intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 13

Chia sẻ: Love Love | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

204
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, công trường thường phát ra các hơi khí, bụi hoặc nhiệt độ cao.... Các yếu tố đó tuỳ theo tính chất của nguyên liệu và quy trình sản xuất mà sẽ gây độc nhiều hay ít. Nếu nồng độ hơi khí độc trong không khí nơi làm việc quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 13

  1. XÉT NGHIỆM HƠI KHÍ ĐỘC TRONG KHÔNG KHÍ MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Thực hiện đúng phương pháp lấy mẫu không khí để phân tích các chất độc. 2. Tiến hành đúng các phương pháp lấy mẫu không khí và xét nghiệm CO, CO2, SO2 trong không khí.. 3. Tính và đánh giá được kết quả sau khi phân tích CO, CO2, SO2 trong không khí. 1. Lý thuyết cần đọc trước - Đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể. - Phân bố và chuyển hóa của chất độc. - Các biện pháp phòng chống nhiễm độc trong sản xuất. Trong quá trình sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, công trường thường phát ra các hơi khí, bụi hoặc nhiệt độ cao.... Các yếu tố đó tuỳ theo tính chất của nguyên liệu và quy trình sản xuất mà sẽ gây độc nhiều hay ít. Nếu nồng độ hơi khí độc trong không khí nơi làm việc quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân. Việc kiểm tra nồng độ chất độc trong không khí rất quan trọng và thường nhằm các mục đích sau: - Điều tra điều kiện vệ sinh trong sản xuất thường xuyên hay định kỳ hoặc đế nghiên cứu. - Điều tra các nguyên nhân gây nhiễm độc trong sản xuất. - Theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện các biện pháp vệ sinh và phòng hộ lao động như hệ thống thông gió, hút bụi.... Các mục đích trên đều nhằm giám sát việc bảo vệ sức khỏe của công nhân (phát hiện các bất hợp lý, góp ý kiến về các biện pháp phòng hộ...). 181
  2. những kết quả xét nghiệm là bằng chứng khách quan để đánh giá tính hình vệ sinh của nhà máy. 2. Phương pháp lấy mẫu không khí xét nghiệm 2.1. Nguyên tắc lấy mẫu không khí - Trước khi lấy mẫu không khí cần tìm hiểu: nguồn nhiễm độc không khí, các giai đoạn trong quá trình sản xuất để biết rõ chất độc thoát ra ở khâu nào, phải biết độc tính của từng chất độc để có biện pháp đề phòng cho bản thân. - Kết quả xét nghiệm phân tích phụ thuộc rất nhiều vào quá trình và phương pháp lấy mẫu không khí, do đó cần phải chọn lựa phương pháp lấy cho thích hợp để đạt yêu cầu. Tuỳ vào hơi khí độc cần xét nghiệm có thể chọn một trong các phương pháp lấy mẫu không khí sau: - Lấy không khí vào bình, chai thuỷ tinh, ống đựng khí bằng thuỷ tinh, ruột bóng cao su. Mang mẫu về phòng thí nghiệm và chuyển ra để phân tích. Cách lấy mẫu này đơn giản, nhanh chóng nhưng chỉ áp dụng được với một số hơi khí nhất định. - Hút không khí qua một dụng cụ đặc biệt là ống hấp thụ có chứa dung dịch hấp thụ, sau đó mang mẫu về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc một số hơi khí có thể được phân tích ngay tại chỗ. Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến cho nhiều loại hơi khí độc. - Đối với các chất độc tồn tại trong khí dưới dạng khí dung lỏng hoặc rắn thì lấy mẫu xét nghiệm bằng cách hút không khí qua bông vải, bông thuỷ tinh, giấy xốp chất độc sẽ được giữ lại và đem phân tích. 2.2. Vị trí lấy mẫu không khí xét nghiệm Tuỳ theo yêu cầu đề ra có thể đặt các vị trí lấy mẫu không khí như sau: - Lấy mẫu không khí ở ngang tầm hô hấp của công nhân tại vị trí làm việc. Độ cao của tầm hô hấp tuỳ thuộc vào tư thế làm việc của công nhân là đứng hay ngồi, thông thường là đặt đầu hút không khí xuôi theo chiều hô hấp của công nhân hoặc đặt ngang tầm hô hấp nhưng thẳng góc với hướng chất độc bay ra. Cần tránh hút ngược chiều với hướng chất độc bay ra. - Lấy mẫu không khí ở giữa khu vực có chất độc, hoặc bên cạnh, hoặc những vị trí cố định, nơi đi lại, tránh hệ thống thông hơi, cửa sổ.... 182
  3. - Ngoài khu vực sản xuất cần lấy theo các khoảng cách tính từ nơi chất độc thoát ra. Mỗi vị từ cần lấy tối thiểu 2 mẫu song song cùng chiều hướng, cách nhau 20 cm. 3. Định lượng khí CO2 trong không khí Khí carbonic hay còn gọi là anhydrit carbonic là một chất khí không màu, không mùi và nặng hơn không khí, tỷ trọng của carbonic so với không khí là 1,524, do đó anhydrit carbonic thường có nhiều ở những chỗ trũng trên mặt đất như hang, giếng, hầm mỏ, cống rãnh hoặc ở những nơi không khí tù đọng, không thông thoáng. Nồng độ CO2 trong không khí trung bình ở những nơi thoáng gió từ 0,03 - 0,04% tính theo đơn vị thể tích và có thể tới 0,07%. 3.1. Nguyên tắc Cho CO2 trong mẫu không khí tác dụng với một lượng thừa thuốc thử Baryhydroxyt Ba(OH)2 chuẩn độ lượng thừa của thuốc thử Baryhydroxit bằng acid oxalic (H2C2O4) Thông qua lượng acid oxalic dùng chuẩn độ hết ta tính được lượng Baryhydroxit dư, lượng Baryhydroxit đã tác dụng hết với CO2 của mẫu không khí, từ đó tính được nồng độ khí CO2 trong mẫu không khí 3.2. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất Dụng cụ: - Chai nút mài loại 1lít, đã được rửa sạch và hấp sấy khô, có dán nhãn. - Máy lấy mẫu không khí hoặc bơm cao su. - Ống nghiệm, buret, pipet, bình nón 250ml. Hóa chất: Dung dịch barit có thành phần chính là Ba(OH)2, cứ 1ml dung dịch tương ứng với 0,1ml CO2. - Dung dịch acid H2C2O4 - chỉ từ; màu phenolphtalein 1% 183
  4. 3.3. Tiến hành lấy mẫu và định lượng CO2 Mang chai và máy lấy mẫu không khí hoặc bơm cao su đến nơi cần lấy mẫu không khí xét nghiệm, bơm không khí vào chai gấp 6 lần thể tích chai, sau đó rót vào chai 20 ml dung dịch cứ 15' lại lắc 1 lần, để sau 2 - 4h, ta hút lấy 10 ml cho vào bình nón, nhỏ 2 giọt thuốc thử Phenolftalein 1% và đem chuẩn độ với acid oxalic đến khi dung dịch hết màu hồng. Từ buret chuẩn độ bằng H2C2O4 Cho tới khi mất màu hồng, ghi lại số ml H2C2O4 đã chuẩn độ hết (n). Song song cũng chuẩn độ bằng H2C2O4 với một mẫu chứng 10ml dung dịch barit mới. Và ghi lại số ml acid oxalic đã dùng để chuẩn độ hết với mẫu chứng (N). 3.4. Tính và đánh qiá kết quả Trong đó: N là số ml acid oxalic đã chuẩn độ hết ở mẫu đối chứng không có CO2 n là số ml acid oxalic đã chuẩn độ hết ở mẫu xét nghiệm 10 là số ml dung dịch rút ra chuẩn độ với acid oxalic V thể tích chai tính bằng lít 20 là thể tích dung dịch hấp thụ cho vào chai Cơ sở để đánh giá kết quả: tiêu chuẩn cho phép nồng độ CO2 trung bình trong 8h lao động là 900mg/ms không khí, từng lần tối đa là 1800mg/ms không khí. Quy trình kỹ thuật lấy mẫu và định lượng CO2 trong không khí TT các bước thực hiện Mục đích, ý nghĩa. Yêu cầu phải đạt 1 Bơm không khí vào Trong chai lấy mẫu hoàn Đuổi hết không khí cũ chai gấp 6 lần thể toàn là không khí ở nơi trong chai và lấy tích chai cần xét nghiệm không khí mới ở nơi cần xét nghiệm 2 Cho vào chai 20 mi Để Ba(OH)2 hấp thụ hết Dung dịch trong chai 184
  5. dung dịch Barit. Đậy hoàn toàn lượng khí CO2 có màu hồng. nạp chặt, đê 4h, cứ trong mẫu không khí. 15 phút lại lắc chai 1 lần. Sau đó nhỏ vào chai 4 giọt phenolphtalein 3 Lấy 10ml dung dịch Kết quả xét nghiệm Lấy chính xác 10ml trong chai ra bình chính xác hơn. dung dịch. nón để chuẩn đọ với Vừa chuẩn độ vữa lắc acid oxalic đến hét bình nón đến khi màu màu hồng hồng mất đi ghi lại số mi acid oxalic đã chuẩn độ hết. 4 Hút 10 mi dung dịch Làm mẫu đối chứng các thao tác chính xác, barit mới vào 1 bình ghi lại số mi acid nón khác, cho thêm oxalic đã chuẩn độ vào 2 giọt hết. phenolphtalein, sau đó đem chuẩn độ với acid oxalic 5 Tính kết quả Có kết quả nồng độ CO2 áp dụng đúng công trong không khí nơi cần thức để tính kết quả xét nghiệm. 6 Đánh giá kết quả xem nồng độ CO2 có Phải so sánh với tiêu đảm bảo an toàn không chuẩn tối đa cho phép. 4. Định lượng khí SO2 trong không khí Sulfua dioxit (SO2) là một khí không màu có mùi đặc trưng, tỷ trọng so với không khí là 2,279. Sulfua dioxit tan trong nước tạo thành dung dịch acid sulfuarơ. Dưới áp xuất cao sulfua dioxit có thể hoá lỏng, thể lỏng khi bốc hơi thu nhiệt rất mạnh nên sulfua dioxit được sử dụng nhiều trong máy làm lạnh, ngoài ra nó còn được dùng nhiều trong kỹ nghệ tẩy. Trong công nghiệp sulfua dioxit sinh ra do quá trình đốt cháy lưu huỳnh (S) hoặc nung 185
  6. quặng sulfua. Sulfua dioxit có nhiều trong kỹ nghệ sản xuất acid sulfuaric, công nghệ sản xuất máy lạnh, sản xuất các thuốc sát trùng, thuốc tẩy rửa, ngoài ra sulfua dioxit còn sinh ra trong quá trình đốt cháy than đá vì than đá thường chứa nhiều lưu huỳnh. 4.1. Nguyên tắc Sulfua dioxit khi tác dụng với kaliclorat (KClO3) sẽ bị oxi hoá thành axit sulfuaric (H2C2O4). Acid Sulfuaric tác dụng với bari clorua (BaCl2) được tủa bari sulfat (BaSO4) làm cho dung dịch trở nên đục. So độ đục với thang mẫu ta có nồng độ sulfua dioxit tương ứng. 4.2. Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất Dụng cụ: ống hấp thụ Máy hút không khí Ống nghiệm cỡ 16 x 160mm Pipet loại 5ml và 1ml Hóa chất: dung dịch hấp thụ kaliclorat (KClO3) 5% Dung dịch ban clorua (BaCl2) 10%. Acid clohydrlc 0,1N. 4.3. Tiến hành lấy mẫu và định lượng nồng độ SO2 trong không khí Cho vào 2 ống hấp thụ mỗi ống 5ml dung dịch hấp thụ kaliclorat (KClO3). Mắc hai ống hấp thụ vào máy hút không khí theo cách mắc nối tiếp. Bật máy hút không khí với tốc độ 25-30 lít/giờ. Lấy từ 5-10 lít không khí. Trộn dung dịch hấp thụ ở hai ống hấp thụ lại với nhau sau đó lấy ra 5ml để định lượng. Cho thêm vào ống định lượng 1ml acid clohydric 0,1N, 1ml bari clorrua. Trộn đều sau 10 phút đem so độ đục với thang mẫu. 4.4. Tính và đánh giá kết quả Nồng độ khí SO2 trong không khí được tính theo công thức. Trong đó: a là hàm lượng SO2 của ống thang mẫu tương đương với ống phân tích. 186
  7. V là thể tích không khí đã hút (lít), tính ở diều kiện tiêu chuẩn Đánh giá kết quả dựa trên cơ sở nồng độ tối đa cho phép của khí SO2 trong không khí trung bình trong 8h lao động là 5mg/m3 không khí, từng lần tối đa là 10mg/m3 không khí Quy trình lấy mẫu và định lượng SO2 trong không khí Các bước thực TT Mục đích, ý nghĩa Yêu cầu phải đạt hiện 1 Hoàn chỉnh công Không khí nơi lấy mẫu Dung dịch hấp thu trong cụ lấy mẫu không lần lượt qua được hai hai ống sủi bọt khí khi khí ống hấp thụ để khí SO2 hút không khí. được hấp thụ hết 2 Lấy mẫu không khí Toàn bộ khí SO2 trong Tốc độ hút không khí không khí đi qua được 25- 301ít/giờ, thể tích dung dịch hấp thụ hết không khí cần lấy từ 5- tạo ra H2C2O4 101ít. 3 Trộn đều dung Nồng độ SO2 trong Nồng độ SO2 trong dịch hấp thụ ở hai dung dịch hấp thụ đồng dung dịch hấp thụ đồng ống nhất nhất 4 Lấy 5ml dung dịch Tạo ra rủa BaSO4 Dung dịch trong ống đã hấp thu SO2 cho phân tích trở nên đục thêm vào 1ml acid clohydric 0,1N, 1ml bari clorrua 5. So độ đục với Tìm ống thang mẫu có So độ đục trên nền đen, thang mẫu độ đục tương đương ống trong điều kiện ánh sáng phân tích tự nhiên. 6. Tính kết quả Có nồng độ khí SO2 Áp dụng đúng công thức trong không khí xét nghiệm (mg/m3) 7 Nhận định kết quả Xem nồng độ SO2 có Phải so sánh với tiêu đảm bảo an toàn không chuẩn tối đa cho phép. 187
  8. 5. Định lượng khí CO trong không khí Carbon monoxit (CO) là một chất khí không màu, không mùi, không vị, có tỷ trọng nhẹ hơn không khí d = 0,967, ít tan trong nước. Khí CO được hình thành do quá trình đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ như xăng, dầu khí than củi..... Trong công nghiệp, CO thường được sinh ra trong ngành sản xuất khí đốt, trong quy trình công nghệ lò cao, đúc kim loại, hàn hồ quang hay hàn oxy-axetylen, ở những nơi không khí tù hãm không thông thoáng và thiếu oxy. Ngoài ra Co còn sinh ra ở các động cơ máy nổ chạy bằng xăng, dầu. 5.1. Nguyên tắc Cho toàn bộ khí CO trong mẫu không khí xét nghiệm tác dụng với một lượng thừa dung dịch paladi clorua (PaCl2). Sau đó định lượng paladi clorua thừa bằng cách cho tác dụng với khu iodua (KI) cho ta paladi iodua (PdI2) có màu đỏ rồi đem so màu trên quang sắc kế để biết được lượng paladi clorua còn thừa chưa bị CO khử qua đó ta tính được nồng độ khí CO trong mẫu không khí xét nghiệm. 5.2. Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất Dụng cụ: chai thuỷ tinh 1 lít có nút thuỷ tinh hoặc nút cao su đã được rửa thật sạch. Máy so màu quang sắc kế. ống đong có ngấn 100ml Phễu, giấy lọc. Hoá chất: Dung dịch paladi clorua 1% Dung dịch kim iodua 20%. Nước cất 5.3. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm khí CO trong không khí Cho đầy nước cất vào chai thuỷ tinh 1 lít, mang chai tới vị trí lấy mẫu không khí, đổ sánh nước ở chai đi để không khí tràn vào trong chai sau đó đậy chặt nút chai lại, ngâm chai vào nước lạnh hoặc nước đá trong vòng khoảng 30 phút sau đó cho vào mỗi chai 3ml paladi clorua (PaCl2) để 4 giờ nếu thấy dung dịch trong chai không màu và có váng đen thì cho thêm paladi clorua và để thêm 4 giờ, nếu dung dịch trong chai có màu vàng thì 188
  9. lọc dung dịch trong chai bằng giấy lọc vào ống đong 100ml. Tráng lại chai và giấy lọc nhiều lần bằng nước cất. Sau đó thêm vào ống đong 10ml kali Iodua và nước cất cho vừa đủ 100ml sau đó so màu trên quang sắc kế để biết lượng paladi clorua còn thừa (a) không bị CO khử. 5.4. Tính và đánh giá kết quả - Tính kết quả theo công thức: Trong đó: A là toàn bộ lượng dung dịch paladi clorua đã cho vào chai (ml) a là lượng dung dịch paladi clorua còn thừa (ml) 0,157 là 1 ml dung dịch paladi clorua sẽ tác dụng với 0,157mg khí CO. V là thể tích chai lấy mẫu không khí (lít). - Đánh giá kết quả dựa trên cơ sở nồng độ tối đa cho phép của khí CO trong không khí trung bình trong 8h lao động là 20mg/m3 không khí, từng lần tối đa là 40mg/m3 không khí. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ tự lượng giá Bảng kiểm lượng giá: Lấy mẫu và định lượng CO2 trong không khí TT Nội dung kiểm tra Có Không 1 Chuẩn bị dụng cụ 2 Lấy mẫu không khí định lượng CO2 3 Cho dung dịch hấp phụ barit tác dụng với toàn bộ CO2 trong mẫu không khí 4 Chuẩn độ bằng acid oxalic 5 Chuẩn độ màu dung dịch barit chứng với acid oxalic 6 Tính kết quả 7 Đánh giá kết quả 189
  10. Bảng kiểm lượng giá: Lấy mẫu và định lượng SO2 trong không khí TT Nội dung kiểm tra Có Không 1 Chuẩn bị dụng cụ 2 Hoàn chỉnh công cụ lấy mẫu không khí 3 Lấy mẫu không khí 4 Chuẩn bị dung dịch so độ đục 5. So độ đục với thang mẫu 6. Tính kết quả 7 Nhận định kết quả Bài tập 1. Hãy nhận định kết quả và đề xuất các giải pháp khắc phục trong các trường hợp sau: Kết quả đo Nhận định kết quả Cơ sỏ để nhận định và STT hơi khí độc và đề xuất giải pháp đề xuất giải pháp 1 Khí CO: 20mg/m3 ắ Khí CO2: 900mg/m3 2. Khí SO2: 5ppm Bài tập 2. Công nhân phân xưởng lò cao của một nhà máy luyện thép có biểu hiện đau đầu khó thở nhẹ, khi ra khỏi phân xưởng thấy các biểu hiện này dần giảm. Hãy đề xuất các giải pháp cần thiết đối với phân xưởng này và giải thích lý do. 2. Hướng dẫn tự lượng giá Sinh viên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho từng kỹ thuật theo yêu cầu, lần lượt thao tác các bước của từng kỹ thuật. Tự đánh giá mức độ đạt của từng thao tác trên cơ sở yêu cầu của bảng kiểm học tập. Phần bài tập sinh viên cần nghiên cứu kỹ bài lý thuyết "Độc chất trong sản xuất" và phần "Tính và đánh giá kết quả" ở mỗi kỹ thuật của bài thực tập để có các nhận định cho phù hợp. 190
  11. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU Đọc kỹ bài lý thuyết "Độc chất trong sản xuất" trước khi học bài thực hành này để nắm vững được các khái niệm cơ bản về độc chất, các con đường xâm nhập của độc chất. Trong khi giáo viên hướng dẫn các thao tác sinh viên chú ý lắng nghe và bắt chước theo. Cuối cùng sinh viên chủ động tự thao tác theo từng nhóm và góp ý kiến hoàn chỉnh lần lượt từng kỹ thuật theo nhóm. Sau khi thực hành sinh viên nên tham khảo thêm kỹ thuật đo các chất khí khác trong cuốn "Thường quy kỹ thuật y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học" để có sự so sánh. 191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2