intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trét bột và quét vôi (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Trét bột và quét vôi (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được trình tự pha máu, quét, lăn, phun, sơn vôi. Mô tả được tính năng, tác dụng của từng loại sơn; Nêu được các yêu cầu kỹ thuật khi quét, lăn, phun, sơn vôi. Thực hiện thành thạo được công tác trét bột và quét vôi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trét bột và quét vôi (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRÉT BỘT VÀ QUÉT VÔI NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG ((Ban hành kèm theo Quyết định Số: 511/QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Trét bột và quét vôi được Tổ bộ môn xây dựng của Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp thực hiện với mục đích sử dụng cho công tác đào tạo của Nhà trường. Giáo trình này là một phần kiến thức không thể thiếu đối với việc giảng dạy và học tập nghề Kỹ thuật xây dựng. Nội dung của giáo trình bao gồm những kiến thức cơ bản, dễ hiểu về công tác hoàn thiện bề mặt trét bột và quét vôi tại công trình xây dựng giúp người học tiếp thu tốt và phát triển kiến thức phù hợp với các môn học và mô đun chuyên ngành. Tổ biên soạn xin chân thành cảm ơn các giảng viên, doanh nghiệp và các nhà chuyên môn đã có các ý kiến đóng góp. Qua đó giúp Tổ biên soạn hoàn thiện giáo trình một cách tốt nhất. Đồng Tháp, ngày 20 tháng 12 năm 2020 Ngƣời biên soạn Lê Minh Giang 1
  4. MỤC LỤC  LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 BÀI 1: CHỌN MÀU ......................................................................................... 5 1.1. Vai trò của màu sắc: .................................................................................. 5 1.2. Các loại màu cơn bản. ............................................................................... 5 1.3. Tính chất màu sắc: .................................................................................... 6 1.4. Những qui luật của màu sắc: .................................................................... 7 BÀI 2: PHA MÀU VÔI .................................................................................. 11 1.1. Vật liệu: .................................................................................................... 11 1.2. Pha chế nƣớc vôi trắng: .......................................................................... 12 1.3. Pha chế nƣớc vôi màu: ............................................................................ 12 BÀI 3: QUÉT VÔI ......................................................................................... 13 1.1. Sửa lại những chỗ nào trên bề mặt trát chƣa đạt yêu cầu: ................... 13 1.2. Vệ sinh bề mặt: ........................................................................................ 13 1.3. Dụng cụ: ................................................................................................... 14 1.4. Yêu cầu kỹ thuật khi quét vôi: ................................................................ 15 1.5. Thi công quét vôi: .................................................................................... 15 BÀI 4: TRÉT BỘT ......................................................................................... 18 1.1. Pha chế bột trét: ...................................................................................... 18 1.2. Trét bột: ................................................................................................... 19 1.3. Trình tự và thao tác bả bột trét: ............................................................. 21 1.4. Định mức vật liệu nhân công cho công tác bả bột trét. ......................... 22 BÀI 5: SƠN TƢỜNG ..................................................................................... 24 1.1. Qui trình sơn nhà: ................................................................................... 24 1.2. Các bƣớc thực hành sơn tƣờng: ............................................................. 25 1.3. An toàn vệ sinh công nghiệp khi thi công sơn:....................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 29 2
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trét bột và Quét vôi Mã mô đun: MĐ23 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí mô đun: mô đun trét bột và quét vôi là một trong các mô đun chuyên ngành được bố trí học sau các môn học chuyên môn nghề như MH12, MH13, MH14, MH15. - Tính chất mô đun: Đây là mô đun cơ bản giúp người học nắm được phương pháp, trình tự hoàn thiện bề mặt bằng sơn vôi và tự chọn pha màu đến lăn, phun sơn, vôi. Phun, lăn, quét sơn vôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Hiện nay có rất nhiều biện pháp hoàn thiện bề mặt trong công trình như giấy dán tường, ốp gỗ, ốp gạch… Trét bột quét vôi là 1 trong những biện pháp hoàn thiện bề mặt mà được áp dụng 1 cách phổ biến nhất. Công tác trét bột quét vôi nằm ở giai đoạn hoàn thiện công trình giúp cho bề mặt tường được bằng phẳng nhẳn bóng chống ẩm, chống thấm và tạo vẽ mỹ quan cho công trình ngoài ra còn tạo điểm nhấn trang trí. Trong mô đun trét bột quét vôi này giúp cho người học nắm được qui tắc về màu sắc, qui trình thực hiện và rèn luyện thao tác trét bột và quét vôi tại công trình. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được trình tự pha máu, quét, lăn, phun, sơn vôi. Mô tả được tính năng, tác dụng của từng loại sơn. - Kỹ năng: + Nêu được các yêu cầu kỹ thuật khi quét, lăn, phun, sơn vôi. Thực hiện thành thạo được công tác trét bột và quét vôi. 3
  6. - Thái độ: + Chọn được màu đẹp phù hợp với tính năng sử dụng. Pha được màu theo mẫu. Quét, lăn, phun, sơn đạt yêu cầu. Quét được vôi, lăn vôi đạt yêu cầu kỹ thuật. Hợp tác tốt với người cùng làm, cẩn thận để đảm bảo an toàn cho người và công trình. Tạo thái độ, tác phong nghiêm túc, an toàn và cẩn thận trong quá trình thực hiện. Nội dung của mô đun: 4
  7. BÀI 1: CHỌN MÀU Mã chƣơng: MĐ23 -01 Giới thiệu: Hiện nay trên thị trường màu sắc đã phát triển và tồn tại đến 1040 màu sơn. Việc lựa chọn và phối màu như thế nào và theo qui luật nào của màu sắc thì đó chính là nội dung mà bài học này cung cấp cho người học. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được cơ sở để chọn màu. + Vận dụng được bảng màu để lựa chọn. - Kỹ năng: + Chọn được màu phù hợp. + Nắm được qui luật phối màu sắc. - Thái độ: + Nghiêm túc, sáng tạo, tuân thủ quy luật phối màu sắc. Nội dung chính: 1.1. Vai trò của màu sắc: Việc chọn màu sắc phụ thuộc vào sở thích và thị hiếu của người dùng. - Thanh niên thích màu tươi sáng, người đứng tuổi lại thích màu dịu mát. Người lao động trí óc có thái độ bình thản trước màu sắc, những người hoạt động nghệ thuật thì nhạy cảm với màu sắc và coi màu sắc là nhu cầu cần thiết trong hoạt động của họ. - Trẻ em rất nhạy cảm với màu sắc chúng thích cái này nhiều hơn cái kia chỉ vì màu sắc hơn hình dạng. 1.2. Các loại màu cơn bản. - Màu gốc: trong tự nhiên có 3 màu gốc đó là: đỏ, vàng, xanh mà không thể pha trộn từ những màu khác mà có được. Đó chính là 3 màu sơ cấp. - Màu pha trộn: từ 3 màu sơ cấp này chúng ta có thể pha được hầu hết các màu nhìn thấy được trong tự nhiên. - Vòng tròn màu: 5
  8. + Đỏ + xanh = tím. + Xanh + vàng = lục. + Vàng + đỏ = da cam. - Hình vẽ minh họa: 1.3. Tính chất màu sắc: - Do tác động của ánh sáng màu sắc của mọi vật thể biến hóa vô cùng phong phú, chúng gây cho ta cảm giác nóng hay lạnh. Do vậy gọi là màu nóng và màu lạnh. 1.3.1. Màu nóng: - Những màu gây cảm giác nóng nực hay ấm áp về mặt tình cảm gợi cho ta sự vui tươi sôi nổi, nhiệt tình hăng hái và có tác dụng tăng ánh sáng trên bề mặt vật thể. - Máu nóng bao gồm những màu: đỏ, da cam, vàng và những màu nào có xu hướng ngả sang 3 màu nói trên thuộc về màu nóng. 1.3.2. Màu lạnh: - Trái ngược với màu nóng màu lạnh gây cho ta cảm giác lạnh lẻo hay mát mẻ, về mặt tình cảm thướng gợi cho ta trầm ngâm hay buồn bả và có tác dụng làm giảm ánh sáng trên bề mặt vật thể. - Màu lạnh bao gồm các màu: xanh, lục, tím và những màu nào có xu hướng ngả sang 3 màu nói trên thuộc về màu lạnh. 1.2.3. Màu trung tính: - Những màu không gây cảm giác nóng, không gây cảm giác lạnh gọi là màu trung tính. - Màu trung tính bao gồm các màu trắng và đen. Màu trung tính rất dể biến thành màu nóng và màu lạnh khi ta thêm vào một ít màu nóng và màu lạnh. 6
  9. Hinh 1.1:Vòng tròn màu sắc 1.3.4. Ảo giác về màu sắc: - Màu nóng gây cảm giác vật gần lại ta, ngược lại màu lạnh làm cho vật như bị lùi ra xa. Đó chính là ảo giác của các màu sắc nóng và lạnh. Những ảo giác nêu trên còn phụ thuộc vào vị trí để tiếp nhận ánh sáng nếu ánh sáng ngược chiều và mạnh ta cũng khó phân biệt được máu nóng và màu lạnh 1 cách chính xác. - Ví dụ: bản thân màu lá cây vốn xanh (màu lạnh), khi bị ánh sáng nắng chiều tà chiếu vào lại trở thành nóng vì nó phải nhận màu vàng của ánh sáng chiều. Ngượi lại, màu đỏ vốn nóng khi đặt vào bóng tối trở thành màu tím sẫm (màu lạnh). - Đó là những ảo giác về màu, các sắc nóng lạnh mà người sử dụng cần biết để sử dụng đúng màu đúng vị trí. 1.4. Những qui luật của màu sắc: - Trong 1 không gian hay một bức tranh nếu ta phối hợp tốt các độ đậm nhạt của màu nào đó thì không gian trở nên đẹp mắt dể nhìn,... Tuy nhiên muốn màu sắc phong phú ta phải có nhiều màu... những màu hòa hợp với nhau thế nào? Đó là vấn đề không kém phần quan trọng. - Nói một cách khác khi sử dụng màu ta phải giải quyết 2 nhiệm vụ: 7
  10. + Độ đậm nhạt với nhau hoặc hiệu quả thẩm mỹ của việc đặt các màu cạnh nhau. Trong thực tế có màu này hòa hợp khi đặt cạnh nhau tạo ra sự hòa hợp màu sắc đẹp. Nhưng có màu đặt cạnh nhau lại không hợp gây ra cảm giác khó chịu. 1.4.1. Phối màu hòa sắc cùng sắc: - Hòa sắc cùng sắc là cách dùng màu để trang trí nội thất với những sắc độ khác nhau. Ví dụ: khi trang trí một phòng với màu nâu là chủ đạo ván ốp chân tường là nâu nhạt, chân tường là màu nâu xẫm, mặt tường là nâu ngả sang vàng, trần nhà màu trắng, các đồ vật nâu ngả sang đỏ sang tím. - Hòa sắc cùng sắc tạo cảm giác êm dịu, dể chịu vì luôn có một màu chủ đạo để lôi cuốn mắt người xem. Tuy nhiên, cách hòa sắc này có nhược điểm là không gian bị buồn tẻ nghèo nàn. - Với những người mới vào nghề thì nên bắt đầu từ hòa sắc cùng sắc vì dể làm chỉ cần dựa vào một màu chủ đạo rồi biến chuyển theo các sắc độ bằng cách tăng độ đậm hoặc nhạt của màu chủ đạo (pha thêm vào màu trắng hoặc đen) hay chỉ cần thay đổi thành phần chút ít là ngả sang màu nóng hoặc lạnh mà không sợ bị đói chọi nhau. 1.4.2. Phối màu hòa sắc bổ túc: - Như đã trình bày ở trên trong tự nhiên có 3 màu gốc: đỏ, xanh, vàng. Cứ 2 màu gốc cộng lại với nhau ta có màu mới thứ 3. Màu mới này chính là màu bổ túc. - Màu bổ túc có tính chất hổ trợ, tôn lẫn nhau vừa ửng màu vừa tươi hơn trước khi đặt cạnh nhau. Hòa sắc bổ túc có tác dụng gây cảm xúc mạnh mẽ về cái đẹp tươi sáng nhưng kín đáo, tế nhị. 1.4.3. Phối màu hòa sắc tƣơng phản: - Ngoài 2 lối hòa sắc nêu trên người ta cón áp dụng lối đặt những màu chống lại nhau (màu gốc, màu nguyên chất) ở ngay cạnh nhau nên dễ gây ra cảm giác mạnh hoặc nòng, lối hòa sắc này áp dụng cho trang trí phòng triển lãm, rạp xiếc, phòng karaoke, quán bar,... 8
  11. - Tuy vậy khi áp dụng hòa sắc tương phản không khéo có thể tạo nên cảm giác khó chịu. Lúc đó thường làm dịu sự tương phản bằng cách xen vào những màu trung tính, màu lạnh hoặc làm mờ bớt một màu nguyên chất đi. - Việc hòa sắc là phần quan trọng trong cách phối màu. Việc hòa sắc hợp lí có lợi cho sức khỏe, có thể thư giản tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào khả năng và tư duy của từng người. 1.5. Chọn màu đối với nhà ở: chúng ta đi từ ngoài vào trong. 1.5.1. Mặt đứng chính (mặt tiền): - Là nơi đập vào mắt chúng ta khi bước vào căn hộ. Vì vậy nó cần khiêm tốn, nhã nhặn và thể hiện phần nào tính cách của người chủ căn hộ. Như vậy, nên có màu dịu. - Tuy nhiên cũng có một số ngưới lại thích trang trí mặt tiền theo kiểu màu sắc vật liệu tự nhiên như gạch nguyên thủy, gạch giả đá, hoặc gỗ tự nhiên. 1.5.2. Phòng sinh hoạt chung, phòng khách: - Là phòng chính của căn hộ cần có mảng, vệt trang trí tươi sáng tạo điểm nhấn nổi bậc. Có thể chọn nhiều màu chủ đạo nhưng phải hòa hợp với nhau hoặc dùng các chi tiết trang trí của nội thất như các bức tranh, ảnh, đồ chạm khắc làm điểm nhấn. - Tạo đểm nhấn hài hòa về màu sắc bằng ánh sáng đèn tường, đèn trang trí cho không gian chung của phòng nhất là chổ tiếp khách hay thư giản vui chơi. 1.5.3. Phòng làm việc: nên dùng màu cần sâu lắng để tạo không khí tập trung, bình tĩnh. Vật dụng trong phòng cũng dùng màu lạnh sâu thẩm. 1.5.4. Phòng ngủ: có thể dùng màu tươi sáng hơn. Còn gam nóng hay gam lạnh còn tùy thuộc vào hướng phòng. Phòng ít ánh sáng mặt trời nên dùng màu vàng đất, màu da cam. Nếu phòng nhiều ánh sáng dùng gam màu xanh da trời hay xanh lá cây. 1.5.5. Phòng ngủ trẻ em: dùng màu tươi sáng, nền nhà cũng dùng màu sáng. Có thể lót thảm màu nhiều hoa văn. 9
  12. 1.5.6. Bếp: thường bếp kết hợp với phòng ăn nơi hàng ngày gia đình quần tụ sum họp vì vậy cũng cần chú ý màu sắc. Có thể kết hợp màu sắc tươi sáng của rèm treo, sơn tường trang trí màu tươi sáng. 1.5.7. Buồng tắm và khu vệ sinh: nên chọn màu sắc dịu nhẹ. Trang trí các đồ sứ màu trắng hợp với màu của các thiết bị vệ sinh. Câu hỏi ôn tập: 1. Hãy trình bày các qui luật phối màu trong kiến trúc và xây dựng? 2. Hãy trình bày cách chọn màu tương ứng công năng sử dụng trong ngôi nhà? 10
  13. BÀI 2: PHA MÀU VÔI Mã chƣơng: MĐ23 -02 Giới thiệu: - Vôi là vật liệu khá phổ biến và được sử dụng 1 cách rộng rải để hoàn thiện bề mặt công trình. - Cách pha chế vật liệu vôi này như thế nào sẽ giúp người học tìm hiểu và thực hiện trong bài học này. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được trình tự pha chế nước vôi trắng. + Nêu được tác dụng của nước vôi trắng trong pha chế màu. - Kỹ năng: + Pha được nước vôi trắng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Thái độ: + Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi pha chế. Nội dung chính: 1.1. Vật liệu: - Vật liệu để pha chế nước vôi màu gồm vôi nhuyễn, nước, màu và phèn chua. + Vôi: phải nhuyễn tốt, trắng và óng mượt. Vôi củ để tôi phải đều không cháy, không lẫn than xỉ. Vôi được tôi trước 2 tuần ở bể hoặc tôi trong thùng sạch và luôn nhập nước ít nhất 20cm. + Nước: tôi vôi và pha chế nước vôi phải sạch không lẫn tạp chất. + Màu: sử dụng màu bột hay màu nước nhưng phải hòa tan trong nước vôi. + Phèn chua: có tác dụng giử cho màu bền và lâu phai. Hạn chế được rêu móc và phai màu do thời tiết bên ngoài. 11
  14. 1.2. Pha chế nƣớc vôi trắng: 1.2.1. Tỉ lệ pha chế: - Phụ thuộc vào chất lượng vôi nhuyễn. - Thường pha theo tỉ lệ: vôi nhuyễn/nước = 1kg/5lít. - Không nên pha đặt quá hoặc loãng quá. 1.2.2. Trình tự pha chế: - Đong vôi nhuyễn và nước đổ vào thùng, khuấy kĩ thành sữa vôi. - Đập nhỏ phèn chua cho vào khuấy kĩ cho đến khi tan đều. - Tỉ lệ pha phèn chua: phèn chua/nước = 2gram/1lít. - Lọc sửa vôi qua 2-3 lớp vải xô hoặc lưới có mắt 0.5 x 0.5mm. Để loại bỏ tạp chất lẫn trong hổn hợp trên. 1.3. Pha chế nƣớc vôi màu: - Muốn pha chế nước vôi màu trước hết pha chế nước vôi như pha chế nước vôi trắng sau đó pha màu vào nước vôi. - Pha thử màu vào nước vôi: + Đong lượng nước vôi trắng độ vài lít. + Đong màu: dùng chén li, muổn đổ từ từ vào nước vôi. Khuấy kĩ cho màu tan đều trong nước vôi. Nếu màu khó tan, pha trước màu với rượu hoặc cồn hoặc nước sôi. + Thử màu: quét thử màu đã pha lên 1m2 tường, để khô hiện rỏ màu. + Nhìn màu vôi trên mảng tường xem độ đậm nhạt mà điều chỉnh theo yêu cầu của thiết kế. Điều chỉnh bằng cách thêm hoặc bớt lượng màu hoặc nước vôi trắng. Khi được màu ưng ý ghi lại tỷ lệ để pha chính xác cho các lần sau. Câu hỏi ôn tập 1. Hãy trình bày cách pha chế nước vôi trắng và vôi màu? 12
  15. BÀI 3: QUÉT VÔI Mã chƣơng: MĐ23 -03 Giới thiệu: - Bài học này giúp cho người học rèn luyện thao tác quét vôi lên bề mặt tường sau khi đã khô trắng. Mục tiêu: - Kiến thức: + Phát hiện những chỗ cần xử lý. + Giải quyết phù hợp những chỗ cần xử lý. - Kỹ năng: + Xử lý được những chỗ trên bề mặt chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Thái độ: + Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình xử lý bề mặt. Nội dung chính: Chuẩn bị bề mặt là công việc không thể thiếu được trước khi quét, phun vôi. Bởi vì nó ảnh hưởng đến chất lượng vẻ đẹp của bề mặt vôi hoàn thiện. 1.1. Sửa lại những chỗ nào trên bề mặt trát chƣa đạt yêu cầu: - Những chỗ sứt mẻ, bong lột, bộp cấn vá lại bằng vửa. - Nếu bị nứt có thể xử lí bằng cách: + Dùng bay hoặc dao bả mát tít cạo rộng đường nứt và cạo rìa. Sau đó dùng bay bồi vửa (trét vửa) vào cho kín, phẳng. Dùng bàn xoa nhẳn bằng phẳng. 1.2. Vệ sinh bề mặt: - Dùng bay hay dao bả mát tít tẩy những cục vôi, vữa khô bám vào bề mặt. Dùng giấy ráp (giấy nhám) đánh kĩ hoặc cạo bằng dao bả mát tít để làm sạch lớp vôi cũ. Dùng bay hay dao cậy mụn sần sù, cây mục, rong rêu bám vào bề mặt. Sau đó trát và làm phẳng nhẳn bề mặt bằng vữa. - Quét sạch bịu bẩn bám vào bề mặt. 13
  16. - Dùng chất rửa có xà phòng tẩy sạch những vết bẩn do dầu mở, mồ hôi tay người bám vào tường. - Chuẩn bị xong bề mặt để khô hoàn toàn mới quét hoặc phun vôi. 1.2. Định mức vệ sinh công tác quét vôi trong, ngoài nhà, quét nƣớc xi măng. Đơn vị tính: 1m2 Mã Công tác Thành phần ĐVT 1 nƣớc trắng, 3 nƣớc Quét nƣớc hiệu xây lắp hao phí 2 nƣớc màu trắng XM 2 nƣớc AK.811 Quét vôi trong, 1.Vật liệu: ngoài nhà. - Xi măng Kg - - 1,13 Quét nước xi - bột màu Kg 0,02 - - măng. - Vôi cục Kg 0,3 0,316 - - Phèn chua Kg 0,006 0,006 - - Vật liệu khác % 5 5 5 2. Nhân công 4.0/7 Công 0,038 0,038 0,03 Bài tập ví dụ: - Cho bề mặt của mảng tường cần làm sạch (làm vệ sinh) trước khi quét vôi là (4,0x3,0)m của công trình cần sửa chữa. - Hãy tính toán lượng vật liệu và nhân công cần thiết để thực hiện xong bức tường trên. Biết tường cần quét 1 nước trắng, 2 nước màu. Màu cần pha là màu vàng nhạt. 1.3. Dụng cụ: Gồm chổi quét, thang, giàn giáo, ghế, xô thùng,... 1.3.1. Chổi quét: thường làm bằng bông cỏ. - Gia công chổi quét: chọn đọt bông to không bị gảy, mục, thẳng đứng, nhặt từng sợi nhỏ xếp bằng đầu. - Bó chổi có thể tròn hoặc dẹt. - Lượng đọt chổi khoảng 0,3kg. Thường dùng lạt hoặc kẻm 1 li để bó lại. Bó chặt lại để khi quét nước vôi không bị chảy theo cán làm bẩn và ăn tay. - Tra cán: cán chổi thường làm bằng tre hoặc gỗ tròn, cứng có đường kính khoảng 1,5 đến 2cm được vót nhọn 1 đầu để cắm vào chổi. Cán chổi dài, ngắn 14
  17. tùy thuộc vào điều kiện thi công trên cao hay dưới thấp. Cán chổi dài từ 60 đến 70cm trừ phần cắm vào thân chổi là tốt nhất, đảm bảo thao tác thuận tiện và năng suất cao. - Xén (cắt) bằng đầu đảm bảo chiều dài phần đầu chổi từ 20 đến 25cm không kể cán. - Sử dụng và bảo quản: + Chổi mới trước khi quét thường ngâm vào vôi hoặc nước sôi và giặt sạch để chổi mềm mại, thôi hết màu đót không làm vàng ố bề mặt quét vôi. + Rửa sạch chổi sau khi quét và để chổi xuôi tránh nước ngấm vào thân chổi. + Chổi đã quét trước khi quét phải giặt lại chổi. 1.3.2. Thang: - Đầu cần bịt giẻ để khỏi làm trầy, xước tường. Chân thang phải cố định tránh trượt thang gây tai nạn lao động. 1.3.3. Giàn giáo, ghế: phục vụ công tác quét vôi trên cao, phải chắc chắn, di chuyển dể dàng khi cần thiết. 1.3.4. Xô thùng đựng nƣớc vôi: có vai móc và treo xô. 1.4. Yêu cầu kỹ thuật khi quét vôi: Bề mặt quét vôi phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau: - Màu sắc phải đều đúng với màu của thiết kế qui định. - Bề mặt quét không để lộ vết chổi, không có nếp nhăn, giọt vôi đọng, vôi phải bám đều kín bề mặt. - Nước vôi quét không làm sai lệch các đường nét, gờ chỉ và các mảng trang trí bề mặt khác. - Các đường chỉ, đường ranh giới giửa các mảng màu phải thẳng và đều. 1.5. Thi công quét vôi: - Mặt trát hoàn toàn khô mới tiến hành quét vôi những ngày nằng, ngày khô ráo quét vôi hiệu quả nhất. Quét vôi thường nhiều nước tối thiểu phải 3 lớp để đảm bảo đều màu. Quét xong một nước để khô mới quét lớp tiếp theo. 15
  18. - Nước vôi chứa trong xô không quá đầy cách miệng xô 10cm để dể di chuyển không bị sánh đổ và gạt bớt nước vôi ở chổi trên miệng xô. 1.5.1. Quét vôi trên trần: nước 1 quét ngang theo chiều ánh sáng đại diện vào phòng, các nước sau quét dọc theo chiều ánh sáng vuông góc với lớp thứ 1. Nhằm không nhìn rỏ vết chổi của lớp thứ nhất. - Thao tác quét vôi trần: + Khuấy vôi đều đổ vào xô. Xô để bên cạnh ngưới quét. Người quét đứng cách mặt trần khoảng 60 đến 70 cm kể từ đỉnh đầu đến trần. + Thường dùng 2 tay cầm chổi quét: 1 tay cầm đầu cán, 1 tay cán. + Nhúng chổi từ từ vào nước vôi sâu khoảng 7-10cm. + Nhấc chổi lên từ từ gạt nước vôi vào miệng xô nhằm hạn chế sự rơi vãi nước vôi. + Đưa chổi từ điểm A đến điểm B (phạm vi tầm tay với) lật chổi quét ngược lại từ B đến A theo vệt ban đầu để nước vôi bám đều bề mặt. 1.5.2. Quét vôi tƣờng: nước 1 bằng vôi trắng các nước sau quét vôi màu hay vôi trắng tùy theo thiết kế. - Thao tác quét vôi tường. + Đặt chổi nhẹ lên tường điểm A ở gần sát cuối của mái chổi từ dưới lên từ từ đua mái chổi lên theo vệt thẳng đứng hết tầm tay với hoặc giáp đường biên (không được chòm quá) rồi đưa chổi từ trên xuống theo vệt ban đầu qua điểm A khoảng 10 – 20cm lại đưa chổi lên đến khi nước vôi bám hết vào bề mặt trát. + Đưa chổi xuống so với điểm xuất phát nhằm xóa những giọt vôi chảy trên bề mặt. - Kẻ tường phân mảng: đặt thước tầm phía trên mảng tường định quét vôi màu, sao cho cạnh dưới trùng với đường vạch chuẩn. Dùng chổi quét sát thước một vệt, rộng khoảng 5-10cm. - Quét xong một tầm thước tiếp tục chuyển thước, quét cho đến hết. Mỗi lần chuyển phải lau khô thước tránh nước vôi bám thước làm cho nhòe đường biên. 16
  19. 1.5.3. Quét vôi chân tƣờng: thường quét sau cùng. Màu vôi chân tường là màu đậm sẫm, khác với màu vôi tường và trần. + Cách lấy cử chân tường: vạch đường chuẩn kẻ đường biên được tiến hành tương tự như cách phân mảng màu ở trên. 1.5.6. Định mức nhân công vật liệu công tác quét vôi: Đơn vị tính: 1m2 Mã Công tác Thành phần hao phí ĐVT 1 nƣớc trắng, 3 nƣớc Quét nƣớc hiệu xây lắp 2 nƣớc màu trắng XM 2 nƣớc AK.811 Quét vôi trong, 1.Vật liệu: ngoài nhà. - Xi măng Kg - - 1,13 Quét nước xi - bột màu Kg 0,02 - - măng. - Vôi cục Kg 0,3 0,316 - - Phèn chua Kg 0,006 0,006 - - Vật liệu khác % 5 5 5 2. Nhân công 4.0/7 Công 0,038 0,038 0,03 Câu hỏi ôn tập: 1. Hãy trình bày các bước quét vôi trên trần, trên tường và chân tường? 17
  20. BÀI 4: TRÉT BỘT Mã chƣơng: MĐ23 -04 Giới thiệu: - Bột trét là vật liệu hiện nay khá phổ biến và đang là xu hướng hoàn thiện mang tính thẩm mỹ rất tốt. - Ở bài học này sẽ giúp người học pha chế bột trét và thực hành rèn luyện các thao tác trét bột lên tường. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được trình tự trét bột. - Kỹ năng: + Bả được bột trét đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Thái độ: + Tuân thủ trình tự và yêu cầu kỹ thuật trong trét bột. Nội dung chính: 1.1. Pha chế bột trét: Vật liệu: - Mát tít là hỗn hợp gồm giửa bột mát tít, nước, phụ gia dầu sơn và keo dùng để làm phẳng nhẳng bề mặt trát hoàn thiện bề mặt trang trí hoặc làm nền cho sơn. 1.1.1. Bột trét: là loại bột tan được trong nước gồm các thành phần như cacbonat canxi, thạch cao, keo... đều ở dạng bột mịn khô. 1.1.2. Nƣớc pha bột trét: - Thường dùng nước sạch nước có phụ gia dầu sơn hoặc nước có phụ gia keo. Các loại keo động vật, thực vật nhân tạo tan trong nước đều dùng được. Nhưng loại keo polime (loại nhựa tổng hợp thường dùng nhiều vì có khả năng bám dính cao. 1.1.3. Tỷ lệ pha chế: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2