intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu: Malassezia gây bệnh ngoài da ở động vật máu nóng trên thế giới

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giới thiệu: Malassezia gây bệnh ngoài da ở động vật máu nóng trên thế giới" cung cấp về một cái nhìn tổng quan gồm chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và tình trạng kháng thuốc Malassezia gây bệnh ngoài da trên động vật nhỏ (Bajiwa, 2017; Guillot và Bond, 2020; Peano và cộng sự, 2020). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu: Malassezia gây bệnh ngoài da ở động vật máu nóng trên thế giới

  1. GIỚI THIỆU: MALASSEZIA GÂY BỆNH NGOÀI DA Ở ĐỘNG VẬT MÁU NÓNG TRÊN THẾ GIỚI Nguyễn Tuấn Hy*, Võ Phương Vy, Nguyễn Phan Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Thu Hiền Khoa Thú y – Chăn nuôi, Trường Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh TÓM TẮT Dựa theo báo cáo của Bajiwa (2017), Guillot và Bond (2020), Hobi và cộng sự (2022) cho thấy hiện nay các bác sĩ bắt đầu quan tâm tới Malassezia do là một trong số các tác nhân chính gây viêm da cơ địa và rất dễ bị tái phát. Vi nấm có hình hạt men, ưa lipid và khó nuôi cấy. Triệu chứng lâm sàng trên động vật máu nóng bị bệnh ngoài da do Malassezia gồm tăng tiết bã nhờn, hôi lông, mẩn đỏ, chất dịch màu nâu sáp, viêm nang lông, móng dễ bị gãy và có màu nâu. Phương pháp nhuộm Giemsa được cho là hiệu quả trong việc chẩn đoán Malassezia gây bệnh ngoài da. Theo báo cáo mới nhất hiện nay của Guilot và Bond (2020) và Peano và cộng sự (2020) về thuốc điều trị Malassezia gây bệnh ngoài da trên động vật máu nóng được ưu tiên là Itraconazole và Ketoconazole do còn nhạy cảm. Từ khóa: Malassezia, bệnh ngoài da, động vật, thú y 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Malassezia là vi nấm hạt men ưa chất béo, sống hoại sinh trên động vật máu nóng. Dựa vào các đặc điểm sinh hóa và sinh học phân tử, cho đến nay, đã có 18 loài Malassezia được phân lập. Nấm sống thường trú trên da, nhưng dưới điều kiện thuận lợi có thể tăng sinh quá mức khiến gây bệnh ngoài da như: viêm da cơ địa, lang ben, viêm nang lông, viêm da bã tiết, … Hiện nay, cũng có một số nghiên cứu cho rằng Malassezia có mối quan hệ cộng sinh với tụ cầu khuẩn, tạo ra các yếu tố tăng trưởng có lợi cho cả hai bên và thay đổi môi trường trên da (Bajiwa, 2017; Guillot và Bond, 2020). Triệu chứng chung khi động vật bị bệnh ngoài da do Malassezia có các đặc điểm sau: viêm nang lông, tăng tiết bã nhờn, có mủ, chất dịch có màu nâu vàng… Các loài động vật hiện nay thường bị bệnh ngoài da do Malassezia thường gặp ở động vật nhỏ như chó và mèo, hiếm gặp ở các loài động vật lớn như hổ, sư tử, ngựa, gia súc, … (Guillot và Bond, 2020). Tuy nhiên, chẩn đoán động vật bị bệnh ngoài da do Malassezia hiện nay còn hạn chế do đặc điểm khó nuôi cấy, định danh và soi tươi mẫu. Đồng thời còn phụ thuộc vào vị trí lấy mẫu trên da động vật và kinh nghiệm của bác sĩ để chẩn đoán được động vật bị bệnh ngoài da do Malassezia. Gần đây, các bài báo báo cáo về chẩn đoán và điều trị bệnh bệnh ngoài da ở động vật do Malassezia trên thế giới ngày càng đi sâu vào cơ chế gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh. Từ đó, bài viết này cung cấp về một cái nhìn tổng quan gồm chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và tình trạng kháng thuốc Malassezia gây bệnh ngoài da trên động vật nhỏ (Bajiwa, 2017; Guillot và Bond, 2020; Peano và cộng sự, 2020). 2. CHẨN ĐOÁN BỆNH NGOÀI DA DO MALASSEZIA TRÊN ĐỘNG VẬT 698
  2. 2.1 Chẩn đoán lâm sàng Da bị có triệu chứng mẩn đỏ, thường có chất nhờn màu đen phủ đầu dưới của lông, các khu vực xen kẽ thường xuyên xảy ra. Động vật thường kèm theo triệu chứng ngứa từ nhẹ đến nặng, thường là đặc điểm nổi bật. Tăng sắc tố, lichen hóa, hôi lông, rụng lông và viêm tai ngoài là phổ biến. Trong viêm tai ngoài, dịch chảy ra từ ống tai thường có màu trắng đục và hiếm khi có mủ, và tình trạng viêm thường kéo dài đến vành tai. Các trường hợp nhiễm Malassezia paronychia biểu hiện với ban đỏ và nếp gấp móng vuốt bị sưng, dịch tiết màu nâu sáp hoặc đóng vảy, móng có màu đỏ nâu và có thể cùng tồn tại với viêm da có mủ (Bajiwa, 2017). A B C Hình 5.Chó bị bệnh ngoài da do Malassize. A) Bệnh ngoài da do Malassezia ở nếp gấp cổ của một con chó với triệu chứng mẩn đỏ, tăng tiết bã nhờn. B) Bệnh ngoài da Malassezia ảnh hưởng đến vùng da có vách ngăn của một con chó bị dị ứng. Những tổn thương mãn tính này được đặc trưng bởi các vùng tăng sắc tố mạnh đối xứng, lichen hóa nghiêm trọng, ban đỏ và lớp vảy dính chặt. C) Malassezia paronychia ở loài chó này được đặc trưng bởi sự đổi màu nâu của móng gần (Bond và Guillot, 2020) Hình 6. Các vị trí da thường bị ảnh hưởng ở chó và mèo bị bệnh ngoài da và viêm tai ngoài do Malassezia (Hobi và cộng sự, 2022) 2.2 Chẩn đoán cận lâm sàng 699
  3. 2.2.1 Quan sát soi trực tiếp Phương pháp được đánh giá là hữu ích và thiết thực nhất là xét nghiệm tế bào học. Phương pháp lấy mẫu gồm cạo vảy da và tăm bông sau đó để lên lam kính soi dưới kính hiển vi để đánh giá số lượng Malassezia sp, vi khuẩn và tế bào viêm hiện diện trên bề mặt da. Nếu quan sát thấy các nấm men mọc thành đám hoặc dính chặt vào tế bào khả năng là bệnh ngoài da do Malassezia (Bajiwa, 2017). Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là số lượng nấm men khác nhau hiện diện ở các vị trí cơ thể khác nhau và số lượng bình thường khác nhau giữa các giống dẫn đến sự trùng lặp về mật độ quần thể nấm men trong các mẫu từ chó bình thường về mặt lâm sàng và chó bị bệnh (Bajiwa, 2017). A B Hình 7. Mẫu chó bị bệnh ngoài da do Malassezia. A) Nhiều tế bào nấm men hình trứng đến hình trụ ngắn với sự nảy chồi trên diện rộng giữa các vảy da; nhuộm Giemsa và soi ở vật kính x50 (Bond và Guillot, 2020) B) Một số lượng lớn Malassezia được phát hiện trên lớp biểu bì của mèo được nhuộm bằng Giemsa (Crosaz và cộng sự, 2013) 2.2.2 Nuôi cấy và phân lập Các loài Malassezia là những loại nấm men khó nuôi cấy và phát triển chậm, trong đó việc phân lập từ các mẫu đa vi khuẩn bị cản trở bởi các vi sinh vật phát triển nhanh. Môi trường nuôi cấy chọn lọc Malassezia là cần thiết (Abdillah và Ranque, 2021). Một số thường nuôi cấy và phân lập Malassezia trên thị trường hiện nay gồm m-Dixon, Chromagar Malassezia, SDA-dầu oliu, Leeming-Notman. Tuy nhiên phương pháp xét nghiệm bệnh ngoài da do Malassezia thường không có ý nghĩa trong lâm sàng. Tản nấm thường phát triển sau 2-3 ngày sau khi nuôi cấy trên môi trường thạch với nhiều hình thái khác nhau (Lê Đức Vinh, 2021). Phương pháp nhuộm soi vi nấm thường được sử dụng nhiều nhất là nhuộm gram, vi nấm bắt màu tím, có hình oval đến hơi trụ, có vi nấm nảy chồi (Lê Đức Vinh, 2021). 700
  4. A B C Hình 8. Tản nấm Malassezia trên từng loại môi trường và vi nấm dưới kính hiển vi. A) Khúm nấm trên môi trường m-Dixon (Crosaz và cộng sự, 2013). B) Tản nấm trên môi trường Chromagar Malassezia (Kaneko và cộng sự, 2005). C) Nhuộm gram Malasseia bắt màu tím, có hình oval và một số vi nấm có nảy chồi (Metiner và cộng sự, 2016) 3. ĐIỀU TRỊ BỆNH NGOÀI DA DO MALASSEZIA 3.1 Các phương pháp điều trị trên động vật bệnh ngoài da do Malassezia trên thế giới hiện nay Tùy thuộc vào loài, hệ miễn dịch, thuốc điều trị mà sẽ có những liệu trình và thuốc điều trị khác nhau, kết quả từ các bài báo cáo điều trị từ 2002-2020 được thể hiện qua bảng 1. Bảng 4. Kết quả báo cáo điều trị đối với động vật bị bệnh ngoài da do Malassezia từ 2002-2020 Động Đường Thời gian Tác giả Thuốc điều trị Liều lượng vật cấp điều trị Miconazole và Dược 1% Miconazole và 1% 30 ngày chlorhexidine liệu chlorhexidine có Chó KTZ: 5-10 mg/kg, 1-2 lần Guilot và và một ngày. Bond, 2020 Ketoconazole mèo Đường 21 – 30 uống ITZ: 5 mg/kg, 1-2 lần một ngày Itraconazole ngày. Đối với mèo thì 7 ngày uống và 7 ngày nghỉ. Terbinafine Comak và Đường HCL, Omega 3 Mèo 30 mg//kg 30 ngày Ceylan, 2018 uống và Omega 6 Crosaz và Miconazole và Dược 2% Miconazole và 2% Mèo 21-30 ngày cộng sự, 2013 chlorhexidine liệu chlorhexidine có Åhman và Đường 5mg/kg/ngày, 7 ngày uống, 7 Itraconazole Mèo 21 ngày cộng sự. 2007 uống ngày nghỉ 701
  5. Jeong và Đường Itraconazole Chó 5 mg/kg, 12 tiếng 21-30 ngày cộng sự, 2005 uống Kumar và Đường Ketoconazole Chó 5 mg/kg, 1-2 lần mỗi ngày 21 ngày cộng sự, 2002 uống *KTZ: ketoconazole, ITZ: itraconazole. Từ bảng 1 cho thấy liệu trình điều trị đối với động vật bị bệnh ngoài da do Malassezia từ năm 2002 – 2020 không có sự thay đổi quá nhiều và cũng cho thấy rằng nhóm thuốc azole có hiệu quả đối với Malassezia. Trong nhóm azole cho thấy Ketoconazole và Itraconazole thường được sử dụng nhất do ít tác dụng phụ và nhạy cảm đối với Malassezia. Kết quả điều trị động vật bị bệnh ngoài da do Malassezia thường khỏi bệnh sau 21 – 30 ngày, đồng thời trong quá trình điều trị có thể bổ sung thêm một số thuốc bổ trợ như Omega 3, Omega 6 để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện làn da động vật bị bệnh. Trong và sau quá trình điều trị, chăm sóc động vật cũng rất quan trọng để hạn chế sự tái phát bệnh trở lại. 3.2 Tình trạng kháng thuốc ở Malassezia hiện nay trên thế giới Hiện nay trên thế giới tình trạng Malassezia kháng thuốc trong quá trình điều trị đối với nhân y và thú y đang được quan tâm khá nhiều. Khi kết hợp với các bệnh bệnh ngoài da khác như vi khuẩn khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Theo Peano và cộng sự (2020) cho rằng cơ chế kháng nấm men gồm giảm ái lực của đích đối với azole; một cơ chế dòng chảy phụ thuộc vào năng lượng làm giảm sự tích lũy azole nội bào; điều chỉnh tăng của enzyme mục tiêu, do đó chất chống nấm bị lấn át; sự phát triển của các con đường vòng, qua đó ergosterol được thay thế bằng tiền chất 14α-methylfecosterol dẫn đến các màng vẫn còn chức năng; sự điều chỉnh lại hoặc sửa đổi enzyme đích, giảm khả năng tiếp cận của thuốc tới đích. Các phương pháp kiểm tra kháng nấm hiện nay theo CLSI (Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Xét nghiệm) bao gồm: khuếch tán, e-test và phi pha loãng. Trong đó được khuyến cáo sử dụng có độ tin cậy và ý nghĩa nhất trong lâm sàng là phi pha loãng (CLSI M27-A2 (2008)) (Nijima và cộng sự, 2011). Nghiên cứu Peano và cộng sự (2020) được thể hiện ở hình 6 cho thấy rằng Itraconazole và Posaconazole là những chất có hoạt tính mạnh nhất (MIC 90 trong hầu hết các nghiên cứu ≤0,5 µg/mL), tiếp theo là Ketoconazole (MIC 90 ≤1 µg/mL), trong khi Fuconazole có giá trị tuyệt đối cao hơn (>4 µg/mL trong hầu hết các trường hợp). Đối với các chất khác, MIC 90 tăng từ 0,25 đến 20 µg/mL (Miconazole), 0,125 đến 3,2 µg/mL (Terbinafin), 0,5 đến 40 µg/mL (Nystatin), 0,5 đến 16 µg/mL (Clotrimazol) và 7 đến 32 µg/mL (Thiabendazol). Còn ở kết quả nghiên cứu Yogiswara và cộng sự (2018) trên Malassezia lại cho thấy rằng của trong đó có 16 mẫu nhạy cảm với ketoconazole và fluconazole, 10 mẫu kháng hết các thuốc azole và 6 mẫu trung gian với miconazole. Nhưng ở một số nghiên cứu khác lại cho thấy rằng đa số các loài Malassezia thường có tính kháng Fluconazole nhiều nhất, kế tiếp là amphotericin b. Đối với các thuốc nhạy cảm thường gặp là Itraconazole và Ketoconazole (Park và cộng sự, 2020; Wang và cộng sự, 2020). Nghiên cứu Kano và cộng sự (2019) chỉ ra rằng có thể do sự đột biến gen ERG11 khiến cho Malassezia chống lại được ketoconazole. 702
  6. Từ các bài báo cáo nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ kháng thuốc ở Malassezia ngày càng tăng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và dễ bị tái phát lại. Các loại thuốc bị kháng mạnh được gồm Ketoconazole và Fluconazole, còn các thuốc thường nhạy cảm mạnh và ít bị kháng là Itraconazole và các thuốc azole thế hệ mới sau này. Hình 9. Tình trạng kháng thuốc trên Malassezia. Giá trị MIC 90 thu được đối với các thuốc kháng nấm khác nhau chống lại Malassezia pachydermatis và số lượng nghiên cứu báo cáo từng giá trị (MIC 90 là MIC cần thiết để ức chế sự phát triển của ít nhất 90% các chủng phân lập được thử nghiệm). KTZ = ketoconazole; MCZ = miconazole; CTZ = clotrimazol; ECZ = econazole; ITZ = itraconazole; FCZ = fluconazole; PSZ = posaconazole; NYS = nystatin; TER = terbinafin; TBZ = thiabendazol (Peano và cộng sự, 2020) 4. KẾT LUẬN Qua bài giới thiệu động vật bị bệnh ngoài da do Malassezia này cho thấy các bác thú y trên thế giới gần đây bắt đầu quan tâm đến Malassezia. Vi nấm có hình hạt men, ưa lipid và khó nuôi cấy trên môi trường thông thường. Chẩn đoán lâm sàng có triệu chứng thường gặp là tăng tiết bã nhờn, mẩn đỏ, hôi lông, chất dịch màu nâu vàng. Chẩn đoán cận lâm sàng phụ thuộc vào vị trí lấy mẫu và kinh nghiệm của bác sĩ, phương pháp được đánh giá hiệu quả là nhuộm soi tế bào. Điều trị động vật bị bệnh ngoài da do Malassezia được ưu tiên là nhóm thuốc azole, trong đó Ketocozaole và Itraconazole còn nhạy cảm đối với Malassezia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdillah. A., & Ranque. S. (2021). MalaSelect: A Selective Culture Medium for Malassezia Species. Journal of Fungi, 7(10), 824. 2. Åhman. S., Perrins. N., & Bond. R. (2007). Treatment of Malassezia pachydermatis‐associated seborrhoeic dermatitis in Devon Rex cats with itraconazole–a pilot study. Veterinary dermatology, 18(3), 171-174. 3. Bajwa. J. (2017). Canine Malassezia dermatitis. The Canadian Veterinary Journal, 58(10), 1119. 703
  7. 4. Bond. R. (2010). Superficial veterinary mycoses. Clinics in dermatology, 28(2), 226-236. 5. Bond. R., Morris. D. O., Guillot. J., Bensignor. E. J., Robson. D., Mason. K. V., ... & Hill. P. B. (2020). Biology, diagnosis and treatment of Malassezia dermatitis in dogs and cats Clinical Consensus Guidelines of the World Association for Veterinary Dermatology. Veterinary dermatology, 31(1), 27- e4. 6. Comak. C., & Ceylan. E. (2018). Malassezia spp. Overgrowth in a Chinchilla Cat. Turkish Journal of Veterinary Research, 2(2), 35-41. 7. Crosaz. O., Legras. A., Vilaplana-Grosso. F., Debeaupuits. J., Chermette. R., Hubert. B., & Guillot. J. (2013). Generalized dermatitis associated with Malassezia overgrowth in cats: A report of six cases in France. Medical mycology case reports, 2, 59-62. 8. Guillot. J., & Bond. R. (2020). Malassezia yeasts in veterinary dermatology: an updated overview. Frontiers in cellular and infection microbiology, 79. 9. Hobi. S., Cafarchia. C., Romano. V., & Barrs. V. R. (2022). Malassezia: Zoonotic Implications, Parallels and Differences in Colonization and Disease in Humans and Animals. Journal of Fungi, 8(7), 708. 10. Kaneko. T., Makimura. K., Onozaki. M., Ueda. K., Yamada. Y., Nishiyama. Y., & Yamaguchi. H. (2005). Vital growth factors of Malassezia species on modified CHROMagar Candida. Medical mycology, 43(8), 699-704. 11. Kano. R., Yokoi. S., Kariya. N., Oshimo. K., & Kamata. H. (2019). Multi-azole-resistant strain of Malassezia pachydermatis isolated from a canine Malassezia dermatitis. Medical mycology, 57(3), 346-350. 12. Kumar. A., Singh. K., & Sharma. A. (2002). Treatment of dermatitis in dogs associated with Malassezia pachydermatis. Indian Veterinary Journal (India). 13. Metiner. K., Çelik. B., Kahraman. B. B., Siğirci. B. D., Mavili. Z. S., & Seyyal. A. K. (2015). Occurrence of Malassezia pachydermatis in dogs with otitis externa. 14. Nijima, M., Kano, R., Nagata, M., Hasegawa, A., & Kamata, H. (2011). An azole-resistant isolate of Malassezia pachydermatis. Veterinary microbiology, 149(1-2), 288-290. 15. Park. M., Cho. Y. J., Lee. Y. W., & Jung. W. H. (2020). Genomic multiplication and drug efflux influence ketoconazole resistance in Malassezia restricta. Frontiers in Cellular and Infection Microbiology, 10, 191. 16. Peano. A., Johnson. E., Chiavassa. E., Tizzani. P., Guillot. J., & Pasquetti. M. (2020). Antifungal resistance regarding Malassezia pachydermatis: where are we now? Journal of Fungi, 6(2), 93. 17. Vinh, L. Đ., 2021. Ký sinh trùng y học. Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, trang 323- 330. 18. Wang. K., Cheng. L., Li. W., Jiang. H., Zhang. X., Liu. S., ... & Li. H. (2020). Susceptibilities of Malassezia strains from pityriasis versicolor, Malassezia folliculitis and seborrheic dermatitis to antifungal drugs. Heliyon, 6(6), e04203. 19. Yogiswara. W. D., Septiningrum. A., & Budiastuti. A. (2018). In vitro antifungal susceptibility of Malassezia spp. to azole drugs. Journal of Pakistan Association of Dermatologists, 28(4), 502-506. 704
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2