intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Khái niệm về phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa; một số loại hình phối cảnh cơ bản; phương pháp và các bước vẽ phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH PHỐI CẢNH TRONG THIẾT KẾ QUẢNG CÁO, MINH HỌA (Lưu hành nội bộ) NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 597 /QĐ - CĐXD1ngày 29 tháng12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm 2023
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại giáo trình (sử dụng nội bộ) nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình PHỐI CẢNH TRONG THIẾT KẾ QUẢNG CÁO, MINH HỌA được biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy và học tập dành cho hệ Trung cấp, chuyên ngành Thiết kế đồ họa. PHỐI CẢNH TRONG THIẾT KẾ QUẢNG CÁO, MINH HỌA là môn học chuyên ngành được phát triển trên nền tảng lý thuyết của môn Vẽ xây dựng 2 nhằm cung cấp và phát triển những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phương pháp vẽ phối cảnh minh họa phục vụ cho công công việc thiết kế đồ họa sau này. Giáo trình PHỐI CẢNH TRONG THIẾT KẾ QUẢNG CÁO, MINH HỌA do các giảng viên thuộc Bộ môn Kiến trúc Cơ sở - Khoa Xây dựng - Trường Trung cấp Xây dựng số 1 biên soạn (dựa trên cuốn Giáo trình Vẽ Xây dựng 2 do bộ môn Kiến trúc cơ sở biên soạn năm 2015). Nội dung của giáo trình được điều chỉnh để phù hợp với thực tế, bám sát với đề cương môn học và quy cách theo thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH. Môn học PHỐI CẢNH TRONG THIẾT KẾ QUẢNG CÁO, MINH HỌA lần này được cập nhật mới và tuân thủ theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Ngoài ra, giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung cuốn giáo trình gồm các chương cơ bản sau: Mở đầu Chương 1: Tổng quan về phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa. Chương 2. Phương pháp vẽ hình chiếu phối cảnh. Chương 3. Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh trong quảng cáo, minh họa. Trong quá trình thực hiện, nhóm tác giả đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp, để lần tái bản sau cuốn giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, tháng 3 năm 2024 Tạ Bình (chủ biên) 3
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG MÔN HỌC 6 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 7 Tên môn học: PHỐI CẢNH TRONG THIẾT KẾ QUẢNG CÁO, MINH HỌA 7 MỞ ĐẦU 10 1. Mục đích, ý nghĩa của môn học 10 2. Vị trí, đặc điểm và yêu cầu của môn học 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHỐI CẢNH TRONG THIẾT KẾ QUẢNG CÁO, MINH HỌA. 11 1.1. KHÁI NIỆM 11 1.2. LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA PHỐI CẢNH TRONG ĐỜI SỐNG. 12 1.2.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển. 12 1.2.2. Ý nghĩa của phối cảnh trong đời sống. 12 1.3. CƠ SỞ THIẾT LẬP HỆ THỐNG HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 12 1.2.3. Phép chiếu xuyên tâm 12 1.2.4. Các thành phần trong hệ thống hình chiếu phối cảnh 13 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG BẢN VẼ PHỐI CẢNH QUẢNG CÁO, MINH HỌA 16 1.4.1. Điểm nhìn 16 1.4.2. Điểm tụ (mặt tranh) 16 1.4.3. Đường nét, hình khối. 19 1.4.4. Bố cục 19 1.4.5. Màu sắc 20 1.5. PHÂN LOẠI HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 20 1.5.1. heo điểm nhìn 20 1.5.2. Theo điểm tụ 22 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH. 25 2.1. PHƯƠNG PHÁP CHUNG VẼ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH. 25 2.1.1. Lựa chọn điểm nhìn 25 2.1.2. Các bước cơ bản vẽ hình chiếu phối cảnh 26 2.2. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH1 ĐIỂM TỤ. 27 2.2.1. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ của các yếu tố hình học cơ bản 27 2.2.2. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ của khối 34 2.3. BÀI TẬP SỐ 1 35 4
  5. 2.4. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 2 ĐIỂM TỤ. 38 2.4.1. Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ của các yếu tố hình học cơ bản 38 2.4.2. Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ của khối 41 2.5. GIỚI THIỆU VỀ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 3 ĐIỂM TỤ VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHÁC 43 2.5.1. Giới thiệu về hình chiếu phối cảnh 3 điểm tụ. 43 2.5.2. Giới thiệu một số hình ảnh về phối cảnh nhiều hơn 3 điểm tụ. 44 2.6. BÀI TẬP SỐ 2 45 CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG CỦA HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH TRONG QUẢNG CÁO, MINH HỌA. 46 3.1. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHỐI CẢNH TRONG THIẾT KẾ QUẢNG CÁO, MINH HỌA. 47 3.1.1. Ứng dụng trong thiết kế quảng cáo. 47 3.1.2. Ứng dụng trong vẽ hình minh họa. 49 3.2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ 50 3.2.1. Bài tập số 3 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 5
  6. MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG MÔN HỌC Điểm trong không gian: A,B,C.....M,N,P.... Đoạn thẳng trong không gian: AB, CD, MN. Đường thẳng trong không gian: a,b....m,n..... Hình phẳng trong không gian: ABC, ..... MNP.... Mặt phẳng: , , ...., (R), (Q), (S), … Các mặt phẳng hình chiếu: + Mặt phẳng hình chiếu đứng : P1 + Mặt phẳng hình chiếu bằng : P2 + Mặt phẳng hình chiếu cạnh : P3 + Các hình chiếu tương ứng của điểm A: A1, A2, A3 ▪ Các thuộc tính hình học: Tính song song: // (AB//CD) Tính vuông góc: ⊥ (AB⊥CD) Sự cắt nhau:  (ABCD) Sự trùng nhau:  (ABCD) Sự liên thuộc:  (KCD) ▪ Các từ viết tắt thường dùng: Mặt phẳng hình chiếu: MPHC Mặt phẳng phụ trợ: MPPT Hình chiếu phối cảnh HCPC 6
  7. ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Tên môn học: PHỐI CẢNH TRONG THIẾT KẾ QUẢNG CÁO, MINH HỌA Mã môn học: MH14 Thời gian thực hiện: 75 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 58 giờ, Kiểm tra: 2 giờ) (Trong đó: Tổng số giờ giảng dạy và học tập trực tuyến: 30 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí ở học kỳ thứ 02. - Tính chất: Phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về quy luật phối cảnh, ứng dụng hiệu ứng phối cảnh đối với thị giác trong các quảng cáo minh họa thuộc về thiết kế phối cảnh như vẽ kịch bản quảng cáo truyền hình (Story board), minh họa truyện tranh… Tạo cho người học kỹ năng vẽ phối cảnh xa gần của các đối tượng, vật thể nằm trong không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều; kỹ năng xử lý phối cảnh các góc nhìn của phông nền bố cục (background), ứng dụng phối cảnh tạo nên những hiệu ứng ấn tượng cho thị giác. Là môn học cơ sở bắt buộc trong chương trình đào tạo. II. Mục tiêu môn học: 1. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm về phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa; - Hiểu biết về một số loại hình phối cảnh cơ bản; - Trình bày được phương pháp và các bước vẽ phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa. 2. Về kỹ năng: - Sử dụng thành thạo vật liệu và dụng cụ vẽ; - Nhận dạng và phân tích được các dạng phối cảnh; - Vẽ được phối cảnh 1và 2 điểm tụ, ứng dụng vào thiết kế quảng cáo, minh họa. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện lòng yêu nghề; - Tư thế tác phong công nghiệp; - Kiên trì, sáng tạo trong công việc.
  8. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Thực hành, thí nghiệm, Lý thuyết thảo luận, Kiể TT Tên chương, mục Tổng bài tập m số Trực Trực tra Trực Trực tuyế tuyế tiếp tiếp n n 1 Mở đầu 1 1 1.1 Mục đích, ý nghĩa của môn học 0,5 Vị trí, đặc điểm và yêu cầu 1.2 0,5 của môn học Chương 1: Tổng quan về 2 phối cảnh trong thiết kế 3 3 quảng cáo, minh họa. 2.1 Khái niệm. 0,5 Lịch sử và ý nghĩa của phối 2.2 cảnh trong đời sống. Cơ sở thiết lập hệ thống hình 2.3 0,5 chiếu phối cảnh Các yếu tố ảnh hưởng trong 2.4 bản vẽ phối cảnh quảng cáo, 1 minh họa. 2.5 Phân loại hình chiếu phối cảnh 1 Chương 2. Phương pháp vẽ 3 46 8 17 20 1 hình chiếu phối cảnh. Phương pháp chung vẽ hình 3.1 1 1 chiếu phối cảnh Hình chiếu phối cảnh 1 điểm 3.2 3 3 tụ 3.3 Bài tập số 1 17 7 10 3.4 Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ. 3 3 Giới thiệu về hình chiếu phối 3.5 cảnh 3 điểm tụ và các trường 1 1 hợp đặc biệt 3.6 Bài tập số 2 20 10 10 Bài kiểm tra số 1 1 1 Chương 3. Ứng dụng của 4 hình chiếu phối cảnh trong 25 3 10 10 2 quảng cáo, minh họa. 4.1 1. Các ứng dụng của phối cảnh 2 2 8
  9. Thời gian (giờ) Thực hành, thí nghiệm, Lý thuyết thảo luận, Kiể TT Tên chương, mục Tổng bài tập m số Trực Trực tra Trực Trực tuyế tuyế tiếp tiếp n n trong thiết kế quảng cáo, minh họa. 4.2 2. Một số hình ảnh thực tế 2 1 4.3 3. Bài tập số 3 20 10 10 Bài kiểm tra số 2 1 1 Cộng 75 15 57 30 3 9
  10. MỞ ĐẦU * Mục tiêu: Trình bày được mục đích, ý nghĩa, vị trí, đặc điểm và yêu cầu của môn học Phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa. * Nội dung: 1. Mục đích, ý nghĩa của môn học 2. Vị trí, đặc điểm và yêu cầu của môn học 10
  11. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHỐI CẢNH TRONG THIẾT KẾ QUẢNG CÁO, MINH HỌA. Mục tiêu: Trình bày được các kiến thức tổng quan về phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa như khái niệm, lịch sử và cơ sở hình thành cũng như các yếu tố ảnh hưởng và phân loại phối cảnh trong môn học Phối cảnh trong thiết kế quảng cáo, minh họa. 1.1.KHÁI NIỆM Hình chiếu phối cảnh là 1 phép chiếu vật thể lên mặt phẳng giấy vẽ mà kết quả thu được hình chiếu của vật thể như chúng ta nhìn trong thực tế (VD: càng xa thì vật trông càng nhỏ hoặc càng gần thì vật càng to như mắt người nhìn). 1.1.1.Mục đích Phép chiếu song song và phép chiếu vuông góc có ưu điểm là dễ vẽ và dễ xác định độ lớn do phép chiếu vuông góc và phép chiếu song song bảo tồn tính song song của hai đoạn thẳng (đường thẳng) song song. Tuy nhiên, hình chiếu của vật thể khi dùng 2 phép chiếu trên trên mặt phẳng giấy vẽ không giống như hình ảnh chúng ta nhìn vật thể trong thực tế. Để thể hiện được hình ảnh của vật thể như mắt người nhìn thấy cũng như ảnh chụp, người kỹ thuật phải sử dụng phép chiếu khác ngoài phép chiếu song song và phép chiếu vuông góc: Phép chiếu xuyên tâm 1.1.2.Tính chất Hai đường thẳng song song thì qua phép chiếu xuyên tâm, hình chiếu của chúng là hai đường thẳng tụ về 1 điểm. Có sự biến dạng cả về chiều dài và góc. 11
  12. 1.2. LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA PHỐI CẢNH TRONG ĐỜI SỐNG. 1.2.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển. 1.2.2. Ý nghĩa của phối cảnh trong đời sống. 1.3. CƠ SỞ THIẾT LẬP HỆ THỐNG HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 1.2.3. Phép chiếu xuyên tâm 2. Định nghĩa: Phép chiếu xuyên tâm là phép chiếu mà tất cả các tia chiếu xuất phát từ một điểm (tâm chiếu) đi qua điểm chiếu đến MPHC để thu được hình chiếu của điểm chiếu đó (Hình 1.1a). Trong đó: + P: MPHC + S: Tâm chiếu + A, B: Điểm chiếu + SA, SB: Tia chiếu + A’, B’: Hình chiếu của A, B lên MPHC (P) • Tính chất: + Hình chiếu của một điểm là một điểm. Hình 1.1a: Phép chiếu xuyên tâm + Phép chiếu xuyên tâm bảo toàn sự liên thuộc giữa điểm và đoạn thẳng (Hình 1.1b). + Đường thẳng đi qua tâm chiếu có hình chiếu là một điểm (Hình 1.1c). Hình 1.1b Hình 1.1c 12
  13. Hình 1.1d Hình 1.1e + Đường thẳng không đi qua tâm chiếu có hình chiếu là một đường thẳng (Hình 1.1d). + Mặt phẳng chứa tâm chiếu có hình chiếu là một đường thẳng (Hình 1.1e). + Hai vật thể có kích thước bằng nhau, trên cùng một mặt phẳng hình chiếu, nếu vật nào ở gần điểm chiếu hơn thì hình chiếu của nó sẽ lớn hơn hình chiếu của vật thể còn lại. TÂM CHIẾU TIA CHIẾU VẬT THỂ MP HÌNH CHIẾU HC XUYÊN TÂM PHÉP CHIẾU XUYÊN TÂM 2.1.1. Các thành phần trong hệ thống hình chiếu phối cảnh Để xây dựng được hệ thống hình chiếu phối cảnh, yêu cầu bắt buộc có các thành phần chính sau: Điểm nhìn (M). Vật thể cần vẽ hình chiếu. Mặt phẳng trên đó đặt vật thể vẽ hình chiếu (V). 13
  14. Mặt phẳng chiếu (mặt tranh) (T). Điểm M1 là hình chiếu của M lên mặt phẳng V. Đường thẳng dd (đường đáy tranh) là giao tuyến giữa mặt phẳng V và mặt tranh T. đđ là cao độ thấp nhất của đáy tranh. Đường thẳng tt là giao tuyến giữa mặt phẳng qua M và song song với V với mặt phẳng T. Vị trí điểm nhìn (mắt người quan sát trong thực tế) là tâm chiếu. Các tia nhìn từ điểm nhìn đến vật thể chính là tia chiếu. Trong đó, tia chiếu từ M đến M’ là hình chiếu thẳng góc của M lên mặt phẳng tranh T là tia nhìn chính. Mặt phẳng tranh vẽ hình chiếu phối cảnh là mặt phẳng chiếu. Chú ý: Vị trí của mặt phẳng tranh quyết định độ lớn của hình chiếu vật thể trên mặt phẳng tranh. Việc di chuyển mặt phẳng tranh theo hướng gần hoặc xa mắt người quan sát (không thay đổi góc) không ảnh hưởng đến độ biến dạng của hình chiếu. 1.1.3. Hệ thống hình chiếu phối cảnh MẶT TRANH TIA NHÌN 1 3 5 ĐIỂM 1’ NHÌN 3’ 5’ 6’ 4’ ĐƯỜNG CHÂN TRỜI MẶT ĐẤT 2’ 2 4 6 HỆ THỐNG HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH Vị trí điểm nhìn (mắt người quan sát trong thực tế) là tâm chiếu. (hình 4.1) Các tia nhìn từ điểm nhìn đến vật thể chính là tia chiếu. Mặt phẳng tranh vẽ hình chiếu phối cảnh là mặt phẳng chiếu. Các tia nhìn ở cao độ điểm nhìn đánh dấu đường chân trời trên mặt phẳng tranh. • Chú ý: Các đường song song với nhau nhưng không song song với mặt phẳng tranh thì tụ về 1 điểm gọi là điểm tụ nằm trên đường chân trời. Vị trí của mặt phẳng tranh quyết định độ lớn của hình chiếu vật thể trên mặt phẳng tranh. Việc di chuyển mặt phẳng tranh theo hướng gần hoặc xa mắt người quan sát (không thay đổi góc) không ảnh hưởng đến độ biến dạng của hình chiếu. 14
  15. MẶT VẬT THỂ TRANH MP TẦM MẮT ĐIỂM MP VẬT NHÌN THỂ (tt) (đđ) THÀNH PHẦN TRONG HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH Đường đáy tranh là đường giới hạn thấp nhất của mặt phẳng tranh. Thông thường, cao độ của đường đáy tranh chính là cao độ của mặt phẳng mà ta đặt vật thể cần vẽ lên trên đó. Hình 4.2 15
  16. 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG BẢN VẼ PHỐI CẢNH QUẢNG CÁO, MINH HỌA 1.4.1. Điểm nhìn - Hình chiếu phối cảnh thông thường: cao độ của tâm chiếu so với đường mặt đất tương ứng với cao độ mắt người bình thường. ĐIỂM NHÌN THÔNG THƯỜNG - Hình chiếu phối cảnh chim bay: cao độ tâm chiếu lớn hơn chiều cao tối đa của vật thể. ĐIỂM NHÌN CHIM BAY - Hình chiếu phối cảnh kiến bò: Cao độ tâm chiếu nằm ngang đường mặt đất . 16
  17. ĐIỂM NHÌN KIẾN BÒ - Hình chiếu phối cảnh dưới sâu: Cao độ tâm chiếu nằm dưới đường mặt đất (ít ĐIỂM NHÌN DƯỚI SÂU sử dụng). Điểm tụ (mặt tranh) - Tùy theo vị trí của mặt tranh và mắt người quan sát trong hệ thống hình chiếu phối cảnh sẽ cho ta các dạng hình chiếu phối cảnh: 17
  18. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ Hình chiếu phối cảnh 3 điểm tụ 18
  19. 1.4.2. Đường nét, hình khối. 1.4.3. Bố cục 19
  20. 1.4.4. Màu sắc 1.5. PHÂN LOẠI HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 1.5.1. Theo điểm nhìn Hình chiếu phối cảnh thông thường: cao độ của tâm chiếu so với đường mặt đất tương ứng với cao độ mắt người bình thường. Đây là hình chiếu phối cảnh sử dụng rộng rãi trong vẽ kiến trúc hoặc vẽ nghệ thuật. Hình chiếu phối cảnh kiến bò hoặc sâu: tâm chiếu nằm ngang hoặc nằm dưới đường mặt đất (ít sử dụng). Hình chiếu phối cảnh chim bay: cao độ tâm chiếu lớn hơn chiều cao tối đa của vật thể. Hình chiếu phối cảnh này thường dùng để biểu diễn phối cảnh mái, phối cảnh tổng thể, đem cho người quan sát hình ảnh tổng thể từ trên cao của vật thể cũng như mối tương quan giữa vật thể so với các vật thể khác trong thực tế. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0