intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nuôi động vật thuỷ sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Nuôi động vật thuỷ sản với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Giải thích được cơ sở khoa học và nguyên lý kỹ thuật trong nuôi thủy sản nước ngọt. Trình bày được qui trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nuôi động vật thuỷ sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NUÔI ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN NGÀNH, NGHỀ: PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH THUỶ SẢN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình môn học KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT sẽ trình bày từ tổng quan về tình hình sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt, Giớ thiệu cho sinh viên biết được các mô hình nuôi cá nước ngọt đang phổ biến hiện nay. Đồng thời giúp sinh viên nắm rõ kiến thức và kỹ năng về các kỹ thuật chọn vị trí nuôi, công trình nuôi, các biện pháp xử lý nước hoặc ao mới đào, ao cũ đã qua sử dụng, cách chọn giống đảm bảo về chất lượng góp phần thành công cho vụ nuôi. Đồng thời, môn học cũng sẽ cung cấp các quy trình nuôi cá nước ngọt thương phẩm một số loài có giá trị kinh tế. Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật từ khâu thả giống, chăm sóc, theo dõi trình trạng sức khỏe của vật nuôi, cho ăn và cách quản lý môi trường ao nuôi theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, môn học còn giới thiệu một số tiêu chuẩn quốc tế về chứng nhận chất lượng sản phẩm thủy sản, quy trình nuôi thủy sản đạt những tiêu chuẩn chất lượng cao. Giáo trình này được xây dựng trên cơ sở dựa vào những nghiên cứu đã công bố, tài liệu, giáo trình của quý đồng nghiệp từ các Trường, các Viện nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các cơ quan quản lý…Trong nội dung của giáo trình nếu có gì sai sót tác giả rất vui lòng tiếp nhận các ý kiến đóng góp cho nội dung giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn nhằm bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu, học tập cho sinh viên và những người có quan tâm đến ngành thủy sản. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Đồng Tháp, ngày 04 tháng 06 năm 2018 Chủ biên: ThS. NGUYỄN KIM KHA ii
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................ ii CHƯƠNG 1: CÁC NGUYÊN LÝ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT THƯƠNG PHẨM......................................................................... 1 1. Các mô hình nuôi cá nước ngọt .............................................................. 1 1.1. Nuôi quảng canh .............................................................................. 1 1.2. Nuôi quảng canh cải tiến .................................................................. 1 1.3. Nuôi bán thâm canh ......................................................................... 2 1.4. Nuôi thâm canh ................................................................................ 2 2. Lựa chọn địa điểm nuôi ........................................................................... 2 2.1. Chất đất và dòng nước ..................................................................... 2 2.2. Thiết kế ao, bè nuôi .......................................................................... 4 3. Chuẩn bị ao, bè nuôi................................................................................ 6 3.1. Chuẩn bị ao nuôi .............................................................................. 6 3.3. Chuẩn bị bè nuôi .............................................................................. 9 4. Chọn giống và thả giống ......................................................................... 9 4.1.Tiêu chuẩn chọn cá giống ................................................................. 9 4.2. Thả cá giống ..................................................................................... 10 5. Chăm sóc và quản lý ............................................................................... 10 5.1. Quản lý về thức ăn ........................................................................... 10 5.2. Quản lý môi trường nuôi .................................................................. 13 5.3. Quản lý sức khỏe cá nuôi ................................................................. 14 6. Thu hoạch ................................................................................................ 14 6.1. Hình thức thu hoạch ......................................................................... 15 6.2. Trước khi thu hoạch ......................................................................... 15 6.3. Trong khi thu hoạch ......................................................................... 15 6.4. Sau khi thu hoạch ............................................................................. 16 CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÂM CANH ................... 18 1.Kỹ thuật nuôi cá tra .................................................................................. 18 1.1.Đặc điểm sinh học của cá tra ............................................................ 18 1.2.Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm .................................................... 20 2.Kỹ thuật nuôi cá lóc, cá rô đồng, cá rặc rằn............................................. 22 2.1.Nuôi cá lóc ........................................................................................ 22 2.2.Nuôi cá rô đồng ................................................................................. 26 3.Kỹ thuật nuôi cá trong lồng bè ................................................................. 32 4.Kỹ thuật nuôi cá trong hệ thống tuần hoàn .............................................. 34 CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT NUÔI CÁ KẾT HỢP........................... 36 1.Các mô hình nuôi cá kết hợp.................................................................... 36 1.1.Mô hình Lúa – Cá ............................................................................. 36 1.2.Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC) ............................................. 38 1.3. Mô hình nuôi khác ........................................................................... 39 2.Kỹ thuật nuôi cá kết hợp .......................................................................... 40 2.1.Chuẩn bị ruộng nuôi .......................................................................... 40 iii
  5. 2.2. Chọn đối tượng................................................................................. 41 2.3. Thời gian sạ lúa và thả cá nuôi......................................................... 42 2.4. Quản lý hệ thống nuôi Cá – Lúa kết hợp ......................................... 42 3 Các tiêu chuẩn nuôi thủy sản theo hướng phát triển bền vững ................ 46 3.1. Gắn với bảo vệ môi trường .............................................................. 46 3.2. Phát triển du lịch sinh thái................................................................ 47 3.3. Xây dựng chính sách tín dụng.......................................................... 47 3.4. Các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản uy tín, đáng tin cậy trên thế giới ......................................................................... 49 CHƯƠNG 4: NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT THEO CHỨNG NHẬN ........................................................................... 50 1.Các loại chứng nhận chất lượng sản phẩm thủy sản nước ngọt............... 50 1.1.Tầm quan trọng của kiểm nghiệm thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản ............................................................................... 50 1.2.Một số tiêu chuẩn quy định về thủy sản ........................................... 50 1.3. Kiểm nghiệm thủy sản và sản phẩm thủy sản tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia ........................ 51 1.4.Trang thiết bị ..................................................................................... 52 1.5.Lý do chọn Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia ................................................................................. 52 2.Một số tiêu chuẩn trong mô hình nuôi cá tra theo tiêu chuẩn chứng nhận (ASC, BAP và GlobalGAP) .................................................... 53 2.1. Tiêu chuẩn ASC ............................................................................... 53 2.2. Tiêu chuẩn BAP ............................................................................... 53 2.3. Tiêu chuẩn GlobalGAP .................................................................... 54 3.Tham quan thực tế một số mô hình nuôi cá nước ngọt............................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 57 iv
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: NUÔI ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN Mã môn học: CNN264 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: là môn chuyên ngành quan trọng cho ngành cao đẳng Nuôi trồng thủy sản. Thông qua môn học người học sẽ được cung cấp các thông tin kỹ thuật cơ bản để có thể vận hành các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt khác nhau ứng với từng hộ gia đình, từng công ty hay các mô hình nuôi khác nhau ở nhiều địa phương. - Tính chất: Môn học bao gồm các kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi các đối tượng thuỷ sản nước ngọt chủ yếu, các chứng nhận hiện đang áp dụng trong quá trình nuôi. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Giúp cho sinh viên hiểu và vận dụng được những kiến thức và kỹ năng chuyên môn có thể tự thực hiện được từ khâu chuẩn bị ao nuôi, các công trình nuôi, cấp xử lý nước, chuẩn bị thức ăn và quản lý trong suốt quá trình nuôi các đối tượng các nước ngọt có giá trị kinh tế hiện nay. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Tình bày được hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước ngọt. + Giải thích được cơ sở khoa học và nguyên lý kỹ thuật trong nuôi thủy sản nước ngọt. + Trình bày được qui trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - Về kỹ năng: + Quản lý được các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt + Phân tích được các thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi thủy sản nước ngọt. + Tổ chức thảo luận, làm việc nhóm, báo cáo nhóm, giải quyết các tình huống. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Phát triển ý thức học tập và tự học với tinh thần nghiêm túc, chăm chỉ, trung thực, cầu tiến, chia sẻ. Nội dung của môn học: Số Tên chương mục Thời gian (giờ) v
  7. TT Thực Kiểm tra (định hành, thí Tổng Lý kỳ)/ôn nghiệm, số thuyết thi, thi thảo luận, kết thúc bài tập môn học 1 Chương 1: Tổng quan về nuôi 4 4 động vật thủy sản 1. Giới thiệu về nuôi thủy sản 2. Các mô hình nuôi thủy sản 3. Nguyên lý chung về nuôi thủy sản 2 Chương 2: Kỹ thuật nuôi cá nước 30 13 17 ngọt 1. Đặc điểm sinh học một số loài cá nước ngọt 2. Kỹ thuật nuôi cá tra 3. Kỹ thuật nuôi cá ao 4. Kỹ thuật nuôi cá lồng bè 3 Chương 3: Kỹ thuật nuôi ếch 12 6 6 1. Đặc điểm sinh học của ếch 2. Kỹ thuật nuôi ếch Kiểm tra 1 1 4 Chương 4: Kỹ thuật nuôi giáp xác 18 12 6 1. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh 2. Kỹ thuật nuôi tôm biển 3. Kỹ thuật nuôi cua đồng 5 Chương 5: Kỹ thuật nuôi thủy 7 7 sản kết hợp 1. Các mô hình nuôi kết hợp 2. Kỹ thuật nuôi kết hợp 3. Các tiêu chuẩn nuôi thủy sản theo hướng phát triển bền vững Ôn tập 1 1 Kiểm tra kết thúc học phần 1 1 Cộng 75 42 29 2 vi
  8. CHƯƠNG 1 CÁC NGUYÊN LÝ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT THƯƠNG PHẨM MH19 - 01 Giới thiệu: Đây là chương có nội dung giới thiệu khái quát cho sinh viên biết có mô hình nuôi cá nước ngọt phổ biến hiện nay, từ đó có thể tiếp cận tốt hơn với những nội dung chuyên sâu về nuôi các đối tượng cá nước ngọt có giá trị kinh tế. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được cơ sở khoa học và nguyên lý kỹ thuật trong nuôi thủy sản nước ngọt. - Kỹ năng: Quản lý được các yếu tố kỹ thuật trong mô hình nuôi thủy sản nước ngọt khác nhau. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Phát triển ý thức học tập và tự học với tinh thần nghiêm túc, chăm chỉ, trung thực, cầu tiến, chia sẻ 1. Các mô hình nuôi cá nước ngọt 1.1. Nuôi quảng canh Nuôi quảng canh là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ cá trong ao thường thấp do dựa hoàn toàn vào nguồn giống tự nhiên hoặc sẵn có. Diện tích ao nuôi thường lớn để đạt sản lượng cao. - Ưu điểm: Vốn vận hành thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ cá thu lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất (ha) và thời gian nuôi thường không dài do giống đã lớn, ít bị bệnh. - Nhược điểm: Năng suất và lợi nhuận thấp, tường cần diện tích lớn, để tăng sản lượng nên khó vận hành va quản lý, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng không cố định. Hiện nay mô hình này đang bị hạn chế do giá đất cao. 1.2. Nuôi quảng canh cải tiến Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi dự trên nền tảng của hình thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung hoặc là giống ở mật độ thấp tùy theo loài hoặc là thức ăn theo tuần, đôi khi bổ sung cả giống và thức ăn. - Ưu điểm: Chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung bằng giống tự nhiên thu gom hay giốn nhân tạo, kích cỡ cá thu hoạch lớn, giá bán cao, tăng năng suất của đầm nuôi. 1
  9. - Nhược điểm: Phải bổ sung giống lớn để tránh hao hụt do địch hại trong ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo dạng quảng canh nên quản lý khó khăn, năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp. 1.3. Nuôi bán thâm canh Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi dùng phân bón để gia tăng thức ăn tự nhiên trong trong ao và bổ sung thức ăn từ bên ngoài như thức ăn tươi sống, cám gạo, phụ phẩm nông nghiệp... giống được thả nuôi ở mật độ tương đối cao (tùy theo loài) trong diện tích ao nuôi nhỏ. - Ưu điểm: Ao xây dựng hoàn chỉnh, kích thước ngỏ nên dễ vận hành và quản lý, kích cỡ tôm thu khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp vì thả ít giống, thức ăn hỗn hợp dùng chưa nhiều và thức ăn tự nhiên vẫn còn quan trọng. - Nhược điểm: Năng xuất còn thấp so với ao sử dụng. 1.4. Nuôi thâm canh Nuôi thâm canh là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài (thức ăn viên đơn thuần hay kết hợp với thức ăn tươi sống), thức ăn tự nhiên không quan trọng. Mật độ thả cao (tùy theo loài). Diện tích ao nuôi từ 1000 - 1 ha (tùy theo loài nuôi). - Ưu điểm: Ao xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn toàn chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện máy móc... nên dễ quản lý và vận hành. - Nhược điểm: Chi phí cao và tốn nhiều nhân công, dễ xảy ra dịch bệnh, môi trường nuôi dễ bị ô nhiễm. 2. Lựa chọn địa điểm nuôi 2.1. Chất đất và dòng nước a. Vị trí ao nuôi - Vị trí chọn ao nuôi cá nên ở những nơi có thể chủ động được nguồn nước, gần những con sông lớn hoặc kênh rạch có điều kiện lưu thông nước tốt để chủ động trong việc cấp và thoát nước. - Ao nuôi cá tránh bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường nước từ các khu công nghiệp, khu dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp. - Nền đất có kết cấu tốt để giữ nước tránh cho nước bị rò rỉ, - Không chọn vùng đất nhiễm phèn nặng có pH thấp để đào ao nuôi cá thát lát cườm. Xung quanh ao cần được thông thoáng, có đủ ánh sáng. - Có lối đi phù hợp cho việc đi lại chăm sóc quản lý hàng ngày và vận chuyển thức ăn, các nguyên vật liệu khác. 2
  10. - Có hệ thống điện lưới điện đầy đủ. b. Vị trí đặt lồng bè, vèo nuôi  Vị trí đặt lồng bè nuôi - Nuôi lồng bè trên trên phá phải có mức nước sâu trên 3m, lưu tốc dòng nước không quá 0,3 – 0,5 m/s. - Vị trí đặt lồng có nguồn nước sạch không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp để đảm bảo cá không chết do nhiễm khí độc. - Nếu gia đình có nhiều lồng thì đặt xen kẽ nhau 3 – 5m, đặt so le nhau để tăng lưu tốc dòng nước qua lồng. - Nếu nhiều hộ nông dân tham gia nuôi cá lồng cần bố trí lồng này cách lồng kia ít nhất từ 10 – 15 m. - Nếu đặt lồng theo cụm thì khoảng cách giữa các cụm lồng ít nhất từ 15 – 20 m. - Lồng trong một cụm nên đặt so le để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Hình 1.1: Cá nuôi lồng bè đặt trên sông  Vị trí đặt vèo nuôi cá - Chọn nơi có nguồn nước sạch, không có chứa các chất độc hại như: thuốc trừ sâu, không bị nhiễm phèn. - Tùy theo từng điều kiện và vị trí nuôi ta có thể thiết kế vèo cho phù hợp, vèo nuôi nên đặt cách mặt đất 0.5(m) để nước được lưu thông tốt hơn, độ sâu mực nước 1 – 1,2m. 3
  11. - Bên ngoài tốt nhất nên có 1 lớp mùng bảo vệ, các cọc cắm có thể làm bằng tre, gỗ; phía trên có lưới cước đậy để phòng cá thoát ra ngoài. - Chuẩn bị vèo lưới trước khi thả cá giống ít nhất 3 ngày, để lưới đóng rong tránh xây xát cá và giảm mùi của lưới mới gây độc cho cá. - Nên làm rào xung quanh vèo lưới để phòng tránh cây hoặc phương tiện giao thông thủy làm hỏng lưới, - Thiết kế 1 – 2 sàng cho ăn đặt trong vèo để kiểm soát được lượng thức ăn. - Mật độ thả cá 50 con/m2, không nên nuôi với mật độ quá dày. Hình 1.2: Vèo nuôi cá đặt trong ao nuôi ghép  Môi trường nước nơi đặt lồng bè. - pH nước: 6,5 – 7,5 - Hàm lượng oxy hoà tan: > 3 mg/l. - Chất đáy nơi đặt lồng: đất cát pha bùn. 2.2. Thiết kế ao, bè nuôi a. Thiết kế ao nuôi - Có thể tận dụng những ao cũ đã được sử dụng để nuôi các loài cá khác nhau. - Tùy theo điều kiện mà chọn cách thiết kế ao nuôi có diện tích lớn hay nhỏ. Diện tích ao nuôi trong khoảng 500 – 3.000 m2, có thể nuôi ở diện tích lớn hơn tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi. - Độ sâu nước ao từ 1 – 1,5 m. - Ao có hình chữ nhật, tỷ lệ chiều dài và chiều rộng là 2:1 hoặc 3:1 để dễ chăm sóc, quản lý và thu hoạch. 4
  12. - Độ sâu từ 1,2-1,5 m, mỗi ao nên có cống cấp và thoát riêng - Ao gần nơi có nguồn nước sạch và có cống cấp thoát nước chủ động. - Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm là 0,5 m, ao phải có cống tràn để thuận tiện trong việc điều chỉnh mực nước trong ao . - Trên bờ ao không nên trồng nhiều cây to, che ánh nắng mặt trời b. Thiết kế bè nuôi  Vật liệu làm lồng. - Lồng được làm bằng các cọc tre, gỗ, khung sắt, thùng nhựa, lưới, dây buộc. - Tre làm lồng: Các loại tre già, các loại gỗ chịu nước, khung sắt, thẳng chắc, thường có đường kính 3 – 4 cm. - Lưới: kích thước mắc lưới 2a = 18 mm - Các loại dây buộc: thông thường được sử dụng bởi các dây nylong dùng để cố định các vị trí buộc.  Kích thước lồng: - Lồng nuôi cá trên sông: thường có chiều dài 10 m, chiều rộng 7 m, chiều cao 3m trở lên hoặc chiều dài gấp đôi chiều rộng tùy theo độ rộng và độ sâu của sông. - Tuỳ theo số lượng cá thả nuôi có thể làm lồng kích thước lớn hơn.  Cách lắp ráp: Lồng nuôi trên phá có cách lắp ráp như sau: - Khung lồng gỗ, sắt hoặc bằng tre, có kích thước 10m x 7m x 3m (tùy theo độ sâu và rộng của thủy vực). Dùng 64 cọc tre đứng có chiều cao 3 m trở lên (tuỳ theo độ sâu của thủy vực) cắm xuống nền đáy lồng theo hình chữ nhật với khoảng cách giữa hai cộc là 0,5 m. - Kết lưới thành hình hộp chữ nhật gồm 6 mặt lưới có kích thước dài 10 m, rộng 7 m, cao 3m. - Dùng lồng lưới buộc vào các cọc tre đã cắm quanh 4 mặt lồng và cố định vào khung lồng bằng dây buộc. - Cố định luới vào nền đáy lồng bằng các loại tiên chì để tránh thất thoát cá. - Bao xung quanh lồng thêm một lớp luới cách lồng 0,3 – 0,5 m nhằm mục đích bảo vệ lồng nuôi và tránh thất thoát cá. 5
  13. 3. Chuẩn bị ao, bè nuôi 3.1. Chuẩn bị ao nuôi a. Cải tạo ao mới đào Ao mới đào thường bị nhiễm phèn, cho nên việc rửa phèn là rất cần thiết. Thực hiện ở những ao ở vùng đất phèn hoặc phèn tiềm tàng, nước đọng trong ao có màu nâu đỏ, vàng, có váng nổi trên mặt nước. Khi đào ao, lớp đất ở bề mặt bờ và đáy ao tiếp xúc với không khí, chất sinh phèn (pyrit sắt) tồn tại trong đất sẽ phản ứng với oxy và nước để tạo thành phèn sắt (phèn nóng) và phèn nhôm (phèn lạnh). Hình 1.3: Đất và nước bị nhiễm phèn nặng (nguồn: Internet) Việc rửa phèn được tiến hành theo trình tự sau: - Lấy nước từ sông, rạch vào đầy ao. - Ngâm ao 3-4 ngày để phèn từ trong bờ và đáy ao hòa tan vào nước. - Tháo bỏ khối nước đã nhiễm phèn này. - Lấy nước vào đầy ao trở lại. - Ngâm 3-4 ngày để phèn từ trong đất tiếp tục hòa tan vào nước. - Tháo bỏ hết nước trong ao. - Thực hiện rửa nhiều lần giúp phèn trong đất càng giảm. - Bón vôi: Có 4 loại vôi được dùng để bón vào ao. + Vôi nung, vôi sống (CaO): làm tăng mạnh pH. + Vôi tôi (Ca(OH)2 )dùng cải tạo ao, tăng pH đất, nước + Vôi đá, vôi nông nghiệp, super canxi (CaCO3 ) hạ phèn, khử trùng + Dolomite (Vôi đen CaMg(CO3)2): hạ phèn, ít ảnh hưởng tới pH. 6
  14. Loại và lượng vôi bón tùy thuộc vào mức độ phèn trong ao, thể hiện qua pH đất. Ao không bị phèn: bón 100-150kg vôi nông nghiệp cho 1.000 m2 đáy và bờ ao. Ao bị phèn: Khi phải đào ao ở vùng đất phèn, cần tích cực rửa phèn bằng nước và bón vôi nung hoặc vôi bung với lượng tùy theo pH đất. Bảng 1.1: Lượng vôi sống bón cho 1000 m2 tương ứng với chỉ số pH của đất pH Lượng vôi sống bón kg/1000 m2 7 Bón vôi như ao không bị phèn Để xác định pH trong đất ta dùng thiết bị đo pH, hiện nay có nhiều loại thiết bị đo pH của đất được bày bán phổ biến trên thị trường. Để vận hành tốt các thiết bị này, cần phải đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Hình 1.4: Thiết bị đo pH của đất Hình 1.5: Đào bón vôi rửa phèn cho ao mới (nguồn: Internet) b. Cải tạo ao cũ Khâu cải tạo ao cũ đã sử dụng được tiến hành theo các bước sau: 7
  15. - Tát cạn ao, dọn sạch cỏ xung quanh bờ ao, nạo vét bùn đáy, chỉ để lại lớp bùn dày không quá 30cm. - Dùng dây thuốc cá diệt cá tạp, cá dữ, lượng dùng 0,5 - 1kg rễ dây thuốc cá cho 100m3 nước. - Tu sửa bờ ao, lấp lỗ mọi, chống rò rỉ, mất nước, chống cá khác vào ao. - Dùng vôi bột với liều lượng 8-10kg/100m2 rải đều xuống đáy ao, mái bờ để diệt các loài cá tạp còn sót và diệt mầm bệnh. Vùng nhiễm phèn thì bón lượng vôi cao hơn khoảng 50%. Sau khi rải vôi xong phải bừa đáy ao để trộn đều vôi với lớp bùn mặt ao. - Phơi đáy ao 2 - 3 ngày chỉ cần phơi ráo mặt là tốt nhất, không nên phơi nứt nẻ chân chim. Đối với ao ở vùng nhiễm phèn thì không nên phơi đáy. - Cấp nước vào ao đến mực nước 0,5 - 0,6m thì thả cá giống. Sau đó tiếp tục cấp nước vào ao đến 1 - 1,2 m. Việc cấp nước phải được lọc qua túi lọc để loại bỏ rác bẩn và cá tạp hay địch hại. Hình 1.6: Tát cạn ao cũ đã qua sử dụng (nguồn: Internet) c. Cấp nước Chú ý khi lấy nước vào ao nuôi cần chọn nguồn nước tốt vào thời điểm thủy triều cao nhất (nước lớn), không bị ô nhiễm hữu cơ, chất thảy từ sinh hoạt, chăn nuôi, các khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp chuyên canh. Nếu có điều kiện về diện tích nên có một ao lắng riêng để tiện việc xử lý nước trước khi cấp trực tiếp vào ao nuôi cá. Khi cấp nước cần sử dụng túi lọc để tránh địch hại, ký chủ trung gian của các mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi. d. Gây màu nước 8
  16. Gây màu nước nhằm cung cấp môi trường thích hợp cho các loại thực vật, động vật phù du phát triển từ đó vừa hạn chế ánh sáng cho các loài rong tảo dưới đáy ao phát triển, ổn định hệ đệm trong môi trường ao nuôi vừa tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá lúc còn nhỏ. Bón phân gây màu có thể dùng phân gà đã được ủ hoai (7 – 10kg/100m2), có thể dùng phân heo ủ hoai (20kg/100m2). Tuy nhiên, phân chuồng thường mang những vi sinh vật có hại cho cá nên hạn chế sử dụng. Cũng có thể dùng phân vô cơ như phân urê 0,5kg/100m2, lân 0,3kg/100m2, phân hỗn hợp N-P-K 2kg/100m2, thành phần hỗn hợp gồm bột cá, bột đậu nàng, cám gạo thường được sử dụng để bón gây màu nước nhằm mục đích để tạo thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá. 3.3. Chuẩn bị bè nuôi Bè nuôi cũ cần phải được gia cố cẩn thận và chắc chắn ở những chỗ bị hư hỏng để tránh thất thoát cá nuôi, kiểm tra kỹ cá trụ và dây neo bè để đảm bảo rằng hệ thống bè nuôi được đảm bảo an toàn khi mưa gió, nước từ thượng nguồn đổ về. - Trước khi thả cá và sau mỗi đợt thu hoạch, đưa lồng lên cạn (nếu có điều kiện) dùng vôi quét trong và ngoài lồng hoặc dùng Chlorine 30 ppm phun lên lồng, sau đó phơi khô 1 - 2 ngày. - Trong quá trình nuôi, mỗi tuần vệ sinh lồng ít nhất một lần, cọ sạch các cạnh bên trong và ngoài lồng lưới, loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng bám vào cụm lồng nuôi. Trước khi cho ăn cần vớt bỏ thức ăn thừa trong lồng, bè. - Trong quá trình làm vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các mắt lưới gần rách, vết rạn nứt để vá lại ngay nhằm hạn chế cá thất thoát. 4. Chọn giống và thả giống 4.1.Tiêu chuẩn chọn cá giống  Cá đồng đều kích cỡ, khoẻ mạnh không xây xát, không mất nhớt, không dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, kích cở đạt từ 5 – 8 cm trở lên (kiểm tra nội tạng bên trong nếu được) ở gian đoạn này nếu đem về ao nuôi nên tiếp tục thuần dưỡng trong vèo cho đến khi cá đạt kích cỡ khoảng 12 cm thì hạ vèo thả ra ao nuôi.  Không nên thả cá khi thấy có màu sắc không bình thường như có các đốm màu đỏ, vây bị ăn mòn hoặc trầy xước.  Có thể thả ghép trong ao nuôi cá còm một vài loài khác như cá mè trắng, tai tượng, cá mùi hoặc sặc rằn với tỷ lệ không quá 50% tổng số cá nuôi trong ao và cũng không thả những loài cá tranh giành thức ăn với cá chuẩn bị nuôi. 9
  17. 4.2. Thả cá giống a. Mùa vụ thả Thời điểm thả cá nuôi bằng ao và lồng tháng 02 – 03 hàng năm. Thời gian nuôi 5 - 6 tháng lúc này cá đạt trọng lượng 0,5 kg trở lên có thể tiến hành thu tỉa. b. Mật độ thả Mật độ thả nuôi thích hợp tùy theo mô hình và loài cần nuôi. Cần chú ý khi nuôi cá bằng thức ăn chế biến là cá tạp thì cần nuôi với mật độ thấp hơn so với nuôi bằng thức ăn viên. c. Cách thả giống Khi vận chuyển giống cá về, ngâm bao cá trong lồng khoảng 10 – 15 phút nhằm cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi ra cho nước vào từ từ để cá tự bơi ra. d. Thời gian thả giống Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát, thời gian thả tốt nhất là: Buổi sáng từ 6 – 8 giờ; buổi chiều từ 17 – 19 giờ, trước khi thả giống ra ao, bè nuôi cần kiểm tra nhiệt độ nước, nếu nhiệt độ nước quá cao nên thả muộn hơn để cá tránh bị sốc nhiệt độ. Tránh thả cá vào giữa trưa, trời sắp mưa và những ngày mưa lớn kéo dài. e. Tắm cá giống trước khi thả Để đảm bảo cá giống trước khi thả đạt tỷ lệ sống cao, không bị ký sinh trùng và nấm phát triển trên cơ thể cần yêu cầu trại giống tắm cá bằng: - Hoà tan thuốc tím liều lượng 5 – 7 g/m3 nước trong thau hoặc xô lớn trong vòng 5 phút. - Trước khi thả xuống ao tắm cá bằng nuớc muối có độ mặn 5 – 7‰, trong thời gian 5 phút hoặc tắm nước muối 2 - 3‰ cho cá trong 10-15 phút. Chú ý: Khi cho cá tắm phải có máy sục khí để cá không bị ngột do thiếu oxy. 5. Chăm sóc và quản lý 5.1. Quản lý về thức ăn Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể. 10
  18. Ý nghĩa của việc cho cá ăn cung cấp đủ số lượng và dưỡng chất chứa đựng trong thức ăn để cá phát triển tốt nhất. a. Phân loại thức ăn: Trong nuôi thủy sản thường sử 4 loại thức ăn là thức ăn tự nhiên như trùn chỉ, trứng nước, artemia, rong tảo; thức ăn nhân tạo hay TACN; thức ăn tươi sống như tôm tép, cá tạp biển và cá tạp nước ngọt; và Thức ăn tự chế. Thức ăn cung cấp cho cá dù là loại nào cũng phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng về chất đạm, chất dầu mỡ; vitamin, khoáng (là những dưỡng chất thiết yếu) và chất bột đường, nhất là chất đạm rất quan trọng để cá tăng trưởng. Nhu cầu chất đạm đối với nhóm cá ăn thịt thường cao (khoảng 40%), thức ăn của cá có vảy không nên nhỏ hơn 38% đạm. Tùy thuộc vào kỹ thuật ương dưỡng tại các trại sản xuất giống mà chuẩn bị cho nuôi thương phẩm thì khả năng chấp nhận các loại thức ăn sẽ khác nhau. Trong nuôi cá nước ngọt thương thẩm thường sử dụng 2 loại thức ăn là TATC và TACN hoặc kết hợp cả 2 loại thức ăn trên. Khả năng chấp nhận các loại thức ăn này sẽ gia tăng khi cá được tập ăn sớm, cá giống càng nhỏ thì khả năng thích nghi với các loại thức ăn càng tốt. b. Cách cho ăn Cách cho ăn hay phương pháp cho ăn rất quan trọng, giúp định hướng về chiến lược cho ăn. Trong phương pháp cho ăn là các hình thức cho ăn khác nhau được áp dụng linh hoạt, phù hợp với từng mô hình nuôi cụ thể. Trong nuôi thủy sản có 2 cách cho ăn là cho ăn theo nhu cầu và cho ăn theo khẩu phần. Cho ăn theo nhu cầu: là lượng thức ăn được cung cấp thõa mãn nhu cầu ăn của cá, đến khi cá ngưng ăn thì dừng lại. Cách cho ăn này cá ăn được nhiều thức ăn hơn, nhưng khả năng tiêu hóa và hấp thu kém dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn kém. Cách cho ăn này không được khuyến cáo trong thực hành nuôi cá hiện nay. Cho ăn theo khẩu phần: là lượng thức ăn được cung cấp cho cá trong 1 ngày tính theo % so với khối lượng cá nuôi. Khối lượng thức ăn theo cách này chỉ chiếm khoảng 90-95% lượng thức ăn so với cho ăn theo khẩu phần. Cách cho ăn này được áp dụng phổ biến hiện nay. Dưới phương pháp cho ăn có các hình thức cho ăn như cho ăn cố định và rải đều. Tùy điều kiện của các mô hình nuôi cụ thể mà có thể chọn hình thức cho ăn thích hợp. 11
  19. Khi cho ăn, một số trường hợp cần cân nhắc áp dụng hình thức rải đều thức ăn như: - Cá giống mới thả vào ao nuôi, nhữ cá tập cá phản xạ tốt với thức ăn, giúp cá bắt mồi nhanh với điều kiện ao mới. - Cá phân đàn, tạo điệu điện thuận lợi cho các cá thể nhỏ tiếp cận được với thức ăn. - Mức nước trong ao thấp và khối lượng đàn cá lớn khi cho ăn cá sẽ tập trung sẽ xáo trộn nền đáy, bùn đáy và khí độc từ nền đáy sẽ phóng thích vào nước gây hại cho cá nuôi. Một số ít trường hợp, khi cho ăn cần cho ăn theo hình thức cố định: - Chọn 1 điểm hoặc vài điểm cố định trong ao tùy theo tập tính ăn và diện tích nuôi. Một số loài cá quen ăn tại 1 vài điểm cố đinh nhất là đối với các loài cá ít di chuyển, có tập tính rình mồi trong các giá thể, sống đáy. Diện tích nuôi càng lớn thì bố trí nhiều điểm cho ăn tao điều kiện cho cá bắt mồi thuận lợi. Khi cho ăn cần tạo tiếng động để cá tập trung lại trước khi cho ăn. - Cá ăn mạnh theo đàn, săn mồi theo đàn. - Kích cỡ cá lớn, khả năng di chuyển linh hoạt. - Quen với thời điểm cho ăn. - Cá đồng cỡ và mức nước sâu, khi cá ăn ít làm xáo trộn nền đáy. c. Chất lượng và khối lượng thức ăn Để cá tăng trưởng tốt thì thức ăn cung cấp phải đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng. Chất lượng thức ăn: thức ăn phải cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất (các chất thiết yếu) và chất bột đường (không thiết yếu) phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Các dưỡng chất trên phải được cá sử dụng hiệu quả. Ngoài chất lượng thì khối khối lượng thức ăn có ảnh hưởng lớn đến độ tiêu hoá thức ăn và năng lượng dành cho sự tăng trưởng của cá nuôi. Khi khối lượng thức ăn càng lớn thì tốc độ tiêu hoá càng chậm và thức ăn cũng không được sử dụng một cách triệt để. Khối lượng thức ăn không những làm chậm tốc độ tiêu hoá mà còn làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng. Khi khối lượng thức ăn càng lớn, men tiêu hoá khó ngấm vào bên trong và mức độ ngấm không đều dẫn đến quá trình tiêu hoá chậm lại, ảnh hưởng đến độ tiêu hoá thức ăn. d. Thời gian và số lần cho ăn 12
  20. Thời gian cho ăn: Chọn thời gian hay thời điểm cho ăn phù hợp với tập tính bắt mồi của cá, lúc cá hoạt động mạnh với các thông số môi trường (Oxy và nhiệt độ) đảm bảo có thể tiến hành cho cá ăn. Chọn thời gian cá hoạt động mạnh về đêm nên có thể cho ăn chủ yếu vào buổi chiều tối (khoảng 60%) nhiều hơn buổi sáng (40%) nếu cho ăn 2 lần trong ngày. Số lần cho ăn: Số lần cho ăn hay tần số cho ăn có ảnh hưởng đến độ tiêu hoá thức ăn, khả năng tiêu hóa gia tăng khi số lần cho ăn tăng, vì với cùng một lượng thức ăn trong ngày nếu chia làm nhiều lần cho ăn thì mỗi lần cho ăn với một lượng thức ăn ít, men tiêu hoá sẽ hoạt động tốt, dẫn đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn sẽ tốt hơn. Tuy nhiên không nên chia ra nhiều lần cho ăn vì sẽ tốn nhiều công sức và lượng thức ăn ít có thể khó cho cá ăn đồng đều, cá dễ phân đàn. Tuy nhiên nuôi cá thương phẩm giai đoạn nhỏ (từ 1-3 tháng) cần cho ăn 2 lần trong ngày vào buổi sáng (8-9 giờ) và buổi chiều (17-18 giờ), giai đoạn cá lớn (từ 4 tháng về cuối vụ) có thể cho ăn 1 lần vào buổi chiều tối. 5.2. Quản lý môi trường nuôi a. Môi trường ao nuôi Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 26 – 280C, ở nhiệt độ 360C, cá có hiện tượng nhảy và trở nên lờ đờ, chết dần sau 5 phút. Ở nhiệt độ 140C, cá bị hôn mê, tê cứng, lật ngang, các mang, vây ngưng hoạt động. Cá thích sống trong môi trường nước trung tính, có pH dao động từ 6,5 – 7. Sau khi cải tạo từ 3-5 ngày cho nước mới vào ao tiến hành thả cá nuôi. Kích thước cá nuôi từ 5-8cm. Mật độ 10 - 15 con/m2, có thể thả ghép với các loài cá khác cùng cỡ nhưng không cùng tính ăn. Hàng ngày theo dõi tình hình bắt mồi của cá để tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho hợp lý, định kỳ cấp nước mới cho ao hoặc cho nước ra vô theo thủy triều. Thường xuyên theo dõi chất lượng nước của môi trường ao nuôi cá để có biện pháp xử lý kịp thời. b. Quản lý môi trường lồng bè nuôi cá  Vệ sinh lồng - Trước khi thả và sau một đợt thu hoạch: Đem lồng lên cạn, dùng vôi quét mặt trong và ngoài lồng, sau đó phơi khô 1 – 2 ngày. - Trong quá trình nuôi, định kỳ 2 lần/tuần vệ sinh, cọ rửa các tạp chất bám ở trong và ngoài lồng. - Hàng ngày, cho cá ăn thức ăn đã được hấp hoặc nấu chín, trước khi cho ăn vớt bỏ thức ăn dư thừa trong lồng. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0