intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập nề hoàn thiện (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập nề hoàn thiện (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các yêu cầu kỹ thuật của cấu tạo khối xây ở các vị trí đặc biệt; phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi xây cấu tạo khối xây ở các vị trí đặc biệt; biện pháp an toàn lao động khi xây cấu tạo khối xây ở các vị trí đặc biệt;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập nề hoàn thiện (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THỰC TẬP NỀ HOÀN THIỆN NGÀNH/NGHỀ: XÂY DỰNG DÂN DUNG&CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1,ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trườngg Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021 0
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của các ngành kỹ thuật nói chung và ngành xây dựng nói riêng trong thời kỳ đổi mới và phát triển công nghệ trong xây dựng về vật liệu thi công và công nghệ thi công cũng ảnh hưởng và tác động rất nhiều trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cho ngành xây dựng. Nó đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật và bổ sung các nội dung mới để đáp ứng với thực tiễn sản xuất. Trong lĩnh vực xây dựng, hiện nay đã được cơ giới hóa bằng các máy móc hiện đại ở rất nhiều các công đoạn thi công. Nhưng vẫn chưa có loại máy móc, thiết bị nào có thể làm hết được các công việc trong một công trình xây dựng. Người công nhân lành nghề, người cán bộ kỹ thuật cần phải có những hiểu biết cơ bản và sâu sắc các yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện, các tiêu chí đánh giá để kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm các công việc của nghề, để tự tin thực hiện các nhiệm vụ được giao. Từ đó có thể lựa chọn đúng các biện pháp thi công đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế của công trình xây dựng. Giáo trình “MH 19.1. Thực tập nề hoàn thiện” do tập thể giáo viên Trung tâm Thực hành Công nghệ và Đào tạo nghề - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn gồm tập thể giáo viên trung tâm THCN&ĐTN; Kỹ sư - Nguyễn Văn Nghĩa làm chủ biên, theo đề cương của chương trình đào tạo trung cấp chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp do Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 ban hành năm 2019. Giáo trình giới thiệu những công việc cụ thể theo từng mô đun, được tích hợp cả lý thuyết và thực hành giúp cho người học tích lũy được những vấn đề cần thiết nhất trong từng công việc cụ thể. Giáo trình này chủ yếu dùng làm tài liệu học tập cho học sinh trung cấp Xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngoài ra còn là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên hệ trung cấp và cao đẳng của các ngành có liên quan đến công tác xây dựng nói chung. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song giáo trình vẫn không tránh khỏi những thiếu sót kể cả về nội dung lẫn hình thức, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và độc giả. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã tạo điều kiện và giúp đỡ để cuốn giáo trình sớm được hoàn thành. Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Văn Nghĩa Cao Hải Lâm Nguyễn Bá Thuấn 2
  4. MỤC LỤC SỐ TT MÔ ĐUN NỘI DUNG TRANG 1 Tuyên bố bản quyền 1 2 Lời nói đầu. 2 3 Mục lục. 3 4 Danh mục môn học 4 5 Mô đun 1 Xếp cấu tạo khối xây 5 6 Mô đun 2 Xây tường phẳng 110 14 7 Mô đun 3 Xây tường phẳng 220. 28 8 Mô đun 4 Xây trụ độc lập 330 x 330 42 9 Mô đun 5 Trát tường phẳng. 53 10 Mô đun 6 Lát nền bằng gạch men 63 11 Mô đun 7 Ốp tường bằng phương pháp dán 75 12 Tài liệu tham khảo 86 3
  5. DANH MỤC CỦA MÔN HỌC THỰC TẬP NỀ HOÀN THIỆN Thời gian (giờ) TT Tên các mô đun trong môn học Tổng số Thực Kiểm hành tra 1 Nhập môn 3,5 3,5 2 Mô đun 1: Xếp cấu tạo khối xây 14,0 13,0 1,0 3 Mô đun 2: Xây tường phẳng 110 38,5 37,75 0,75 4 Mô đun 3: Xây tường phẳng 220. 28,0 27,5 0,5 5 Mô đun 4: Xây trụ độc lập 330 x 330 31,5 30,5 1,0 6 Mô đun 5: Trát tường phẳng. 38,5 37,75 0,75 7 Mô đun 6: Lát nền bằng gạch men 35,0 34,5 0,5 8 Mô đun 7: Ốp tường bằng phương pháp dán 35,0 34,5 0,5 9 Tổng kết môn học 1 1 Tổng cộng 225 220 5 4
  6. MĐ 1: XẾP CẤU TẠO KHỐI XÂY Thời gian: 14 giờ (lý thuyết: 1 giờ; thực hành: 12 giờ; kiểm tra:1 giờ) 1. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này người học sẽ có khả năng: 1.1. Về kiến thức - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của cấu tạo khối xây ở các vị trí đặc biệt. - Trình bày được trình tự và phương pháp khi xây cấu tạo khối xây ở các vị trí đặc biệt. - Phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi xây cấu tạo khối xây ở các vị trí đặc biệt. - Nêu được biện pháp an toàn lao động khi xây cấu tạo khối xây ở các vị trí đặc biệt. 1.2. Về kỹ năng - Sử dụng đúng dụng cụ khi xây cấu tạo khối xây ở các vị trí đặc biệt. - Thực hiện đúng các thao, động tác cơ bản khi xây cấu tạo khối xây ở các vị trí đặc biệt. - Xây đúng cấu tạo khối xây ở các vị trí đặc biệt đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Phát hiện, xử lý được một sai hỏng thường gặp trong quá trình khi xây cấu tạo khối xây ở các vị trí đặc biệt. - Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 1.3.Về thái độ - Làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm. - Thực hiện đầy đủ công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2. Nội dung: 2.1. Cấu tạo khối xây tường 1.1. Các loại mỏ và phạm vi áp dụng. 1.1.1. Mỏ dật (hình 1.1a) Có hình bậc thang, đây là loại mỏ được sử dụng rộng rãi trong quá trình tổ chức xây. Chiều cao mỗi đợt xây mỏ khoảng 70 cm, tương đương với 10 lớp xây. - Ưu điểm: khả năng chịu lực tốt vì bảo đảm độ đặc chắc của khối xây thường được sử dụng xây mỏ tại góc nhà, các vị trí tường chịu lực. - Nhược điểm: thi công chậm vì phải xây lên đều cần phải có lực lượng thợ đông để rải đều các vị trí, mỏ dật xây cao cần có diện tích rộng. Hình 1.1a: Mỏ dật 5
  7. 1.1.2. Mỏ nanh (hình 1.1a) Có hình răng cưa, khi xây để mỏ nanh các mạch vữa khó chèn đầy, - Ưu điểm: thi công dễ không cần bố trí nhiều công nhân trên cùng một mặt bằng. - Nhược điểm: Các viên gạch cài vào nhau không chặt. Khi vữa khô sinh co ngót làm cho khối xây bị rạn nứt không đảm bảo chất lượng. Vì vậy mỏ nanh chỉ được áp dụng khi xây các bức tường không quan trọng, tường ngăn, tường có chiều cao nhỏ. 1.1.3. Mỏ hốc (hình 1.1a) Khi để mỏ hốc bản thân bức tường có hốc sẽ bị yếu. Mặt khác khi xây tiếp cũng xảy ra tình trạng giống như mỏ nanh. 1.2. Cấu tạo các vị trí đặc biệt của khối xây: 1.2.1. Cấu tạo góc tường 110 (Hình 1.1b) Khi xếp gạch trong khối xây, các góc tường thường có viên 3/4 để góc tường có lớp câu, lớp ngắt. Riêng đối với góc tường 110 không cần viên 3/4. lí p 1 lí p 2 Hình 1.1b: Cấu tạo góc tường 110 1.2.2. Cấu tạo góc tường 220 x 220 lí p 1 lí p 2 lí p 3 lí p 4 Hình 1.2: Cấu tạo góc tường 220 x 220 6
  8. 1.2.3. Cấu tạo góc tường chữ đinh 220 x 220 lí p 1 lí p 2 lí p 3 lí p 4 Hình 1.3: Cấu tạo góc tường chữ đinh 220 x 220 1.2.4. Cấu tạo góc tường chữ thập 220 x 220 lí p 1 lí p 2 lí p 3 lí p 4 Hình 1.4: Cấu tạo góc tường chữ thập 220 x 220 1.2.5. Cấu tạo góc tường 330 x 330 lí p 1 lí p 2 lí p 3 lí p 4 Hình 1.5: Cấu tạo góc tường 330 x 330 7
  9. 1.2.6. Cấu tạo góc tường chữ đinh 330 x 330 lí p 1 lí p 2 lí p 4 lí p 3 Hình 1.6: Cấu tạo góc tường chữ đinh 330 x 330 1.2.7. Cấu tạo góc tường chữ thập 330 x 330 lí p 1 lí p 2 lí p 3 lí p 4 Hình 1.7: Cấu tạo góc tường chữ thập 330 x 330 - Đối với tường 220 trở lên lớp gạch đầu tiên và lớp gạch trên cùng phải quay ngang để bảo đảm kết cấu chụi lực - Lần lượt xây 1 lớp ngang thì lại xây 3 hoặc 5 lớp dọc (Gọi tắt là 3 dọc 1 ngang hay 5 dọc 1 ngang) - Lớp gạch quay ngang có tác dụng liên kết các lớp dọc với nhau (Khoá các lớp dọc lại). - Khi xây mạch đứng của 2 lớp gạch liền nhau phải luôn > 1/4 viên gạch (Không được trùng mạch) 8
  10. 2.2. Các loại khối xây trụ 2.2.1. Trụ độc lập tiết diện vuông, chữ nhật Hình 1.8: Trụ 220 x 220 Hình 1.9: Trụ 220 x 335 Hình 1.10: Trụ 330 x 330 Hình 1.11: Trụ 330 x 450 Hình 1.12: Trụ 450 x 450 2.2.2. Trụ liền tường. Hình 1.13: Trụ 220 liền tường 110 Hình 1.14: Trụ 330 x 330 liền tường 220 9
  11. lí p 1 lí p 2 lí p 3 lí p 4 Hình 1.15: Trụ 330 x 450 liền tường 220 10
  12. KIẾN THỨC CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Câu 1: Nêu các các loại mỏ dùng trong công tác xây tường phẳng, ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng. Câu 2: Vẽ cấu tạo khối xây tường chữ đinh 330; góc tường 220.. Câu 3: Vẽ cấu tạo khối xây tường chữ đinh 220; góc tường 450... BÀI TẬP THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH Đề bài: Xếp cấu tạo 4 lớp khối xây góc tường 220 x 220 và góc tường chữ đinh 330 x 330 (hình 1.16 và 1.17). Trong thời gian 15 phút, đảm bảo kỹ thuật. lí p 1 lí p 2 lí p 3 lí p 4 Hình 1.16 Cấu tạo góc tường 220 x 220 lí p 1 lí p 2 lí p 4 lí p 3 Hình 1.17: Cấu tạo góc tường chữ đinh 330 x 330 1. Mô tả kỹ thuật bài thi Đọc bản vẽ, chuẩn bị vật liệu (gạch) bố trí hợp lý, xếp theo đúng cấu tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. 2. Bố trí luyện tập - Phân công 01 học sinh thực hiện 2 nội dung trên. 11
  13. - Thời gian thực hiện 15 phút/1 lần. - Số lần thực hiện 4 lần/ 1 buổi. - Khối lượng 2 sản phẩm/ 1 học sinh. - Địa điểm luyện tập; xưởng học thực hành nề (Công trường). 3. Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện bài tập 3.1. Vật liệu Số Ghi TT Vật liệu Đơn vị Đặc tính lượng chú 1 Gạch chỉ viên 85 65 x 105 x 220 mm 3.2. Dụng cụ Số Ghi TT Dụng cụ Đơn vị Đặc tính lượng chú 1 Thước rút 2 m cái 1 2 Thước vuông cái 1 Thước thép 300x600 3 Thước tầm cái 1 2000 x 50 x 25 mm 3.3. Trang thiết bị Số Ghi TT Dụng cụ Đơn vị Đặc tính lượng chú 1 Quần áo bảo hộ. bộ 1/1 TCVN 2 Găng tay đôi 1/1 TCVN 3 Khẩu trang cái 1/1 TCVN 4. Các tiêu chí, vị trí kiểm tra 4.1. Nội dung đánh giá 4.1.1. Bố trí mặt bằng: - Gọn, hợp lý. 4.1.2. Cấu tạo khối xây: - Đúng cấu tạo. - Đúng hình dáng. 4.1.3. Mỹ quan: - Quan sát tất cả mạch đứng, mạch ngang và tổng thể. 4.1.4. ATLĐ &vệ sinh công nghiệp: - An toàn lao động trong quá trình thi công. - Vệ sinh công nghiệp. 4.1.5. Quy trình, thao tác: - Các thao tác cơ bản. - Trình tự thực hiện. 4.2. Hướng dẫn đánh giá 4.2.1. Bố trí mặt bằng: 12
  14. - Gọn, hợp lý: thuận tiện, không chồng chéo gây mất an toàn. 4.2.2. Cấu tạo khối xây: - Đúng cấu tạo: mạch đứng lệch nhau 1/4 viên gạch. - Đúng hình dáng như đề bài. 4.2.3. Mỹ quan: - Quan sát tất cả mạch đứng, mạch ngang và tổng thể đều. 4.2.4. ATLĐ &vệ sinh công nghiệp: Quan sát quá trình thực hiện, ghi mức độ: - An toàn lao động trong quá trình thi công. - Vệ sinh công nghiệp. 4.2.5. Quy trình, thao tác: Quan sát quá trình thực hiện, ghi mức độ: - Các thao tác cơ bản. - Trình tự thực hiện. 5. Thang điểm các tiêu chí đánh giá Thang điểm 100 Mã tiêu chí Nội dung tiêu chí Điểm quy định Ghi chú A Bố trí mặt bằng 20 B Cấu tạo khối xây 30 C Mỹ quan 20 D ATLĐ &vệ sinh công nghiệp 10 E Quy trình thao tác 20 Tổng điểm đạt Quy ra điểm 100 được/ số tiêu chí đánh giá 13
  15. MĐ 2: KỸ THUẬT XÂY TƯỜNG PHẲNG 110 Thời gian: 38,5 giờ (lý thuyết: 1 giờ; thực hành: 36,5 giờ; kiểm tra:1 giờ) 1. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này người học sẽ có khả năng: 1.1. Về kiến thức - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi xây tường phẳng 110. - Trình bày được trình tự và phương pháp khi xây tường phẳng 110. - Phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi khi xây tường phẳng 110. - Nêu được biện pháp an toàn lao động khi khi xây tường phẳng 110. 1.2. Về kỹ năng - Sử dụng đúng dụng cụ khi xây tường phẳng 110, kiểm tra sản phẩm. - Thực hiện đúng các thao, động tác cơ bản khi xây tường phẳng 110. - Xây được tường phẳng 110 đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Phát hiện, xử lý được một sai hỏng thường gặp trong quá trình khi xây tường phẳng 110. - Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 1.3.Về thái độ - Làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm. - Thực hiện đầy đủ công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2. Nội dung: 2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với khối xây tường phẳng 2.1.1. Yêu cầu về vật liệu Gạch xây phải có cường độ, kích thước, phẩm chất theo quy định của thiết kế. Các viên gạch phải sạch, có độ ẩm cần thiết. Vữa xây phải đảm bảo đúng loại và đúng mác theo yêu cầu, được trộn đều và có độ dẻo theo quy cách của thiết kế. 2.1.2. Yêu cầu về chất lượng của khối xây Khối xây tường phải đúng vị trí (bao gồm tim trục và cao độ), đúng hình dáng, kích thước, có đủ các lỗ chừa trong khối xây theo yêu cầu của thiết kế và thi công. Khối xây tường phải đặc chắc, tất cả các mạch vữa phải đầy, mạch ngoài phải được miết gọn; Những chỗ ngừng khi xây tiếp phải làm sạch, tưới ẩm. Nếu khối xây không đặc chắc sẽ làm giảm khả năng chịu lực. Từng lớp xây phải ngang bằng. Khối xây tường phải thẳng đứng. Khối xây tường phải phẳng mặt. Góc của khối xây tường phải đúng theo thiết kế. Mạch đứng của khối xây không được trùng nhau, phải lệch nhau ít nhất 1/4 viên gạch (5cm). Đây là yêu cầu quan trọng góp phần tạo nên khối xây có chất lượng cao. 14
  16. 2 1 3 1- Mạch đứng 2- Mạch nằm 3- Mạch ruột Hình 2.1a. Trường hợp mạch Hình 2.1b. Mạch đứng lệch nhau dọc trùng nhau ít nhất 5cm 2.2. Trình tự và phương pháp xây 2.2.1. Công tác chuẩn bị: - Vật liệu: Vữa vôi dẻo và độ sụt phù hợp với điều kiện thi công thực tế. + Gạch chỉ đặc không cong vênh bảo đảm cường độ, kích thước - Dụng cụ thi công: bay xây; dao xây; thước cuộn; máy cân bằng laser; ni vô thước; thước tầm; thước vuông; xô, hộc đựng vữa;… - Mặt bằng: Bố trí hợp lý, hộc đựng vữa cách vị trí xây từ 600 ÷ 800mm đảm bảo vị trí thao tác được thoải mái. - Bề mặt nền xây được vệ sinh sạch sẽ, tạo ẩm hợp lý, tạo nhám bề mặt nền nếu cần thiết. + Thước cuộn. Hình 2.2.1.1: Thước cuộn + Ni vô. Hình 2.2.1.2: Ni vô thước (1) Ống thủy đo độ thẳng đứng; (2) Ống thủy đo độ ngang bằng; (3) Ống thủy đo góc 45 độ. + Máy cân bằng laser: 15
  17. Hình 2.2.1.3: Máy cân bằng laser + Dao xây, bay xây: a) b) Hình 2.2.1.4: Dao xây. Hình 2.2.1.5: Bay xây. 2.2.2. Thao tác xây Tư thế người thợ khi xây: Người thợ quay mặt về phía định xây, hai chân bằng vai, tư thế thoải mái. Cầm dao xây: Ngón tay cái đặt lên cổ dao, bốn ngón kia và lòng bàn tay nắm chuôi dao với lực vừa phải, khi buông xuôi tay xuống lưỡi dao nghiêng một góc 450 ÷ 500 . Cầm gạch: (Hình 2.2.2.1) Bàn tay úp xuống cầm vào giữa viên gạch, ngón tay cái một bên, bốn ngón kia một bên. Trong trường hợp gặp viên gạch bị cong thì phải xoay cho mặt cong ở phía dưới theo chiều chịu lực để viên gạch dễ ổn định. Hình 2.2.2.1: Cầm gạch Hình 2.2.2.2: Xúc vữa 16
  18. Xúc vữa: (Hình 2.2.2.2) Đưa lưỡi dao chéo xuống hộc vữa lấy một lượng vữa vừa đủ để xây một viên gạch. a) b) Hình 2.2.2.3 Hình 2.2.2.4 Động tác xúc vữa kết hợp với cầm gạch Sửa gạch bằng dao a) Chặt nghiêng ; b) Chặt nằm Chú ý: Trong quá trình thực hiện động tác cầm gạch, xúc vữa thường kết hợp với nhau. Người thợ quan sát và cầm gạch sau đó xúc vữa ngay, không nên xúc vữa trước rồi mới cầm gạch (hình 2.2.2.3). Trường hợp viên gạch phải chặt để sửa kích thước, phải sửa rồi mới xúc vữa (hình 2.2.2.4). Rải vữa, dàn vữa: Vữa được đổ theo chiều dọc viên gạch định xây, tùy theo viên gạch xây ngang hay dọc; Dùng mũi dao dàn đều vữa và sửa gọn ở hai bên mép dải vữa. a) b) Hình 2.2.2.5: Rải vữa a) Rải vữa dọc; b) Rải vữa ngang Đặt gạch: + Đối với những viên ở góc, bắt mỏ: Đặt gạch theo phương thẳng đứng. + Đối với các viên phía trong: Tay cầm gạch đưa từ ngoài vào hơi chếch một góc 100 ÷ 150, vét vữa lên để tạo mạch đứng. Đồng thời tay hơi day nhẹ (khi xây tường từ 220 trở lên) theo chiều dọc tường để chiều mặt trên viên gạch ăn phẳng với dây cữ, khi cần thiết mới dùng dao để điều chỉnh. 17
  19. a) b) a) Đặt gạch dọc b) Đặt gạch ngang Hình 2.2.2.6: Đặt gạch Gạt mạch, miết mạch: Khi viên gạch đã nằm đúng vị trí, dùng dao gạt vữa thừa ở mặt ngoài tường đổ vào mạch ruột hoặc vào chỗ định xây tiếp theo. Dùng má dao miết dọc theo mạch cho mạch được gọn và chặt (Hình 2.2.2.7) Hình 2.2.2.7: Gạt mạch Đối với tường xây bằng gạch rỗng: Khi đặt gạch không chúi đầu viên gạch xuống để tạo mạch đứng. Hạn chế việc điều chỉnh bằng dao vì dễ làm gạch bị vỡ, có thể dùng bay để xây, khi cần dùng chuôi bay để điều chỉnh. Mạch đứng sẽ được đổ đầy khi viên gạch đã ở đúng vị trí. Đối với tường 60 (là tường có chiều dày bằng chiều dày viên gạch) khi xây phải: Dùng dao lấy vữa phết lên đầu viên gạch định xây và đã xây, rải vữa lên tường đã xây, đặt gạch lên tường theo phương thẳng đứng, không day đi day lại, dùng dao điều chỉnh nhẹ theo phương thẳng đứng cho ngang bằng dây cữ, tuyệt đối không được gõ điều chỉnh theo phương ngang. Xây viên nào phải chèn đầy mạch vữa vào viên đó. Đối với tường 110 (là tường có chiều dày bằng chiều dày viên gạch): Thao tác rải vữa, đặt gạch cũng giống như tường 220. Khi cần điều chỉnh viên xây vào vị trí cần thao tác một cách nhẹ nhàng, tuyệt đối không gõ và day ngang viên gạch. 2.2.3. Phương pháp xây tường phẳng Vệ sinh mặt móng, sàn, kiểm tra độ ngang bằng của chân tường, độ vuông góc của góc tường xem có đảm bảo để tiến hành xây hay không? Nếu có vấn đề gì ảnh hưởng đến quá trình xây thì phải xử lý trước khi xây. Xác định vị trí, tim, trục và kích thước của khối xây. Vạch dấu kích thước lên mặt móng hay sàn (hình 2.2.3.1). 18
  20. Hình 2.2.3.1: Vạch kích thước tường lên mặt móng Bắt mỏ: Bắt mỏ tại hai đầu khối xây: lớn hơn 3 lớp (mỏ dật). + Đặt viên gạch ở góc tường cho đúng vạch dấu kích thước. Dựa vào các viên góc căng dây ngang, dùng nivô kết hợp với thước tầm kiểm tra độ ngang bằng giữa các viên góc mỏ theo dây căng, sau đó căn cứ theo dây ngang xây các viên tiếp theo về các phía. Khi xây dùng thước tầm điều chỉnh độ thẳng hàng, đồng thời kết hợp với ni vô điều chỉnh cho các viên nằm ở giữa (Hình 2.2.3.2). Chiều dài chân mỏ về các phía không để quá dài. (Mối quan hệ này là: cứ xây cao n lớp thì chiều dài chân mỏ bằng n lần chiều ngang viên gạch). Hình 2.2.3.2. Áp thước tầm điều chỉnh viên ở giữa Kiểm tra góc khối xây: Dùng thước tầm kết hợp với ni vô hoặc quả dọi và thước vuông để kiểm tra độ thẳng đứng, ngang bằng, vuông góc và phẳng mặt (Hình 2.2.3.2). 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2