Giáo trình Thực hành lắp đặt điện cơ bản (Ngành: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
lượt xem 3
download
Giáo trình "Thực hành lắp đặt điện cơ bản (Ngành: Điện công nghiệp - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Đấu nối dây dẫn điện và bấm đầu cos; lắp đặt mạch điện chiếu sáng cơ bản; lắp đặt mạch điện tổng hợp; lắp mạng điện chiếu sáng dạng nổi; lắp đặt mạng điện chiếu sáng âm tường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành lắp đặt điện cơ bản (Ngành: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
- UBND TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN *** GIÁO TRÌNH Mô đun: THỰC HÀNH LẮP ĐẶT ĐIỆN CƠ BẢN NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Ninh Thuận, năm 2019
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hành lắp đặt điện cơ bản là một trong những mô đun chuyên ngành được biên soạn dựa trên chương trình khung và chương trình dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Dạy nghề ban hành dành cho hệ Cao Đẳng Nghề và Trung Cấp Nghề Điện công nghiệp. Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu nhất, trong mỗi bài đều có ví dụ và bài tập áp dụng để làm sáng tỏ lý thuyết. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp và tham khảo ở nhiều giáo trình hiện có để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Nội dung của mô đun gồm có 5 bài: Bài 1: Đấu nối dây dẫn điện và bấm đầu cos Bài 2: Lắp đặt mạch điện chiếu sáng cơ bản Bài 3: Lắp đặt mạch điện tổng hợp Bài 4: Lắp mạng điện chiếu sáng dạng nổi Bài 5: Lắp đặt mạng điện chiếu sáng âm tường Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các ngành thuộc lĩnh vực điện dân dụng, điện công nghiệp, điện tử, cơ khí và cán bộ vận hành sửa chữa lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019 GV: Trần Thị Hồng
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 3 MỤC LỤC ............................................................................................................. 4 BÀI 1: ĐẤU NỐI DÂY DẪN ĐIỆN VÀ BẤM ĐẦU COS ................................... 6 1.1. Qui trình nối ................................................................................................ 7 1.2. Qui trình chung nối dây dẫn điện ................................................................. 8 1.3. Bấm cos đầu dây dẫn điện ..........................................................................12 BÀI 2: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG CƠ BẢN ...................................18 2.1 Đèn sợi đốt ..................................................................................................18 2.1.1. Cấu tạo của đèn sợi đốt ........................................................................18 2.1.2 Nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt ........................................................18 2.1.3 Kiểm tra bóng đèn sợi đốt: ....................................................................20 2.2 ĐÈN HUỲNH QUANG ..............................................................................20 2.2.1 Cấu tạo: .................................................................................................20 2.2.2 Nguyên lý làm việc: ..............................................................................21 2.3 Mạch sáng tỏ - sáng mờ ...............................................................................23 2.4 Mạch đèn cầu thang .....................................................................................24 Bài 3: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN TỔNG HỢP .......................................................29 3.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật và yêu cầu thẩm mỹ khi lắp mạch tổng hợp ..................29 3.2. Lắp đặt các mạch điện chiếu sáng tổng hợp ................................................30 Bài 4: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG DẠNG NỔI ...............................32 4.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật và yêu cầu thẩm mỹ khi lắp đặt hộp nối .....................32 4.1.1 Tổ chức công việc lắp đặt điện. .............................................................32 4.1.2 Tổ chức các đội nhóm chuyên môn. ...................................................32 4.1.3 Một số kí hiệu thường dùng ...................................................................33 4.2. Qui trình lắp đặt mạng điện dạng nổi với ống nẹp vuông ............................38 4.3 Kỹ thuật lắp đặt mạch điện với ống tròn cứng. .............................................40 4.4. Lắp đặt các loại hộp nối cho mạng điện sinh hoạt kiểu nổi .........................43 Bài 5: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG ÂM TƯỜNG .............................45 5.1 Phương pháp lắp bảng điện âm tường ..........................................................45 5.2 Các kích thước trong lắp đặt điện và lựa chọn dây dẫn. ...............................45
- Các loại dây và cáp điện: ...................................................................................45 5.2.1 Các loại dây dẫn: ...................................................................................45 5.3 Phương pháp đặt ống luồn dây âm tường với ống tròn mềm ........................47 5.4 Thực hành lắp đặt mạng điện chiếu sáng âm tường ......................................50
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MÔ ĐUN LẮP ĐẶT ĐIỆN CƠ BẢN Mã số của môn học: MĐ 22 Thời gian của môn học: 120 giờ; (LT: 30h; TH: 85h KT: 5h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí mô đun: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, các môn học/ mô đun: Mạch điện; Vẽ điện; Vật liệu điện; Khí cụ điện; An toàn điện; Nguội cơ bản; Đo lường điện và không điện - Tính chất của mô đun: Là mô đun nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Học xong mô đun này học viên có khả năng: - Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại đèn điện thông dụng - Đọc và vẽ được các sơ đồ mạch điện chiếu sáng đơn giản - Lắp đặt ống luồn dây, hộp nối và luồn dây dẫn đúng tiêu chuẩn thiết kế - Lắp đặt đúng qui trình, qui phạm. - Sửa chữa được các mạch đèn cơ bản. - Thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật và an toàn các công việc, lắp đặt và sửa chữa được các mạch điện chiếu sáng. - Tổ chức thi công, lắp đặt và kiểm tra được hệ thống điện cho căn hộ dạng đi dây nổi đúng theo bản thiết kế - Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong công tác làm việc. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Lý Thực Kiểm TT Tổng số thuyết hành tra* 1 Đấu nối, hàn dây dẫn điện và 23 8 14 1 bấm đầu cos 2 Lắp đặt mạch điện chiếu sáng 20 6 14 1 cơ bản 3 Lắp mạch điện tổng hợp 26 6 19 1 4 Lắp đặt mạng điện chiếu sáng 25 5 10 1 dạng nổi 5 Lắp đặt mạng điện chiếu sáng 26 5 20 1 âm tường Cộng: 120 30 85 5
- * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: BÀI 1: ĐẤU NỐI DÂY DẪN ĐIỆN VÀ BẤM ĐẦU COS Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh có khả năng. - Nối dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo các kiểu: kiểu nối thẳng, kiểu nối phân nhánh. - Bấm đầu cos và tạo khuyên đầu dây theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. - Băng cách điện mối nối đúng quy cách. 1.1. Qui trình nối a. Các loại mối nối dây dẫn điện - Chất lượng các mối nối ảnh hưởng đến sự làm việc của mạng điện. - Mối nối lỏng khiến mạch dễ bị đứt, phát sinh tia lửa điện gây cháy thiết bị. b. Yêu cầu mối nối Dẫn điện tốt: các mặt tiếp xúc phải sạch và diện tích tiếp xúc lớn để điện trở là nhỏ nhất. Có độ bền cơ học cao: có thể chịu được sức kéo, rung chuyển. An toàn điện: cách điện tốt. Đảm bảo về mặt mĩ thuật : mối nối gọn gàng, sạch sẽ.
- 1.2. Qui trình chung nối dây dẫn điện Bước 1. Bóc vỏ cách điện • Dùng kìm hoặc dao, không cắt vào lõi. • Có 2 cách bóc vỏ cách điện. ◦ Bóc cắt vát: Đặt dao vào điểm cắt và gọt lớp vỏ bọc cách điện với một góc 30 o. Với dây có tiết diện nhỏ, nên dùng kìm tuốt dây để bóc vỏ cách điện.
- Bước 2. Làm sạch lõi • Làm sạch lõi bằng giấy ráp (giấy nhám) đến khi thấy ánh kim để mối nối tiếp xúc tốt. Bước 3. Nối dây a. Nối dây dẫn theo đường thẳng (nối nối tiếp) • Dây dẫn lõi 1 sợi: ◦ Uốn gập lõi: Chia đoạn lõi thành hai phần (phần trong đủ quấn khoảng 6 vòng, phần ngoài từ 5-6 vòng), uốn vuông góc hai dây và móc chúng vào nhau. ◦ Vặn xoắn: Giữ đúng vị trí rồi xoắn hai dây vào nhau 2-3 vòng, sau đó dùng kìm vặn xoắn lần lượt dây này vào dây kia 4-6 vòng. Hoàn thiện mối nối bằng cách dùng 2 kìm cặp những vòng ngoài cùng, vặn ngược chiều nhau, siết mối nối vừa đủ chặt và đều. ◦ Kiểm tra mối nối theo yêu cầu đặt ra.
- • Dây dẫn lõi nhiều sợi: ◦ Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi: làm sạch từng sợi lõi và không làm đứt sợi dây nhỏ nào. ◦ Lồng lõi: xòe đều các sợi của lõi thành hình nan quạt, lồng các sợi lõi đan chéo nhau. ◦ Vặn xoắn: Lần lượt quấn và miết đều những sợi của lõi này nên lõi kia khoảng 3 – 5 vòng, cắt bỏ dây thừa. ◦ Kiểm tra mối nối: chắc, đều, đẹp. b. Nối rẽ (nối phân nhánh) • Dây dẫn lõi 1 sợi:
- Uốn gập lõi: Đặt dây chính và dây nhánh vuông góc với nhau, uốn gập lõi dây nhánh. Vặn xoắn: Dùng kìm quấn dây nhánh lên dây chính, xoắn tiếp khoảng 7 vòng rồi cắt bỏ dây thừa. Sau đó, siết chặt mối nối vừa đủ, không nên chặt quá làm hỏng dây dẫn. Kiểm tra mối nối: chắc chắn, đều, đẹp. Dây dẫn lõi nhiều sợi: Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi. Nối dây: tách lõi dây dẫn làm 2 phần bằng nhau. Đặt lõi dây nhánh vào giữa đoạn lõi dây chính và lần lượt văn xoắn từng nửa lõi dây nhánh khoảng 3 – 4 vòng, quấn ngược chiều nhau. Cắt bỏ phần thừa. Kiểm tra mối nối: chắc chắn, đều, đẹp. c. Nối dây dùng phụ kiện Nối bằng vít: Làm đầu nối: Làm khuyên kín: uốn lõi thành vòng khuyên lớn đường kính vít, cùng chiều siết chặt của vít. Xoắn 1 – 2 vòng đầu vít vào lõi dây. Làm khuyên hở: đường kính vòng khuyên phải lớn hơn đường kính vít. Nối dây: đặt vòng khuyên lên chỗ nối, đặt tiếp vòng đệm, vít rồi dùng tua vít vặn chặt. Nối bằng đai ốc nối dây: Làm đầu nối thẳng: Chiều dài đoạn bóc vỏ cách điện khoảng 2/3 chiều dài đai ốc nối dây và làm sạch lõi. - Nối dây dẫn: giữa các đầu dây cho bằng nhau, dùng kìm soắn các lõi dây theo chiều kim đồng hồ. vặn đai ốc nối dây vào đầu lõi dây dẫn, đai ốc cắt lên lõi dây các ren mịn tạo thành tổ hợp vít và đai ốc. - Kiểm tra mối nối: kéo mạnh từng dây để kiểm tra độ chắc chắn. đai ốc chùm hết phần lõi dây dẫn. Bước 4. Hàn mối nối Tác dụng của hàn mối nối: Tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt và không gỉ. Các bước hàn mối nối: Làm sạch mối nối: dùng giấy giáp làm sạch tạp chất và oxit đồng bên ngoài để mối hàn được chắc chắn. Láng nhựa thông: tránh để mối hàn bị oxi hóa. Hàn thiếc mối nối. Bước 5. Cách điện mối nối Cách điện mối nối bằng cách quấn băng cách điện. - Quấn từ trái sang phải. - Lớp trong quấn phần mối nối. - Lớp ngoài quấn chồng lên 1 phần lớp vỏ cách điện. - Kéo căng băng cách điện khi quấn. - Bước quấn sau phải chồng lên 1/3 bước quấn trước.
- 1.3. Bấm cos đầu dây dẫn điện Bạn có phải là một kỹ sư điện? Nếu bạn là một kỹ sự điện trong doanh nghiệp, nhà máy, công ty điện lực…thì việc bấm đầu cos dây điện là điều tối thiểu bạn phải biết để phục vụ công việc tốt hơn. Chính vì thế, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bấm đầu cos dây điện. Giờ chúng ta sẽ vào vấn đề chính. Để bấm đầu cos dây điện bạn hãy chuẩn bị một số dụng cụ như sau: - Đầu cos dây điện - Dây điện - Kìm cắt - Kìm bấm cos thủy lực - Kéo Thực hiện như sau: - Bước 1: Đầu tiên bạn cần đo khoảng cách của đầu cos, tuốt vỏ dây điện bên ngoài, thực hiện cẩn thận để không xén vào dây lõi. - Bước 2: Tiến hành bo tròn dây điện lại để diện tích của dây nhỏ hơn. - Bước 3: Luồn dây vào đầu cos, đặt dây đúng vị trí. - Bước 4: Dùng kìm bấm thủy lực để bấm đầu cos vào dây điện. - Bước 5: Sau đó hãy Test xem việc bấm đầu cos dây điện đã chuẩn chưa, có thể sử dụng được không. Nếu mọi thứ Ok thì xin chúc mừng, bạn đã tiến hành bấm đầu cos dây điện rất tốt. Cách bấm đầu cos dây điện
- 2. Cách chọn đầu cos Đầu cos hay còn gọi là Cosse hoặc Terminal. Đây là thiết bị quan trọng trong ngành điện có tác dụng truyền tải điện năng. Mặt khác, tăng khả năng dẫn điện giữa cáp điện với cáp điện hoặc cáp điện với thiết bị. Trên thị trường có rất nhiều loại đầu cos: - Phân loại theo chất liệu thì đầu cos gồm 3 loại: Cos đồng, cos nhôm, cos đồng pha nhôm. - Phân loại theo kiểu dáng thì đầu Cost rất đa dạng: Đầu cos tròn, đầu cos chỉa, đầu cốt nối dây cáp điện. Đầu cos rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng Đầu tiên, khi lựa chọn đầu cos bạn cần căn cứ theo mục đích sử dụng để có thể chọn đúng kích thước đầu cos. Sau đó, dựa vào bán kính, tiết diện dây dẫn, các thông số kỹ thuật của dây cáp điện để chọn đầu cos phù hợp. Lựa chọn đúng dây dẫn phù hợp với kích thước đầu cos sẽ tăng khả năng dẫn điện. Đồng thời, các thao tác khi bấm đầu cos dây điện sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Thông thường, khi chọn đầu cos dây điện bạn nên xem xét loại dây dẫn có tiết diện như thế nào. Bạn nên chọn đầu cos lớn hơn hoặc bằng tiết diện dây dẫn. Không nên chọn đầu cos quá nhỏ hoặc quá lớn. Bởi khả năng tiếp xúc sẽ kém hơn, kết nối
- giữa đầu cos và dây dẫn sẽ không chắc chắn và không đẹp. Để đảm bảo lựa chọn đầu cos chính xác nhất bạn nên đọc kỹ các thông số kỹ thuật của dây dẫn và đầu cos. Chú ý: Tiết diện dây dẫn được quy định cũng chính là kích thước lõi Ví dụ: Đầu cos có thông số kỹ thuật là SC A-ØE Trong đó: A: chỉ số tiết diện dây dẫn (mm2) ØE: Chỉ số kích thước lỗ tròn bắt ốc (thông thường các chỉ số này sẽ cộng thêm 0.1mm – 0.3mm) Ngoài ra, khi chọn đầu cos bạn cũng nên lưu ý về chiều dài của đầu cos nữa nhé. Bản vẽ đầu cos Dưới đây là danh sách các loại đầu cos thông dụng trên thị trường
- Đầu cos E C A B L M2 Đầu cos SC 1.5 – 5 5.1 1.8 3.7 5 16 1.5 Đầu cos SC 2.5 – 4 4.2 2.4 4 7 18 2.5 Đầu cos SC 2.5 – 5 5.25.2 2.4 4 7 20 2.5 Đầu cos SC 4 – 5 6.5 3.1 4.8 7 20 4 Đầu cos SC 4 – 6 6.5 3.1 4.8 7 20 4 Đầu cos SC 6 – 6 6.5 3.8 5.5 9 24 6 Đầu cos SC 10 – 6 8.4 5 6.5 9 26 10 Đầu cos SC 10 – 8 6.5 5 6.5 9 26 10 Đầu cos SC 16 – 6 8.4 5.7 7.5 11 30 16 Đầu cos SC 16 – 8 6.5 5.7 7.5 11 30 16 Đầu cos SC 25 – 6 8.1 7.2 9 13 33 25 Đầu cos SC 25 – 8 8.4 7.2 9 13 35 25 Đầu cos SC 35 – 8 10.5 8.5 10.8 13.3 38 35 Đầu cos SC 35 – 10 8.4 8.5 10.8 13.5 38 35 Đầu cos SC 50 – 8 10.5 9.8 12.5 16 44 50 Đầu cos SC 50 – 10 10.5 9.8 12.5 16 44 50 Đầu cos SC 70 – 10 13 11.5 14.5 18 51 70 Đầu cos SC 70 – 12 10.5 11.5 14.5 18 51 70 Đầu cos SC 95 – 10 13 13.7 17 22 57 95 Đầu cos SC 95 – 12 13 13.7 17 22 57 95 Đầu cos SC 120 – 12 15 13 19 24 64 120 Đầu cos SC 120 – 14 13 15 19 24 64 120 Đầu cos SC 150 – 12 15 16.7 21 26 71 150 Đầu cos SC 150– 14 15 16.7 21 26 71 150 Đầu cos SC 185 – 14 13 18.5 23 30 79 185 Đầu cos SC 240 – 12 15 21 26 38 93 240
- Đầu cos SC 2.40 – 14 15 21 26 38 93 240 Đầu cos SC 300 – 14 17 24.5 30 42 310 300 Đầu cos SC 300-16 15 24.5 30 42 310 300 Đầu cos SC 400 – 14 17 27 34 42 311 400 Đầu cos SC 400 – 16 15 27 34 42 311 400 Đầu cos SC 500 – 14 17 30 38 48 312 500 Đầu cos SC 500– 16 17 30 38 49 312 500 Đầu cos SC 630 – 16 35 45 56 513 610 3. Cách sử dụng kìm bấm cos Kìm bấm cos là vật dụng quen thuộc nhưng nhiều người lại chưa sử dụng đúng cách hoặc không biết cách sử dụng. Đừng lo lắng! Hãy xem ngay những bước sử dụng kìm bấm cos đúng cách mà chúng tôi chia sẻ sau đây. - Bước 1: Bạn chèn dây trần vào đầu nối, tiếp đến hãy chèn đầu cos muốn bấm vào đầu ép của kìm bấm cos. - Bước 2: Hãy bóp tay cầm với lực mạnh nhất để các crimper mở ra. Bạn nhớ kiểm tra các thiết bị đầu cuối khi đã uốn xong. Hãy đảm bảo rằng tất cả các sợi dây đều nằm trong thùng uốn. - Bước 3: Tiến hành điều chỉnh các đai ốc trên kìm bấm cos. Bạn hãy xoay bộ phận khóa điều chỉnh cho đến lúc dây cáp và đầu cos đã gắn chặt với nhau rồi hãy tiến hành bấm cos.
- Bạn đã sử dụng kìm bấm cos đúng cách chưa? - Các đầu cos có thể có góc cạnh sắc nhọn nên khi sử dụng kìm bấm cos bạn hãy cẩn thận để tránh những tổn thương không đáng có. Hãy loại bỏ hết các góc cạnh sắc nhọn trên đầu cos khi đã bấm cos xong. - Thêm nữa, các thiết bị đầu cuối dùng trong công việc sửa chữa phải đạt chuẩn quy định về sơ đồ kết nối dây điện. Mặt khác, người thợ phải luôn tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tốt nhất, khi sử dụng kìm bấm cos, người dùng nên mặc đồ bảo hộ để tránh các vụn đầu cos, mảnh dây cáp văng trúng. - Các dụng cụ kìm bấm cos nên bảo quản cẩn thận, để xa tầm tay của trẻ nhỏ. Đặc biệt, các loại kìm đang gắn nguồn điện cấp lực như bơm điện, bơm tay có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu tiếp xúc với các thiết bị này.
- BÀI 2: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG CƠ BẢN Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh có khả năng. - Trình bày được sơ đồ nguyên lý của các mạch điện cơ bản - Lắp đặt đúng sơ đồ, đúng trình tự và đúng yêu cầu kỹ thuật đấu nối dây. - Rèn luyện tính cẩn thận, tác phong công nghiệp, mỹ thuật và an toàn. 2.1 Đèn sợi đốt 2.1.1. Cấu tạo của đèn sợi đốt Đèn tròn có cấu tạo đơn giản gồm 2 bộ phân chính là bóng đèn và đui đèn: a) Bóng đèn: gồm 3 phần sau: - Dây tóc: có dạng lò xo xoắn, được làm bằng hợp kim chịu nhiệt cao và có công suất điện trở lớn như Vonfram, hai đầu sợi đốt được nối ra chân đèn. - Bầu đèn: được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt, bên trong có chứa khí trơ để tăng tuổi thọ của sợi đốt. - Chân đèn: được gắn dính với bầu đèn và có hai tiếp điểm bằng chì. Hiện nay có loại cổ đèn ngạnh trê (hai ngạnh) và cổ đèn vặn xoắn. b) Đui đèn (đế) Là bộ phận tiếp điện cho bóng đèn, được làm bằng đồng thau, bằng phíp hoặc sứ cách điện. Đui đèn gồm có thân và nắp. Đui bóng đèn có 2 dạng: dạng có 2 ngạnh và dạng vặn xoắn. Loại có đui vặn xoắn được ký hiệu bằng chữ E (Edison) và đã được tiêu chuẩn hóa ở các nước Châu Âu. Thông thường loại có ngạnh được chế tạo ở Pháp và được ký hiệu bằng chữ B. 2.1.2 Nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt a) Nguyên lý cấu tạo Dây tóc hay dây nung sáng bằng Vonfram được giữ bởi các móc bằng molipđen được cắm sâu vào thấu kính ở trên đầu tự do của một thanh thủy tinh gắn vào phần của đĩa thủy tinh. Phần của đĩa được gắn với bầu của đèn. Ống tháo bằng thủy tinh được đóng kín ở đầu tự do của nó, sau khi không khí đã được tháo rút khỏi đèn , tương ứng đèn đã được làm đầy
- bằng khí trơ. Dây dẫn dòng điện (các điện cực) được tạo nên từ đồng Cu và khí trơ hay chân không ở bên trong đèn. Dây nung sáng bằng Vonfram chịu được nhiệt độ 22500C, nó sẽ sản sinh ra nhiệt và do nung nóng nên sẽ tạo ra ánh sáng. Để tránh ôxy hóa và làm hỏng dây Vonfram, hiện nay người ta nạp khí Neon và Argon đối với bóng có công suất lớn và bóng có công suất nhỏ thì hút chân không. b) Nguyên lý làm việc Khi được cấp điện dưới tác dụng nhiệt của dòng điện, dây tóc của đèn tròn bị nung lên tới nhiệt độ rất cao làm đèn phát sáng và tỏa ra rất nhiều AC Đ nhiệt. * Ưu, nhược điểm của đèn sợi đốt Ưu điểm: - Phát ra ánh sáng gần giống với ánh sáng tự nhiên (do có nhiều tia hồng ngoại) Nhược điểm: - Hiệu suất thấp, hao tốn năng lượng - Tuổi thọ kém và dễ hư hỏng * Các đặc tính của đèn nung sáng Các đèn nung sáng được đặc trưng bởi: - Công suất: 25, 40, 60, 75, 100... - Điện áp thông thường là 220V hay 12, 24, 48... - Loại đui: E14, E27 hay B22... Số thứ nhất là đường kính ngoài của loại ren vặn xoắn hoặc đường kính đui đèn loại có ngạnh Số thứ hai gạch chéo là chiều dài tổng của đui đèn. Đôi khi người ta chỉ dùng trị số này mà thôi vì đường kính ngoài của loại ren vặn xoắn hoặc đường kính đui đèn loại có ngạnh người ta ít quan tâm vì đã chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ E27, B22 Số thứ ba của loại đui có ngạnh, là đường kính đui đèn cộng với hai ngạnh. Ví dụ E 10/13 hay B 22/27x26 Dạng bóng điện: dạng bình thường, dạng quả cầu, dạng ngọn lửa Thủy tinh: loại sáng trong, loại mờ. loại màu sữa, loại có nhiều màu khác màu sữa, loại gương soi. Tuổi thọ của loại đèn nung sáng trung bình là 1000 giờ Quang thông sinh ra từ 12 đến 14 lumem đối với công suất đèn 1W, rõ ràng quá thấp. (hiệu quả ánh sáng 12-14 (lm/W))
- 2.1.3 Kiểm tra bóng đèn sợi đốt: - Bằng trực quan: nhìn thấy dây tóc của bóng đèn vẫn không bị đứt thì chứng tỏ vẫn sử dụng tốt. - Bằng đồng hồ VOM: chuyển về thang đo điện trở đặt 2 que đồng hồ vào 2 chân của bóng nếu kim đồng hồ hiển thị giá trị điện trở thì chứng tỏ bóng đèn vẫn sử dụng tốt, ngược lại nếu kim đồng hồ không hiển thị giá trị điện trở thì chứng tỏ bóng đèn đã bị hư không thể sử dụng được. 2.2 ĐÈN HUỲNH QUANG 2.2.1 Cấu tạo: Đèn huỳnh quang gồm các bộ phận sau: Bóng đèn, điện cực, chấn lưu, máng đèn. - Bóng đèn: được làm bằng thủy tinh có các chiều dài:0,3m; 0,6m; 1,2m; 1,5m; 2,4m. Mặt trong của bóng có phủ một lớp bột huỳnh quang (hợp chất chủ yếu là phôtpho). Người ta rút hết không khí trong ống và bơm vào ống một ít hơi thủy ngân và khí trơ - Điện cực: làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn. Điện cực được tráng một lớp bari-oxit để phát ra điện tử. Có 2 điện cực ở 2 đầu ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với điện cực. - Chấn lưu: Có 2 loại đó là chấn lưu cuộn cảm và chấn lưu điện tử
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện - TS. Phan Đăng Khải
181 p | 3207 | 1682
-
Giáo trình Thực hành lắp đặt điện dân dụng - ĐH Cần Thơ
24 p | 2135 | 702
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Dùng cho hệ TC QLVH): Phần 1
58 p | 295 | 113
-
Giáo trình Thực hành điện cơ bản: Phần 1
64 p | 82 | 26
-
Giáo trình Thực hành điện cơ bản: Phần 2
57 p | 80 | 21
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
157 p | 64 | 19
-
Giáo trình Thực hành lắp đặt tủ điện tại doanh nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
84 p | 22 | 18
-
Giáo trình Thực hành Lắp đặt điện (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
42 p | 21 | 14
-
Giáo trình Thực hành Lắp đặt điện (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
42 p | 16 | 14
-
Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng
54 p | 72 | 13
-
Giáo trình Thực hành Lắp đặt hệ thống điện (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
41 p | 19 | 11
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường TC nghề Đông Sài Gòn
43 p | 38 | 11
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
86 p | 29 | 9
-
Giáo trình Thực hành mạch điện cơ bản (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
49 p | 25 | 7
-
Giáo trình Thực hành lắp đặt đường ống (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
86 p | 26 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề Điện Công nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
43 p | 22 | 5
-
Giáo trình Thực hành mạch điện 1 (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
48 p | 17 | 5
-
Giáo trình Giáo trình Thực hành mạch điện 1 (Nghề Công nghệ ô tô - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
50 p | 30 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn