣờng thị giác quy ƣớc Ngoài ra những phác thảo trong những trò chơi, người thiết kế ứng dụng trường thị giác trong các thiết kế của mình một cách chính xác, hợp lý. Nếu một thiết kế trò chơi dùng với một mục đích chơi trên màn hình lớn, mà người thiết kế tạo hình các nhân vật có kích thước lệch quá lớn thì hiệu quả tương tác không cao. V. CÂN GIÁC 1. Định nghĩa Cân bằng thị giác là sự sắp xếp, tạo độ nhấn hoặc tạo sức căng thị giác một cách cân bằng và hợp lý cho các đối tượng muốn sắp xếp trong một bố cục. 2. Trục cân bằng của con ngƣời Trục cân bằng của con người được xác định: Trục đi qua thẳng đứng của cơ thể và hướng về tâm trái đất, trục nằm ngang vuông góc với trục thẳng đứng. Các yếu tố tác động đến sự cân bằng thị giác. 3. Độ rõ Độ rõ về lực thị giác trong quan hệ tạo hình một yếu tố quan trọng để thiết lập sự cân bằng thị giác. 4. Vị trí Trọng lượng thị giác là cường độ lực thị giác do chúng gây ra trong tương quan với không gian chứa đựng nó Ví dụ Hình 1.8. Ngôi sao nằm trọng tâm Hình 1.9 Ngôi sao nằm góc mặt phẳng
- Chƣơng I: Một số đặc điểm của cảm quan thị giác 6 - Hình 1.8. Ngôi sao nằm trọng tâm mặt phẳng, giúp mắt cân bằng về thị giác. - Hình 1.9. Ngôi sao nằm góc mặt phẳng nó có xu hướng rời khỏi mặt phẳng, cho tác phẩm mất cân bằng về thị giác. 5. Hƣớng Khi đặt một hình khối đi lên hay một hình khối có chiều hướng đi xuống: Các vật vô hướng bị hướng của các vật thể xung quanh chi phối một cách rõ rệt. Hình 1.10. Hình chiều hƣớng đi xuống Hình 1.11. Hình chiều hƣớng đi lên VI. HÌNH DẠNG THỊ GIÁC 1. Khái niệm Khi nhìn một vật, thị giác không cần thấy hết các hình thể ấy nhưng vẫn có thông tin đầy đủ về hình thể của nó điều đó do thị giác đã biết được vật thể đó từ trước. 2. Lặp lại Sử dụng nguyên tắc lặp lại hầu hết trong phác thảo khi trang trí một bài bố cục đường diềm, nhằm tạo nhịp điệu cho hình trang trí với sự sắp xếp bố cục sao cho thị giác cân bằng. Trang trí đường diềm thường được ứng dụng vào thực tế cuộc sống như: trang trí cửa sổ, trang trí đồ mỹ nghệ (trên vành của các vật dụng như ấm, tách, chén, đĩa ...); trang trí trên mặt trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ với những hoa văn hình người thổi kèn, cầm giáo, hình nhà, thuyền...; trang trí trên kiến trúc thời Lý, trên pháp lam của cung đình Huế, nổi bật nhất là loại hình pháp lam ngoại thất với những chi tiết trang trí hình rồng, mây... gắn ở các bờ nóc, bờ quyết của cung điện, cửa tam quan trong lăng tẩm vua Nguyễn... đây là loại hình trang trí được ứng dụng nhiều trong đời sống. 3. Hình đa hƣớng Hình đa hướng là hình mà bản thân hình dạng vật lý của nó tạo được xu thế chuyển động nhưng bị hướng của các vật thể xung quanh nó chi phối một cách rõ rệt.
- Chƣơng I: Một số đặc điểm của cảm quan thị giác 7 Hình 1.12a. Hình đa hƣớng chiều hƣớng lên Hình 1.12b. Hình đa hƣớng chiều hƣớng xuống 4. Hình định hƣớng Hình định hướng là hình mà bản thân hình dạng vật lý của nó đã xuất hiện một ưu thế chuyển động theo một phương rõ ràng. Hình 1.13. Hƣớng đi ngang VII. CHUYỂN ĐỘNG THỊ GIÁC - Khi quan sát một tác phẩm nghệ thuật trên hình phẳng thì nó chỉ là nghệ thuật tổ chức không gian, sắp xếp các tín hiệu thị giác trên một không gian. - Chuyển động phải thể hiện trong không gian và thời gian. - Chuyển động thị giác là người thiết kế sắp xếp vào thời gian và không gian tĩnh, hay sử dụng hướng chuyển động của các hình thể liên kết các hình riêng lẻ với nhau tạo nên một tổng thể mà khi quan sát nó như chuyển động. Ví dụ: Trong tác phẩm hình 1.14. Starry night (đêm đầy sao) của họa sĩ Vincent Vangoh đây là một tác phẩm rất nổi tiếng của ông được nhiều người biết đến. Dải ngân hà, mặt trăng, các vì sao được ông tạo nên bằng những cuộn xoáy thật diệu kì và huyền ảo qua tác phẩm họa sĩ đã nghiên cứu rất kỹ từng nét cọ đặt xuống tấm toan vẽ, huyền ảo trong mỗi hướng nhìn, giúp toàn cảnh bức tranh không ngừng chuyển động trong mỗi hướng, làm người thưởng lãm có nhiều hướng phân tích và tạo điểm thú vị cho tác phẩm của họa sĩ. Chuyển động thị giác là một chuỗi các hình ảnh hay các liên kết các tín hiệu thị giác phát triển kế tiếp nhau.
- Chƣơng I: Một số đặc điểm của cảm quan thị giác 8 Hình 1.14. Starry night (Đêm đầy sao) Câu hỏi ôn tập 1. Hãy cho biết tầm quan trọng của trường nhìn, và các yếu tố quyết định như thế nào trong sáng tác? 2. Hãy nêu các dạng hình dạng của thị giác? cho ví dụ và phân tích. 3. Hãy vẽ 3 phác thảo sắp xếp bố cục cân đối trong kích thước 15- 20cm, thể hiện trường nhìn của thị giác?
- Chƣơng II: Tỷ lệ 9 Chương II. TỶ LỆ Trong chương này trang bị về tỷ lệ nhịp điệu trong thiên nhiên, bố cục, màu sắc trong tạo hình để ứng dụng vào nguyên tắc sáng tác. I. TỶ LỆ NHỊP ĐIỆU TRONG THIÊN NHIÊN - Hiện tượng xảy ra và lặp đi lặp lại theo chu kỳ. + Ngày và đêm. + Ngày - tháng - năm. + Bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. + Nhịp thở con người. - Quy luật trong hình dáng, sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật - Các lặp đi lặp lại có quy luật đã tạo ra sự thống nhất và sự thống nhất tạo ra cái đẹp. II. CÁC LOẠI TỶ LỆ Tỷ lệ trong nghệ thuật là mối quan hệ hài hòa, so sánh giữa hai hay nhiều yếu tố trong một thành phần liên quan đến kích thước, màu sắc, số lượng, sắp xếp, sắc độ... nghĩa là tỷ lệ. Một mối quan hệ được tạo ra khi hai hay nhiều yếu tố được đặt chung trong một bức tranh. Mối quan hệ này được cho là hài hòa khi một tỷ lệ mong muốn tồn tại giữa các yếu tố. Dùng tỷ lệ tốt là cách sử dụng các yếu tố, các nguyên tắc nghệ thuật một cách phù hợp để tạo sự cân bằng. Trong nghệ thuật tỷ lệ nằm trong mắt các họa sĩ, có một cảm quan nghệ thuật siêu việt để nhận ra các tỷ lệ thích hợp về màu sắc, hình khối, không gian… để sử dụng phù hợp. Trong thiết kế tỷ lệ được sử dụng theo những nguyên tắc đã có, giúp tác giả có sự chuyên nghiệp, chuẩn mực trong mỗi thiết kế đồ họa của mình. 1. Tỷ lệ vàng Có thể nói: Tỷ lệ vàng đơn thuần là một tỷ lệ toán học, có thể bắt gặp trong tự nhiên, trong các bức họa nổi tiếng, và tất nhiên cả trong thiết kế nữa. Nói cách khác tỷ lệ vàng là tỷ số chuẩn giữa các thành tố trong thiết kế, đã được đo đạc một cách kỹ lưỡng, sao cho chúng có thể vừa với mắt nhìn của những người thưởng thức các tác phẩm sáng tạo nhất. Người ta thường dùng ký hiệu phi (φ) trong bảng chữ cái Hy Lạp để quy ước cho tỷ lệ vàng. Một ví dụ về tỷ lệ vàng như sau: một đường thẳng được chia thành 2 phần: Đường dài hơn được gọi là a, đường ngắn hơn được gọi là b. Tỷ lệ vàng ở đây chính bằng: Tổng của hai đường (a) và (b), chia cho đường (a), chính bằng tỷ lệ đường (a) chia cho tỷ lệ đường (b). Nếu tỷ lệ đó bằng 1.618 thì có tỷ lệ vàng chuẩn xem hình (hình 2.1).
- Chƣơng II: Tỷ lệ 10 Trong thiết kế, tỷ lệ vàng ở đây chỉ đơn thuần là sự thể hiện những nét hài hòa về mặt thẩm mỹ cho các sản phẩm sáng tạo. Vẻ đẹp của các tác phẩm này được ẩn giấu trong chính sự cân đối của các thành tố trong tác phẩm. Sự hài hòa cân đối đã được tính toán kỹ và đã được con người khám phá ra từ rất lâu: Từ Kim tự tháp Ai Cập hùng tráng, cho tới tượng Parthenon ở Athens; từ bức tượng Adam nổi tiếng đã làm nên tên tuổi của Michelangelo, cho tới nụ cười mê hồn đầy bí ẩn của nàng Mona Lisa, hay biểu tượng logo của hai hãng lớn như Pepsi và Twitter. Một điều mà hiếm ai phát hiện ra: Một bố cục có nét đẹp hài hòa và có tỷ lệ giữa các thành tố đúng theo tỷ lệ vàng. Hình 2.1. Tỉ lệ vàng Tỷ lệ vàng còn được sử dụng trong việc thiết kế và sắp xếp bố cục nội dung trong thiết kế. Mắt người thường có xu hướng, hướng mắt nhìn vào trung tâm của đường xoắn ốc, nơi mà các điểm cụ thể nhất, chi tiết nhất được thể hiện. Chính vì vậy, nhà thiết kế nên phác thảo bố cục nội dung của tác phẩm sao cho hướng về trung tâm của đường xoắn ốc. Xưởng thiết kế Helms lại tận dụng tỷ lệ vàng trong bản thiết kế thương hiệu của Fullsteam Brewery. Trong rất nhiều các chi tiết, thành tố, Helms đã khéo léo sắp xếp chúng theo đường xoắn ốc “huyền thoại”, giúp mắt người nhìn hướng từ “nhân vật chính” (là một người đàn ông trung niên có bộ râu rất đẹp” trong thiết kế, đến biểu tượng dấu bưu chính trong con tem, và nhiều thứ khác nữa. Từ đó, Helms đạt được mục đích của mình qua bản thiết kế tạo nên một câu chuyện ẩn sau thương hiệu rượu Fullsteam.
- Chƣơng II: Tỷ lệ 11 Hình 2.2. Bố cục tỉ lệ vàng Trong một ví dụ khác, agency Lemon Graphic từ Singapore đã tạo ra một tác phẩm rất đẹp mắt cho tổ chức Terkaya Wealth Management. Dưới đây là chiếc card visit - thứ tuân thủ rất nghiêm ngặt quy tắc tỷ lệ vàng. Thể hiện trong 3 thành tố: hình con đại bàng lớn, hình nhỏ, và logo đều được căn chỉnh bố cục và khoảng cách theo đường xoáy ốc vàng. Hình 2.3. Bố cục tỉ lệ vàng Khoảng cách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế. Nếu nhà thiết kế không khôn khéo trong việc sử dụng khoảng cách, chúng hoàn toàn có thể không đạt hiệu quả sản phẩm sáng tạo của tác giả. Thay vì tốn thời gian đi canh chỉnh khoảng cách
- Chƣơng II: Tỷ lệ 12 giữa các thành tố, tại sao không áp dụng chính tỷ lệ vàng vào đây. Với tỷ lệ được đảm bảo bởi yếu tố khoa học thuận mắt người nhìn, bản thiết kế của tác giả sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Trong ví dụ dưới đây, xưởng thiết kế Moodley đã sáng tạo ra bộ nhận diện cho festival nghệ thuật Bregenzer Festspiele (gồm logo, typo, billboard và một số ấn phẩm quảng cáo khác), sử dụng yếu tố tỷ lệ vàng làm nhân tố điều chỉnh bố cục, khoảng cách giữa các thành tố trong thiết kế. Điều này khiến sản phẩm trở nên gọn gàng và trật tự hơn trong mắt người xem. Hình 2.4. Khoảng cách trong thiết kế 2. Tỷ lệ cân bằng Một trong số các nguyên tắc cần có nhất, quan trọng nhất là nguyên tắc cân bằng. Bất kỳ một thiết kế đồ họa, hay một tác phẩm nghệ thuật đều phải thực hiện tốt yếu tố cân bằng. Tỷ lệ cân bằng là gì và làm thế nào đạt được trên một bề mặt phẳng? Để trả lời câu hỏi này, người sáng tác phải nghĩ về một tác phẩm ba chiều của nghệ thuật. Nếu các phần không thể cân bằng hoặc được giữ, chúng sẽ đổ. Đối với hình ảnh tạo ra trên một bề mặt bằng phẳng như một thiết kế hay một bức tranh sơn dầu cùng một nguyên tắc cân bằng được áp dụng. Tuy nhiên, thay vì có thể chất cân bằng thực tế, các nghệ sĩ cần phải tạo ra một ảo giác về sự cân bằng, được gọi là cân bằng thị giác. Trong cân bằng thị giác, mỗi khu vực của bức tranh cho thấy một trọng lượng hình ảnh nhất định, một mức độ nhất định nhẹ hoặc nặng. Ví dụ, màu sắc ánh sáng xuất hiện nhẹ hơn trọng lượng so với màu tối. Màu rực rỡ ảnh hưởng thị giác nặng hơn màu sắc trung tính trong cùng bố cục.
- Chƣơng II: Tỷ lệ 13 Màu sắc ấm như màu vàng có xu hướng mở rộng diện tích về kích thước, trong khi màu lạnh như màu xanh có xu hướng giữ diện tích. Và trong suốt ảnh hưởng thị giác ít sẽ nặng hơn các khu vực mờ đục. Trong nguyên tắc cân bằng có hai dạng: cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng. Trong thiết kế nội thất quy luật cân bằng đó là sự đối xứng, cân đối của các yếu tố cấu tạo không gian nội thất từ cân bằng trong chiều cao, chiều rộng không gian, bài trí đồ nội thất, cấu tạo không gian nội thất... nói cách khác, quy luật cân bằng được thể hiện ở tất cả các yếu tố sắp xếp trong một bố cục. Sự cân bằng trong thiết kế nội thất có hai loại chính đó là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng. Quy luật cân bằng trong thiết kế nội thất có thể là ở bố cục đồ nội thất, trang trí nghệ thuật trên tường nhà, hay các yếu tố khác cấu thành không gian nội thất nhà. 2.1. Cân bằng đối xứng Đây là dạng cân bằng phổ biến trong tự nhiên và được ứng dụng trong nghệ thuật trang trí rất phổ biến. Ứng dụng vào trang trí hình vuông, trang trí đường diềm, trang trí hình tròn... trang trí nội ngoại thất, quần áo, các mặt gối...
- Chƣơng II: Tỷ lệ 14 Hình 2.5. Bố cục cân bằng đối xứng 2.2. Cân bằng bất đối xứng Cân bằng bất đối xứng được sử dụng hầu hết trong các thiết kế và các tác phẩm nghệ thuật. Bất đối xứng cân bằng là khi cả hai bên trục trung tâm là không giống nhau, nhưng vẫn xuất hiện để lại cùng trọng lượng thị giác. Nó là một sự “cảm thấy” cân bằng hoặc cân bằng giữa các bộ phận của một thành phần hơn là thực tế. Nếu các nghệ sĩ có thể cảm nhận, đánh giá và ước tính các yếu tố khác nhau và trọng lượng thị giác, điều này sẽ cho phép thị giác tạo sự cân bằng tổng thể. Hình 2.6. Bố cục cân bằng bất đối xứng
- Chƣơng II: Tỷ lệ 15 Sử dụng các yếu tố, màu sắc, kích thước, hình dáng, không gian, số lượng, sắc độ để tạo nên cân bằng bất đối xứng. Hình 2.7. Bố cục cân bằng bất đối xứng bằng màu sắc 3. Tỉ lệ tƣơng phản Sau nguyên tắc cân bằng thì nguyên tắc tương phản cũng là một nguyên tắc cần chú ý cho thiết kế trong đồ họa. Tương phản trong nghệ thuật và thiết kế xảy ra khi hai yếu tố liên quan khác nhau. Quá nhiều điểm giống nhau của các thành phần trong thiết kế sẽ trở thành đơn điệu. Nói cách khác việc sử dụng tương phản quá ít có thể gây ra một thiết kế đơn điệu và nhàm chán. Mặt khác quá nhiều tương phản có thể là khó hiểu. Tương phản xảy ra khi người thiết kế sử dụng cùng lúc màu sắc (nóng - lạnh), đường nét (thẳng - cong, ngang - đứng), hình khối (đặc - rỗng, lớn - nhỏ), hình dạng (vuông - tròn), chất liệu (mịn - thô ráp) nhịp điệu (nhanh - chậm), không gian (rộng - hẹp), đồng nhất - khác biệt, hướng... Để có sự tương phản màu sắc người thiết kế cần hiểu vòng tròn màu. Trong vòng tròn màu, hai màu nằm đối diện nhau qua trục đối xứng màu tạo nên tương phản mạnh nhất. Hiểu và sử dụng tốt màu sắc không hề đơn giản. Trong màu sắc có ba cặp màu tương phản cơ bản nhất: màu xanh dương - màu cam; màu tím - màu vàng; màu đỏ - màu xanh lá.
- Chƣơng II: Tỷ lệ 16 4. Tỉ lệ đồng nhất Đồng nhất là nguyên tắc phổ biến trong thiết kế hiện đại. Nguyên tắc này người thiết kế sử dụng những yếu tố, đối tượng, màu sắc giống nhau xuyên suốt trong các tác phẩm của mình. Đồng nhất đã đạt được khi tất cả các khía cạnh của thiết kế bổ sung cho nhau chứ không phải là cạnh tranh cho sự chú ý. Quy luật này phục vụ để tăng cường mối quan hệ giữa các yếu tố thiết kế và liên quan đến các chủ đề chính được thể hiện trong tác phẩm. Ví dụ tác giả sử dụng tối đa 2 - 3 loại font, 2 - 3 màu sắc, không quá 2 - 3 ý tưởng cho một thiết kế đồng nhất cũng là 1 nguyên tắc của việc thiết kế những bộ nhận diện thương hiệu. Hình 2.8. Bố cục tỉ lệ đồng nhất Đồng nhất hoàn thành khi chúng ta tạo ra: Đồng nhất tạo cảm giác riêng tư - đồng nhất cung cấp cho các yếu tố xuất hiện một cảm giác chúng thuộc về nhau. Một số cách để tạo sự đồng nhất cho tác phẩm của người thiế kế là: Làm cho tác phẩm mà mình thiết kế giống nhau, ngoài ra tác phẩm ấy tạo được sự liên tục và trong tổng thể bố cục của tác phẩm phải sắp xếp có liên kết và đặt gần nhau.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn