intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sử dụng máy lu: Phần 1

Chia sẻ: Hi Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn giáo trình Sử dụng máy lu" trình bày các nội dung: Đất, phân loại đất, tính chất cơ lý và phân cấp đất; các loại công trình đất, công tác chuẩn bị trước khi thi công; kỹ thuật thi công; độ bền - tuổi thọ của máy; ma sát và bào mòn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sử dụng máy lu: Phần 1

  1. https://tieulun.hopto.org
  2. B ộ X Â Y DỰNG GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG MÁY LU 1 0 0 2 5 5 25 NHÀ XUẤT BẢN X Â Y DỰNG HÀ NỘI-2012 https://tieulun.hopto.org
  3. LỜI NÓI ĐẦƯ Giáo trình Sử dụng mảy ỉu nhằm trang bị cho người học những kiến thức và những kỹ năng cơ bcin của người công nhân vận hành máy ỉu; Nghiên cứu những kiến thức về các yêu cầu, nhiệm vụ chung cùa công tác vận hành mảy lu. Trong giáo trình, nhỏm tác giả đã cố gắng trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, công tác chuân bị thi công, các bước tiến hành công việc khi tô chức thi công, các công việc bảo dưỡng máy, kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy. Giáo trình Sử dụng mủv lu được biên soạn theo chương trình mục tiêu nâng cao năng lực đào tạo nghề năm 2011. Trong quá trình biên soạn giáo trình, Tác giả đã cố gang tham khảo nhiều tài liệu chuyên ngành, tạp chí chào hàng, thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực máy xây dựng,... vối mong muốn cập nhật kịp thời tiến bộ khoa học, từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng giáo trình cũng như chất lượng đào tạo. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn, giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong dược bạn đọc lượng thứ và đóng góp ý kiến nhận xét đế giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Tác giả Chủ biên Nguyễn Minh Phương Đỗ Ọuang Quảng 3 https://tieulun.hopto.org
  4. Chưong 1 ĐẤT, PHÂN LOẠI ĐÁT, TÍNH CHẤT CO LÝ VÀ PHÂN CẤP ĐẤT 1.1. ĐÁT - CÁC LOẠI ĐÁT 1.1.1. Khái niệm về đất Dất gồm các thành phần riêng biệt theo kết cấu khác nhau, giữa chúng là những khoáng chất nhỏ do nham thạch biến thành qua một quá trình phong hoá. Đất có các tính chất kết cấu xốp, thấm nước, hút nước, kết cấu không đồng nhất và có một độ bám vào nhau nhất định gọi là lực dính kết. 1.1.2. Các loại đất a) Đá: Là phân tử đất rắn tập hợp thành tảng, thành khối, thành núi đá với mọi độ ẩm khác nhau, các phân tử rắn này được liên kết với nhau bầng một khoáng chất đặc biệt do vậy độ bền vững - độ cứng rất cao. Đất pha đá: Kết cấu giống như đá nhưng độ cứng nhỏ hơn, nếu độ ẩm cao độ cứng lại giảm. Lớp đất này có thể có trên bề mặt và nằm xen kẽ giữa các lớp đất. c) Đất tảng: Là lớp đất thường nàm dưới lớp đất trồng trọt. Thường là đất sét có độ ẩm thấp và là sản phẩm của hai loại đất trên sau khi bị phân hoá. d) Đất cát: Là loại đất có pha ít cát do sự chuyển hoá của 3 loại đất trên. Nhiều trường hợp đá bị ăn mòn tạo thành cát độ cứng của loại đất này tỷ lệ nghịch với độ ẩm. Độ ẩm càng lớn độ cứng càng giảm và ngược lại. e. Đất sét: Thường nằm dưới lớp đất trồng trọt là thành phần chú yếu trên bề mặt trái đất. Đất sét có thể nam dưới lớp đất pha cát. Độ cứng của đất sét phụ thuộc vào độ ẩm của chúng. f. Đất trồng trọt: Là lớp đất trên cùng của bề mặt trái đất, lớp đất này thường có nguồn gốc từ các chất hữu cơ. g. Cát: Là sản phẩm được hình thành do sự phá vỡ của các đá kết tinh. Cỡ hạt 0,05 mm cát mịn; 3 -b 4 mm cát thô; < 0,05 mm bụi. h. Sỏi cuội: Được hình thành do sự phá vỡ của các loại đá: Đá vôi, đá trầm tích. Kích thước lớn của sỏi từ 5 -r 40 mm, kích thước của cuội nàm trong khoảng 40 -r 200 ntm nếu lớn hơn 200 mm thì gọi là đá cuội. 5 https://tieulun.hopto.org
  5. 1.2. TÍNH CHÁT - PHÂN CÁP ĐÁT 1.2.1.Tính chất co bản của đất a) Dung trọng cùa đất Dung trọng của đât là trọng lượng riêng của một đơn vị thể tích đât ở độ âm tự nhiên, dung trọng được ký hiệu là Ỵ, thứ nguyên tân/m3. Dung trọng của đât Y = 1,5 -7- 2 tấn/m3 tuỳ thuộc vào thành phần khoáng vật. độ xốp và độ dẻo của đất. b) Độ tơi cùa đất Độ tơi của đất được đặc trưng bằng hệ số tơi kp đó là tỷ số giữa thể tích cua đất tơi Vp (tức đất đã đào) và thể tích của đất chặt Vnt (đất chưa đào ở trạng thái tự nhiên): Trong đó: Vp - Thể tích đất tơi; Vnt - Thể tích đất chặt. Sau một thời gian hoặc dưới tác động của máy đầm đất, đất được nén chặt lại, trị số trung bình của hệ số tơi dao động trong khoảng 1,08 -7- 1,32. c) Độ ẩm Độ ẩm của đất là lượng nước chứa trong đất tính theo phần trăm, tức là trọng lượng của nước so với trọng lượng toàn bộ quy ra phần trăm. Với đất khô thường có độ ẩm nhỏ nhất là 5%, đất ẩm có độ ẩm từ > 5 -r 30%, đất bão hoà hoặc đất ướt có độ ẩm lớn hơn 30%. d) Góc xoài tự nhiên cùa đất Khi đổ đất tơi ở độ cao nhất định chúng sẽ tạo thành một khối hình nón, góc ở đáy được gọi là góc xoài tự nhiên của đất, góc xoài tự nhiên có ảnh hưởng nhiều đến sự làm việc của máy làm đất. e) Sự liên kết cùa đất Sự liên kết của đất được đặc trưng bằng khả năng mà đất chống lại sự tác dụng của ngoại lực, khi ngoại lực này muốn tách chúng ra khỏi đất liền của nó. Sự chống lại đó thường gọi là sự cản cắt, đặc trưng cho sự cản cắt là hệ số: k (hệ số cản cắt). f) Độ rỗng của đất Đất được cấu tạo bởi các phân tử có kích thước khác nhau sắp xếp lại do vậy có độ rỗng, độ rỗng càng lớn kích thước các phân tử càng lớn. Độ rỗng nhỏ nhất khi được xới tơi - đầm lèn chặt, độ rỗng cũng ảnh hưởng đến lực cắt, lực đào cùa máy xúc, độ rồng càng nhỏ lực cắt càng lớn và ngược lại. 6 https://tieulun.hopto.org
  6. 1.2.2. Phán cấp đất Dựa trên các tính chất cơ lý của đất người ta phân dất thành 6 cấp: từ cấp 1 - đến cấp 6. Độ cứng của đất tỷ lệ thuận với cấp đất (cấp đất càng lớn độ cứng càng cao). Các loại máy làm đất thông thường, thường thi công được đất từ cấp 1 đến cấp 4. Ngoài ra phải dùng phương pháp nổ mìn làm tơi trước khi thi công, khai thác). Tên đắt Nhóm Tỷ trọng (kg/nv) Đất trồng trọt các loại ỉ 1200 Sòi và cuội các loại I 1700 - 1900 Các loại đất đã được xới tơi [ 1300 Các loại đất có lẫn sỏi cuội I 1300 Á sét 1 1600 Bùn, các loại than I 600 Đất đen - đất nâu tơi xốp I 1200 Các loại đất sét II 1800 Các loại đất trồng trọt có lẫn rễ cây... II 1300 Đất đồng bằng (lớp đất nằm dưới đất màu) II 1400 Các loại á sét cỏ lẫn tạp chất II 1500 Cát các loại II 1400 Vật liệu xây dựng II 1600 Đất sét mỡ mềm có lẫn tạp chất > 10% III 1800 Đất đồng bằng (dạng đất sét khô) III 1600 Đất vùng dồi trung du lẫn đá, rễ cây III 1800 Đá ong non III 1600 Than bùn lan tạp chất III 1200 Đá ong các loại IV 1800T Thạch cao IV 2000 Đất lẫn đá IV 2000 Đất các losii hoang thổ dưới lớp đất sét IV 1900T Đất sét nặng IV 2200 Đá phấn mềm IV 1800 Đá kiến ròi V 2700 Đá ong già V 2200 Đá lẫn đất V 2300 Đá xít V 2400 Đất dạng đá các loại VI 2300T Đá các loại ở dạng phiến, tàng, khối VI 2800 7 https://tieulun.hopto.org
  7. CÂU HỞI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm chung về dất? 2. Nêu và phân tích các loại đất, đá, sỏi, cuội...? 3. Nêu các tính chất của đất ? 4. Dựa vào yếu to nào để phân cấp đất? Đất được phân làm mấy cấp https://tieulun.hopto.org
  8. Chuông 2 CÁC LOẠI CONG TRINH DAT 2.1. KHÁI NIỆM VẺ CÔNG TRÌNH ĐÁT Là những công trinh được làm trên mặt đất. dưới mặt đất mà vật liệu là đất. Căn cứ vào công dụng của các công trình đất. Người ta phân công trình đất thành các dạng sau: Công trình thuỷ lợi, công trình giao thông, công trình xây dựng dân dụng - các công trình cải tạo khác. 2.2. CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH ĐẤT 2.2.1. Các công trình thuỷ lợi - Đê đập kênh mương dẫn nước hồ ao chứa nước) Dê đập thường được đắp nổi. Nếu chiều dài nhỏ gọi là đập, chiều dài lớn gọi là đê. Kênh - mương phần theo công dụng: Kênh mương tiêu nước, kênh mương tưới - kênh mương chứ. Trong công trình thuỷ lợi có loại đắp hoàn toàn, có loại nửa đào nửa đắp. có loại đào hoàn toàn. a) Công trình đập Đlnh,đâP Mép đinh Đập giữ nưtic Mái dốc thượng lưu Nển của mái dốc Rãnh Nển của mái dốc thượng lưu hạ lưu Phần dất sui Phán cổng tác Bờ bảo vệ Hình 2-1: Công trình đập 9 https://tieulun.hopto.org
  9. b) Kênh mương đăp c) Kênh mương đào Phần đào Hình 2.3: Kênh đào d) Kênh mương nửa đào nửa đắp Phấn đắp 2.2.2. Các công trình giao thông Là các công trình đất được đắp và đào trên mặt đất dùng làm nền đường, nền móng đường bộ hoặc đường sắt thường được đắp toàn phần hoặc đào toàn phần hoặc nửa đào nửa đắp. 10 https://tieulun.hopto.org
  10. Nen đường đăp toàn phân: Nen đường đào: Hình 2-6: Nền đường đào Nen đường nửa đào nửa đãp. Hình 2-7: Nen đường nửa đào nửa đắp 2.2.3. Các công trình xây dựng Là các công trinh đất được đào, đáp hoặc nứa đào nứa đắp dùng làm nền móng cho các c ô n g trình xây dựng hoặc nhà cao tầng. Phần đất được đào sâu xuồng dùng đê xây phần dưới của công trình gọi là hô móng. 11 https://tieulun.hopto.org
  11. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu khái niệm về công trình đất? Phân loại công trình đất? 2. Vẽ và phân tích các công trình thuỷ lợi? 3. Vẽ và phân tích các công trình giao thông? 12 https://tieulun.hopto.org
  12. Chuông 3 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG 3.1. CHUÁN BỊ HIỆN TRƯỜNG Trước khi thi công người thợ máy phải có thời gian đề khảo sát hiện trường. + Nghiên cứu địa hình, địa thế nơi thi công, loại, cấp đất, độ nghiêng, độ dốc. + Xem xét phát hiện các công trình ngầm dưới mặt đất nếu có. + Chuẩn bị công việc tiêu thoát nước + Chuẩn bị ánh sáng tại khu vực thi công - đường ra, đường vào Neu thi công ở khu vực đông dân cư phải chuẩn bị biển báo, rào chắn người qua lại. + Xác định cọc tiêu, cọc mốc, cao độ hoặc cốt công trình mình cần làm. Rộng: B; Sâu: H; Dài: L; Mái dốc % và tỷ lệ cao độ... + Ngoài những công việc trên người thợ máy còn phải xem xét về thuỷ văn, khí hậu, mạch nước ngầm, lũ lụt và tình hình địa chấn của khu vực thi công để có biện pháp phòng ngừa cho máy và con người. 3.2. CHUÁN BỊ ĐIÊU KIỆN KỸ THUẬT 3.2.1. Đọc - nghiên cứu bản vẽ Xác định khối lượng công việc mình cần làm cho từng hạng mục công trình. Căn cứ vào khối lượng chỉ tiêu được giao để chuẩn bị máy, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. Qua bản vẽ ta nắm bắt được kích thước cụ thể cũng như cao độ - cốt của công trình qua dó lập phương án thi công cho hợp lý. 3.2.2. Chuẩn bị máy - nhiên liệu, phụ tùng kèm theo - Căn cứ vào khối lượng, công việc cụ thể được giao; căn cứ vào mức tiêu hao nhiên liệu máy cũng như dầu bôi trơn, mỡ và nước, neười thợ máy phải dự trù được nhiên liệu, dầu mỡ nói chung cũng như phụ tùng cần thay thế trong quá trình thi công - Chuẩn bị máy lu, lựa chọn máy lu hợp lý. - Trước khi đưa máy vào thi công người thợ phải tiến hành kiểm tra bảo dưỡng toàn bộ máy, (kiểm tra điều chỉnh nếu cần thiết) kiểm tra xiết chặt toàn bộ ê cu, bu lông, kiểm tra phát hiện những hư hỏng nếu có để khắc phục sửa chữa kịp thời 13 https://tieulun.hopto.org
  13. hoặc thay mới. Kiểm tra lại toàn bộ dầu mỡ, nước, nhiên liệu nếu thiếu thì phải bô sung. Tóm lại công tác chuẩn bị máy là một trong những yếu tố quyêt định đên năng suất của công việc. 3.3. CÁC CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KHÁC 3.3.1. Địa điểm tập kết máy Chọn địa điểm tập kết máy phải cao ráo thuận tiện cho việc thi công, vận chuyên máy, cung cấp nhiên liệu, các điều kiện phòng hoà và công tác bảo dưỡng sửa chữa máy. 3.3.2. Chuẩn bị điều kiện ăn ở sinh hoạt, cứu thương và phòng chống hoả hoạn Chuẩn bị đầy đủ điều kiện ăn ở sinh hoạt bao gồm nhà nghỉ cho công nhân, khu vực nấu ăn, vệ sinh, khu vực y tế và công tác phòng chống hoả hoạn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu nội dung công tác chuẩn bị điều kiện kỹ thuật? 2. Nêu nội dung công việc chuẩn bị hiện trường và các điều kiện khác trước khi thi công? 14 https://tieulun.hopto.org
  14. Chưong 4 KỸ THUẬT THI CÔNG 4.1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI MÁY LU 4.1.1. Công dụng Máy lu dùng để đầm lèn đất mới đắp hoặc cán bằng mặt các loại mặt đường, bến cảng, sân bay..v.v.. Một số công trình còng nghiệp, giao thông và quốc phòng do yêu cầu kỹ thuật cao của nền móng về độ chắc, độ ổn định mà vấn đề chọn máy lu, phương pháp lu được đặt ra hết sức quan trọng. Hiện nay thường dùng hai phương pháp đầm lèn: Đầm do lực tĩnh Đầm do lực động 4.1.2. Phân loai • Máy lu được phân loại theo nhiều cách: Theo khả năng di chuyển của máy lu, người ta chia ra: lu tự hành và lu không tự hành. Dựa vào cấu tạo của lu chia ra: lu bánh thép, lu chân cừu. lu bánh lốp. Dựa vào trọng lượng của lu chia ra: + Lu loại nhỏ: có trọng lượng từ 0,5 đến 2 tấn + Lu loại nhẹ: có trọng lượng từ 3 đến 5 tấn. + Lu loại trung bình: có trọng lượng từ 6 đến 9 tấn. + Lu loại nặng : có trọng lượng từ 10 đến 14 tấn. 4.2. NGUYÊN LÝ CẨU TẠO VÀ ĐIÈU KIỆN s ử DỤNG MỘT SÓ LOẠI MÁY LU 4.2.1. Lu bánh thép Lu bánh thép được dùng phổ biến và có hiệu quả để đầm lèn mặt đường đá răm, đường nhựa và cán bằng mặt nền xây dựng các công trình nhà cừa v.v... Loại lu này ít dùng đe đầm nền móng của công trình vì: sức bám kém, tốc độ chậm, ít cơ động và năng suất thấp. Hơn nữa chiều sâu ảnh hưởng đến sự lèn chặt nhỏ (15-25 cm); bề mặt 15 https://tieulun.hopto.org
  15. lớp đất đắp, sau khi đầm dễ trở thành nhằn mịn làm cho lớp đất đắp tiếp theo khó dính kết với lớp dưới. Hiện nay để đầm lèn đất được tốt và tăng năng suất người ta lăp thêm một bánh phụ rung động vào giữa máy, phương án này cũng góp phần làm cho máy đầm nhẹ bớt mà vẫn đảm bảo chất lượng đầm. 4.2.2. Lu bánh lốp Đối với lu bánh lốp, bộ công tác của nó là các bánh lốp. Các bánh này được lăp thành một hàng hoặc hai hàng trên một trục hoặc hai trục. Thùng xe đế chứa đât, đá hoặc các phiến gang, bê tông đúc sẵn có thể đặt vào và lấy ra dễ dàng đế điêu chỉnh lực đầm. Sử dụng lu bánh lốp có ưu điểm là thích ứng với mọi loại đất, do tăng giảm được trọng lượng và áp suất hơi trong bánh lốp; Chất lượng đầm tốt, vận chuyến dễ dàng, thuận tiện. Chiều sâu ảnh hưởng lớn hơn so với lu bánh thép, đạt từ 40 đến 45 cm. 4.2.3. Lu chân cừu Đặc điểm của loại lu này chỉ có kéo theo có nghĩa là phải dùng một đầu kéo để kéo thiết bị đầm có các vấu hình chân cừu. Để thi công ở những mặt bàng rộng, người ta thường móc nối nhiều thiết bị đầm theo các loại sơ đồ. Làm như thế sẽ tăng năng suất và chất lượng đầm lèn. Hình 4-1: Sơ đồ cấu tạo ỉu chân cìru 16 https://tieulun.hopto.org
  16. Lu chân cừu thường dùng ờ các công trình thuỷ lợi như đầm lèn ờ các đoạn đê, đập lớn đảm bảo độ chặt và ôn định của nền dáp tương đối cao. Lu chân cừu có ưu diêm chính như: Chiều sâu ảnh hưởng đầm lớn do áp suất nén tập trung ở các vấu chân cừu. Cấu tạo đơn giản, rẻ tiền, năng suất đầm tương đối cao. Tuy nhiên lu chân cừu cũng có một số nhược điểm là: vận chuyển khó khăn, chỉ thích ứng với đất ẩm trung binh, tầng đất được đầm cùng một lượt thì phía dưới chăc, phía trên mặt lỏng. 4.2.4. Đầm roi Thiết bị rơi được lắp trên máy xúc hoặc máy kéo. Vật nặng trong các máy đầm rơi phổ biến là gang đúc hoặc bê tông cốt thép. Be mặt tiếp xúc với nền đất là mặt phang nếu đầm mặt phẳng và mặt nghiêng nếu đầm mặt nghiêng. Ưu điểm nổi bật của đầm rơi là chiều sâu ảnh hưởng lớn, nó có thể dùng cho tất cả các loại đất và không đòi hỏi chặt chẽ lắm, đất khô quá hoặc ướt đều có thể làm được. Nhược điểm lớn nhất của loại đầm này là năng suất thấp. 4.2.5. Lu rung Nhờ lực rung do kết cấu máy tạo ra ở bộ phận gây rung. Bộ phận này do có đĩa lệch tâm (hoặc trục lệch tâm, hay trục tỳ lên bi lệch tâm). Ta thường thấy thiết bị này gắn vào lu bánh thép hoặc lu chân cừu. Bộ phận gây rung sẽ nằm trong tang trống của bánh thép. Như vậy quá trình lu lèn sẽ do tác dụng của lực đầm tĩnh và lực đầm rung. Do đó chất lượng đầm sẽ tốt hơn. 4.3. CHỌN MÁY LU VÀ TỎ CHỨC THỈ CÔNG ĐÀM 4.3.1. Chọn máy lu Bảng so sánh các loại máv lu \ ^ H i ệ u quả Chiều sâu ảnh Số lần đầm hưởng của đầm Loại đất Năng suất qua một chỗ Loại lu (mm) Đầm tĩnh 150 4- 400 Gần như tất cà 6 4-8 Trung bình (trừ xe lu) Máy đầm Đất rời, cát, đất 500 4- 700 3 4- 5 Cao chấn động lẫn đá, cuội, sỏi Đầm rơi 800 -ỉ- 1500 Tất cả 6 4-8 Thấp 17 https://tieulun.hopto.org
  17. Khi chọn công cụ đầm lèn trước hết phải căn cứ vào chất đất và yêu cầu chất lượng đầm để quyết định tổng quát phương thức đầm lèn, loại máy cần sử dụng cho công tác đầm. Đối với loại đất cát đặc biệt ở trạng thái khô thì tốt nhất nên chọn loại đầm rơi hoặc đầm rung. Với loại đất dính nên chọn loại lu bánh thép và đầm rơi. Neu hàm lượng nước tương đối cao thì có thể dùng lu bánh hơi. 4.3.2. Tổ chức thi công đầm Lựa chọn phương án đường đi của máy lu cần phải căn cứ vào tuyến làm việc, số lượt đầm lèn toàn bộ và chiều rộng của từng dải đầm mà quyết định. Ví dụ, với chiều rộng mặt đập, mặt đường trên 20 mét ta có sơ đồ di chuyển của máy lu đi theo đường vòng (hỉnh 4.2). 2m Hình 4-2: Sơ đồ mảy lu đi theo đường vòng Sơ đồ thi công theo đường vòng nói chung được áp dụng cho loại lu chân cừu, lu bánh lốp. Còn các loại lu khác, nhất là những loại máy lu mang tính tự hành cao thi người ta thường thi công theo sơ đồ Tiến-Lùi, hoặc chỉ theo một đường tiến (hình 4.3). Bất kỳ chọn sơ đồ di chuyển của máy lu theo hình thức nào thì cũng phải tuân theo : nguyên tắc: / - e » Phải đầm lần lượt từ phía ngoài của nền vào phía giữa công trình. Đầm làm sao không để sót lượt đầm nào, có nghĩa toàn Hình 4-3: Sơ đổ thi công cùa !u chân cừu a) Thi công theo sơ đồ đường vỏng; bộ bề mặt cần đầm phải đầm đều và khắp b) Thi công theo sơ đồ Tiến-Lùi chiều rộng nền công trình. 18 https://tieulun.hopto.org
  18. 4.3.3. Năng suất máy lu Công thức tính năng suất máy lu bánh thép và lu bánh lốp: 60.T.(b -c)L .k t N= ----- --------------- m /ca p + t ).n V ' Trong đỏ: T - Thời gian làm việc trong một ca; b - Chiều rộng mồi băng lu (m); c - Chiều rộng đè xếp của hai băng ỉu liền nhau (m); L - Chiều dài đoạn đầm lèn (m); k(g - Hệ số sử dụng thời gian (0,75 - 0,85); V- Tốc độ máy lu (m/phút); tq - Thời gian quay vòng; n - Số lượt đầm tại một điểm. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu phương pháp lựa chọn máy lu? 2. Nêu các sơ đồ di chuyển máy lu khi thi công? 3. Trình bày công thức tính năng suất máy lu? Các biện pháp nâng cao năng suất máy lu? 19 https://tieulun.hopto.org
  19. Chương 5 Đ ộ BỀN - TUỔI THỌ CỦA MÁY 5.1. KHÁI NIỆM VÈ Đ ộ BÈN CỦA MÁY 5.1.1. Khả năng làm việc của máy Khả năng làm việc của máy là tính chất của máy có thể hoàn thành một nhiệm vụ cho trước với các thông số kỹ thuật đã quy định 5.1.2. Đô bền Độ bền là tính chất của máy giữ được khả năng làm việc đến tình trạng giới hạn có kể cả thời gian dừng lại bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa. 5.1.3. Độ tin cậy Độ tin cậy là tính chất của máy hay cụm máy hoàn thành nhiệm vụ đã cho giữ được các chỉ tiêu sử dụng ở trạng thái giới hạn đã cho trong một khoảng thời gian nhât định hoặc đạt được một khối lượng công việc nhất định. 5.2. TUỎI THỌ CỦA MÁY Tuổi thọ của máy là khoảng thời gian từ khi đưa máy vào sử dụng đếni khi máy không sử dụng được nữa. Tuổi thọ của máy được phân ra tuổi thọ lý, tuổi thọ kinh tê và tuổi thọ tinh thần. 5.2.1. Tuổi thọ lý Tuổi thọ lý là khoảng thời gian làm việc của máy kể từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng đến khi không sử dụng được nữa do xuất hiện độ mòn tới hạn của các chi tiết.. 5.2.2. Tuổi thọ kinh tế Tuổi thọ kinh tế là khoảng thời gian làm việc của máy từ khi đưa máy vào sử dụng đến khi không sử dụng được nữa do chi phí sử dụng máy cao (chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, giá thành sản phẩm). 5.2.3. Tuổi tho tinh thần Tuổi thọ tinh thần là khoảng thời gian làm việc của máy từ khi đưa vào sử dụng đến khi xuất hiện loại máy mới cùng loại có nhiều ưu điểm hơn. 20 https://tieulun.hopto.org
  20. 5.3. CÁC YÉƯ TÓ ẢNH HƯỞNG ĐÉN Đ ộ BÈN VÀ TUỎI THỢ MÁY Trong quá trình sử dụng máy độ bền và tuổi thọ máy có thể thấp hơn so với chỉ số sử dụng, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng dến độ bền và tuổi thọ máy là vô cùng cần thiết. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ máy thường được chia thành hai nhóm: yếu tổ khách quan và yếu tố chủ quan. 5.3.1. Yeu tố khách quan Vật liệu chế tạo - công nghệ chế tạo ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và tuổi thọ của máy. Nếu vật liệu tốt - công nghệ chế tạo chính xác thi vật liệu ấy có độ bền và tuổi thọ cao và ngược lại. Quá trình lắp ráp cũng ảnh hưởng đến độ bền tuổi thọ của máy. Neu các mối lap ghép đảm bảo các thông số kỹ thuật thì tuổi thọ và độ bền của mối ghép đó sẽ cao và ngược lại 5.3.2. Yếu tố chủ quan Chăm sóc kỹ thuật: Bảo dưỡng bảo quản thường xuyên đúng định kỳ, đúng kỹ thuật sẽ nâng cao độ bền và tuổi thọ máy, ngược lại sẽ làm giảm độ bền, tuổi thọ máy. Việc sử dụng dầu mỡ nhiên liệu: Neu sử dụng dầu mỡ, nhiên liệu đúng chủng loại đảm bảo chất lượng sẽ đảm bảo các thông số làm việc của máy và ngược lại sử dụng dầu mỡ sai nguyên tắc sẽ làm giảm độ bền, tuổi thọ máy. Việc điểu khiển máy: Điêu khiên máy đúng quy trình kỹ thuật, đúng thao tác sẽ làm tăng độ bền và tuổi thọ máy, ngược lại sẽ làm giảm độ bền và tuồi thọ máy. CÂƯ HỞI ÔN TẬP 1. Trình bày về độ bền và tuổi thọ của máy? 2. Trình bày các yếu tố khách quan làm giảm tuổi thọ của máy ? 2. Trình bày các yếu tổ chủ quan làm giảm tuổi thọ của máy ? 21 https://tieulun.hopto.org
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1