Giáo trình Vận hành máy gieo trồng (Nghề: Vận hành máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
lượt xem 3
download
Giáo trình Vận hành máy gieo trồng (Nghề: Vận hành máy nông nghiệp - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của các máy gieo trồng và yêu cầu nông học khi gieo trồng; Mô tả được cấu tạo của các máy gieo trồng; Trình bày được các bước vận hành máy gieo trồng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vận hành máy gieo trồng (Nghề: Vận hành máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: VẬN HÀNH MÁY GIEO TRỒNG NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:790 /QĐ-CĐCG-KT&KĐCL / QĐ-CĐCG Ngày 19 tháng12 năm 2022 của Trường Cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Tôi là người may mắn được phục vụ dạy học trong nghề vận hành máy nông nghiệp nhiều năm, tôi hiểu nguyện vọng đa số của học sinh và người sử dụng máy, muốn có bộ sách giáo trình tốt đáp ứng yêu cầu tìm hiểu về vận hành máy nông nghiệp. Bộ giáo trình này có thể đáp ứng phần nào cho học sinh và bạn đọc đầy đủ những điều muốn biết về vận hành máy nông nghiệp. Để phục vụ cho học viên học nghề vận hành máy nông nghiệp có kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa máy gieo trồng. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm các bài: Bài 1. Máy cấy Bài 2. Máy gieo hạt Bài 3. Máy trồng mía Bài 4. Máy đóng bầu mía Bài 5 Máy trồng lạc Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình dạy nghề được Tổng cục Dạy nghề phê duyệt, sắp xếp logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bộ phận đến cách phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Xin chân trọng cảm ơn Tổng cục Dạy nghề, khoa cơ khí Động lực trường Cao đẳng Cơ Giới cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 12 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Tạ Hữu Đạt Chủ biên 2. ………….............. 3. ……….............…. 3
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Bài 1. Máy cấy 11 Bài 2. Máy gieo hạt 56 Bài 3. Máy trồng mía 65 Bài 4. Máy đóng bầu mía 93 Bài 5 Máy trồng lạc 106 Tài liệu tham khảo 124 4
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: VẬN HÀNH MÁY GIEO TRỒNG Mã mô đun: MĐ16 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nghề Vận hành máy nông nghiệp. - Mô đun được bố trí trong chương trình của thực hành kỹ năng nghề. - Mô đun học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. - Mô đun hình thành cho sinh viên kỹ năng điều khiển các máy gieo trồng thực hiện công việc gieo trồng (cấy lúa, gieo hạt) trên đồng ruộng. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: A1. Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của các máy gieo trồng và yêu cầu nông học khi gieo trồng. A2. Mô tả được cấu tạo của các máy gieo trồng. A3. Trình bày được các bước vận hành máy gieo trồng. - Kỹ năng: B1. Vận hành được máy gieo trồng trên đồng ruộng, khắc phục được những hư hỏng thông thường. B2. Điều khiển được máy khi di chuyển địa bàn. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Bố trí vị trí làm việc hợp lý và đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. C2. Nêu cao tinh thần trách nhiệm chăm sóc bảo quản máy và thực hiện tốt công việc thực tập. C3. Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. 5
- 1. Chương trình khung nghề vận hành máy nông nghiệp Thời gian đào tạo Trong đó Thực Mã Tín Tên môn học, mô đun hành/thực MH chỉ Thi/ Tổng Giờ tập/thí Kiểm số LT nghiệm/ tra bài tập/ thảo luận 12 255 94 148 13 I. Các môn học chung MH 01 Chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng 2 45 21 21 3 MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Ngoại ngữ 4 90 30 56 4 Các môn học, mô đun II. 74 1798 519 1228 51 đào tạo nghề bắt buộc Các môn học, mô đun kỹ II.1 20 360 229 114 17 thuật cơ sở MH 07 Cơ kỹ thuật 3 45 43 0 2 MH 08 Vẽ kỹ thuật 3 60 30 27 3 MH 09 Kỹ thuật điện 3 45 43 0 2 Dung sai lắp ghép và đo MH 10 3 45 30 13 2 lường kỹ thuật MH 11 Vật liệu cơ khí 3 45 43 0 2 MH 12 An toàn lao động 2 30 25 3 2 Thực hành Hàn – Nguội cơ MĐ 13 3 90 15 71 4 bản Các môn học, mô đun II.2 54 1438 290 1114 34 chuyên môn nghề MĐ 14 Cấu tạo, sửa chữa máy kéo 4 90 26 60 4 MĐ 15 VH Liên hợp máy làm đất 3 90 17 69 4 6
- MĐ 16 VH Máy gieo trồng 6 150 29 115 6 VH Máy chăm sóc cây MĐ 17 2 60 10 46 4 trồng thông dụng MĐ 18 VH Máy thu hoạch 6 150 30 114 6 VH Máy chế biến nông, MĐ 19 4 120 30 86 4 lâm sản thông dụng VH Máy chăn nuôi thông MĐ 20 1 30 6 22 2 dụng MĐ 21 Lái xe ôtô hạng B2 23 568 127 441 MĐ 22 Thực tập sản xuất 5 180 15 161 4 Tổng cộng 86 2053 613 1376 64 2. Chương trình chi tiết mô đun Thời gian Tên các bài trong TT Thực mô đun Tổng số Lý thuyết Kiểm tra hành 1 Máy cấy 40 10 30 2 Máy gieo hạt 30 5 23 2 3 Máy trồng mía 30 5 25 4 Máy đóng bầu mía 30 5 23 2 5 Máy trồng lạc 20 4 14 2 Cộng 150 29 115 6 3. Điều kiện thực hiện mô đun: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình thực hành, bộ dụng cụ nghề công nghệ ô tô,… 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thêm về các tài liệu trong công ty, ga ra thực tế, các website ô tô liên quan. 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. 7
- + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, C1, C2 1 Sau 10 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A2, B1, C1, C2 3 Sau 20 giờ thực hành Trắc nghiệm/ thực hành Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, A3, B1, B2, 1 Sau 150 học thực hành thực hành C1, C2, giờ trên mô hình 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 8
- 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Công nghệ ô tô 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: 1. Đinh Ngọc Ân. Trang bị điều ô tô máy kéo. Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 1980. 9
- 2. Nguyễn Bảng, Nguyễn Viết Lầu, Phạm Xuân Vượng, Trần Minh Vượng, Trần Văn Nghiệp, Võ Tiến Thặng. Cơ khí hoá nông nghiệp, 1991. 3. Nguyễn Bảng và cộng sự. Máy canh tác trong nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. 4. Nguyễn Bình. Giáo trình sửa chữa máy kéo ô tô, Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội, 1975. 5. Sổ tay giới thiệu công cụ, máy thu hoạch và sau thu hoạch lúa, ngô, đậu đỗ, Bộ nông nghiệp & PTNT, Hà Nội, 2002. 6. Nguyễn Hữu Cẩn, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Dư Quốc Thịnh. Lý thuyết ô tô máy kéo. Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987 10
- BÀI 1: MÁY CẤY Mã bài: MĐ 16-01 Giới thiệu: Hiện nay vì đời sống nông dân mà Nhật đã sản xuất hàng loạt máy cấy lúa cho nông dân, riêng ở Việt Nam nước ta cũng có một số loại máy cấy của Nhật và liên doanh sản xuất, vừa qua nhật đã chế tạo thanh công 2 loại máy cấy mà hiện nay đã có tại Việt Nam đó la máy cấy yanmar, kubota Mục tiêu: - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của máy cấy và yêu cầu nông học khi cấy lúa. - Mô tả được cấu tạo của máy cấy. - Trình bày được các bước vận hành máy. - Vận hành được máy cấy trên đồng ruộng, khắc phục được những hư hỏng thông thường - Điều khiển được máy khi di chuyển địa bàn. - Đảm bảo an toàn. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có Kiểm tra định kỳ thực hành: không có 11
- 12
- Nội dung chính CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU THỰC TRẠNG KHAI THÁC MÁY CẤY LÚA CỦA NHẬT BẢN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1. Giới thiệu đôi nét về thị trường máy cấy lúa tại Việt Nam. Hiện nay vì đời sống nông dân mà Nhật đã sản xuất hàng loạt máy cấy lúa cho nông dân, riêng ở Việt Nam nước ta cũng có một số loại máy cấy của Nhật và liên doanh sản xuất, vừa qua nhật đã chế tạo thanh công 2 loại máy cấy mà hiện nay đã có tại Việt Nam đó la máy cấy yanmar, kubota, khi đó tiếp nhân công nghệ của nhật bản viện cơ học nông nghiệp và công nghệ đã nghiên cứu thành công máy cấy lúa MC- 6-250, Sau thành công với sản phẩm máy cấy MC 6-250, mới đây Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cũng đã chế tạo thành công chiếc máy cấy thế hệ mới.MC – 08… .Máy cấy MC-6-250đã khảo nghiệm tại Bắt Ninh, Thái Bình, Nghệ An,Kiên Giang, An Giang. Đến nay, Viện cơ điện Nông Nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã chuyển giao 50 máy cấy cho nông dân. Tùy thuột từng loại máy ma có giá khác nhau như: kubota spw48c co giá 98490000đ, kubotaspu- 68c giá 23000000đ may yanma ap4 70.000.000đ… Còn máy cấy lúa Việt Nam sản xuất liên danh Nhật Bản giá 90.000.000đ như máy MC-6-250… 1.2. Giới thiệu chung về máy cấy lúa của Nhật Bản sản xuất. Theo thiết kế, loại máy cấy lúa của nhật có bốn bánh, người ngồi lái tự hành, động cơ diezel bốn thì với công suất 7,5 mã lực. Nâng, hạ máy bằng hệ thống thủy lực. Để sử dụng được loại máy này, nhất thiết phải dùng mạ khay. Đây là loại mạ được gieo trong các khay nhựa chuyên dùng. Khi mạ phát triển lên 2,7-3,0 lá, không cao quá 20cm hoặc 15 ngày mới đem đi cấy. Máy cấy hoạt động theo nguyên lý cơ cấu cấy bốn khâu kiểu chải đẩy, tách từng mảnh mạ rồi cấy vào mặt ruộng. Máy cấy được 4 - 6 hàng cùng lúc. Khoảng cách giữa các hàng cấy cố định 25cm, còn khoảng cách giữa các khóm mạ được điều chỉnh theo bốn cỡ khác nhau: 10 - 12 - 14 - 16cm. Số khóm mạ trong 1m2 và số mạ trong một khóm có thể điều chỉnh, thay đổi được bảo đảm mật độ 40 - 50 khóm/m2 (2 - 3 mảnh/khóm). Bề rộng làm việc của máy 1,5m, chỉ cần một người ngồi điều khiển. Công suất cấy trung bình của máy đạt 0,2 ha/giờ (tương đương 5,5 sào Bắc Bộ và bằng sức cấy của 5 người trong một ngày). 1.3. Các trạm bảo hành sữa chữa máy cấy lúa tại Việt Nam Hiện nay máy cấy lúa ngày càng có xu hướng gia tăng, trong quá trình sử dụng thì không tránh khỏi hư hỏng chính vì thế nước ta có một số trạm bảo dưỡng sữa chữa máy cấy lúa như: Công Ty Cổ Phần Vật Tư và Thiết Bị Toàn Bộ, Công ty TNHH Enterbuy,Công ty TNHH máy nông nghiệp khuyến nông Hà Nội… 13
- CHƯƠNG 2 CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH TRÊN MÁY CẤY LÚA NHẬT BẢN 2.1 Cấu tạo của máy cấy lúa nhìn bên ngoài (11) (12) Hình 2.1 Cấu tạo máy cấy lúa (1) Ghế ngồi lái (2) Gương chiếu phía sau (3) Động cơ (4) Kệ chứa khay mạ (5) Cần tiêu (6) Đèn đầu (7) Tay vịnh (8) Móc giữ cần vạch tiêu (9) Giá để bước lên (10) Cổng cung cấp nhiên liệu (11) Cần điều chỉnh phao bắt sâu cạn (12) Cần điều khiển bắt mạ nhiều ít 14
- Hình 2.2 Cấu tạo bên ngoài của máy cấy (1) Giá để mạ (8) Thanh đỡ bên (2) Thanh kẹp mạ (9) Điều chỉnh thanh kẹp mạ (3) Trận cấp mạ (10) Kệ để mạ (4) Phao trược (11) Tiêu (5) Tay cấy (12) Bánh trước (6) Điều chỉnh tay kẹp mạ (13) Bánh sau (7) Thanh dẫn dàn mạ 2.2. Các bộ phận trên máy cấy và hoạt động 2.2.1. Công tắc chính Dùng để khởi động động cơ Hình 2.3 Công tắc chính của máy cấy lúa 15
- Vị trí "OFF" ở vị trí (B): động cơ ngừng hoạt động, và tất cả dòng điện được ngừng lại. Vị trí "ON" ở (C) các mục: các thành phần điện được cung cấp "Start". Vị trí (D): khởi động động cơ. Khi mở chìa khóa ở vị trí (C) ta đợi nạp nhiên liệu đầy đủ mới khởi động động cơ. Một khi động cơ đã bắt đầu hoạt động buôn tay ra chìa khóa sẽ tự động trở về vị trí "ON". 2.2.2. Cần ga tay Cần này được sử dụng để tăng và giảm tốc độ động cơ, cần này giúp động cơ giữ mức độ ga nào đó mà ta muốn, ví dụ như khi máy bị lầy mà chỉ có một mình thì ta, dùng cần này kéo cần ga ở mức độ phù hợp rồi ta xuốn đẩy máy khỏi nơi bị lầy Tăng ga: Kéo cần về phía đang ngồi,ctốc độ động cơ sẽ tăng lên. Giảm ga: Đẩy cần về phía trước tốc độ động cơ sẽ giảm. Hình 2.4 Cần ga tay A: Ga thấp B: Ga cao C: Cần ga tay 2.2.3. Van đóng mở nhiên liệu Van nhiên liệu nằm dưới bình dầu ở phía bên trái của máy này, và nó được sử dụng để ngăn chặn việc cung cấp nhiên liệu. Mở van các nhiên liệu được cung cấp cho động cơ. Đóng van: Nhiên liệu không được cung cấp cho động cơ. Động cơ không hoạt động thời gian dài) Hình 2.5 van đóng mở nhiên liệu (A) Đóng (B) Mở (C) Van nhiên liệu 16
- 2.2.4. Công tắc đèn Công tắt này được sử dụng để bật đèn Khi công tắt bật vị trí "ON" vặn bên phải, đèn sẽ bật. Khi vặn sang bên trái, đèn sẽ tắt. 2.2.5. Nút còi Nút này sử dụng bấm còi 2.2.6. Nút còi dừng Nút này được sử dụng để ngăn chặn các chuông báo động. Nó cũng được sử dụng để thay đổi hiển thị trên màn hình LCD.khi mạ hít sẽ có chuông báo động và trên màn hình hiển thị biểu tượng ta bấm nút còi này thì không còn báo động Hình 2.6 Nút còi dừng (A) Còi dừng báo động 2.2.7. Vô lăng lái Nó được sử dụng để chuyển động dẫn hướng máy cấy khi tay lái được quay sang bên phải, máy sẽ chuyển sang bên phải. Khi nó được quay sang trái, máy sẽ chuyển sang bên trái Hình 2.7 : Vô lăng 17
- 2.2.8. cần số tiến lùi và cấy tại chổ Cần này được sử dụng để thay đổi tiến lùi, tốc độ di chuyển và cấy mạ tại chổ. Dừng máy trước khi thay đổi cần số. Hình 2.8 Cần số (A) Tiến (D) N số (0) (B) Chuyển tiếp (E) Cấy tại chổ, (F) Lùi lại 2.2.9. Bàn đạp ra Bàn đạp này được sử dụng để điều chỉnh tốc độ khi cấy, di chuyển hoặc ngừng Nhấn xuống: Khi đạp bàn đạp thì tốc độ động cơ tăng di chuyển nhanh, cấy nhanh khi nhả chân ra từ từ thì tốc độ cấy và di chuyển giảm từ từ lại Chú ý: Khi nhấn bàn đạp xuống điều khiển tốc độ, vận hành nó dần dần, Một khi máy đã dừng lại, chuyển cần số về vị trí "N" (số 0) Hình 2.9 Bàn đạp ga 18
- (A) Bàn đạp ga (B) Tăng tốc độ di chuyển và cấy (C) Giảm tốc độ di chuyển và cấy hoặc dừng động cơ (D) Để chân đạp 2.2.10. Cần thủy lực nân hạ cơ cấu cấy,số cấy và vạch tiêu Hình 2.10:cần nân hạ cơ cấu cấy (A) Cần thủy lực (B) Khoảng di truyển vạch tiu (C) Khoảng di truyển cần thủy lực cấy (D) Vạch tiêu trái (E) Vạch tiêu phải (F) Số cấy (G) Hạ dàn cấy (H) Nâng dàn cấy - Khi cần thủy lực được cài ở vị trí (H) thì dàn mạ được nâng lên - Khi cần thủy lực ở vị trí (G) thì dàn mạ được hạ xuống - Khi cần thủy lực ở vị trí (F) là cấy mạ - Khi cần thủy lực ở vị trí (E) thì vạch tiêu phải, vị trí (D) vạch tiêu trái 2.2.11. Cần điều khiển phao Cần này được sử dụng để điều chỉnh phù hợp mặt bằng cấy và mức độ trồng sâu cạn của mạ. Khi điều chỉnh cần số càng cao thì cấy càng sâu 19
- Hình 2.11 cần điều khiển phao (A) Cần điều khiển phao 2.2.12. Cần thủy lực cung cấp cấy Hình 2.12: cần thủy lực (A) cần thủy lực Cần thủy lực ở vị trí (B) là cấy bình thường, khi ta kéo cần về vị trí (C) là ngưng tay cấy của cần điều khiển, ta có ba cần tương đương 6 tay cấy kéo cần nào thì tay cấy bên cần đó ngừng cấy. 2.2.13. Bàn đạp phanh Dùng để giảm tốc độ di chuyển hoặc ngừng động cơ, khi bàn đạp phanh được đạp xuốn, các ly hợp chính không làm việt, và động cơ không truyền lực để làm việt,khi ta muốn sửa chữa hoặc dừng động cơ một thời giang dài nào đó ta nên khóa bàn đạp này lại đảm bảo cho an toàn. Chú ý: Không nên đạp bàn đạp đột ngột, nên đạp từ từ. Hình 2.13 Bàn đạp phanh (A) Bàn đạp phanh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Máy và Thiết bị nông nghiệp: Tập I - Trần Đức Dũng (chủ biên)
195 p | 340 | 153
-
Giáo trình Máy và thiết bị nông nghiệp: Tập I (Máy nông nghiệp) - Trần Đức Dũng (chủ biên)
195 p | 392 | 120
-
Vì sao cần có thêm nhà máy chiếu xạ thanh long?
4 p | 95 | 11
-
Làm giàu nhờ trồng chè ô long
2 p | 75 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn