Giáo trình Thực hành tiện vạn năng (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
lượt xem 5
download
(NB) Giáo trình Thực hành tiện vạn năng với mục tiêu giúp các bạn có thể giải thích được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ; Sử dụng, bảo quản tốt các dụng cụ đo kiểm; Trình bày được các các thông số hình học của dao tiện; Phân tích được yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt; Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành tiện vạn năng (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHẠM VĂN TÂM (Chủ biên) NGUYỄN VĂN CHÍN - VŨ ĐĂNG KHOA GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH TIỆN VẠN NĂNG Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính Trình độ: Trung cấp (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2021
- LỜI GIỚI THIỆU Từ khi nước ta bước vào thời kỳ mở cửa hội nhập. Lĩnh vực cơ khí đã không ngừng phát triển, rất nhiều nhà máy, công ty chuyên về lĩnh vực chế tạo máy.nên nhu cầu nhân lực ngành chế tạo máy nói chung và nghề vẽ thiết kế nói riêng đang rất thiếu, nên việc đào tạo ra những người thợ vẽ thiết kế có tay nghề là việc làm rất cấp thiết. Với nhu cầu thiết thực như vậy, việc có những cuốn giáo trình để hỗ trợ người học trong quá trình tiếp thu những kiến thức và kỹ năng của nghề vẽ thiết kế trên máy tính. Với mong muốn đó, hiện nay chúng tôi đã biên soạn cuốn giáo trình Thực hành tiện vạn năng để các em học sinh – sinh viên có khả năng tiếp cận với nghề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nội dung trong cuốn giáo trình được viết theo trình tự hết sức logic theo từng bài cơ bản. Trong từng bài đầu tiên sẽ cung cấp kiến thức lý thuyết, sau đó sẽ được cung cấp phần kỹ năng để hình thành tay nghề cho người học. Và các bài sẽ được bố trí sắp xếp trong cuốn giáo trình theo mức độ từ dễ đến khó để tiếp thu hiệu quả hơn. Với những gì đã thể hiện trong cuốn giáo trình này, hy vọng các em học sinh – sinh viên sẽ hoàn thành tốt môn học của mình trong quá trình học tập tại trường. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nhóm biên soạn 1
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 Bài 1 Nội quy - An toàn lao động - Sử dụng dụng cụ đo kiểm .................... 9 1.1. Nội quy khi thực tập tại xưởng máy công cụ ......................................... 9 1.2. Những quy định khi thực tại xưởng tại xưởng máy công cụ ............... 10 1.3. Sử dụng dụng cụ đo kiểm..................................................................... 10 Bài 2 Vận hành máy tiện .............................................................................. 22 2.1. Cấu tạo của máy tiện ............................................................................ 22 2.2. Quy trình thao tác vận hành máy tiện .................................................. 26 2.3. Bảo dưỡng máy tiện ............................................................................. 31 2.4. Cấu tạo và phương pháp sử dụng mâm cặp 3 chấu, 4 chấu ................. 32 Bài 3 Dao tiện, mũi khoan ............................................................................ 36 3.1. Cấu tạo chung của dao tiện .................................................................. 36 3.2. Phân loại dao tiện ................................................................................. 37 3.3. Các góc cơ bản của dao tiện ................................................................. 37 3.4. Mài dao tiện.......................................................................................... 42 3.5. Mũi khoan ............................................................................................ 47 3.5.3. Thông số hình học của mũi khoan ruột gà ........................................ 49 3.6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh ...................... 51 3.7. Các bước tiến hành mài mũi khoan ...................................................... 51 Bài 4 Tiện mặt đầu – khoan tâm .................................................................. 55 4.1. Yêu cầu kỹ thuật khi gia công mặt đầu và khoan lỗ tâm ..................... 55 4.2. Phương pháp gia công .......................................................................... 55 4.3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng ........................... 66 4.4. Kiểm tra sản phẩm ............................................................................... 67 4.5. Vệ sinh công nghiệp ............................................................................. 67 4.6. Bài tập luyện tập: ................................................................................. 68 Bài 5 Tiện trụ trơn ngắn ............................................................................... 69 2
- 5.1. Yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngoài...................................................... 69 5.2. Phương pháp gia công .......................................................................... 69 5.3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng ........................... 77 5.4 Kiểm tra sản phẩm ................................................................................ 78 5.5. Vệ sinh công nghiệp ............................................................................. 79 5.6. Bài tập luyện tập: ................................................................................. 79 Bài 6 Tiện trụ bậc ngắn gá trên mâm cặp................................................... 81 6.1. Yêu cầu kỹ thuật khi tiện trụ bậc ......................................................... 81 6.2. Phương pháp gia công .......................................................................... 81 6.3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng ........................... 87 6.4. Kiểm tra sản phẩm ............................................................................... 87 6.5. Vệ sinh công nghiệp ............................................................................. 88 6.6. Bài tập luyện tập: ................................................................................. 88 Bài 7 Tiện rãnh và cắt đứt ............................................................................ 90 7.1. Yêu cầu kỹ thuật khi tiện rãnh ............................................................. 90 7.2. Yêu cầu kỹ thuật khi tiện cắt đứt ......................................................... 96 Bài 8 Tiện trụ trơn dài gá trên mâm cặp và một đầu tâm ...................... 102 8.1. Yêu cầu kỹ thuật khi tiện trụ dài l 10d............................................ 102 8.2. Phương pháp tiện trục trơn dài gá trên một đầu tâm.......................... 102 8.3. Dạng sai hỏng nguyên nhân và biện pháp đề phòng ...................... 107 8.4. Kiểm tra sản phẩm ............................................................................. 107 8.5. Vệ sinh công nghiệp ........................................................................... 108 Bài 9 Tiện trụ trơn dài gá trên hai đầu tâm ............................................. 109 9.1. Phương pháp tiện trụ trơn dài l 10d gá trên hai đầu tâm có cặp tốc ................................................................................................................... 109 9.2 Dạng sai hỏng nguyên nhân và biện pháp đề phòng........................... 109 9.3. Trình tự thực hiện:.............................................................................. 110 9.4. Kiểm tra sản phẩm ............................................................................. 111 9.5. Vệ sinh công nghiệp ........................................................................... 111 9.6. Bài tập luyện tập: ............................................................................... 112 3
- Bài 10 Tiện lỗ suốt ....................................................................................... 113 10.1. Yêu cầu kỹ thuật khi tiện lỗ suốt...................................................... 113 10.2. Phương pháp gia công ...................................................................... 113 10.3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng....................... 115 10.5. Kiểm tra sản phẩm ........................................................................... 119 10.6. Bài tập luyện tập............................................................................... 120 Bài 11: Tiện lỗ bậc ...................................................................................... 122 11.1. Yêu cầu kỹ thuật khi tiện lỗ bậc ....................................................... 122 11.2. Phương pháp gia công ..................................................................... 122 11.3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh .................. 127 11.4. Các bước tiến hành tiện .................................................................... 128 11.5. Kiểm tra sản phẩm ........................................................................... 129 Bài 12 Tiện côn ngoài bằng cách xoay xiên bàn trượt dọc ...................... 131 12.1 Các loại côn tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của côn ngoài.............. 131 12.2. Phương pháp tiện côn ngoài bằng xoay xiên bàn trượt dọc. ............ 136 12.3 Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng........................ 139 12.4 Phương pháp kiểm tra mặt côn ......................................................... 140 Bài 13 Tiện côn trong bằng cách xoay xiên bàn trượt dọc ...................... 141 13.1. Yêu cầu kỹ thuật khi tiện côn trong ................................................. 141 13.2. Phương pháp tiện côn trong bằng xoay xiên bàn trượt dọc phụ ...... 141 13.3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng ....................... 144 13.4. Phương pháp kiểm tra mặt côn ........................................................ 144 Bài 14 Tiện ren tam giác ngoài hệ mét có bước ren ≤ 2mm, ren lẻ, hướng phải ............................................................................................................... 146 14.1. Khái niệm chung về ren tam giác..................................................... 146 14.2. Phương pháp tiện ren lẻ, bước nhỏ, hướng phải .............................. 151 14.3 Dao tiện ren tam giác – Mài dao tiện ren tam giác ........................... 158 14.4. Mài dao tiện ren ............................................................................... 161 14.5 Vệ sinh công nghiệp .......................................................................... 162 4
- 14.6 Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng khi tiện ren lẻ hướng phải ................................................................................................. 163 14.7 Các bước tiến hành tiện ren tam giác hệ mét bước ≤ 2mm, ren lẻ, hướng phải ................................................................................................. 163 Bài 15 Tiện ren tam giác ngoài hệ mét có bước ren > 2mm, ren lẻ, hướng trái ................................................................................................................. 170 15.1. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng khi tiện ren lẻ hướng trái .................................................................................................. 170 15.2 Các bước tiến hành tiện ren tam giác hệ mét bước > 2mm, ren lẻ, hướng trái .................................................................................................. 171 15.3 Bài tập luyện tập................................................................................ 172 15.4 Kiểm tra sản phẩm ............................................................................ 173 15.5 Vệ sinh công nghiệp .......................................................................... 173 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 174 5
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thực hành tiện vạn năng Mã mô đun: MĐ 16 Thời gian của mô đun: 120 giờ (LT: 40 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 72 giờ; KT: 8 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: Vị trí: - Trước khi học mô đun này sinh viên phải hoàn thành: MH07; MH08; MH09; MH10; MH11; MH12; MH13; MH14; MH15; MH19. Tính chất: - Là môđun chuyên môn nghề thuộc mô đun đào tạo nghề và là mô đun học sinh- Sinh viên hình thành kỹ năng tiện; II. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Giải thích được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ. + Sử dụng, bảo quản tốt các dụng cụ đo kiểm + Trình bày được các các thông số hình học của dao tiện. + Phân tích được yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt. + Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện. + Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi tiện trụ ngoài, tiện côn, tiện ren tam giác + Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Kỹ năng: + Trình bày được cấu tạo, công dụng và nguyên lý hoạt động, phương pháp đo,đọc và cách bảo quản một số dụng cụ đo - kiểm trong nghề. + Chọn được dụng cụ đo kiểm phù hợp với yêu cầu công việc đo, kiểm. + Đo kiểm chính xác, đúng thao tác kỹ thuật + Mài được dao tiện ngoài (thép gió) đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. + Phân tích được quy trình bảo dưỡng máy tiện. 6
- + Vận hành thành thạo máy tiện để tiện trụ trơn ngắn, trụ bậc, tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm, tiện trụ dài l 10d,tiện côn, tiện ren tam giác đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian TT Tên các bài trong mô đun Thi Tổng Lý Thực kiểm số thuyết hành tra Nội quy - An toàn lao động 1 5 3 2 Sử dụng dụng cụ đo kiểm 2 Vận hành máy tiện 5 1 4 3 Dao tiện, mũi khoan 5 1 3 1 4 Tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm 5 1 4 5 Tiện trụ trơn ngắn 15 2 13 6 Tiện trụ bậc ngắn gá trên mâm cặp 10 2 7 1 7 Tiện rãnh và cắt đứt 5 5 Tiện trụ trơn dài gá trên mâm cặp và 10 4 6 8 một đầu tâm 9 Tiện trụ trơn dài gá trên hai đầu tâm 5 4 1 10 Tiện lỗ suốt 10 2 7 1 11 Tiện lỗ bậc 5 5 Tiện côn ngoài bằng xoay xiên bàn 12 trượt dọc phụ 10 2 7 1 13 Tiện côn trong bằng xoay ụ động 10 4 6 14 Tiện ren tam giác ngoài hệ mét có 10 2 7 1 bước ren ≤ 2mm, ren lẻ, hướng phải 7
- 15 Tiện ren tam giác ngoài hệ mét có 10 2 6 1 bước ren > 2mm, ren lẻ, hướng trái Thi kết thúc 1 Cộng 120 40 72 8 8
- Bài 1 Nội quy - An toàn lao động - Sử dụng dụng cụ đo kiểm Mục tiêu Trình bày được các nội quy quy định an toàn Nhận biết đúng các biểu tượng, biển báo về nội quy và an toàn lao động Có thái độ nghiêm túc tự giácthực hiện các nội quy, quy định an toàn lao động Trình bày được cấu tạo, công dụng và nguyên lý hoạt động, phương pháp đo, đọc và cách bảo quản một số dụng cụ đo - kiểm trong nghề. Chọn được dụng cụ đo kiểm phù hợp với yêu cầu công việc đo, kiểm. Đo kiểm chính xác, đúng thao tác kỹ thuật Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1.1. Nội quy khi thực tập tại xưởng máy công cụ Điều 1: Học sinh phải có mặt trước giờ thực tập từ 5 - 10 phút, để chuẩn bị điều kiện cho thực tập và sản xuất. Điều 2: Trước khi vào lớp học sinh phải mặc đồng phục, đi giầy, đeo thẻ học sinh và có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho học tập và sản xuất. Điều 3: Đi học muộn từ 10 phút trở lên hoặc bỏ học giữa giờ, buổi học đó coi như nghỉ không lý do. Ra khỏi xưởng hoặc nơi thực tập phải xin phép và được sự đồng ý của giáo viên phụ trách. Điều 4: Khi vào xưởng học sinh phải chấp hành tuyệt đối sự phân công hướng dẫn của giáo viên, không được tự ý sử dụng thiết bị, dụng cụ và máy móc, khi chưa được hướng dẫn, phân công hoặc chưa hiểu. Điều 5: Không được làm đồ tư hoặc lấy cắp vật tư của xưởng trường. Điều 6: Phải đảm bảo đủ thời gian cho học tập, sản xuất, Không được làm việc riêng hoặc đùa nghịch trong giờ học. Điều 7: Không nhiệm vụ không được vào nơi học tập hoặc sản xuất khác. Điều 8: Cuối giờ phải thu dọn vật tư, phôi liệu, vệ sinh dụng cụ, thiết bị, máy móc và nơi làm việc. Điều 9: Tất cả học sinh thực tập tại xưởng máy công cụ, phải nghiêm chỉnh chấp hành những nội quy trên. Nếu vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị kỷ luật theo quy định chung của nhà trường. 9
- 1.2. Những quy định khi thực tại xưởng tại xưởng máy công cụ 1.2.1 Trước khi làm viêc - Phải mặc quần áo bảo hộ gọn gàng. Nếu là nữ tóc dài phải quấn lên cho vào trong mũ. - Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra an toàn lao động (người và thiết bị), dùng tay quay thử mâm cặp để kiểm tra các bộ phận của máy. - Sắp xếp lại vị trí làm việc, thu dọn những vật thừa ở trên máy và xung quanh vị trí làm việc. - Nếu máy và bộ phận điện bị hỏng phải báo ngay cho người phụ trách. - Vị trí nơi làm việc phải sạch sẽ, loại bỏ tất cả mọi rác bẩn, phoi, dầu mỡ.. Không để dụng cụ, phôi liệu dưới nền nhà ( dưới chân). - Nếu phôi có khối lượng 20 kg trở lên khi gá phải dùng thiết bị nâng cẩu. - Không được để chìa khoá trên mâm cặp khi đã kẹp chặt hoặc tháo phôi xong. - Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra an toàn về tất cả mọi mặt. 1.2.2 Trong thời gian làm việc - Không đeo găng tay hoặc bao tay khi làm việc. Nếu ngón tay bị đau, băng lại và đeo găng cao su mỏng. - Không để dung dịch làm nguội hoặc dầu bôi trơn đổ ra bục đứng và nền nhà xung quanh nơi làm việc. - Không rời vị trí làm việc khi máy đang chạy. - Không thay đổi tốc độ và điều chỉnh các tay gạt khi máy chưa dừng hẳn. Không dùng tay hãm mâm cặp. - Không đo, kiểm khi máy chưa dừng hẳn. - Trong quá trình tiện phải đeo kính bảo hộ. 1.2.3 Sau khi làm việc - Phải tắt động cơ điện. - Thu dọn và sắt xếp gọn gàng các chi tiết và phôi vào đúng nơi quy định. - Lau chùi sạch sẽ thiết bị, dụng cụ và tra dầu vào các bề mặt làm việc của máy. 1.3. Sử dụng dụng cụ đo kiểm 1.3.1. Thước cặp 1.3.1.1. Công dụng Thước cặp đo được các kích thước bên ngoài (chiều dài, chiều rộng, chiều cao, đường kính ngoài) các kích thước bên trong (đường kính lỗ, chiều rộng rãnh), (hình 1.1) 10
- - Thước cặp 1/10 đo chính xác được phần mười ( mm ) nên thường dùng kiểm tra những kích thước chính xác thấp. - Thước cặp 1/20 và 1/50 đo chính xác được 0,05 và 0,02 (mm) nên thường dùng kiểm tra những kích thước tương đối chính xác. 1.3.1.2. Cấu tạo: (Hình 1.1) - Cấu tạo thước cặp như hình vẽ gồm thân thước chính (1) mang mỏ cố định (4) khung trượt (2) con trượt (6) trên thân thước chính có chia khoảng kích thước ( mm ) hoặc (inh). a) b) c) Hình 1. 1 : Thước cặp a) Thước cặp 1/10; b) Thước cặp 1/20 ; c) Thước cặp 1/50. - Trên khung trượt (2) có mỏ động (5) du xích (3) và vít (10). Du xích được chia vạch, giá trị mỗi vạch có thể là 0,1 mm; 0,05 mm; 0,02 mm - Trên con trượt (6) có vít (7) và đai ốc (8) trục vít (9) vít (10) dùng để cố định khung trượt (2) trên thân thước chính. Mỏ động (5) có thể xê dịch bằng tay hoặc di động nhỏ bằng cách cố định con trượt (6) nhờ vít (7) rồi vạn đai ốc (8). Vít (10) dùng hãm cố định khung trượt (2), du xích (3) và mỏ động (5) với thước chính (1). 11
- * Nguyên lý du xích thước cặp: Để có thể đọc được dễ dàng những phần lẻ của (mm), du xích của thước cặp được cấu tạo theo nguyên lý sau: Khoảng cách giữa 2 vạch trên du xích nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 vạch trên thước chính. Cứ n khoảng trên du xích thì bằng n - 1 khoảng trên thước chính . Như vậy: Nếu ta gọi khoảng cách giữa 2 vạch trên thước chính là a, khoảng cách giữa 2 vạch trên du xích là b. Ta có biểu thức sau: a . (n-1) = b . n Từ đó ta có : a.n- a=b.n (a . n) – (b . n) = a Vậy : a – b = a / n Vậy: Hiệu số độ dài mỗi khoảng trên thước chính và trên du xích bằng tỷ số giữa độ dài mỗi khoảng trên thước chính và số khoảng trên du xích . Tỷ số: a / n là giá trị của mỗi vạch trên du xích hay gọi là độ chính xác của thước. - Thước cặp 1/10: Thước 1/10 Du xích chia n = 10 vạch nên tỷ số a/n = 1/10 = 0,1. Vậy độ chính xác của thước là 0,1 mm. Thước cặp 1/10 có các loại: +Loại lấy 9 vạch trên thân thước chính chia làm 10 khoảng trên du xích . +Loại lấy 19 vạch trên thân thước chính chia làm 10 khoảng trên du xích . -Thước cặp 1/20: Du xích chia n = 20 vạch nên tỷ số a/n = 1/20 = 0,05. Vậy độ chính xác của thước là 0,05 mm. Thước cặp 1/20 có các loại: +Loại lấy 19 vạch trên thân thước chính chia làm 20 khoảng trên du xích . +Loại lấy 39 vạch trên thân thước chính chia làm 20 khoảng trên du xích. 12
- b) Thước 1/20 -Thước cặp 1/50: Du tiêu chia n = 50 vạch nên tỷ số a/n = 1/50 = 0,02. Vậy độ chính xác của thước là 0,02 mm. Lấy 49 vạch trên thân thước chính chia làm 50 khoảng trên du xích. c) Thước 1/50 * Cách sử dụng -Cách đọc trị số trên thước cặp: +Khi đo xem vạch “0” của du tiêu ở vị trí nào của thước chính ta đọc phần nguyên của kích thước ở trên thước chính, là vạch gần nhất với vạch “0” phía bên trái của du tiêu ta được phần nguyên. +Xem vạch nào của du tiêu trùng với một vạch bất kỳ của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó trên du tiêu ( tại vị trí trùng nhau) +Kích thước đo xác định theo biểu thức sau: L = m + k . a / n Trong đó: L- kích thước cần đo. m - số vạch của thước chính nằm phía trái vạch “0” của du tiêu. K - Vạch của du tiêu trùng vạch của thước chính. a - Độ chính xác của thước. n Trước khi đo cần kiểm tra xem thước có chính xác không, thước chính xác khi 2 mỏ đo của thước sít vào nhau thì vạch "0"của du tiêu trùng với vạch "0"của thước chính. - Phải kiểm tra xem vật đo có sạch, có “bavia” không nếu đo tiết diện tròn phải đo theo hai chiều, đo trên chiều dài phải đo ở 3 vị trí. - Khi đo nới lỏng vít hãm, đẩy mỏ động lùi xa mỏ tĩnh, giữ cho mặt phẳng chính (mỏ cặp) của thước song song và vuông góc với kích thước cần đo, đẩy nhẹ mỏ động vào sát vật đo. Sau đó vặn các vít hãm để cố định mỏ đo với vật đo và đọc kết quả đo. Nới lỏng vít hãm, đẩy mỏ động lùi ra khỏi chi tiết đo và đưa mỏ động về vị trí "0". 13
- -Khi đo kích thước bên trong (chiều rộng rãnh, đường kính lỗ) nhớ cộng thêm kích thước của 2 mỏ đo vào trị số đọc trên thước ( thường kích thước của hai mỏ đo a = 10mm) .Phải đặt hai mỏ thước đúng vị trí đường kính lỗ và cũng đo theo hai chiều. * Cách bảo quản: -Không được dùng thước đo khi vật đang quay, không được đo các mặt thô, bẩn, không ép mạnh 2 mỏ đo vào vật đo. -Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc để mỏ đo khỏi bị mòn. -Thước đo xong phải để đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng khác lên thước. -Luôn giữ thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phoi gang, dung dịch tưới. -Hàng ngày hết ca làm việc, phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ cho khỏi bị gỉ. 1.3.2. Pan me Là loại thước đo có vít chính xác, đo được các kích thước chính xác tới 0,01mm. Thước đo có vít chính xác bao gồm các loại: pan me đo ngoài, panme đo trong, panme đo sâu (hình 1.2). a) b) c) Hình 1. 2 a)Pan me đo ngoài; b) Pan me đo trong; c) Pan me đo sâu Các loại pan me đều dựa theo nguyên tắc vít đai ốc. Nếu vít quay được một vòng thì đầu đo di chuyển được một đoạn bằng bước ren S. Khi đầu đo quay được n vòng đầu đo di chuyển được một đoạn L = n . S (mm). 14
- 1.3.2.1 Pan me đo ngoài * Công dụng: Pan me đo ngoài dùng để đo kích thước chiều dài, rộng, dày, đường kính ngoài của các chi tiết .Pan me đo ngoài có nhiều cỡ. Giới hạn đo của từng loại là: 0 25; 25 50; 50 75; 75 100; 100 125; 125 150; 150 175; 175 200; 200 225; 225 250; 250 275; 275 300; 300 400; 400 500; 500 600 mm. Cấu tạo: Hình 1.3 - Thân( 1) trên đó ghép chặt đầu đo cố định số (2) và ống (3). Đầu bên phải của ống (3) có xẻ 3 rãnh và có ren trong để ăn khớp ren với phần cuối của đầu đo động số (4), bên ngoài có ren côn để vặn ốc (5) điều chỉnh độ hở giữa vít (4) và đai ốc số (3), hình 9.4 - Vít (4), một đầu là đầu đo động, một đầu lắp cố định với ống (6) bằng bạc nắm vặn (7). Ống (6) còn gọi là thước động. - Trên ống (3) khắc vạch 1 mm và 0,5 mm. Trên mặt côn của ống (6) được chia ra 50 khoảng bằng nhau và có 50 vạch. Bước ren của vít vi cấp 4 là 0,5 mm. Vì vậy khi ống (6) quay đi 1 vạch (quay 1/50) thì vít (4) sẽ tiến một 1 đoạn L = 0,5 = 0,01 mm. Ta nói giá trị mỗi vạch trên thước động (ống 6) là 50 0,01 mm. Hình 1. 3 1. Giá - 2, Đầu đo cố định, 3. Trục vít, 4. Bạc, 5. Đai ốc, 6. Bạc du xích, 8. Núm vặn, 9. Chốt cóc, 10. Lò xo, 11. Vít hãm, 12. Khóa hãm 15
- - Trên panme còn có núm (8) ăn khớp với một chốt dùng để giới hạn áp lực đo. Khi mỏ đo (4) tiếp xúc với vật đo đủ áp lực cần thiết, ta vặn núm (8), các răng sẽ trượt lên nhau làm cho thước động (6) và đầu đo động (4) không quay và không tiến thêm được nữa. Đai ốc (10) dùng hãm chặt đầu đo động (4) với ống (3) cho khỏi xê dịch khi đọc trị số đo. * Cách đọc trị số: + Căn cứ vào mép ống động (6) đọc được số (mm) và (0,5 mm) ở ống cố định số (3). + Dựa vào vạch chuẩn trên ống (3), đọc số phần trăm (mm) trên mặt côn của ống (6). Chú ý: Pan me là loại dụng cụ đạt độ chính xác 0,01mm, nên trị số đo đọc được luôn là 2 số lẻ (sau phần nguyên ). * Cách sử dụng: - Trước khi đo, phải kiểm tra xem panme có chính xác không. Pan me chính xác là khi cho 2 mỏ đo tiếp xúc và khít với nhau thì vạch “0” trên mặt côn của ống (6) thẳng hàng với vạch chuẩn trên ống (3); vạch “0” trên ống (3) trùng với mép (ống 6) (đối với loại panme 0 25 ; còn vạch “0” sẽ trùng với vạch 25 đối với loại panmen 25 50;.. v..v ..) - Khi đo phải giữ cho đường tâm của mỏ đo trùng với đường tâm của chi tiết cần đo. - Khi đo tay trái cầm thân pan me, tay phải vặn cho đầu đo tiến sát vật đo đến khi gần tiếp xúc thì vặn núm (8) cho đầu đo tiếp xúc với vật đo đúng áp lực - Giữ cho 2 mỏ đo vuông góc với tâm chi tiết ( nếu đo đường kính ngoài ) hoặc tâm 2 mỏ đo trùng với kích thước cần đo ( đọc gián tiếp ) thì vặn chặt đai ốc (10) để hãm cố định đầu đo số (4). * Cách bảo quản: - Không được dùng pan me đo khi vật đang quay trên máy, không đo các mặt thô, bẩn và có pa via. - Không vặn trực tiếp ống (6) khi mỏ đo đã tiếp xúc với vật đo vì như vậy dễ bị hỏng ren vít và đai ốc. Không nên lấy vật đo ra khỏi mỏ đo (trừ trường hợp đặc biệt), rồi mới đọc kết quả . - Các mặt đo của thước phải được giữ gìn cẩn thận, tránh bị gỉ và bụi cát hoặc phôi kim loại làm mài mòn. Cần tránh va chạm làm sây sát hoặc biến dạng mỏ đo. Trước khi đo phải lau sạch bề mặt số của pan me và vật đo 16
- - Khi dùng xong phải lau chùi sạch sẽ bằng giẻ sạch và bôi dầu hoặc mỡ bảo quản (nhất là 2 mỏ đo), nên siết đai ốc số (10) để cố định mỏ đo động và đặt panme đúng vào vị trí trong hộp. - Nếu dùng lâu ngày, ren của vít (4) và đai ốc số (3) của panme bị mòn làm pan me kém chính xác, Để khử độ “giơ” giữa vít và đai ốc ta điều chỉnh đai ốc (5) thông qua ren côn làm đai ốc (3) khít lại . 1.3.2.2 Pan me đo trong * Công dụng: Pan me dùng để đo đường kính lỗ, chiều rộng rãnh từ 50mm trở lên * Cấu tạo: (Hình 1.4) - Thân 1 trên có lắp đầu đo cố định 6, nắp 8, vít hãm 7. Phía phải của thân 1 có ren trong để lắp vít vi cấp 2. Vít 2 được giữ cố định với ống 3 bằng nắp 4 và trên đó có đầu đo động 5. Panme đo trong không có bộ phận khống chế áp lực đo. - Để mở rộng phạm vi đo, mỗi pan me đo bao giờ cũng kèm theo những trục nối có chiều dài khác nhau. Như vậy chỉ dùng một pan me đo trong có thể đo được nhiều kích thước khác nhau như 75 ÷ 175mm; 75 ÷ 600mm và 150 ÷ 1250mm. * Cách đọc trị số trên pan me Cách đọc trị số trên panme đo trong cũng giống như panme đo ngoài. Nhưng cần chú ý khi panme có lắp trục nối thì kết quả đo bằng trị số đọc trên panme cộng thêm chiều dài trục nối. Hình 1. 4: Cấu tạo pan me đo trong 17
- * Cách sử dụng Khi đo cần chú ý giữ cho pan me ở vị trí cân bằng, nếu đặt lệch kết quả đo sẽ kém chính xác.Vì không có bộ phận giới hạn áp lực đo nên khi đo cần vặn để tạo nên áp lực đo vừa phải tránh vặn quá mạnh. 1.3.2.3 Panme đo sâu * Công dụng: Dùng để đo chính xác chiều sâu các rãnh, lỗ bậc và bậc thang. * Cấu tạo: ( Hình 1.5) Hình 1. 5: Cấu tạo pan me đo sâu Panme đo sâu cơ bản giống panme đo ngoài chỉ khác thân panme đo sâu thay bằng cần ngang có mặt đáy phẳng để đo. Panme đo sâu có những đầu đo thay đổi được để đo các độ sâu khác nhau như: 0 ÷ 25mm; 25 ÷ 50mm; 50 ÷ 75mm; 75 ÷ 100 mm. Số ghi trên ống trong và ống ngoài đều ngược chiều so với số ghi trên panme đo ngoài. Cách đọc trị số, sử dụng và bảo quản giống như pan me đo ngoài. 1.3.3. Đồng hồ so 1.3.3.1 Phân loại - Đồng hồ so có giá trị chia 0,01mm; - Đồng hồ so kiểu hiện số điện tử; - Đồng hồ đo chuyên dùng cho các chuyển vị nhỏ ở các vị trí khó đo, trong không gian hạn chế. 1.3.3.2 Cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng * Cấu tạo: ( Hình 1.6a) - Được cấu tạo theo nguyên tắc chuyển động của thanh răng và bánh răng trong đó chuyển động lên xuống của thanh đo được truyền qua hệ thống bánh răng làm quay kim đồng ở trên mặt số. 18
- a) Cấu tạo đồng hồ so b) Nguyên lý làm việc Hình 1. 6 1. Đầu đo 4. Kim lớn. 7. ống dẫn hướng 2. Thanh răng 5. Kim nhỏ 8. Thân 3. Mặt số lớn 6. Mặt số nhỏ 9. Nắp - Mặt số lớn của đồng hồ chia ra 100 khấc với các đồng hồ so thường giá trị mỗi khấc = 0,01mm. Nghĩa là khi thanh đo (9) trượt lên xuống một đoạn 0,01mm thì kim lớn (3) quay đi một khấc. Khi kim (3) quay hết một vòng (100 khấc) thì thanh đo (9) di chuyển một đoạn bằng 0,01 .100 = 1mm lúc đo kim nhỏ (6) trên mặt số (7) quay đi một khấc. Vậy giá trrị mỗi khấc trên mặt số nhỏ là 1mm. - Thanh đo (9) có lắp đầu đo (10) thanh (9) xuyên qua thân đồng hồ và trượt lên xuống trong ống (8). * Nguyên lý làm việc (hình 1.6b) Thanh đo (9) chuyển động lên xuống thông qua đoạn thanh răng( trên thanh (9) làm quay răng 1=16 răng, bánh răng 2 =100 răng ( lắp cùng trục với bánh răng 1 quay), làm quay 3 =10 răng và kim lớn quay trên bảng chia chỉ thi mặt số 2. Đồng thời bánh răng 4 quay, trên bánh răng 4 có gắn lò xo xoắn (12) làm cho cả bộ truyền tiếp xúc 1 bên ổn định ngay cả khi trục đo lên hoặc xuống. Lò so 11 giữ cho thanh đo luôn đi xuống tạo áp lực đo. * Công dụng - Được dùng nhiều trong việc kiểm tra sai lệch hình dạng hình học của chi tiết gia công như: độ côn, độ cong, độ ô van.... - Kiểm tra vị trí tương đối giữa các chi tiết lắp ghép với nhau hoặc giữa các bề mặt gia công trên chi tiết như độ song song, độ vuông góc, độ đảo, độ không đồng trục. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thực hành thiết kế mẫu Adobe Illustrator CS4 dành cho người tự học: Phần 1 - Nxb. Giao thông vận tải
152 p | 569 | 173
-
Giáo trình Thực hành tin học căn bản: Phần 1 - Nguyễn Nhị Gia Vinh, Ngũ Thiện Ngọc Lâm
29 p | 282 | 43
-
Giáo trình Ứng dụng Công nghệ thông tin - Cơ bản: Phần 1
141 p | 171 | 23
-
Giáo trình Hệ điều hành Windows (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
69 p | 79 | 14
-
Giáo trình Công nghệ đa phương tiện (Nghề: Tin học văn phòng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
69 p | 34 | 12
-
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5:LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG
5 p | 217 | 11
-
Giáo trình Hệ điều hành: Phần 1 - Trường ĐH Phan Thiết
128 p | 49 | 10
-
Giáo trình Xử lí sự cố phần mềm (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường TCN Quang Trung
176 p | 64 | 9
-
Giáo trình Thực hành tiện vạn năng (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
90 p | 27 | 8
-
Giáo trình Tiện CNC cơ bản (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
29 p | 34 | 7
-
Giáo trình Tin học văn phòng: Phần 2 - Bùi Thế Tâm
65 p | 33 | 6
-
Giáo trình Thực hành các phần mềm dùng trong văn phòng (Nghề: Tin học văn phòng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
23 p | 16 | 6
-
Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng (Ngành: Hành chính văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
91 p | 13 | 5
-
Giáo trình Tin học: Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội
55 p | 44 | 5
-
Giáo trình Thực hành tiện vạn năng (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
85 p | 25 | 5
-
Quá trình hướng dẫn tạo trình bảo vệ màn hìTạo mới thêm một Layer nữa có tên là Layer Ngoi sao nho, sau đó dùng công cụ Brush Tool để tạo một loạt các ngôi sao nhỏ màu trắng trong nền màu đen. Cách thực hiện này giống như bạn đã thực hiện trên Symbol Ngoi sao lúc đầu. Khi đó bạn sẽ có các ngôi sao nhỏ như hình sau:nh trong thiết kế p1
6 p | 90 | 3
-
Giáo trình Kỹ năng nghề nghiệp (Ngành: Tin học văn phòng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
58 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn