intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sửa chữa bộ nguồn (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

13
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Sửa chữa bộ nguồn (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính - Trung cấp) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Sửa chữa nguồn AC; Sửa chữa mạch tạo xung- ổn áp; Sửa chữa biến thế; Sửa chữa mạch điều khiển; Sửa chữa mạch công suất;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa bộ nguồn (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: SỬA CHỮA BỘ NGUỒN NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA & LẮP RÁP MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: ......./....../TT-BLĐTBXH ngày .... tháng .... năm ..... của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Lưu hành nội bộ) Quảng Ngãi, tháng.... năm 2019 (Lưu hành nội bộ) 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính ở trình độ TCN, giáo trình Môn học Sửa chữa bộ nguồn là một trong những giáo trình môn học đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi và Trường Cao Đẳng Cơ Giới ban hành dành cho hệ Trung Cấp Nghề Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ Năng chặt chẽ với nhau, logíc. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiễn cao. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 60 giờ. Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, Tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao Đẳng Cơ Giới. Quảng Ngãi, ngày ... tháng .... năm 20... Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Ngọc Quỳnh Chủ biên 2. ………….............. 3. ……….............…. 3
  4. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1. LỜI GIỚI THIỆU 2 2. ĐỀ MỤC 4 3. DANH MỤC, PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG CHO CÁC BÀI 6 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 5. Bài 1: Sửa chữa nguồn AC 11 6. 1. Tổng quát 12 7. 2. Công tắc POWER 13 8. 3. Mạch khử từ 15 9. 4. Hệ thống cầu chì bảo vệ 15 10. Bài 2: Sửa chữa nguồn DC 17 11. 1. Mạch chỉnh lưu 18 12. 2. Các mạch lọc nguồn 19 13. Bài 3: Sửa chữa mạch tạo xung- ổn áp 22 14. 1. Mạch dao động 25 15. 2. Nguồn cung cấp cho mạch dao động 28 16. 3. Mạch ổn áp 31 17. Bài 4: Sửa chữa Biến thế 38 18. 1. Thiết kế bộ biến thế 39 19. 2. Kỹ thuật quấn dây 42 20. 3. Kỹ thuật lắp mạch từ 43 21. 4. Sửa chữa Biến thế 44 22. Bài 5: Sửa chữa mạch điều khiển 47 23. 1. Các mạch điều khiển 48 24. 2. Nguồn cung cấp cho mạch điều khiển 56 25. 3. Các dạng xung 64 26. Bài 6: Sửa chữa mạch công suất 73 27. 1. Các mạch công suất đẩy kéo (Push-Pull) 74 28. 2. Các phương pháp phân cực và ổn định nhiệt 81 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: SỬA CHỮA BỘ NGUỒN Mã môn học: MĐ21 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: + Môn học được bố trí sau các môn học cơ sở ngành. + Học song song các môn học/ môn học đào tạo chuyên ngành - Tính chất: + Là môn học chuyên ngành. + Là môn học bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Học viên có kiến thức cơ bản về mạch điện + Học viên có kiến thức cơ bản về thao tác với các thiết bị điện + Học viên có kỹ năng thao tác cơ bản với các thiết bị đo điện áp, hàn mạch điện,... - Đối tượng: Là giáo trình cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức và kỹ năng cho việc sửa chữa bộ nguồn máy tính trình độ Trung cấp nghề Kỹ thuật sửa chữa & lắp ráp máy tính. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: A1.Nắm được nguyên tắc hoạt động của bộ nguồn - Về kỹ năng: B1. Sử dụng các công cụ chuẩn đoán khắc phục bộ nguồn. B2. Sửa chữa các hư hỏng thường gặp của bộ nguồn. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Cẩn thận, bình tĩnh, thực hiện đúng thao tác khi tiếp xúc với điện thế cao. C2. Giữ gìn vệ sinh công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 5
  6. 1. Chương trình khung nghề Kỹ thuật sửa chữa & lắp ráp máy tính Thời gian học tập (giờ) Thực Mã Số Tổng Lý hành/thực Kiểm MH/ Tên môn học, môn học tín số thuyết tập/ thí tra MĐ chỉ nghiệm/ bài tập I Các môn nhọc chung/ đại 12 255 94 148 13 cương MH01 Chính trị 2 30 15 13 2 MH02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 2 45 21 21 3 MH05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Ngoại ngữ 4 90 30 56 4 II Các môn học, môn học 77 1.645 594 967 84 chuyên môn nghành, nghề MH 07 Anh văn chuyên ngành 3 60 30 25 5 MĐ 08 Tin học đại cương 5 75 40 30 5 MĐ 09 Tin học văn phòng 5 120 40 73 7 MH 10 Internet 2 45 15 28 2 MH 11 An toàn vệ sinh CN 2 30 20 8 2 MH 12 Kỹ thuật đo lường 2 30 23 5 2 MH 13 Kỹ thuật điện tử 2 30 18 10 2 MH 14 Ngôn ngữ lập trình C 3 60 20 36 4 MH 15 Kiến trúc máy tính 4 90 45 40 5 MH 16 Mạng máy tính 4 90 45 39 6 MĐ 17 Kỹ thuật xung số 2 30 20 8 2 MĐ 18 Thiết kế mạch in 2 30 10 18 2 MĐ 19 Lắp ráp và cài đặt máy tính 4 105 30 70 5 MĐ 20 Sửa chữa máy tính 6 135 45 85 5 MĐ 21 Sửa chữa bộ nguồn 3 60 24 30 6 MĐ 22 Kỹ thuật sửa chữa màn hình 6 125 45 74 6 MĐ 23 SC máy in và thiết bị ngoại vi 3 60 16 41 3 MH 24 Thực tập tốt nghiệp 6 215 - 215 - MĐ 25 Cơ sở dữ liệu 4 60 40 15 5 MĐ 26 Hệ quản trị CSDL 3 60 26 30 4 MĐ 27 Quản trị mạng 2 45 15 28 2 MĐ 28 Chuyên đề tự chọn 4 90 30 56 4 Tổng cộng 89 1.900 691 1.112 97 6
  7. 2. Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong môn học Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra 1 Bài 1: Sửa chữa nguồn AC 6 3 3 1 2 Bài 2: Sửa chữa nguồn DC 10 4 5 1 3 Bài 3: Sửa chữa mạch tạo xung- ổn áp 10 4 5 1 4 Bài 4: Sửa chữa Biến thế 10 4 5 1 5 Bài 5: Sửa chữa mạch điều khiển 12 5 6 1 Bài 6: Sửa chữa mạch công 6 12 5 6 1 suất Cộng: 60 24 30 6 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn về chuyên môn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ, máy chiếu.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: * Học liệu: + Bộ tranh bằng giấy phim trong dùng để dạy SỬA CHỮA BỘ NGUỒN + Tài liệu hướng dẫn môn học SỬA CHỮA BỘ NGUỒN + Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành,... * Dụng cụ: Mỏ hàn, Các thiết bị ngoại vi, VOM, Dao đông ký,... * Vật liệu: Chì hàn, BJT các loai, IC các loại, Chip các loại, CPU các loại,... 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về các mạch điện tử nguồn trong bộ nguồn của máy tính. 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. 7
  8. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra Thường Viết/ Tự luận/ A1, C1, C2 1 Sau 5 giờ. xuyên Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A1, B1, B2, C1, 3 Sau 6 giờ thực hành Trắc nghiệm/ C2 thực hành Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, B1, B2, C1, 1 Sau 60 học thực hành thực hành C2 giờ trên máy tính 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8
  9. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Kỹ thuật sửa chữa & lắp ráp máy tính. 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng các hệ truyền động dùng điện tử công suất, các loại thiết bị điều khiển. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. 9
  10. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Danh mục tài liệu tham khảo. [1]. Nguyễn Dương Hà Nam. Nâng cấp và sửa chữa phần cứng máy tính Laptop. NXB Hồng Đức 12/2008 [2]. Lê Bảo Anh. Hướng dẫn xử lý các sự cố thường gặp trong phần cứng máy tính. NXB Thanh Niên 09/2006. 7. Danh mục từ viết tắt và thuật ngữ STT Viết tắt Ý nghĩa 1. ATX Advanced Technology eXtended – Bộ nguồn bán dẫn 2. AC Alternating Current – Dòng điện xoay chiều 3. DC Direct Current – Dòng điện 1 chiều 4. IC Integrated Circuit – Vi mạch tích hợp 5. Chipset Vi xử lý 6. Optocoupler - linh kiện dùng để chuyển tín hiệu điện sang OPTO ánh sáng và sau đó mới truyền đi 10
  11. BÀI 1: SỬA CHỮA NGUỒN AC Mã Bài: MĐ21 – 01 Giới thiệu: Trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử dân dụng và công nghiệp các thiết bị đều sử dụng nguồn điện xoay chiều AC. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh sinh viên có khả năng: - Phân tích được sơ đồ mạch phần nguồn AC - Khắc phục các sự cố hư hỏng phần nguồn AC - Tính cẩn thận, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công việc. Phương pháp giảng dạy và học tập bài 1 - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  Kiểm tra định kỳ thực hành: 1 điểm kiểm tra (hình thức: thực hành) 11
  12. Nội dung chính : 1. Tổng quát Dưới đây là Sơ đồ mạch nguồn ATX của một tác giả người Czech. Công suất thực của mạch nguồn này là 200W tuy nhiên Mạch này sử dụng IC điều xung họ TL494 (tương đương KA7500). 12
  13. - Lấy điện xoay chiều 220V từ điện lưới qua cầu chì F1 (250V/5A) qua mạch lọc (C1, R1, T1, C4, T5) để đến Cầu diod D21, D22, D23, D24. Công tắc chọn chế độ 115V thì mạch lọc phía sau sẽ là mạch nâng đôi điện áp (Khi đó cắm vào điện 220V sẽ nổ ngay). Theo lqv77 tôi, tốt nhất nên cắt bỏ công tắc này để bảo vệ người dùng. - Varistors Z1 và Z2 có chức năng bảo vệ quá áp trên đầu vào. Nhiều trường hợp bật công tắc 115V rồi cắm vào 220V thì cầu chì F1 và 1 trong 2 con Z1 và Z2 sẽ chết ngay tức khắc. Cái này chỉ tồn tại ở các bộ nguồn máy bộ hoặc nguồn công suất thực còn các nguồn noname xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan thì gần như không có. - Ở cuối mạch này, khi ta cắm điện thì phải có nguồn 300VDC tại 2 đầu ra của cầu diod. Khi bạn cắm điện AC 220V cho bộ nguồn, mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho mạch công suất của nguồn chính, đồng thời nguồn Stanby hoạt động sẽ cung cấp 12V cho IC dao động của nguồn chính, tuy nhiên nguồn chính chưa hoạt động và đang ở trạng thái chờ, nguồn chính chỉ hoạt động khi có lệnh P.ON 2. Công tắc POWER Mục tiêu: - Hiểu được nguyên tắc hoạt động của công tắc nguồn Power 13
  14. Khi ta nhấn nút Power On trên thùng máy (Hoặc kich power on bằng cách chập dây xanh lá và dây đen) Transistor Q10 sẽ ngưng dẫn, kế đó Q1 cũng ngừng dẫn. Tụ C15 sẽ nạp thông qua R15. Chân số 4 của IC TL494 sẽ giảm xuống mức thấp thông qua R17. Theo qui định, chân 4 mức thấp IC TL494 sẽ chạy và ngược lại chân 4 ở mức cao IC TL494 sẽ không chạy. Đây là chổ cốt lõi để thực hiện mạch “công tắc” và mạch “bảo vệ”. - Khi chân P.ON được đấu mass, lệnh mở nguồn chính được bật, lệnh P.ON đi qua mạch bảo vệ rồi đưa vào điều khiển IC dao động hoạt động. - IC dao động hoạt động và tạo ra hai xung điện ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn bán dẫn rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất. - Hai đèn công suất hoạt động ngắt mở theo nguyên tắc đẩy kéo, tạo ra điện áp xung tại điểm giữa, sau đó người ta sử dụng điện áp này đưa qua biến áp chính, đầu kia của biến áp được thoát qua tụ gốm về điểm giữa của tụ hoá lọc nguồn chính. 14
  15. 3. Mạch khử từ LF1 : Cuộn cảm, ngăn chặn xung nhiễu tần số lớn không cho lọt vào nguồn. RV/C3/C3 : Mạch lọc kiểu RC tạo đường thoát cho xung cao tần. Dùng để khử các tín hiệu từ trường ngoài ảnh hưởng đến vi mạch. Lọc nhiễu nguồn đầu vào 4. Hệ thống cầu chì bảo vệ F1 : Cầu chì bảo vệ quá dòng, khi có hiện tượng chạm chập trong bộ nguồn làm cho dòng qua F1 tăng, dây chì của nó sẽ chảy, ngắt nguồn cấp để bảo vệ các linh kiện không bị hư hỏng thêm. TH1 : Cầu chì bảo vệ quá áp, có cấu tạo là 1 cặp tiếp giáp bán dẫn, điện áp tối đa trên nó khoảng 230V-270V (tùy loại nguồn). Khi điện áp vào cao quá hoặc sét đánh dẫn đến điện áp đặt trên TH1 tăng cao, tiếp giáp này sẽ đứt để ngắt điện áp cấp cho bộ nguồn. Bảo vệ thiết bị khi nguồn đầu vào tăng hoặc có hiện tượng chập tải 15
  16. 5. Dò mạch nguồn AC  Kỹ năng 1: Dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo OHM, dò mạch AC, đo thông mạch  Kỹ năng 2: Dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện áp xoay chiều 250V, kiểm tra điện áp nguồn xoay chiều  Kỹ năng 3: Kiểm tra cầu chì Dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo OHM  Kỹ năng 4: Đặt que đo vào 2 đầu cầu chì, nếu kim lên thi cầu chì còn tốt, Nếu kim không lên thì cầu chì bị đứt. Khắc phục các sự cố hư hỏng như đứt mạch, đứt cầu chì, hỏng mạch lọc nhiễu, lọc tín hiệu 16
  17. CÂU HỎI ÔN TẬP-BÀI TẬP. Câu 1/ Mạch nguồn ATX có cấu tạo như thế nào? Công suất thực của nó áp dụng vào thực tế dựa trên nguyên tắc gì? Câu 2/ Công tắc POWER có công dụng như thế nào? Câu 3/ Sơ đồ mạch khử từ cơ bản? Câu 4/ Hệ thống cầu chì bảo vệ hoạt động trên nguyên lý nào? 17
  18. BÀI 2: SỬA CHỮA NGUỒN DC Mã Bài: MĐ21 – 02 Giới thiệu: Các thiết bị điện tử dân dụng hay công nghiệp chỉ làm việc với nguồn một chiều. Để có được nguồn 1 chiều trong thực tế các nhà thiết kế sẽ dùng các mạch chỉnh lưu và mạch lọc để tạo ra nguồn một chiều đảm bảo chất lượng. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh sinh viên có khả năng: - Phân tích được sơ đồ mạch nguồn DC - Khắc phục các sự cố hư hỏng phần nguồn DC - Tính cẩn thận, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công việc. Phương pháp giảng dạy và học tập bài 2 - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 18
  19.  Kiểm tra định kỳ thực hành: 1 điểm kiểm tra (hình thức: thực hành) Nội dung chính: 1. Mạch chỉnh lưu D1-D4 : Mạch nắn cầu, biến đổi điện áp xoay chiều của nguồn cung cấp thành điện áp một chiều. SW1 : Công tắc thay đổi điện áp vào. 220 – ngắt, 110V – đóng Dòng xoay chiều đi qua cầu chì, các xung nhiễu bị loại bớt bởi CX1/LF1 tới RV. Mạch lọc bao gồm RV/C3/C4 sẽ tiếp tục loại bỏ những can nhiễu công nghiệp còn sót lại. Nói cách khác thì dòng xoay chiều đến cầu nắn đã sạch hơn. Vì dòng xoay chiều là liên tục thay đổi nên điện áp vào cầu nắn sẽ thay đổi. Ví dụ bán kỳ 1 A(+)/B(-), bán kỳ 2 A(-)/B(+) … Nếu điện áp vào là 220V (SW1 ngắt). Khi A(+)/B(-) thì diode D2/D4 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm A qua D2, nạp cho cặp tụ C5/C6, qua tải xuống mass, qua D4 trở về điểm B, kín mạch. Khi A(-)/B(+) thì thì diode D1/D3 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm B qua D3, nạp cho cặp tụ C5/C6, qua tải xuống mass, qua D1 trở về điểm A, kín mạch. Như vậy, với cả 2 bán kỳ của dòng xoay chiều đều tạo ra dòng điện qua tải có chiều từ trên xuống. Điện áp đặt lên cặp tụ sẽ có chiều dương (+) ở điểm C, âm 19
  20. (-) ở điểm D (mass). Giá trị điện áp trên C5/C6 là : - (220V-2×0.7) x sqrt2= 309,14V (nếu dùng diode silic, sụt áp trên mỗi diode ~0.7V) - (220V-2×0.3) x sqrt2= 310,27V (nếu dùng diode gecmani, sụt áp trên mỗi diode ~0.3V) Nếu điện áp vào là 110V (SW1 đóng) Khi A(+)/B(-) thì D2 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm A qua D2, nạp cho C5, về B kín mạch. Giá trị điện áp trên C5 là : 110V-x0.7)x sqrt2= 154,57V (do chỉ sụt áp trên 1 diode) Khi A(-)/B(+) thì D1 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm B nạp cho C6, qua D1 về A kín mạch. Giá trị điện áp trên C6 là : (110V-x0.7)x sqrt2= 154,57V (do chỉ sụt áp trên 1 diode). Tổng điện áp trên C5/C6 sẽ là : 154,57 x 2 = 309,14V Đây chính là nguồn 1 chiều sơ cấp cung cấp cho toàn mạch nguồn, các bạn thợ quen gọi điện áp trên điểm A là điện áp 300V, dĩ nhiên gọi vậy là chưa chính xác về mặt giá trị. – Các mạch lọc nguồn CX1, CX2 : Tụ lọc đầu vào, làm chập mạch các xung nhiễu công nghiệp tần số lớn. C5/C6 : Tụ lọc nguồn, san bằng điện áp sau mạch nắn. R1/R2 : Điện trở cân bằng điện áp trên 2 tụ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2