intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh - MĐ01: Nuôi tôm càng xanh

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

227
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh - MĐ01: Nuôi tôm càng xanh giới thiệu một số đặc điểm sinh học của tôm càng xanh; chọn lựa chọn địa điểm để nuôi và xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh, mô đun được phân bổ trong thời gian 56 giờ, gồm 5 bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh - MĐ01: Nuôi tôm càng xanh

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO, RUỘNG NUÔI TÔM CÀNG XANH MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: NUÔI TÔM CÀNG XANH Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. -1- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. -2- LỜI GIỚI THIỆU Tôm càng xanh là đối tƣợng có giá trị xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế đã phát triển nuôi rộng rãi ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, để nâng cao chất lƣợng nghề thì cần phải phổ cập nghề cho ngƣời lao động, hình hành đội ngũ lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội, Trƣờng Cao Đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ đã tiến hành biên soạn bộ giáo trình mô đun nghề “Nuôi tôm càng xanh”. Bộ giáo trình gồm 6 mô đun: 1. Giáo trình mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 2. Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 3. Giáo trình mô đun Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh 4. Giáo trình mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi 5. Giáo trình mô đun Phòng trị một số bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh 6. Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh Giáo trình mô đun “Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh” là mô đun chuyên môn nghề nuôi tôm càng xanh. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng thời là tài liệu học tập của học viên. Nội dung của giáo trình giới thiệu một số đặc điểm sinh học của tôm càng xanh; chọn lựa chọn địa điểm để nuôi và xây dựng ao,, ruộng nuôi tôm càng xanh, mô đun đƣợc phân bổ trong thời gian 56 giờ, gồm 5 bài: Bài mở đầu: Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của tôm càng Bài 1. Chọn địa điểm nuôi tôm càng xanh Bài 2. Xây dựng ao nuôi Bài 3. Xây dựng ruộng nuôi Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm biên soạn có tham khảo các tài liệu nuôi tôm càng xanh, chụp hình tại các cơ sở nuôi và sử dụng hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ thực hiện giáo trình này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Quốc Đạt 2. Nguyễn Kim Nhi 3. Nguyễn Thị Tím
  4. -3- MỤC LỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................. 2 MỤC LỤC ............................................................................................................ 3 MÔ ĐUN 1. XÂY DỰNG AO, RUỘNG NUÔI TÔM CÀNG XANH .............. 6 Bài mở đầu. TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH ................................................................................... 7 1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh ................................................................... 7 1.1. Tên gọi ........................................................................................................... 7 1.2. Phân bố và chu kỳ sống ................................................................................. 7 1.3. Môi trƣờng sống ............................................................................................ 9 1.4. Tập tính dinh dƣỡng .................................................................................... 10 1.5. Sự lột xác ..................................................................................................... 11 1.6. Sinh trƣởng .................................................................................................. 11 1.7. Đặc điểm sinh sản ....................................................................................... 12 2. Quan sát cấu tạo tôm càng xanh ..................................................................... 13 2.1 Quan sát các bộ phận bên bên ngoài cơ thể ................................................. 13 2.2. Giải phẫu quan sát cấu tạo tôm ................................................................... 15 Bài 1. CHỌN ĐỊA ĐIỂM NUÔI TÔM CÀNG XANH ..................................... 21 1. Tìm hiểu địa hình ........................................................................................... 21 1.1. Quan sát địa hình ......................................................................................... 21 1.2. Quan sát khu vực xung quanh ..................................................................... 21 2. Kiểm tra chất đất ............................................................................................ 22 2.1 Xác định loại đất .......................................................................................... 22 2.2. Phƣơng pháp nhận diện thành phần đất ...................................................... 23 2.3. Nhận diện đất chua phèn ............................................................................. 24 3. Khảo sát nguồn nƣớc ...................................................................................... 29 3.1. Quan sát hệ thống sông, kênh rạch ............................................................. 29 3.2. Tìm hiểu đặc điểm thủy triều ...................................................................... 30 4. Kiểm tra chất lƣợng nƣớc cung cấp ............................................................... 31 4.1. Chọn nguồn cung cấp nƣớc ......................................................................... 31
  5. -4- 4.2. Đo độ phèn (độ pH) .................................................................................... 31 4.3. Đo độ kiềm .................................................................................................. 33 4.4. Đo NH3/NH4+ ............................................................................................... 34 4.5. Đo độ trong .................................................................................................. 35 4.6. Đo độ mặn ................................................................................................... 37 5. Các lỗi thƣờng gặp ......................................................................................... 38 Bài 2. XÂY DỰNG AO NUÔI .......................................................................... 41 1. Xác định tiêu chuẩn ao nuôi .......................................................................... 41 1.1. Xác định hình dạng ao ................................................................................ 41 1.2. Xác định diện tích, độ sâu, độ dốc đáy ao .................................................. 41 1.3. Xác định tiêu chuẩn của bờ ao .................................................................... 41 1.4. Xác định tiêu chuẩn cống ............................................................................ 42 2. Vẽ sơ đồ ao ..................................................................................................... 42 2.1. Vẽ sơ đồ tổng thể khu vực nuôi .................................................................. 42 2.2 Sơ đồ mặt cắt ................................................................................................ 43 2.3. Cách tính hệ số mái bờ ao..........................................................................44 3. Tổ chức thực hiện ........................................................................................... 46 3.1. Dọn dẹp mặt bằng ....................................................................................... 46 3.2. Cắm tiêu ...................................................................................................... 46 3.3. Đào ao ......................................................................................................... 48 3.4. Làm bờ ................................................................................................................................ 48 3.5. San đáy ao ................................................................................................... 48 4. Cống cấp, thoát nƣớc ...................................................................................... 49 4.1. Cống đơn giản ............................................................................................. 49 4.2. Cống kiên cố ................................................................................................ 50 4.3. Đặt cống ...................................................................................................... 52 5. Các lỗi thƣờng gặp ......................................................................................... 54 Bài 3. XÂY DỰNG RUỘNG NUÔI .................................................................. 57 1. Xác định tiêu chuẩn của ruộng nuôi ............................................................... 57 1.1. Tác dụng của mƣơng ................................................................................... 57 1.2. Kết cấu của ruộng nuôi ............................................................................... 57 1.3. Các loại hình dạng mƣơng .......................................................................... 58
  6. -5- 2. Vẽ sơ đồ ruộng nuôi ....................................................................................... 58 2.1 Sơ đồ mặt bằng ............................................................................................. 58 2.2. Sơ đồ mặt cắt ............................................................................................... 60 3. Tổ chức thi công, đào đắp .............................................................................. 60 3.1. Cắm tiêu ...................................................................................................... 60 3.2. Đào mƣơng .................................................................................................. 62 3.3. Làm bờ bao .................................................................................................. 62 4. Đặt cống ......................................................................................................... 63 5. Các lỗi thƣờng gặp..........................................................................................64 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................... 66 I. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................................ 66 II. Mục tiêu ........................................................................................................ 66 III. Nội dung chính của mô đun .......................................................................... 66 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................ 67 V. Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 74 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH ................................................................. 75 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH .......... 75
  7. -6- MÔ ĐUN 1. XÂY DỰNG AO, RUỘNG NUÔI TÔM CÀNG XANH Mã số mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun Mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh là mô đun chuyên môn của nghề nuôi tôm càng xanh. Mô đun tích hợp kiến thức và kỹ năng về xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh. Giáo trình gồm những nội dung: Tìm hiểu một số đặc điểm của tôm càng xanh; Chọn địa điểm nuôi tôm càng xanh; Xây dựng ao và ruộng nuôi tôm càng xanh. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có đƣợc những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học của tôm; kỹ năng thực hành các bƣớc công việc chọn địa điểm nuôi tôm; xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh theo đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn trong lao động.
  8. -7- Bài mở đầu. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH Mã bài: MĐ 01-00 Giới thiệu bài Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của tôm càng xanh, đây là bài học mang tính lý thuyết, qua bài học này học viên sẽ biết đƣợc các đặc điểm về môi trƣờng sống, tập tính dinh dƣỡng, sự lột xác và sinh trƣởng của tôm càng xanh, đồng thời cũng giúp học viên trình bày đƣợc cấu tạo bên ngoài, vị trí các bộ phận bên trong của tôm, qua đó ngƣời nuôi hiểu rõ hơn về đối tƣợng mà mình sẽ sản xuất. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc các đặc điểm về môi trƣờng sống, tập tính dinh dƣỡng, sự lột xác và sinh trƣởng của tôm càng xanh; - Nhận dạng đúng các cơ quan trên cơ thể tôm. A. Nội dung 1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh 1.1. Tên gọi - Tên thƣờng gọi: Tôm càng, tôm càng xanh; (hình 1.0.1) - Tên khoa học: Macrobrachium rosenbergii - Tên tiếng Anh: Giant river prawn. Hình 1.0.1 Tôm càng xanh 1.2. Phân bố và chu kỳ sống 1.2.1. Phân bố - Tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhƣng chủ yếu là vùng Nam và Đông Nam châu Á, một phần của Đại Tây Dƣơng và một vài bán đảo Thái Bình Dƣơng.
  9. -8- - Ngoài các vùng phân bố trên, tôm còn đƣợc di nhập và nuôi ở nhiều nƣớc khác trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Pháp, Mỹ và Đài Loan. Hình 1.0.2. Phân bố của tôm càng xanh - Ở Việt Nam tôm càng xanh phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Chúng sống hầu hết trong các thủy vực nƣớc ngọt trong nội địa nhƣ sông, hồ, ruộng, đầm, hay các thủy vực nƣớc lợ khu vực cửa sông. Ở các thủy vực độ mặn 18‰ đôi khi đến 25‰ vẫn có thể thấy tôm xuất hiện. 1.2.2. Chu kỳ sống Hình 1.0.3. Chu kỳ sống của tôm càng xanh
  10. -9- - Chu kỳ sống của tôm càng xanh có 4 giai đoạn bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trƣởng thành. - Tôm càng xanh trƣởng thành sống chủ yếu ở nƣớc ngọt, khi thành thục, tôm bắt cặp đẻ trứng và trứng dính vào chân bụng của tôm mẹ. Tôm trứng di cƣ ra vùng cửa sông nƣớc lợ có độ mặn từ 6 - 18 ‰ để nở. - Ấu trùng nở ra sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng. Lúc này tôm có xu hƣớng tiến vào vùng nƣớc ngọt nhƣ sông, rạch, ruộng, ao hồ... Ở đó, chúng sinh sống và lớn lên. - Tôm có thể di cƣ rất xa, trong phạm vi hơn 200 km từ bờ biển vào nội địa. Khi trƣởng thành chúng lại di cƣ ra vùng nƣớc lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời lại tiếp tục. 1.3. Môi trường sống 1.3.1. Nhiệt độ - Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các giai đoạn của tôm dao động trong khoảng 26-31oC. - Ngoài khoảng nhiệt độ 26-31oC sẽ làm suy giảm các hoạt động sinh trƣởng và sinh sản của tôm. Nhiệt độ cao hơn mức thích hợp thƣờng làm cho tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ. - Khi nhiệt độ thấp dƣới 13oC hay trên 38oC sẽ gây chết tôm. 1.3.2. Độ mặn - Tôm càng xanh là loài tôm nƣớc ngọt, nhƣng có thể sống trong môi trƣờng nƣớc lợ. - Giai đoạn ấu trùng cần độ mặn 10-12 ‰. - Tôm lớn có thể chịu đựng đƣợc độ mặn đến 25 ‰. - Ở độ mặn 2-5 ‰ tôm lớn tƣơng đối nhanh hơn so với ở 0 ‰. - Độ mặn 1.3.3. Oxy - Nhu cầu oxy cho hô hấp của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giai đoạn sinh trƣởng của tôm, nhiệt độ, độ mặn của môi trƣờng ... - Đối với tôm còn nhỏ lƣợng oxy tối thiểu phải trên 2,1mg l ở nhiệt độ 23 C, trên 2,9mg l ở nhiệt độ 28oC và 4,7mg l ở nhiệt độ 33oC. o - Trong ao, ruộng nuôi hàm lƣợng oxy tối thiểu trong môi trƣờng nƣớc phải lớn hơn 3mg l. Dƣới mức này tôm hoạt động yếu, thƣờng tập trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ. - Nếu hàm lƣợng oxy vƣợt quá mức bảo hòa cũng gây tác hại đến tôm nhất là quá trình hô hấp (chứa nhiều khí trong hệ tuần hoàn, cản trở lƣu thông máu).
  11. - 10 - 1.3.4. Độ pH - Độ pH thích hợp cho sinh trƣởng của tôm từ 7,0 - 8,5. - Độ pH dƣới 6,5 hay trên 9 kéo dài sẽ không tốt cho sự phát triển của tôm. - Độ pH dƣới 5 tôm hoạt động yếu và sẽ chết sau 6 giờ - Khi gặp môi trƣờng có độ pH thấp tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi chậm chạp và chết sau đó. 1.3.5. Đạm - Đạm do tôm bài tiết ở dạng đầu tiên là ammonia vốn rất độc. Thông qua quá trình chuyển hóa của vi khuẩn Ammonia sẽ đƣợc chuyển hóa thành nitrite cũng độc cho tôm. Tùy theo độ pH và nhiệt độ, ammonia sẽ tồn tại nhiều hay ít dƣới dạng khí NH3. Nồng độ NH3 càng tăng khi độ pH và nhiệt độ càng tăng. - Trong ao nuôi, hàm lƣợng đạm nên duy trì ở mức dƣới 0,1mg l đối với đạm nitrite và dƣới 1mg l đối với đạm amôn. 1.3.6. Ánh sáng - Tôm thích ánh sáng vừa phải, cƣờng độ ánh sáng thích hợp nhất là 400 lux. Ánh sáng cao sẽ ức chế hoạt động của tôm. Vì vậy, ban ngày có ánh sáng cao tôm sẽ xuống nền đáy thủy vực trú ẩn, ban đêm hoạt động tìm mồi tích cực. - Tôm không ƣa ánh sáng có cƣờng độ cao nhƣng lại có tính hƣớng quang vào ban đêm, tôm sẽ tập trung lại khi có luồng sáng, tôm lớn tính hƣớng quang kém hơn tôm nhỏ. 1.3.7. Độ cứng và độ kiềm Tôm cần các loại khoáng chất nhƣ Canxi, Magiê cho quá trình hình thành vỏ mới và lột xác. Tuy nhiên, khi độ cứng cao hơn 300ppm (mg l) sẽ làm cho tôm chậm lớn, dễ bệnh do các nguyên sinh động vật bám, trong ao nuôi độ cứng và độ kiềm tốt nhất nên duy trì > 20ppm (mg l) 1.4. Tập tính dinh dưỡng - Tôm càng xanh là loài ăn tạp, thức ăn nghiêng về động vật, chúng sử dụng nhiều loại động vật khác nhau để làm thức ăn từ nhuyễn thể, giáp xác đến tảo sợi và kể cả chất thối rữa hữu cơ và tôm cũng ăn thức ăn viên công nghiệp. - Tôm thƣờng bắt mồi vào chiều tối và sáng sớm. - Tôm bò trên mặt đáy ao, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu), chúng dùng râu quét ngang, dọc phía trƣớc hƣớng di chuyển, khi gặp thức ăn chúng dùng càng kẹp lấy thức ăn và đƣa thức ăn vào miệng. - Tôm càng xanh có đặc tính hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, con có vỏ cứng sẽ ăn thịt con có vỏ mềm mới lột. Nếu thức ăn và dinh dƣỡng không đầy đủ thì tỉ lệ hao hụt rất cao. Do đó, khi nuôi tôm thƣơng phẩm cần phải cho tôm ăn đầy đủ cả lƣợng và chất, tăng cƣờng chà trong ao tạo nơi trú ẩn cho tôm khi lột xác, không thả mật độ cao để hạn chế hiện tƣợng ăn lẫn nhau của tôm, nâng cao đƣợc tỉ lệ sống.
  12. - 11 - 1.5. Sự lột xác - Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn sinh trƣởng, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dƣỡng, điều kiện môi trƣờng ... - Tôm nhỏ chu kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn. Bảng 1.0.1 Thời gian lột xác của tôm càng xanh Trọng lƣợng tôm (g) Chu kỳ lột xác (ngày) 1,0 – 2,0 6 2,0 – 5,8 9 6,0 – 10,0 13 11,0 – 15,0 17 16,0 – 20,0 18 21,0 – 25,0 20 26,0 – 35,0 22 35,0 – 60,0 23 - 24 Trên 60 25 - 40 Nguồn: Trung tâm khuyến ngư quốc gia - Khi tôm tích lũy đầy đủ chất dinh dƣỡng, năng lƣợng và đến chu kỳ lột xác thì lúc đó lớp vỏ mới hình thành dần dƣới lớp vỏ cũ, lớp này rất mềm, mỏng và co giãn đƣợc. Khi lớp vỏ mới phát triển đầy đủ thì tôm tìm nơi vắng, giàu oxy để lột vỏ, lớp vỏ mới sẽ cứng dần sau 3-6 giờ. - Quá trình lột vỏ của tôm rất nhanh, chỉ xảy ra trong vòng 3-5 phút. Khởi đầu tôm ngƣng hết mọi hoạt động bên ngoài, uốn cong mình gây nên áp lực ngày càng tăng phá vỡ lớp màng giữa giáp đầu ngực và vỏ tạo nên một khoảng hở ngang lƣng. Tôm lúc này co mình hình chữ U, áp lực bên trong cơ thể tăng lên và dần dần tôm thoát toàn bộ cơ thể qua khoảng hở ở lƣng. Sau mỗi lần lột xác cơ thể tôm tăng lên 9-15% trọng lƣợng thân. 1.6. Sinh trưởng - Sinh trƣởng của tôm càng xanh không liên tục, có sự gia tăng về kích thƣớc nhanh sau mỗi lần lột xác. - Tốc độ sinh trƣởng của tôm đực và tôm cái gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau cho tới khi chúng đạt kích cở 35 - 50g. Sau đó có sự khác nhau rất rõ theo giới tính, tôm đực sinh trƣởng nhanh hơn tôm cái và đạt trong lƣợng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi.
  13. - 12 - - Tôm cái khi bắt đầu thành thục (khoảng 40g, hay 140 - 150cm chiều dài) thì sinh trƣởng giảm vì nguồn dinh dƣỡng chủ yếu tập trung cho sự phát triển của buồng trứng. - Một hiện tƣợng thƣờng thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ kể cả trong cùng nhóm giới tính. - Kích thƣớc của tôm có thể đạt 40 - 50g con sau thời gian nuôi 4 - 5 tháng. 1.7. Đặc điểm sinh sản 1.7.1. Phân biệt giới tính Tôm càng xanh đực Tôm càng xanh cái Hình 1.0.4. Phân biệt giới tính tôm càng xanh Bảng 1.0.2. Phân biệt giới tính tôm càng xanh Đặc điểm Tôm đực Tôm cái Đầu ngực Đầu ngực to hơn con cái Đầu ngực nhỏ hơn con đực Càng Đôi càng thứ 2 to, gồ ghề, Nhỏ và nhẵn hơn (chiếm nhiều gai (chiếm 130% thân) 60% thân) Phụ bộ giao vĩ Xuất hiện giữa nhánh trong Không có và nhánh phụ của chân bụng thứ 2 Bụng Mặt bụng của điểm bụng thứ Tấm bụng thứ 1, 2, 3 dài và nhất có điểm cứng ở giữa nở rộng Lông tơ sinh dục Không có Xuất hiện nhiều trên chân ngực, chân bụng của tôm trƣởng thành Chiều dài và kích Dài 17.5cm, trọng lƣợng Chiều dài trung bình 15cm, cỡ thành thục trung bình 35g trọng lựợng 25g.
  14. - 13 - 1.7.2. Giao vĩ - Trong tự nhiên tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu nhƣ quanh năm, ở ĐBSCL có hai mùa sinh sản chính là khoảng tháng 4-6 và tháng 8-10. - Sau khi tôm cái lột xác từ 1 - 22 giờ (thƣờng 3- 6 giờ), tôm bắt đầu giao vĩ (tôm đực lúc này vỏ vẫn còn cứng). - Quá trình giao vĩ xảy ra vào ban đêm có thể chia thành 4 giai đoạn: + Giai đoạn tiếp xúc; + Giai đoạn tôm đực ôm giữ con cái; + Giai đoạn tôm đực trèo lên lƣng con cái; + Giai đọan cuối. - Sau khi giao vĩ tôm đực bảo vệ con cái do vỏ con cái còn mềm - Tôm thƣờng đẻ trứng vào ban đêm. - Thời gian đẻ trứng khoảng 10 - 60 phút, thƣờng từ 15 - 25 phút. - Trứng dính vào 4 đôi chân bụng đầu tiên, tôm cái dùng chân bụng quạt nƣớc để cung cấp oxy cho trứng và dùng chân ngực để loại bỏ trứng hƣ hay vật lạ bám vào. - Thời gian ấp trứng có thể từ 15 - 23 ngày. 1.7.3. Mùa vụ sinh sản Tôm sinh sản quanh năm, tuy nhiên mùa vụ sinh sản của tôm ngoài tự nhiên tập trung vào tháng 1 - 2 và 8 - 9 âm lịch. 2. Quan sát cấu tạo tôm càng xanh 2.1 Quan sát các bộ phận bên bên ngoài cơ thể - Tôm càng xanh là loài có kích thƣớc lớn nhất trong nhóm tôm nƣớc ngọt. - Có thể phân biệt tôm càng xanh với các nhóm tôm nƣớc ngọt khác ở hình dạng và màu sắc của chúng. - Tôm càng xanh có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. To ở phần đầu và thon nhỏ về phía sau. - Cơ thể gồm hai phần là phần đầu ngực phía trƣớc và phần bụng phía sau:
  15. - 14 - Hình 1.0.5. Cấu tạo bên ngoài của tôm càng xanh 2.1.1. Phần đầu ngực: Đƣợc bao phủ bởi tấm vỏ dày gọi là giáp đầu ngực - Phần đầu với 5 đốt liền nhau, mang 5 đội phụ bộ. - Phần ngực với 8 đốt liền nhau, mang 8 đôi phụ bộ. - Tôm có chủy dài uốn cong lên từ đoạn giữa chủy, phía trên chủy có 11 - 16 răng, phía dƣới chủy 10 - 15 răng - Các phụ bộ có hình dạng, kích thƣớc và chức năng khác nhau: + Hai đôi râu có chức năng xúc giác + Một đôi hàm lớn hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức năng giữ và nghiền thức ăn + Năm đôi chân ngực có chức năng để bò + Hai đôi chân ngực đầu tiên của tôm chuyên hóa thành hai đôi càng, đôi càng thứ hai thứ hai to và dài dùng để bắt mồi và tự vệ. 2.1.2. Phần bụng: Có 6 đốt có thể cử động và một đốt đuôi. - Mỗi đốt mang một phụ bộ là chân bơi (có năm đôi chân bụng để bơi) - Mỗi đốt bụng có một tấm vỏ bao, tấm vỏ phía trƣớc xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. - Tuy nhiên, tấm vỏ thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ phía trƣớc và phía sau, đây là đặc điểm để phân biệt với các nhóm tôm biển. - Cuối cùng là một đôi chân đuôi có chức năng nhƣ một cái bánh lái
  16. - 15 - 2.2. Giải phẫu quan sát cấu tạo tôm 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật - Tôm càng xanh sống - Chậu mổ - Bộ đồ mổ - Đinh ghim - Kính lúp tay, kính lúp bàn - Đĩa pêtri - Nƣớc sạch - Khăn lau Hình 1.0.6. Dụng cụ mổ tôm - Mảnh bìa, hồ dán, tiêu bản (các phần phụ của tôm nhƣ: các chân hàm, hàm trên, hàm dƣới…) Hình ảnh: Các tranh màu về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của tôm càng. Mẫu vật: Tôm càng xanh sống, chọn tôm có càng to và tôm có càng nhỏ để có đủ cả tôm đực lẫn tôm cái. 2.2.2. Nội dung thực hiện a. Quan sát hình dạng và cấu tạo ngoài của tôm càng Trƣớc khi quan sát, làm chết tôm càng bằng dung dịch ete hoặc clorofooc. - Hình dạng ngoài: Phân biệt các bộ phận trên cơ thể nhƣ phần đầu, ngực và phần bụng. Cơ thể tôm càng phân đốt nhƣ sau: Đầu + ngực + bụng = 5 đốt + 8 đốt + 6 đốt - Phần đầu và phần ngực: Hình 1.0.7. Cấu tạo phần đầu ngực của tôm càng xanh
  17. - 16 - Các đốt dính liền, không rõ ranh giới phân đốt và đƣợc một giáp đầu ngực hình thành máng trùm lên phía trên và kéo dài ra phía trƣớc tạo thành một chủy nhọn, gọi là chủy đầu. Hai dãy mang thở nằm ở 2 bên phần đầu và ngực và ẩn dƣới giáp đầu ngực. - Phần bụng: Mỗi đốt đƣợc một vòng vỏ kitin bao bọc. Vòng trƣớc gối lên vòng sau. Nếp kitin giữa hai đốt mềm vì không thấm chất can xi. Hình 1.0.8. Cấu tạo phần bụng của tôm càng xanh Cấu tạo của phần phụ * Bƣớc 1: Dùng panh gắp dần các phần phụ ra khỏi cơ thể rồi đặt lên một tờ giấy bìa. Cần kẹp vào tận đốt gốc của phần phụ để tách ra khỏi cơ thể sao cho chúng còn thật toàn vẹn. Có thể gỡ từ sau ra trƣớc, từ ngoài vào trong và xếp riêng để tránh nhầm lẫn. * Bƣớc 2: Dựa vào hình vẽ để dán các phần phụ theo đúng thứ tự từ trƣớc tới sau (với chú thích kèm theo), từ trên xuống dƣới lần lƣợt nhƣ sau: - Phần phụ đầu gồm có: + Râu I (râu nhỏ): Mọc sát 2 bên chùy, có 2 nhánh nhƣng chỉ còn nhánh trong và chia làm 3 + Râu II (râu lớn): Còn đủ 2 nhánh, nhánh ngoài bè to thành hình quạt, nhánh trong vuốt nhỏ thành râu dài + Đôi hàm trên: Vỏ kitin dày và phát triển, đầu ngoài chẻ đôi và có răng, xúc biện ngắn có 3 đốt + Đôi hàm dƣới I: Nhỏ và mảnh, tuy nhiên vẫn có thể phân biệt rõ tấm trong và 2 tấm nghiền + Đôi hàm dƣới II: Ngoài 2 tấm nghiền còn đủ 2 nhánh, nhánh trong nhỏ, nhánh ngoài phát triển thành một bản hình quạt rộng để tăng cƣờng hiệu quả việc quạt nƣớc - Phần phụ ngực: Gồm có 8 đôi có hình dạng, cấu tạo khác nhau tùy theo chức năng:
  18. - 17 - + Đôi chân hàm I: Do đôi chân ngực I biến đổi thành, thích nghi với chức năng bắt, giữ và nghiền thứ ăn + Đôi chân hàm II: Gồm đốt gốc và 2 nhánh, nhánh ngoài vuốt nhỏ, nhánh trong rộng bản và rìa có lông + Đôi chân hàm III: Có cấu tạo nhƣ một phần phụ điển hình + 5 đôi chân bò: Chúng khác với chân hàm ở chỗ chỉ có nhánh trong phát triển. Đôi chân bò thứ nhất và thứ hai có tận cùng là kìm để bắt mồi. Có thể tìm thấy đôi lỗ sinh dục ở giữa gốc đôi chân bò thứ 3 (con cái) và gốc đôi chân bò thứ 5 (con đực) Hình 1.0.9. Vị trí lỗ sinh dục của tôm cái và tôm đực - Phần phụ bụng: Gồm có 5 đôi chân bơi, 1 đôi phần phụ đuôi (bánh lái). Cả 6 đôi đều có cấu tạo kiểu 2 nhánh dƣới dạng những tấm giẹp hình mái chèo, thích nghi với hoạt động bơi lội. Cấu tạo mang của tôm càng - Mổ khoang mang của tôm theo 2 bƣớc: + Bƣớc 1: Dùng kẹp nâng vỏ giáp đầu ngực và cắt bằng kéo theo các đƣờng chấm gạch. + Bƣớc 2: Tách nhẹ một chân ngực toàn vẹn kèm theo cả lá mang dính ở đốt gốc. - Quan sát: Dùng kính lúp có độ phóng đại lớn (lúp bàn) quan sát để thấy 3 đặc điểm của lá mang là luôn bám vào gốc chân ngực, thành lá mang rất mỏng, có lông (tiêm mao) phủ ngoài.
  19. - 18 - - Vẽ cấu tạo của mang lớn, chú thích các cấu tạo chi tiết và giải thích ý nghĩa thích nghi của 3 đặc điểm trên với các chức năng tạo dòng nƣớc ra, vào mang để đem theo nƣớc giàu oxy và cả các thức ăn cung cấp cho cơ thể tôm. b. Cấu tạo trong của tôm càng - Mổ tôm để xem cấu tạo trong của tôm càng xanh: + Ghim tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim (2 ở gốc râu, 2 ở bánh lái); + Dùng kéo nhỏ cắt 2 đƣờng song song 2 bên tấm lƣng giáp đầu ngực lên đến tận gốc mắt, hai đƣờng nối tiếp nhƣ thế xuống phần bụng gặp nhau ở mặt lƣng đốt bụng cuối cùng; + Đổ nƣớc ngập cơ thể; + Dùng kẹp và kim mũi mác nâng tấm vỏ lƣng để bỏ ra khỏi cơ thể. - Quan sát cấu tạo trong: Hình 1.0.10. Cấu tạo bên trong của tôm + Dƣới lớp cuticun là lớp hạ bì. Trên hạ bì ta thấy rất rõ các tế bào sắc tố dƣới dạng các chấm lốm đốm xanh lam và đỏ hồng. Trên lớp hạ bì là lớp cuticun ngấm kitin, dày, cứng và trong suốt (có ngấm CaCO3). Gạt lớp hạ bì ra để quan sát cấu tạo trong. + Hệ tuần hoàn: Thƣờng chỉ thấy rõ tim hình túi (hay hình tam giác) màu vàng nhạt và động mạch lƣng rất mảnh và trong suốt nằm trên vách ruột. Máu tôm không có màu. + Hệ hô hấp: Gồm 2 dãy mang nằm ở 2 bên đầu ngực, có thể dùng panh gắp 1 lá mang đặt trong giọt nƣớc để quan sát trên kính hiển vi. Ta sẽ thấy mỗi lá mang có thành mỏng và cấu tạo trông giống nhƣ một chiếc lông chim.
  20. - 19 - + Hệ tiêu hóa: Miệng tôm ở phía bụng, thực quản ngắn, dạ dày nghiền, túi diều màu tím hồng có hình quả ớt. Tiếp theo diều là ruột, đoạn đầu của ruột di chuyển qua khối gan tụy màu vàng nhạt nằm ngay sau dƣới diều. Gan tụy có các đƣờng dẫn tới ruột, đoạn ruột nằm trên phần bụng có phủ sắc tố màu đỏ gạch. Cuối cùng, từ ruột đổ ra lỗ hậu môn nằm ở mặt bụng đốt thứ 7. + Hệ sinh dục: Tôm đực và tôm cái có tuyến sinh dục giống nhau về vị trí và cấu tạo. Nghĩa là, tuyến sinh dục gồm một tuyến trứng hay tuyến tinh hình vòng cung nằm ngay phía trên tim và hai bên có ống dẫn sinh dục xoắn nhiều vòng. Ống dẫn sinh dục ở tôm đực dài hơn ở tôm cái. + Hệ bài tiết: Là tuyến râu (biến đổi của hậu đơn thận), hình cầu, màu vàng xanh, nằm sát gốc 2 râu lớn. Tuyến bài tiết rất nhỏ lại nằm ở sâu nên việc gỡ tìm rất khó, phải cắt bỏ từ từ những bó cơ dày đặc ở phần đầu ngực thì mới thấy rõ đƣợc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi thảo luận 1.0: Trình bày khả năng thích ứng với môi trƣờng sống, sinh trƣởng, dinh dƣởng và sinh sản của tôm càng xanh. 2. Bài thực hành: Bài thực hành 1.0.1: Mô tả cấu tạo bên ngoài của tôm càng xanh - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyên kỹ năng quan sát, nhận biết đƣợc các bộ phận bên ngoài của tôn càng xanh - Nguồn lực: + Tranh ảnh và mẫu tôm càng còn sống + Giấy Ao, bút lông - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 - 6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm thực hiện bài tập: Nhận diện phân biệt các bộ phận trên cơ thể + Cơ thể tôm càng phân đốt nhƣ sau: Đầu + ngực + bụng = 5 đốt + 8 đốt + 6 đốt. + Các phụ bộ trên phần đầu: Râu nhỏ, râu lớn, hàm trên, hàm dƣới, chân bò + Phần phụ bụng: 5 đôi chân bơi, đuôi - Thời gian hoàn thành: 3 phút học viên - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Học viên mô tả đúng các bộ phận bên ngoài của cơ thể tôm Bài thực hành 1.0.2: Giải phẫu và nhận biết các bộ phận bên trong của tôm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0