YOMEDIA
ADSENSE
Giới thiệu khái niệm ảnh phóng sự (photojournalism)
272
lượt xem 95
download
lượt xem 95
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Suốt 3 năm qua VNPhoto qua nhiều bước thăng trầm, nhiều chủ đề mới được thiết lập để đáp ứng nhu cầu của các bạn chụp ảnh cũng như các bạn thưởng thức ảnh. Trong số các chủ đề thì "nhiếp ảnh phóng sự" (photojournalism) là chủ đề ít bạn tham gia và chất lượng so với các chủ đề khác tương đối hơi yếu. Nhằm khuyến khích các bạn tham gia đẩy mạnh hoạt động trong chủ đề này, tôi xin giới thiệu một số khái niệm về nhiếp ảnh phóng sự qua cái nhìn của các nhiếp ảnh...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giới thiệu khái niệm ảnh phóng sự (photojournalism)
- Giới thiệu khái niệm ảnh phóng sự (photojournalism) Bài dịch của bác TheAmateur nhằm giới thiệu một số khái niệm về nhiếp ảnh phóng sự qua cái nhìn của các nhiếp ảnh gia phóng sự nổi tiếng Giới thiệu khái niệm ảnh phóng sự (photojournalism) Suốt 3 năm qua VNPhoto qua nhiều bước thăng trầm, nhiều chủ đề mới được thiết lập để đáp ứng nhu cầu của các bạn chụp ảnh cũng như các bạn thưởng thức ảnh. Trong số các chủ đề thì "nhiếp ảnh phóng sự" (photojournalism) là chủ đề ít bạn tham gia và chất lượng so với các chủ đề khác tương đối hơi yếu. Nhằm khuyến khích các bạn tham gia đẩy mạnh hoạt động trong chủ đề này, tôi xin giới thiệu một số khái niệm về nhiếp ảnh phóng sự qua cái nhìn của các nhiếp ảnh gia phóng sự. Bài đầu này tôi xin giới thiệu ông Mark M. Hancock và khái niệm của ông về nhiếp ảnh báo chí. Tiểu sử ông Mark M. Hancock Mark M. Hancock đã và đang làm việc với cương vị phóng viên ảnh chuyên nghiệp từ năm 1995. Ông ta là 1 phóng viên tự do sống ở Dallas, tiểu bang Texas
- thành viên của ZUMA Press, Hiệp Hội các nhà xuất bản và phóng viên tự do lớn nhất thế giời. Các phóng sự của ông xuất bản thường xuyên trong các tạp chí, tạp san, báo cáo thường niên và pano quảng cáo quy mô toàn quốc (Hoa Kỳ) và trên thế giới. Trước đây, ông đã từng làm phóng viên ảnh thường trực cho tờ The Dallas Morning News (1996 - 2004) và tờ The Beaumont Enterprise (2005 - 2008). Thời gian làm việc với The Dallas Morning News được chia làm 2 giai đoạn với The Richardson News (1996 - 2000) và thật sự với The Dallas Morning News (2000- 2004). Hancock sinh ra tại Vina Del Mar, Chile ngày 20 tháng 6 năm 1965 trong lúc cha ông phục vự trong Hải quân Hoa Kỳ. Ông lớn lên tại Richardson, Texas. Sau đó ông phục vụ như 1 trung sĩ bộ binh trong trung đoàn tinh binh OPFOR (Opposing Forces) thuộc quân đội Hoa Kỳ tại Trung tâm huấn luyện Quốc gia từ năm 1984-1988. Ông đoạt nhiều huân chương quân đội: Expert Infantry Badge, Army Commendation Medal, Army Achievement Medal, Order của Hamby hạng 1 và hạng 3, Master Tank Commander Badge, Good Conduct Medal, NCOPD ribbon, và Polar Bear Award. Ông đạt tiêu chuẩn Expert trong mọi thứ từ dung lưỡi lê đến Dragons (điều khiển phóng tên lửa). Hancock tốt nghiệp Tú Tài nghành nhiếp ảnh phóng sự (Bachelor of Science degree in photojournalism) với danh hiệu hàn lâm ưu tú (Academic
- Distinction) từ trường Đại Học Miền Đông Bang Texasnăm 1995 và 1 bằng cấp cao học với danh dự từ trường Cao Đẳng Richland ở Dallas năm 1993. Trong lúc theo học đại học, ông đồng thời giữ chức vụ Tổng Biên Tập và biên tập viên cho tờ The East Texan, tờ báo được giải thưởng báo tự do của sinh viên. Ông đã từng đoạt nhiều giải thưởng và danh dự phóng viên báo chí chuyên nghiệp từ những tổ chức kể cả Hiệp Hội Phóng Viên Báo Chí (National Press Photographers Association), Nhiếp Ảnh Báo Chí Hạng Nhất (Best of Photojournalism), Hội Trình Bày Báo Chí (Society for Newspaper Design), Hiệp Hội Xuất Bản Miền Nam (Southern Newspaper Publishers Association), Hiệp Hội Phóng Viên Texas (Texas Press Association), Hội Nghị Chuyên Đề Nhiếp Ảnh Báo Chí Atlanta (Atlanta Photojournalism Seminar), Tước Danh Hearst (Hearst Honors), Hiệp Hội Tổng Biên Tập Báo Texas (Texas Associated Press Managing Editors), Hội Báo Chí Ngoại Ô Hoa Kỳ (Suburban Newspapers of America), Câu Lạc Bộ Phóng Viên Dallas (Dallas Press Club) và Câu Lạc Bộ Phóng Viên Đông Nam Texas (Southeast Texas Press Club). Các tác phẩm của ông đã được bày tại các triển lãm có tiếng như chương trình “the Art of Digital Photography”, Hiệp Hội Nhiếp Ảnh Texas (Texas Photographic Society) -Triễn lãm của Thống Đốc (Governor's Exhibition), Giải Thưởng Hiệp Hội Nghệ Thuật Texas (Texas Visual Arts Association Citation Awards) và Hội Đồng Thương Mại Nghệ Thuật Dallas (Dallas Business Council on the Arts) cũng như các chương trình triễn lãm cá nhân và triễn lãm nhóm.
- Ông đã từng làm giám khảo nhiều cuộc thi nhiếp ảnh chuyên nghiệp như các Cuộc thi nước rút toàn quốc củ Hiệp Hội Phóng Viên Ảnh Quốc Gia (National Press Photographers Association), cuộc thi Giải Thưởng PCom hàng năm của Portfolios.com cũng như rất nhiều cuộc thi quốc gia, khu vực và địa phương. Ông Hancock là người đóng góp chủ chốt trong cuốn sách "Rita Captured." Cuốn sách được xuất bản bởi The Beaumont Enterprise, giới thiệu qua ảnh quá trình hoành hành do cơn bão Rita ở Đông Nam Texas và Tây Nam Lousiana. Cuốn sách chiếm giải thưởng Katie Award. Năm 2007, ông bắt đầu trình bày tin tức qua video và âm nhạc truyền qua mạng. Ông Hancock đồng thời nhận các lời mời phát biểu. Gần đây nhất, ông xuất hiện ở 2 buổi phát biểu tại Hội Nghị của Hiệp Hội Phóng Viên hàng năm vào mùa Xuân. Ông Hancock gặp vợ ông, bà Fayrouz, một người Hoa Kỳ gốc Chaldean- Iraq-Úc, trên mạng lúc ông sống ở Dallas Forth Worth và bà ta sống ở Sydney, Úc. Sau hơn 1 năm cặp bồ trên mạng, cuối cùng họ gặp nhau, kết hôn cưới nhau và cuối cùng cưới nhau năm 2001. Hai vợ chồng hiện đang sống ở Plano, Texas và chưa có con. Các tác phẩm của ông có thể được xem ở trang web của ông cũng như trong web PhotoJournalism, blog được giải thưởng của ông. Nhiếp ảnh báo chí là gì ?
- Giới thiệu: Tôi đã từng được yêu cầu vài lần để giải thích về nhiếp ảnh báo chí, nhiếp ảnh đưa tin và quan niệm cá nhân tôi. Nói chung, thông tin này dành riêng như phần dạo đầu cho các sinh viên đang muốn theo nghiệp nhiếp ảnh báo chí hay những người còn xa lạ với nghành này. Những người khác muốn mướn tôi, như 1 người làm tự do hay hơn thế nữa, cũng nên biết quan niệm của tôi và phong cách làm việc của tôi. Những thông này sẽ hữu dụng để trả lời các thắc mắc đó. Những thông tin này không nên được tiếp thu 1 cách cứng nhắc. Đây là Ý KIẾN hiện nay của tôi về nhiếp ảnh báo chí, các phóng viên ảnh, và nhiếp ảnh gia truyền tin vì nó nằm trong cương vị và kinh nghiệm của tôi. Chú ý: "Phóng viên ảnh" dùng cho nhiếp ảnh gia truyền tin tức/thông tin, dù họ có bằng cấp nhiếp ảnh báo chí hay không. Những danh từ “anh ta, của anh ta được dùng bình đẳng cho cả 2 phái. Làm sao để trở thành 1 phóng viên ảnh thành công? Một người phóng viên ảnh thành công quan tâm đến con người và 1 thế giới hoàn hảo. Một người phóng viên ảnh thành công có thể tiếp cận 1 vấn đề to lớn như cả trái đất và làm nó trở nên đơn giản và thú vị cho cả nhà bác học Einstein và người dân di cư mới, đang mày mò học ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ viết có sức mạnh. Với tài nghệ, người phóng viên có thể lột tả những sự việc tăm tối của thế giới và đem nó ra ánh sáng. Tuy nhiên, nghành báo chí còn phụ thuộc bởi sự quan tâm, sự đơn điệu của ngôn ngữ của con người và thời gian người ta dành cho nó và một tý động não. Bước vào nghành nhiếp ảnh báo chí, mọi rào cản đều bị phá vỡ. Công lý rút lưỡi kiếm ngay khi đôi mắt nhìn vào ảnh. Một bức ảnh không có ràng buột bằng tuổi, bằng ngôn ngữ hay bằng sự thông minh. Phóng viên ảnh là ai? Một phóng viên nói lên được câu chuyện. Một nhiếp ảnh gia chỉ chụp ảnh 1 vật thể (con người, nơi chốn và vật dụng). Một phóng viên ảnh vận dụng hết cái hay của cả hai phía và giữ lại nó bằng 1 phương tiện mạnh mẽ nhất – 1 tấm ảnh tĩnh. Người phóng viên ảnh bắt giữ lại “hành động”. Điều này nghe đơn giản, nhưng trong 1 căn phòng đầy các nhiếp ảnh gia có thể không nhận ra điều này. Ngay cả sau 1 bài thuyết trình dài với tư liệu và bằng chứng trước mắt, nữa số nhiếp ảnh gia vẫn không thấy được sự khác biệt. Cuối cuộc thuyết trình, một người phát biểu (thật sự xảy ra), “Vậy, sự khác nhau giữa nhiếp ảnh và nhiếp ảnh báo chí là gì?” May thay, 2 người (chỉ có 2 người) quanh lại phía anh ta và hét lên, “Những hành động!”
- Mặc dù các phóng viên ảnh có thể chụp những bức ảnh phơi sáng đầy đủ và bố cục tốt nguyên ngày, cái mà họ săn lùng là những hành động. Họ săn lnùg nó, chụp lấy nó, và chia sẽ nó với người xem. Rồi thì, họ tiếp tục săn tìm thêm. Một người phóng viên ảnh có cả hàng ngàn cặp mắt đổ qua vai anh ta liên tục. Người xem không ngừng hỏi: “Họ đang làm gì vậy?” “Các anh đang thấy gì?” và “Việc gì đã xảy ra vậy?”. Người đọc thức người phóng viên ảnh (PVA, người Mỹ gọi là PhotoJournalist - PJ) dậy lúc khuya. Họ làm cho người PVA thức trắng. Những cặp mắt luôn đòi hỏi xem họ bỏ lỡ chuyện gì. Người đọc không thấy được cái họ bỏ lỡ với 1 danh từ miêu tả. Họ có thể hiểu được nếu họ có thể hỏi rỏ ràng đủ (cái nhà hoang nhìn ra sao?), nhưng đa số các câu trả lời bắt buộc phải có “hành động”. Để kể 1 câu chuyện, 1 câu kể cần có chủ ngữ, 1 hành động, và 1 vị ngữ trực tiếp. Ảnh tin tức cần có cấu trúc như thế. Người PVA kể những câu chuyện qua những bức ảnh của họ. Đồng thời, vài dòng thông tin luôn được dùng kết hợp với ảnh của PVA. Những dòng thông tin kèm dưới 1 bức ảnh được gọi là thuyết minh (cutline). Tôi viết những dòng thuyết minh mà có thể đi kèm với đa số ảnh của tôi. Ở rất nhiều tạp chí, các nhiếp ảnh gia đính kèm tên ảnh thôi. Họ không viết thuyết minh bởi vì đôi khi họ không thể viết lời dẫn cho 1 câu chuyện. Họ cũng có thể
- không có khả năng chụp ra 1 câu hoàn chỉnh (thể thao là trường hợp ngoại lệ, và cũng có nhiều những ảnh chứng minh kết luận của tôi về mặt này) Để trở thành 1 PVA, chúng ta cần phải hiểu rỏ mối quan hệ giữa bức ảnh và những yếu tố căn bản này của ngôn ngữ (tất cả ngôn ngữ - toàn cầu). Đứa bé gái đánh chày trúng (hay đánh hụt) quả bóng. Hoàn toàn không còn chọn lựa nào khác. Đứa bé gái thì dễ chụp ảnh rồi. Quả bóng cũng dễ chụp. Hành động mới là phần khó chụp. Là người phục vụ các công dân, NGHĨA VỤ của các PVA là giữ lại nguyên cả câu hoàn chỉnh trong mọi sự kiện xảy ra. Không có phân trần gì cả. Một là được hai là không. Một số nhiếp ảnh gia không hề quan tâm. Họ có ảnh của cái chày. “Ê, đó là cố gắng đánh quả bóng thôi”. Họ hoàn toàn không hiểu vấn đề. Giới thiệu thêm về phóng viên ảnh Một phóng viên ảnh là người phóng viên thị giác (visual reporter) nhìn vào sự kiện. Công chúng tin tưởng người phóng viên của họ nói lên sự thật. Cũng niềm tin đó mở rộng ra cho người PVA cũng như các phóng viên. Nhiệm vụ này là tối cao cho các PVA. Mọi lúc, chúng ta có nhiều ngàn người nhìn qua cặp mắt của chúng ta và chờ đợi thấy sự thật. Cho nên đa số mọi người sẽ dễ dàng hiểu 1 tấm ảnh ngay lập tức.
- Ngày nay trong thế giới mà các báo lá cải trong tiệm tạp hóa hay các ảnh số bị sửa đổi, người PVA chân chính vẫn bắt buột phải nói lên sự thật. Người PVA không ngừng săn lùng các ảnh (hay hành động), nói lên những vất vả đời thường và những thành tựu đạt được trong cộng đồng của anh ta. Những sự kiện này xảy ra tự nhiên. Không có lý do gì cần “giàn xếp” thực tế. Không cần gì phải lừa dối 1 cộng đồng đã giao hết niềm tin cho anh. Tóm lại: nếu 1 PVA không giàn cảnh 1 ngọn lữa hay 1 cuộc đâm chém trên đường, không có lý do gì giàn dựng “ông A” trao tặng “ông B” một món đồ (giải thưởng, chi phiếu, cúp v.v…) ? Người PVA đơn giản là muốn rảo bước chung quanh, muốn không bị chú ý, và chờ cho thời cơ tới. Rồi thì, cuộc săn lùng lại bắt đầu. Cũng như người cảnh sát hay lính chửa lữa, điều quan tâm của người PVA là cộng đồng chung ngay cả khi phải hy sinh sự an nhàn hay bản thân. Nhiều PVA qua đời hàng năm trong lúc đang thu lượm thông tin ảnh, nói lên sự tàn bạo, nguy hiểm và sự trần tục. Điểm khác nhau giữa nhiếp ảnh gia và phóng viên ảnh Nhiếp ảnh gia chụp ảnh các vật thể (con người, nơi chốn và vật dụng). PVA chụp hành động (“đá tung”, “nổ tung”, “khóc lóc”, v.v…) PVA cũng có chụp 1 số vật thể. Những vật thể này có thể là ảnh thường của người (chân dung), nơi chốn (vùng quy hoạch hay nơi đang sửa chữa) và vật dụng (bất cứ gì). Tuy nhiên, những vật thể chúng ta tìm tòi vẫn phải nói lên 1 câu chuyện. Nhiệm vụ và những lỗ hổng trong ảnh
- Phóng viên và biên tập viên nên hiểu cách tôi làm việc (ví dụ: không dàn xếp, không có vật thể, không có phân bò đực (dịch nguyên bản mong bạn đọc thông cảm)). Tôi có nhiều lổ hổng cần phải lấp kín trong ngày. Tôi theo dõi các sự kiện trong cộng đồng và chờ đợi cái mà người đọc đón xem. Như 1 luật chung, nhiều tờ báo ngày muốn có 3 tin ảnh cho trang 1, và 1 đến 4 ảnh đen trắng trang trong về tin tức/kinh tế, cũng như 2 đến 9 ảnh về sinh hoạt, và 2 đến 5 ảnh thể thao. Các tờ Metro đòi hỏi hơn và có nhiều chuyên mục hơn. Các mục phân công được đảm bảo với quy định cái nào đến trước dùng trừ 1 số trường hợp. Một khi 1 chuyên đề có đủ chỉ tiêu, ưu tiên chuyển sang các chuyên đề khác cho đến khi các mục đều “đầy đủ”. Rồi còn các ảnh dư ra được lưu lại để dùng về sau. Chủ yếu, sự chọn lựa ảnh thời sự được ưu tiên cho ảnh (giết người quan trọng hơn các hoạt động được chuẩn bị sẵn). Tuy nhiên, khác với cái tin bằng chữ, tin bằng ảnh cần phải được thực hiện ngay hiện trường lúc xảy ra. Vì thế, các sự kiện mà thời xe 6 xích được thì ít ưu tiên khi chọn, nhưng vẫn có giá trị thời sự ưu tiên (và có thể đẩy những mục khác mà không bị ràng buột bởi thời gian). Hơn nữa, những gì mà có giá trị đăng trang 1 thường có ưu tiên hơn các ảnh chuyên đề đầu hay ảnh bên trong. Bởi vì đây là báo tin tức, sau đây là 1 số ưu tiên sơ lược:
- Tin đột xuất nóng (giết người, bắt con tin, thiên tai, tai nạn lớn, v.v…) Tin thông thường (đám tang, ra toà, đi bộ biểu tình, thăm viếng, v.v…) Phóng sự ảnh Sự kiện lớn Sự kiện thể thao Festivals Sự kiện giáo dục Ảnh hay Quảng cáo (không có chi tiết) Tranh vẽ Ảnh chụp xấu Mục đặc biệt "Ảnh cơ hội" và các thứ rác rưởi khác nhằm phục 1 số ít độc giả Vài nhận xét về thi ảnh Đa số phóng viên ảnh không chống nổi hư danh và sự tranh đua của các cuộc thi. Khác với các cuộc thi báo chí khác, khi mà thứ hạng chênh nhau bởi
- số lượng ấn bản, đa số cuộc thi cho phóng viên ảnh và nhiếp ảnh gia tranh đua vai kề vai với những bức ảnh đẹp nhất của họ. Kẻ thắng cuộc là người toàn thắng. Kết quả, sự hăng hái càng tăng và thành quả đa phần thuộc về những ảnh có tính cạnh tranh cao hơn ảnh không có tính cạnh tranh. Những yếu tố kể sau thường không mấy cạnh tranh: giàn xếp, ảnh căn cước, ảnh thuyết trình viên, kiến trúc bên ngoài của các toà nhà, biểu diễn sân khấu hay nghệ sỹ, quảng cáo và ảnh sản phẩm. Sau đây là các thể loại thi hàng tháng của Hiệp Hội phóng viên ảnh Thế Giới (National Press Photographers Association): tin nóng hổi (spot news) tin thời sự (general news) thể thao (đang tranh đua và giới thiệu gương mặt) ảnh độc lập (feature-single) ảnh bộ (feature-multiple) hay phóng sự ảnh ảnh minh họa (illustration) (chấm theo quý) Hối lộ và quà biếu Người phóng viên ảnh chỉ nên nhận quyền được sử dụng và tư liệu. Như người phục vụ công dân, người PVA không thể nhận bất cứ gì ngoài nước và đôi khi 1 ly café như trong lúc giải lao của 1 trận bóng bầu dục trong cơn mưa.
- Nếu người PVA nhận quà biếu - bất cứ quà gì – thì người PVA bị xem như tồi bại và thổi phồng thêm lời phóng đại về “các nhà báo ác quỷ”. Vì thế, mọi người nhanh chóng tặng quà cho họ hay làm việc này kia cho họ. Trong khi đó các PVA lịch sự từ chối, và vì thế khi đến 1 phòng phỏng vấn, họ hay bị chỉ trích là “không ăn dùm bánh của bà cụ”. (Ở đây ý tác giả nói là không chịu hợp tác) Cá nhân tôi, tôi dùng thẻ ra vào các sự kiện trong các ngày nghỉ vì thế sự có mặt của tôi không gây tốn kém cho người chủ. Người tổ chức còn làm được tiền khi tôi mua đồ của họ và họ lại được cơ hội lên báo vì tôi mang theo máy ảnh. Vùng hoạt động Trên các báo, thường có nhiều mục. Các báo lớn hơn có những mãng lớn hơn cho các mục. Các mục này được tạo ra tùy theo vùng có ảnh hưởng đến số ấn bản, những mãng tin đa số có nhiều ảnh hưởng vùng có số ấn bản cao và phù hợp với sự quan tâm của những vùng đó. Những vùng khác, các bài viết phải đảm bảo có người tham gia trường hợp có những tin khẩn. Trước đây, các sự kiện ngoài vùng ấn bản được quan tâm gồm: tin nóng, tin thời sự (đám tang, tin toà án, v.v…), vài mãng phóng sự ảnh, sự kiện thể thao vòng chung kết, và các sự kiện lớn (hội chợ, festivals, và triễn lãm) mà có thể dân trong vùng ấn bản chờ đợi tin hay quan tâm.
- Ý kiến cá nhân về nghành này Đây không phải 1 một nghành “hào nhoáng”. Người PVA là người phục vụ (như người hầu bàn hay lao công). Họ đòi hỏi phải có mặt làm việc suốt ngày đêm để phục vụ quần chúng. Không bao giờ ngơi nghỉ. Một lần nữa, TIN TỨC KHÔNG BAO GIỜ NGƯNG. Bạn có thể ngủ khi có thể, Bạn ăn khi công việc hoàn tất. Bạn không bao giờ có thời gian giải lao. Người PVA là những người mẫu mực. Họ không chọn, nhưng họ trở thành người mẫu mực. Ở 1 tờ báo nhỏ đến trung bình, người PVA không thể trốn ra ngoại thành chơi và bỏ bê công việc trong vùng hoạt động. Mọi người từ kẻ hèn cho đến người già, từ kẻ vô gia cư đến người đánh máy, đều biết đến người PVA. Người PVA là 1 phần quan trọng của tờ báo. Người phóng viên thường có thể làm việc qua điện thoại. Người biên tập có thể ở trong văn phòng và không nói chuyện với ai cả. Người xuất bản và họa sỹ trình bày có thể đi thẳng đến quán bar sau giờ làm việc nếu muốn. Tuy nhiên, người PVA phải len lỏi qua các bãi phân gia súc để có ảnh và một tiếng sau đó phải chạy đến ngày hội hàng năm của các minh tinh. Tôi yêu thành phố này và con người xung quanh làm nó trở nên thú vị. Thông thường: các ngôi nhà không bốc cháy, mọi người quan sát quan tâm cho
- nhau, không ai phải đi ngủ với bụng đói, trẻ con đến trường và sau này trở thành Giám Đốc (hay phóng viên ảnh), nghành nghệ thuật phát triển, các chỉ đạo thành phố được kính nể, và ngay cả vượt đèn đỏ là 1 tội lớn. Tôi yêu công việc của tôi. Không có việc làm nào thích thú hơn.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn