Giáo trình Trộn đổ đầm bê tông - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
lượt xem 9
download
Giáo trình Trộn đổ đầm bê tông giúp các bạn củng cố kiến thức của bản vẽ xây dựng; nắm rõ các yêu cầu thi công bê tông cốt thép công trình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Trộn đổ đầm bê tông - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MĐ: TRỘN - ĐỔ- ĐẦM BÊ TÔNG LƯU HÀNH NỘI BỘ 1
- MỤC LỤC TRANG Bài 1: Thi công thép móng ............................................................................... 4 1. Mục đích và yêu cầu....................................................................................... 4 2. Đọc bản vẽ ...................................................................................................... 6 3. Qui trình thi công thép móng ......................................................................... 6 4. Các sai phạm và cách khắc phục .................................................................... 9 5. Kiểm tra sản phẩm........................................................................................ 10 Bài 2: Thi công thép cột ................................................................................. 13 1. Mục đích và yêu cầu..................................................................................... 13 2. Đọc bản vẽ .................................................................................................... 15 3. Qui trình thi công thép cột ........................................................................... 15 4. Các sai phạm và cách khắc phục .................................................................. 17 5. Kiểm tra sản phẩm........................................................................................ 18 Bài 3: Thi công thép dầm............................................................................... 21 1. Mục đích và yêu cầu..................................................................................... 21 2. Đọc bản vẽ .................................................................................................... 22 3. Qui trình thi công thép dầm ......................................................................... 23 4. Các sai phạm và cách khắc phục .................................................................. 25 5. Kiểm tra sản phẩm........................................................................................ 25 Bài 4: Thi công thép sàn ................................................................................ 29 1. Mục đích và yêu cầu..................................................................................... 29 2. Đọc bản vẽ .................................................................................................... 32 3. Qui trình thi công thép sàn ........................................................................... 32 4. Các sai phạm và cách khắc phục .................................................................. 34 5. Kiểm tra sản phẩm........................................................................................ 34 Bài 5: Thi công bê tông .................................................................................. 38 1. Mục đích và yêu cầu..................................................................................... 38 2. Đọc bản vẽ .................................................................................................... 39 3. Qui trình thi công bê tông ............................................................................ 39 4. Các sai phạm và cách khắc phục .................................................................. 45 2
- 5. Kiểm tra sản phẩm........................................................................................ 46 3
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thi công bê tông cốt thép Mã mô đun : MĐ26 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau mô đun MĐ17, MĐ25. - Tính chất: Là mô đun thực hành chuyên môn. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: giúp người học thực hiện được công tác bê tông cốt thép Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: củng cố kiến thức của bản vẽ xây dựng; nắm rõ các yêu cầu thi công bê tông cốt thép công trình. - Kỹ năng: Thực hiện công tác bố trí thép và đổ bê tông đúng yêu cầu . - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tính tự giác trong học tập, hợp tác tốt khi thực tập theo nhóm; tuân thủ thực hiện vệ sinh công nghiệp, có ý thức tiết kiệm vật liệu và bảo quản dụng cụ thực tập. Nội dung của mô đun: 4
- BÀI 1: Thi công thép móng Mã Bài: MĐ26-01 Giới thiệu: Thi công thép móng là phần gia công, bố trí và lắp đặt thép móng theo thiết kế ban đầu. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về thép móng - Thực hiện thi công thép đúng bản vẽ thiết kế. - Có năng lực lựa chọn và sử dụng vật liệu hợp lý Nội dung chính: 1. Mục đích và yêu cầu - Thép được gia công và lắp đặt đúng theo thiết kế. - Người học thực hiện được việc lắp đặt thép móng đúng yêu cầu. Thực hành thi công thép móng trên mô hình thực tế theo hình sau: Cho cấu kiện móng có cấu tạo như hình vẽ, các kích thước được thể hiện như trong bản vẽ kỹ thuật. Người học sẽ luyện tập để thực hiện được kỹ năng thi công thép móng. Với giả định là hố móng đã được thi công xong và đáp ứng được các kích thước, điều kiện an toàn cho công tác ván khuôn tương ứng. 5
- 6
- 2. Đọc bản vẽ Thực hiện đọc bản vẽ để xác định kích thước và vị trí của thép móng; xác định các thông số về chủng loại thép, vị trí neo, buộc, hàn… Xác định rõ cấu tạo của móng theo thiết kế. 3. Qui trình thi công thép móng 3.1. Chuẩn bị vị trí Trước khi thi công thép móng ta cần xác định vị trí của móng để lắp dựng thép theo đúng hình dạng và kích thước của móng. - Xác định tim móng. - Xác định kích thước hai cạnh của thân móng. - Xác định cao độ của thân móng. - Xác định cao độ đỉnh móng. 3.2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Các loại thép theo bảng thống kê - Máy duỗi thép, máy cắt thép, máy hàn điện - Búa sắt, dụng cụ buộc thép.. - Các con kê thép, dây buộc.. 3.3. Gia công thép Thực hiện cắt thép theo kích thước của bản thống kê, gia công thép theo đúng hình dạng, kích thước, số lượng,... trong bản vẽ thiết kế. Bước 1. Chọn đúng loại thép cần dùng, vệ sinh thép. Duỗi thẳng thép. 7
- Bước 2. Xác định thông số kích thước thanh thép, đo và vạch dấu vị trí cần cắt Bước 3. Đưa thanh thép và vị trí của thiết bị cắt. Bước 4. Vận hành thiết bị cắt theo quy trình sử dụng, tiến hành cắt thép Bước 5. Uốn thép theo hình dạng quy định Vì thanh thép có chiều dài theo quy cách nhất định, ta cần tính toán để hạn chế thừa thép thành những đoạn nhỏ (kích thước đoạn thép thừa không còn sử dụng được cho cấu kiện bê tông). 3.4. Bố trí thép Trường hợp cấu kiện xây dựng nhỏ - Bước 1. Vận chuyển thanh thép đến vị trí thông thoáng, bằng phẳng để lắp các thanh thép. - Bước 2. Bố trí thép lưới móng (thép vỉ móng) theo trình tự lớp dưới rồi lớp trên. Liên kết buộc các thanh thép lại với nhau. - Bước 3. Bố trí thép trụ móng, liên kết các thanh thép đứng bằng liên kết buộc thông qua thép đai. - Bước 4. Bố trí thép đai theo, bố trí theo cấu tạo. Liên kết buộc giữa thép đai với thép chủ. - Bước 5. Vận chuyển thép vỉ, lồng thép trụ đến vị trí thực tế của móng. Trường hợp cấu kiện xây dựng lớn - Bước 1. Vận chuyển thanh thép đến vị trí móng - Bước 2. Xác định vị trí thực tế của thép móng, bố trí thép lưới móng (thép vỉ móng) theo trình tự lớp dưới rồi lớp trên. Liên kết buộc các thanh thép lại với nhau. Liên kết với thép cọc nếu có. - Bước 3. Bố trí thép trụ móng, liên kết các thanh thép đứng bằng liên kết buộc thông qua thép đai. 8
- - Bước 4. Bố trí thép đai vào chiều cao thép trụ, bố trí theo cấu tạo. Liên kết buộc giữa thép đai với thép chủ. 3.5. Buộc và neo thép - Sử dụng dụng cụ và dây buộc để liên kết các thanh thép với nhau. Buộc tại vị trí giao nhau của các thanh thép. - Sử dụng máy hàn để liên kết thép trụ với thép vỉ (đối với thép có tiết diện lớn). - Neo cốt thép đúng vị trí. Sử dụng con kê để nâng thép vỉ lên đúng cao độ. Sử dụng dây buộc và thanh chống để cố định thép trụ theo phương thẳng đứng. 9
- 3.6. Kiểm tra chất lượng vị trí thép Việc bố trí cốt thép sai vị trí không chỉ gây lãng phí vật tư mà còn dẫn đến việc tìm ẩn nguy cơ lún nứt, sụp đổ công trình về lâu dài. Do đó công tác kiểm tra cần thật sự nghiêm túc chú trọng. - Kiểm tra số lượng thanh thép. - Kiểm tra khoảng cách các thanh thép. - Kiểm tra vị trí thép chờ. - Kiểm tra vị trí các thép chủ của trụ móng, để nối thép với các cấu kiện cột ở bên trên. 4. Các sai phạm và cách phòng tránh Trong thi công thép móng thường mắc phải các lỗi sau: bố trí các đai thép không đồng đều, vị trí nằm của thép bị sai không theo bản vẽ thiết kế. Để khắc phục lỗi này ta cần bố trí lại các thép đai sao cho đều nhau tránh tình trạng chỗ đai thép nhiều chỗ đai thép ít, bố thép thép móng lại theo nguyên tắc cạnh phương ngắn nằm trên, phương cạnh dài nằm dưới. 10
- 5. Kiểm tra sản phẩm Các tiêu chuẩn để kiểm tra cốt thép bao gồm: + Cốt thép phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và đảm bảo chất lượng + Kết cấu thép phải đúng thiết kế trên bản vẽ đã được kiến trúc sư và kỹ sư tính toán từ trước + Cốt thép phải được bố trí ngay hàng thẳng lối, các thanh thép chính và phụ không được xô đẩy lên nhau để đảm bảo trọng lực sẽ được phân bố đều. + Các thanh thép phải đảm bảo sạch sẽ và không được rỉ sét + Chiều dài neo cốt thép phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật khoảng 30 lần đường kính. 11
- Bài tập thực hành 01 Thi công lắp đặt thép móng cho các cấu kiện móng sau đây. Với giả định là hố móng đã được thi công xong và đáp ứng được các kích thước, điều kiện an toàn cho công tác lắp đặt thép tương ứng. 12
- Bài tập thực hành 02: Thi công ván khuôn cho các cấu kiện móng sau đây. Với giả định là hố móng đã được thi công xong và đáp ứng được các kích thước, điều kiện an toàn cho công tác ván khuôn tương ứng. 13
- BÀI 2: Thi công thép cột Mã Bài: MĐ26-02 Giới thiệu: Thi công thép cột là phần gia công, bố trí và lắp đặt thép cột theo thiết kế ban đầu. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về thép cột - Thực hiện thi công thép đúng bản vẽ thiết kế. - Có năng lực lựa chọn và sử dụng vật liệu hợp lý Nội dung chính: 1. Mục đích và yêu cầu - Thép được lắp đặt đúng théo thiết kế - Người học thực hiện được việc lắp đặt thép móng đúng yêu cầu. Thực hành lắp đặt thép cột trên mô hình thực tế theo hình sau: + Cho cấu kiện cột có cấu tạo như hình vẽ, các kích thước được thể hiện như trong bản vẽ kỹ thuật. Người học sẽ luyện tập để thực hiện được kỹ năng lắp đặt thép cột. + Với giả định: sàn dưới chân cột đã được hoàn thiện, các thép chờ cũng đạt yêu cầu về cấu tạo, vị trí cột được chỉ định và hướng dẫn cụ thể trong mô hình thực hành. 14
- 15
- 2. Đọc bản vẽ Thực hiện đọc bản vẽ để xác định kích thước và vị trí của thép cột; xác định các thông số về chủng loại thép, vị trí neo, buộc, hàn… Xác định rõ cấu tạo của móng theo thiết kế. 3. Qui trình thi công thép cột 3.1. Chuẩn bị vị trí Trước khi thi công lắp đặt cốt thép cột ta cần xác định vị trí của cột để lắp dựng thép theo đúng hình dạng và kích thước của cột. - Xác định tim cột. - Xác định kích thước các cạnh của thân cột. - Xác định cao độ của thân cột. - Xác định cao độ đỉnh cột. 3.2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Các loại thép theo bảng thống kê - Máy duỗi thép, máy cắt thép, máy hàn điện - Búa sắt, dụng cụ buộc thép.. - Các con kê thép, dây buộc.. 16
- 3.3. Gia công cốt thép Thực hiện cắt thép theo kích thước của bản thống kê, gia công thép theo đúng hình dạng, kích thước, số lượng,... trong bản vẽ thiết kế. Bước 1. Chọn đúng loại thép cần dùng, vệ sinh thép, duỗi thẳng thép. Bước 2. Xác định thông số kích thước thanh thép, đo và vạch dấu vị trí cần cắt. Bước 3. Đưa thanh thép và vị trí của thiết bị cắt. Bước 4. Vận hành thiết bị cắt theo quy trình sử dụng, tiến hành cắt thép Bước 5. Uốn thép theo hình dạng quy định. Vì thanh thép có chiều dài theo quy cách nhất định, ta cần tính toán để hạn chế thừa thép thành những đoạn nhỏ (kích thước đoạn thép thừa không còn sử dụng được cho cấu kiện bê tông). 3.4. Bố trí thép Trường hợp cấu kiện xây dựng nhỏ - Bước 1. Vận chuyển thanh thép đến vị trí thông thoáng, bằng phẳng để lắp các thanh thép. - Bước 2. Bố trí thép chủ của cột theo đúng kích thước. Liên kết buộc các thanh thép lại với nhau. 17
- - Bước 3. Bố trí thép đai theo, bố trí theo cấu tạo. Liên kết buộc giữa thép đai với thép chủ. - Bước 4. Vận chuyển lồng thép trụ đến vị trí thực tế của cột. Trường hợp cấu kiện xây dựng lớn - Bước 1. Vận chuyển thanh thép đến vị trí cột - Bước 2. Xác định vị trí thực tế của thép cột. Bố trí thép chủ của cột theo đúng kích thước, liên kết các thanh thép đứng bằng liên kết buộc thông qua thép đai. - Bước 3. Bố trí thép đai vào chiều cao thép trụ, bố trí theo cấu tạo. Liên kết buộc giữa thép đai với thép chủ. 3.5. Buộc và neo thép - Sử dụng dụng cụ và dây buộc để liên kết các thanh thép với nhau. Buộc tại vị trí giao nhau của các thanh thép. - Sử dụng máy hàn để liên kết thép trụ với thép vỉ (đối với thép có tiết diện lớn). - Neo cốt thép đúng vị trí. Sử dụng dây buộc và thanh chống để cố định thép trụ theo phương thẳng đứng. 3.6. Kiểm tra chất lượng vị trí thép Việc bố trí cốt thép sai vị trí không chỉ gây lãng phí vật tư mà còn dẫn đến việc tìm ẩn nguy cơ lún nứt, sụp đổ công trình về lâu dài. Do đó công tác kiểm tra cần thật sự nghiêm túc chú trọng. - Kiểm tra số lượng thanh thép. - Kiểm tra khoảng cách các thanh thép. - Kiểm tra vị trí thép chờ. - Kiểm tra vị trí các thép chủ của trụ cột, để nối thép với các cấu kiện cột, dầm ở bên trên. 4. Các sai phạm và cách phòng tránh Thép cột bị nghiên, cần phải dùng cây chống giúp khung thép đứng thẳng trước khi lắp đặt ván khuôn cột. Bố trí các đai thép không đồng đều, vị trí nằm của thép bị sai không theo bản vẽ thiết kế. Để khắc phục lỗi này ta cần bố trí lại các thép đai sao cho đều nhau tránh tình trạng chỗ đai thép nhiều chỗ đai thép ít, bố thép thép móng lại theo nguyên tắc cạnh phương ngắn nằm trên, phương cạnh dài nằm dưới. 18
- 5. Kiểm tra sản phẩm Các tiêu chuẩn để kiểm tra cốt thép bao gồm: + Cốt thép phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và đảm bảo chất lượng + Kết cấu thép phải đúng thiết kế trên bản vẽ đã được kiến trúc sư và kỹ sư tính toán từ trước + Cốt thép phải được bố trí ngay hàng thẳng lối, các thanh thép chính và phụ không được xô đẩy lên nhau để đảm bảo trọng lực sẽ được phân bố đều. + Các thanh thép phải đảm bảo sạch sẽ và không được rỉ sét + Chiều dài neo cốt thép phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật khoảng 30 lần đường kính. 19
- Bài tập thực hành 01: Thi công ván khuôn cho các cấu kiện cột sau đây. Với giả định: sàn dưới chân cột đã được hoàn thiện, các thép chờ cũng đạt yêu cầu về cấu tạo, vị trí cột được chỉ định và hướng dẫn cụ thể trong mô hình thực hành. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kiến trúc dân dụng 14
5 p | 466 | 280
-
Bê tông xi măng - Chương 1
7 p | 591 | 172
-
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG XI MĂNG
56 p | 403 | 115
-
Bê tông xi măng - Chương 2
11 p | 245 | 94
-
Giáo trình công nghệ bê tông xi măng P1
20 p | 290 | 71
-
Giáo trình động cơ đốt trong 2 - Chương 7
8 p | 111 | 31
-
Giáo trình Trộn, đổ, đầm bê tông (Nghề Kỹ thuật xây dựng - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
80 p | 30 | 13
-
Giáo trình Trộn, đổ, đầm bê tông (Nghề: Cốt thép - hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
42 p | 22 | 8
-
Giáo trình Xây, trát và mô đun thi công bê tông (Nghề: Kỹ thuật xây dựng) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
135 p | 38 | 8
-
Giáo trình Trộn, đổ, đầm bê tông (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - TC/CĐ) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
31 p | 24 | 8
-
Giáo trình Dung sai lắp ghép - Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng nghề - CĐ Nghề Giao Thông Vận Tải Trung Ương II
148 p | 38 | 4
-
Giáo trình Dung sai đo lường kỹ thuật (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
157 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn