intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thí nghiệm máy cắt điện (Nghề: Thí nghiệm điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Dầu khí (năm 2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thí nghiệm máy cắt điện được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái quát về thí nghiệm máy cắt điện; Thí nghiệm máy cắt chân không; Thí nghiệm máy cắt không khí; Thí nghiệm máy cắt khí SF6. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thí nghiệm máy cắt điện (Nghề: Thí nghiệm điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Dầu khí (năm 2020)

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THÍ NGHIỆM MÁY CẮT ĐIỆN NGHỀ: THÍ NGHIỆM ĐIỆN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 188/QĐ-CĐDK ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2020 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Thí nghiệm điện cơ bản nhằm trang bị cho học sinh sinh viên, học viên nghề những kiến thức cơ bản về thí nghiệm điện, vật liệu,… với những kiến thức này có thể áp dụng thực tế trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng như các công trình về điện nhà máy điện hay các công trình nhà ở. Để xây dựng được giáo trình chúng tôi đã tham khảo các giáo trình có cùng chủ đề và các công trình đã tham gia lập trình điều khiển các nhà máy của các khu công nghiệp khác nhằm rút ra những kinh nghiệp thực tế áp dụng và được đưa vào giảng dạy cho học sinh sinh viên, học viên những kiến thức cơ bản. Nội dung : Gồm 4 bài Bài 1: Khái quát về thí nghiệm máy cắt điện Bài 2: Thí nghiệm máy cắt chân không Bài 3: Thí nghiệm máy cắt không khí Bài 4: Thí nghiệm máy cắt khí SF6 Trong quá trình biên soạn có điều gì sai sót rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp và độc giả. Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 06 năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Lê Cương 2. Lê Thị Thu Hường 3. Nguyễn Xuân Thịnh 4.
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: THÍ NGHIỆM MÁY CẮT ĐIỆN ................................... 34 NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ QUY TẮC AN TOÀN ĐIỆN ............................ 39 Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ THÍ NGHIỆM MÁY CẮT ĐIỆN: ............................................ 41 BÀI 2: THÍ NGHIỆM MÁY CẮT CHÂN KHÔNG: ..................................................... 49 BÀI 3: THÍ NGHIỆM MÁY CẮT KHÔNG KHÍ: .......................................................... 56 BÀI 4: THÍ NGHIỆM MÁY CẮT KHÍ SF6: .................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 69
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THÍ NGHIỆM MÁY CẮT ĐIỆN 1. Tên mô đun: Thí nghiệm máy cắt điện 2. Mã số mô đun: KTĐ19MĐ43 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành: 58 giờ; Kiểm tra: 4 giờ) Số tín chỉ: 03 3. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun được bố trí học ở học kỳ 1, năm học thứ 2, sau các môn học lý thuyết cơ sở của chương trình đào tạo - Tính chất: Là mô đun đào tạo chuyên môn nghề bắt buộc; 4. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong môn học này, người học đạt được: - Về kiến thức:  Chuẩn bị đúng và đầy đủ các dụng cụ, vật tư, xác định được nội dung cơ bản tài liệu kỹ thuật, tình trạng bên ngoài của các loại máy cắt cần thí nghiệm. - Về kỹ năng:  Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phục vụ thí nghiệm, kiểm tra.  Thực hiện đo điện trở cách điện, thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao, thao tác đóng cắt cơ khí, kiểm tra hệ thống truyền động, kiểm tra các chu trình làm việc, đo điện trở tiếp xúc của các tiếp điểm, đo thời gian đóng cắt và hệ số không đồng thời các pha, kiểm tra quá trình làm việc các tiếp điểm…của máy cắt điện. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ham học hỏi.  Thực hiện các yêu cầu an toàn lao động, vệ sinh môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo quản thiết bị. 5. Nội dung mô đun: 5.1. Chương trình khung: Thời gian đào tạo (giờ) Thực Tín Kiểm tra Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun hành, TT chỉ Tổng Lý thí nghiệm, số thuyết thảo luận, LT TH bài tập Các môn học chung/đại I 21 435 157 255 15 8 cương Trang 34
  6. MHCB19MH 1 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 5 0 02 MHCB19MH 2 Pháp luật 2 30 18 10 2 0 04 MHCB19MH 3 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4 06 MHCB19MH Giáo dục quốc phòng và 4 4 75 36 35 2 2 08 an ninh MHCB19MH 5 Tin học 3 75 15 58 0 2 10 6 TA19MH02 Ngoại ngữ 6 120 42 72 6 0 Các môn học, mô đun II chuyên môn ngành, 65 1635 391 1095 27 47 nghề Môn học, mô đun cơ II.1 15 285 152 115 11 7 sở ATMT19MH0 An toàn vệ sinh lao 7 2 30 26 2 2 0 1 động 8 KTĐ19MH1 An toàn điện 2 30 28 0 2 0 9 KTĐ19MĐ65 Vẽ điện 1 30 0 29 0 1 10 KTĐ19MH64 Vật liệu điện 2 30 28 0 2 0 11 KTĐ19MH7 Cơ sở kỹ thuật điện 3 45 42 0 3 0 12 KTĐ19MĐ15 Khí cụ điện 2 45 14 28 1 2 13 KTĐ19MĐ49 Thực tập điện cơ bản 3 75 14 56 1 4 Môn học, mô đun II.2 chuyên môn ngành, 50 1350 239 980 16 40 nghề 14 KTĐ19MĐ6 Bảo vệ rơ le 3 75 14 58 1 2 15 KTĐ19MĐ14 Đo lường điện 3 75 14 58 1 2 16 KTĐ19MĐ57 Trang bị điện 1 5 120 28 87 2 3 Phần điện nhà máy điện 17 KTĐ19MĐ37 2 45 14 29 1 1 và trạm biến áp Thí nghiệm mạch nguồn, mạch dòng, 18 KTĐ19MĐ42 4 90 28 58 2 2 mạch áp và mạch tín hiệu 19 KTĐ19MĐ41 Thí nghiệm khí cụ điện 5 120 28 87 2 3 Trang 35
  7. Thí nghiệm máy cắt 20 KTĐ19MĐ43 4 90 28 58 2 2 điện Thí nghiệm thiết bị đo 21 KTĐ19MĐ46 5 120 28 87 2 3 lường điện Thí nghiệm thiết bị trạm 22 KTĐ19MĐ47 4 105 14 87 1 3 biến áp 23 KTĐ19MĐ44 Thí nghiệm rơ le bảo vệ 3 75 14 58 1 2 Thí nghiệm thiết bị điện 24 KTĐ19MĐ45 5 120 28 87 2 3 quay 25 KTĐ19MĐ51 Thực tập sản xuất 4 180 15 155 0 10 26 KTĐ19MĐ17 Khóa luận tốt nghiệp 3 135 0 129 0 6 Tổng cộng 86 2070 548 1350 42 55 5.2. Chương trình mô đun chi tiết: Thời gian (giờ) Thực hành, Số TT Nội dung tổng quát Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm tra số thuyết thảo luận, bài tập LT TH Bài 1: khái quát về thí nghiệm 1 10 9 0 1 0 điện máy cắt điện Bài 2: Thí nghiệm máy cắt chân 2 20 8 12 0 0 không Bài 3: Thí nghiệm máy cắt không 2 20 8 11 0 1 khí 3 Bài 4: Thí nghiệm máy cắt SF6 40 3 35 1 1 Cộng 90 28 58 2 2 6. Điều kiện thực hiện mô đun 6.1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: - Phòng học lý thuyết/tích hợp - Phòng thực hành/nhà xưởng/mô hình: Phòng thí nghiệm điện, Xưởng thực tập điện 6.2. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính, máy chiếu, bảng… Trang 36
  8. - Các thiết bị, máy móc: Nguồn điện 1 pha và 3 pha, Các máy thí nghiệm điện, các loại máy cắt điện và các loại Khí cụ điện. - Mô hình thực hành, kìm điện, tuốc nơ vít, băng keo điện, dây điện, máy cắt điện chân không, máy cắt điện không khí , máy cắt điện khí SF6, CB, cầu chì, …. - Mô hình mô phỏng: Panel thử nghiệm 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Giáo trình, giáo án - Qui trình thực hành - Phiếu thực hành, phiếu học tập - Phần mềm chuyên dụng. 6.4. Các điều kiện khác: 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp đánh giá: 7.1 Kiểm tra thưởng xuyên: - Số lượng bài: 02. - Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập. 7.2 Kiểm tra định kỳ: - Số lượng bài: 04, trong đó 02 bài lý thuyết và 02 bài thực hành. - Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện theo theo số giờ kiểm tra được quy định trong chương trình môn học ở mục III có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập. Giáo viên biên soạn đề kiểm tra lý thuyết kèm đáp án và đề kiểm tra thực hành kèm biểu mẫu đánh giá thực hành theo đúng biểu mẫu qui định, trong đó: Trang 37
  9. Stt Bài kiểm tra Hình thức kiểm tra Nội dung Thời gian 1. Bài kiểm tra số 1 Lý thuyết Bài 1 45÷60 phút 2. Bài kiểm tra số 2 Lý thuyết Bài 4 45÷60 phút 3. Bài kiểm tra số 3 Thực hành Bài 3 60 phút 4. Bài kiểm tra số 4 Thực hành Bài 4 60 phút 7.3 Thi kết thúc môn học: lý thuyết và thực hành. - Hình thức thi: Tích hợp lý thuyết và thực hành. - Thời giant thi: 90 ÷ 120 phút. 8. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 8.1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun này được áp dụng cho nghề Vận hành nhà máy nhiệt điện hệ TC và CĐ 8.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Đối với giáo viên, giảng viên: + Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết hoặc tích hợp hoặc thực hành phù hợp với bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy. + Tổ chức giảng dạy: (mô tả chia ca, nhóm...). + Thiết kế các phiếu học tập, phiếu thực hành. - Đối với người học: + Tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ + Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng + Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập + Tuân thủ qui định an toàn, giờ giấc. 8.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: 9. Tài liệu cần tham khảo: - Tài liệu tiếng Việt: [1.] Giáo trình Thí nghiệm điện kỹ thuật – Trần Thị Hà, NXB Sở GD Hà Nội [2.] Hướng dẫn thí nghiệm điện- Công ty truyền tải điện 4 [3.] Giáo trình Thí nghiệm điện 1&2 ngành Điê ̣n công nghiê ̣p -ThS. Võ Châu Tuấn, Trường Cao Đẳng Dầu Khí Trang 38
  10. NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ QUY TẮC AN TOÀN ĐIỆN MỤC TIÊU - Thực hiện đúng các quy trình an toàn khi học trong xưởng thực tập. - Khi có sự cố thì phải tiến hành sơ cấp cứu được. 1.1 Nội quy phòng thí nghiệm Tất cả học viên vào học phòng thực hành phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy sau: Điều 1: Học viên phải học nội quy an toàn, được giáo viên chứng nhận và ký cam kết chấp hành nội quy an toàn trước khi vào phòng thí nghiệm. Điều 2: Học viên phải có mặt trước giờ thí nghiệm ít nhất là 10 phút. Điều 3: Học viên phải có trang bị bảo hộ đầy đủ khi vào phòng thí nghiệm. Điều 4: Tuyệt đối không được hút thuốc trong xưởng, không được uống rượu, bia trước khi vào phòng thí nghiệm. Điều 5: Không được nô đùa và rời chổ làm việc khi chưa được phép của giáo viên hướng dẫn. Điều 6: Phải tích cực chủ động trong thực tập, ôn tập những kiến thức cần thiết cho bài thực tập trước khi đến lớp. Điều 7: Chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc sử dụng dụng cụ và máy móc thiết bị. Điều 8: Không để xăng dầu, bình khí hàn gắn nơi phát lữa như máy mài, tủ điện, thiết bị hàn điện, hàn hơi... Điều 9: Không được tự ý tháo gỡ hoặc cho mượn tài sản của phòng thí nghiệm. Điều 10: Không được đưa người lạ vào xưởng thực tập, vì lý do nào đó không đến thực tập phải có giấy phép và được sự đồng ý của nhà trường. Điều 11: Trong khi thực tập nếu xảy ra tai nạn, giáo viên phải dừng thực tập, tập trung cứu chữa nạn nhân và lập biên bản giữ nguyên hiện trường báo cáo phụ trách giải quyết. Điều 12: Sau buổi thực tập phải thu dọn dụng cụ, vệ sinh máy móc thiết bị và nơi làm việc, phải thực hiện tốt chế độ trực nhật. Điều 13: Việc thực hiện Nội quy của học viên sẻ được đánh giá bằng cách cho điểm nội quy của từng bài tập. Nếu học viên có sự vi phạm thì tuy theo mức độ mà xử lý. 1.2 Quy tắc an toàn điện: Khi tiế n hành thí nghiê ̣m, sinh viên tuyê ̣t đố i tuân theo những quy đinh ̣ an toàn sau đây: a. Cấ m dùng tay cha ̣m vào các dây dẫn và nút không bo ̣c cách điê ̣n. Trang 39
  11. b. Không đi la ̣i sờ vào các thiế t bi,̣ các bàn thực hành khác không liên quan đế n bài thí nghiê ̣m đang làm. c. Không đươc̣ sờ vào các bô ̣ phâ ̣n đang quay của thiế t bi ̣điê ̣n. d. Không đươc̣ tu ̣ tiê ̣n thay đổ i sơ đồ nố i dây thực hành khi đang nố i với nguồ n cung cấ p (ma ̣ch đang mang điê ̣n). e. Không đươc̣ đóng điê ̣n trong khi mắ c dây vào ma ̣ch. Mỗi lầ n thay đổ i ma ̣ch điê ̣n để làm các bài thực hành khác phải báo cáo giáo viên hướng dẫn kiể m tra và cho phép mới đươc̣ đóng điê ̣n Trang 40
  12. BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ THÍ NGHIỆM MÁY CẮT ĐIỆN  GIỚI THIỆU BÀI 1: Bài 1 là bài trình bày khái quát về thí nghiệm máy cắt điện để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học liên quan.  MỤC TIÊU CỦA BÀI 1 LÀ: Về kiến thức:  Hiểu được mục đích của việc thí nghiệm máy cắt điện Về kỹ năng:  Thực hiện được các công việc về việc thí nghiệm máy cắt  Thực hiện đấu nối các thiết bị điện và thiết bị đo lường 3 pha Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1: - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1: - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng thí nghiệm điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1: - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Trang 41
  13.  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra (hình thức: trắc nghiệm)  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có  NỘI DUNG BÀI 1: 1.1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VỀ MỘT SỐ LOẠI MÁY CẮT: 1.1.1. Khái niệm chung: Máy cắt cao áp là cơ cấu đóng mở cơ khí có khả năng đóng, dẫn liên tục và cắt dòng điện trong điều kiện bình thường và cả trong thời gian giới hạn khi xảy ra điều kiện bất thường trong mạch, ví dụ như ngắn mạch. Máy cắt được sử dụng để đóng mở đường dây trên không, các nhánh cáp, máy biến áp, cuộn kháng điện và tụ điện. Chúng cũng được sử dụng cho thanh góp và đường vòng trong trạm nhiều thanh góp. Ngoài ra máy cắt cũng được thiết kế đặt biệt dùng cho cho các nhiệm vụ đặt biệt. Cấu trúc cơ bản của máy cắt cao áp gồm những bộ phận chính sau: cơ cấu tác động, sứ cách điện, buồng ngắt, tụ điện, điện trở. Máy cắt cao áp được chế tạo theo nguyên lý muđun. Số lượng buồng ngắt tăng theo điện áp và khả năng cắt. Phân loại máy cắt cao áp: Hiện nay trong hệ thống điện được lắp đặt khá nhiều loại máy cắt, với nhiều hãng chế tạo khác nhau. Để dể theo dõi và quản lý chúng ta có thể phân ra các loại máy cắt cơ bản như sau. Máy cắt dầu: Máy cắt dùng dầu để cách điện và dập hồ quang. Mỗi pha có 1 hay nhiều khoảng cắt (hiện nay tối đa có 4 khoảng cắt). Ở mỗi buồng dập hồ quang đều có nắp hoặc van an toàn. Đối với máy cắt điện áp cao áp và loại ít dầu thì cách điện được tăng cường ở mỗi trụ cực bằng khí Nitơ với áp lực cao. Đối với máy cắt nhiều dầu, có sứ đầu vào và mỗi pha nằm ở mỗi thùng dầu riêng rẽ thì mỗi sứ đầu vào đều có gắn kèm theo máy biến dòng kiểu lồng. Phía sơ cấp là thanh dẫn điện của máy cắt. Các đầu ra nhị thứ của máy biến dòng được đưa ra ngoài.  Máy cắt khí SF6: Trang 42
  14. Máy cắt khí SF6 là loại máy cắt dùng khí để cách điện và dập hồ quang. Khả năng cách điện và dập hồ quang của máy cắt phụ thuộc vào mật độ khí SF6 trong các trụ cực. Mỗi pha có 1 hay nhiều khoảng cắt (hiện nay tối đa có 4 khoảng cắt). Các đầu nạp khí SF6 và lắp đồng hồ áp lực của máy cắt đều có van một chiều để thuận tiện cho việc kiểm tra mà không làm mất khí SF6. Dập hồ quang theo nguyên lý tự điều chỉnh áp lực thổi. áp lực trong buồng thổi do nhiệt độ hồ quang và chuyển động tương đối của xi lanh và pit tông tạo thành. Khí SF6 không bị mất trong quá trình dập hồ quang. Mỗi buồng dập hồ quang dùng cho một cặp tiếp điểm, có bộ lọc để hấp thụ ẩm và các sản phẩm khí SF6 bị hồ quang phân tích. Nắp buồng dập có gắn với đĩa an toàn bằng vít có thể đứt (gãy) ở áp lực do nhà chế tạo qui định để giải phóng áp lực quá cao trong buồng dập. Máy cắt có tiếp điểm báo tín hiệu và khóa máy cắt khi áp lực khí SF6 thấp. Tùy từng loại máy cắt mà 3 pha có 1 bộ truyền động chung hay 3 bộ truyền động cho từng pha. Với loại máy cắt mỗi pha có 1 bộ truyền động riêng thì có khả năng tác động từng pha khi có sự cố thoáng qua tại 1 pha.  Máy cắt chân không: Máy cắt chân không đặc biệt thuận lợi để sử dụng trong các mạng lưới mà có tần số đóng cắt cao trong phạm vi dòng làm việc nào đó đã được lường trước. Loại máy cắt chân không thích hợp cho việc tự động đóng lập lại, có độ tin cậy cao và tuổi thọ lâu dài. Không phải bảo dưỡng buồng chân không. Tuổi thọ buồng cắt chân không được xác định bởi giới hạn dòng tổng do nhà chế tạo thiết kế. Máy cắt chân không có tiếp điểm đặt trong buồng chân không (áp lực buồng chân không khoảng 10-11bar) tạo nên hành trình tiếp điểm ngắn và hồi phục độ bền cách điện nhanh. Hồ quang bị dập tắt với một trong các giá trị zerô tự nhiên của dòng điện. Thời gian phóng hồ quang là ngắn điều này có lợi cho tuổi thọ tiếp điểm (ít ăn mòn tiếp điểm do điện áp hồ quang tương đối nhỏ). Trang 43
  15.  Máy cắt không khí: Máy cắt thổi không khí sử dụng không khí nén làm môi trường dập tắt hồ quang, cách điện. Khi các tiếp điểm rời nhau, không khí thổi qua các tiếp điểm dạng lỗ, dập tắt hồ quang và thiết lập khe hở cách điện. Loại máy cắt không khí này có bộ truyền động bằng khí nén hoặc bộ ttruyền động điện từ. Với truyền động khí nén thì phải có hệ thống phân phối khí nén đến các pha máy cắt và các bình chứa khí nén có thể tích đủ lớn, đồng thời phải có bộ tiếp điểm áp lực khí để khống chế sự hoặt động của máy cắt khi áp lực khí không đủ.  Bộ truyền động: - Bộ truyền động điện từ: Khi đóng dùng năng lượng điện từ của cuộn đóng. Với các bộ truyền động hiện nay dòng đóng khoảng 100A ở điện áp 220Vdc. Khi cắt dùng năng lượng lò xo cắt được tích năng khi đóng. Lúc này năng lượng cung cấp cho cuộn cắt là nhỏ vì chỉ cần giải phóng lẫy cắt. - Bộ truyền động lò xo: Phải tích năng lò xo đóng trước khi thực hiện chu trình đóng máy cắt. Khi đóng dùng năng lượng lò xo, khi đó nam châm điện đóng chỉ cần một năng lượng nhỏ để giải phóng lẫy đóng giữ lò xo ở vị trí tích năng. Khi cắt dùng năng lượng lò xo cắt được tích năng khi đóng máy cắt. Nếu cung cấp đủ nguồn cho máy cắt thì sau khi thực hiện chu trình đóng xong máy cắt tự động tích năng lò xo đóng. - Bộ truyền động khí nén: Sử dụng năng lượng khí nén để thao tác đóng, cắt máy cắt. Có một máy nén khí và hệ thống đường ống phân phối khí đến các trụ cực của các pha. Trang 44
  16. Hệ thống khí nén còn có một van an toàn với giá trị tác động có thể chỉnh được, một van xả hơi nước tự động khi máy nén dừng và các điểm xả nước đọng trong hệ thống đường ống. Một bộ tiếp điểm khí nén dùng cho các mạch khởi động, dừng môtơ, cũng như khóa mạch đóng, cắt... Ngoài ra còn có loại máy cắt sử dụng khí SF6 trong buồng dập hồ quang để thực hiện thao tác máy cắt. - Bộ truyền động dầu thủy lực: Sử dụng năng lượng dầu thủy lực ở áp lực cao để thao tác đóng, cắt máy cắt. Có một máy nén khí và hệ thống đường ống dẫn dầu đến các trụ cực của các pha. Hệ thống dầu thủy lực còn có một van an toàn với giá trị tác động có thể chỉnh được. Một bộ tiếp điểm áp lực dùng cho các mạch khởi động, dừng môtơ, cũng như khóa mạch đóng, cắt... 1.2. GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ DÙNG ĐỂ THÍ NGHIỆM MÁY CẮT: 1.2.1. Yêu cầu về thiết bị: - Các thiết bị đo cách điện, điện trở DC, các thiết bị thử nghiệm chuyên dụng hoặc các đồng hồ rời Vôn, Ampe, Wat phải được hiệu chuẩn đạt yêu cầu kỹ thuật và còn hiệu lực làm việc trong thời gian hiệu chuẩn. - Các thiết bị phải có hướng dẫn cụ thể kèm theo đã được Lãnh đạo Công ty phê duyệt. 1.2.2. Thiết bị dùng để thí nghiệm: (Xem phần I.2. Thiết bị thí nghiệm). Các hạng mục thí nghiệm máy cắt:  Hạng mục thí nghiệm: - Đo điện trở cách điện. - Thử độ bền cách điện. - Đo góc tổn hao điện môi. - Đo điện trở tiếp xúc của tiếp điểm. Trang 45
  17. - Thử thời gian tác động.  Đo điện trở cách điện: Dụng cụ đo; Mêgômét 500V 1000 V và 2500 V. Đặt vào 2 pha cạnh nhau của máy cắt, hoặc giữa pha với đất, giữa 2 đầu nối 1 pha khi máy cắt ở trạng thái mở hoàn toàn.  Đo điện trở tiếp xúc: Cho dòng điện một chiều đi qua tiếp điểm và đo điện áp rơi trên tiếp điểm. Dòng điện một chiều thường dùng là 50÷100A đối với máy cắt lớn và cỡ dòng định mức đối với máy cắt nhỏ, phương pháp tương tự như ở máy cắt trung áp. Nếu điện trở tiếp xúc cả ba pha khác nhau nhiều và vượt quá trị qui định thì cần xem kỹ tiếp điểm có thể phải làm sạch hoặc thay mới.  Thử thao tác cơ khí: Đóng, cắt vài lần bằng tay để xem cơ cấu truyền động có gì trục trặc không.  Thử độ bền cách điện: Thử độ bền cách điện bằng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp.Giá trị điện áp thử khi thử định kỳ (bảo dưỡng) bằng khoảng 75 % điện áp thử nghiệm xuất xưởng. Thử độ bền cách điện máy cắt ở trạng thái hở và cả ở trạng thái đóng. Trình tự thử: - Máy cắt mở: nối đầu cao áp với cực 6, còn tất cả các cực khác (4 và 2) được nối đất. Điện áp thử nghiệm theo tiêu chuẩn thử hoắc nhà sản xuất. Sau đó trình tự thử được lặp lại cho các tổ hợp cực còn lại phía đầu ra (số chẵn) và phía đầu vào (số lẻ). - Máy cắt đóng: các cực trong một pha được nối bên trong với nhau. Đưa điện áp thử vào một pha, hai pha kia nối đất.Trình tự thử lặp lại với hai pha còn lại. - Thử nghiệm thanh góp: nối đầu cao áp thử vào một pha, hai pha còn lại được nối đất. Tăng điện áp đến giá trị điện áp thử và duy trì trong một phút. Phép thử lập lại với hai pha còn lại.  Thử thời gian đóng cắt: Trang 46
  18. Thời gian đóng cắt là hạng mục kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng của máy cắt. Nhờ vào các phép kiểm tra này mà người sử dụng thiết bị có thể sớm phát hiện ra các khuyết tật cũng như các hư hỏng của cơ cấu bộ truyền động, tiếp điểm chính, cuộn dây hoặc van điện dùng để thao tác máy cắt, tiếp điểm phụ.  Các bước tiến hành thí nghiệm:  Công tác chuẩn bị: - Người thí nghiệm kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện, cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp bên ngoài, vỏ thiết bị phải được nối đất. - Nối đất tạm thời các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm, sau đó tách các đầu cực của đối tượng đang nối vào hệ thống. - Làm hàng rào an toàn bảo vệ, treo biển báo và cử người giám sát an toàn. - Tháo các nối đất tạm thời đang nối ở một phía của đối tượng được thí nghiệm, phía còn lại vẫn được nối đất chắc chắn. - Vệ sinh bề mặt các điểm kẹp dây đo. - Đặt thiết bị đo vào vị trí đã chọn để thí nghiệm. - Đấu đất chắc chắn dây cáp tiếp địa của thiết bị đo. - Kiểm tra công tắc nguồn đang ở vị trí “ 0 ”. - Đấu nối sơ đồ đo phù hợp quy trình sử dụng thiết bị đo. - Ghi các thông số cần thiết của đối tượng thử nghiệm.  Tiến hành đo và lấy số liệu: - Bật công tắc nguồn thiết bị đo. - Đặt thời gian đo cho phù hợp. - Đặt độ lớn thời gian trên một khoảng (phù hợp với thời gian đặt). - Bật các kênh đo (kênh nào không sử dụng thì tắt: OFF). - Kiểm tra trạng thái các kênh đo thời gian. - Đặt thông số cho shunt dòng. - Chọn kiểu tiếp điểm của đối tượng đo. - Chọn chu trình đo trên thiết bị đo. - Chu trình có thời gian trễ thì đặt thời gian trễ trên thiết bị đo. Trang 47
  19. - Khởi động quá trình đo. - Kết quả đo được hiển thị trên thiết bị đo. - Kết thúc quá trình đo, đưa máy cắt về trạng thái cắt và bộ truyền động ở trạng thái nghỉ. - Tiếp địa tạm thời các đầu cực còn lại của máy cắt. - Tắt nguồn thiết bị đo và tháo phích cắm nguồn của thiết bị đo. - Tắt nguồn điều khiển của máy cắt. - Tháo dây nối ở các cực và tủ điều khiển của máy cắt, sau đó tháo ở thiết bị đo. - Tháo dây tiếp địa của thiết bị đo, sau cùng tháo dây tiếp địa lưu động ra khỏi đối tượng đo. - Sau khi thực hiện xong tất cả các phép đo trên một đối tượng thiết bị, NTN cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái như khi đã nhận ban đầu.  Các lưu ý về an toàn trong quá trình đo:  Không được để hở mạch dòng trong khi đo vì: - Có khả năng gây hỏng các thiết bị đo ở mạch điện áp. - Có thể phát sinh hồ quang một chiều khi đo ở dòng lớn. - Đối tượng được thử nghiệm phải được cách ly về điện với các phần đang mang điện xung quanh. - Khi đo bằng phương pháp V -A gián tiếp phải kiểm tra để đảm bảo rằng biến trở điều chỉnh phải tiếp xúc tốt, tránh gây nên tình trạng hở mạch dòng khi điều chỉnh. - Không tiếp xúc với mạch đo và đối tượng trong quá trình đo.  Yêu cầu của phép đo: - Khi đo điện trở tiếp xúc các MC, DCL, các mối ghép có dòng định mức lớn (trên 400A), dòng đo phải có giá trị tối thiểu là 100A. - Trước khi tiến hành các phép đo điện trở tiếp xúc trên các MC, DCL cần phải thao tác đóng cắt nhiều lần để đảm bảo độ ổn định và tin cậy của kết quả đo vì: - Trong quá trình đóng cắt sẽ làm bộc lộ các tồn tại trong mạch dẫn dòng của MC, DCL. - Các bề mặt bị ôxy hóa, các sản phẩm phát sinh trong quá trình dập hồ quang trên bề mặt này sẽ được tẩy đi. Trang 48
  20. Nếu cần có thể tăng giá trị dòng đo lên: 200A, 300A để kiểm tra thêm nhằm phát hiện những mối ghép chưa tốt.Tuy nhiên dòng đo không được lớn hơn dòng định mức của thiết bị để tránh sai số do hiện tượng quá nhiệt. Vệ sinh sạch sẽ các đầu cực của Máy cắt, Dao cách ly và các bề mặt của các mối ghép trước khi tiến hành phép đo để tránh sai số.  TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 1: 1.1. Tóm tắt lý thuyết về một số loại máy cắt 1.2. Giới thiệu các thiết bị dùng để thí nghiệm máy cắt  CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 1: Câu 1: Nêu một số loại máy cắt dùng trong kỹ thuật điện? Câu 2: Nêu một số thiết bị dùng để thí nghiệm máy cắt? Trang 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0