intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

giới thiệu ngành nghề - Ngành Công nghệ thông tin

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

377
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính (bao gồm phần cứng, phần mềm) để cung cấp một giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Các giải pháp CNTT rất đa dạng: phần mềm quản lý nhân viên trong cơ quan, tổ chức, website dạy học qua mạng, hệ thống máy tính phục vụ cho nhu cầu tính cước, phần mềm trên các thiết bị di động hoặc những chương trình giải trí trên Internet v.v… Bởi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: giới thiệu ngành nghề - Ngành Công nghệ thông tin

  1. Ngành Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính (bao gồm phần cứng, phần mềm) để cung cấp một giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Các giải pháp CNTT rất đa dạng: phần mềm quản lý nhân viên trong cơ quan, tổ chức, website dạy học qua mạng, hệ thống máy tính phục vụ cho nhu cầu tính cước, phần mềm trên các thiết bị di động hoặc những chương trình giải trí trên Internet v.v… Bởi vậy, đối tượng phục vụ của ngành CNTT ngày càng phong phú. Điều kiện làm việc Môi trường làm việc trong ngành CNTT rất đa dạng với nhu cầu nhân lực rất lớn. Ngoài những công ty chuyên về tin học, hiện nay hầu như mọi tổ chức, cơ quan đều sử dụng hệ thống máy vi tính và cần người có chuyên môn về CNTT. Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng với một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay công ty của riêng mình. CNTT có mặt ở khắp nơi, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là ngành được đầu tư và chú trọng ở mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một số nghề nghiệp trong ngành CNTT:
  2. Công việc của người làm CNTT chuyên nghiệp thường nằm ở một trong những mảng chủ yếu sau: Lập trình (thao khảo thêm trong bài giới thiệu về ngành Phát triển phần mềm): Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên. Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng chế tạo, sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai. Thiết kế giải pháp tích hợp: Công việc này đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu cả phần cứng và phần mềm, có khả năng thiết kế các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức về cả phần cứng lẫn phần mềm, dựa trên yêu cầu cụ thể. Họ làm nhiệm vụ tại các công ty cung cấp giải pháp tích hợp hiện đang trên đà phát triển tại Việt Nam. Quản trị hệ thông và an ninh mạng: Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác
  3. quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thông gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v… Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Thông minh và có óc sáng tạo - Khả năng làm việc dưới áp lực lớn - Kiên trì, nhẫn nại. - Tính chính xác trong công việc - Ham học hỏi, trau dồi kiến thức - Khả năng làm việc theo nhóm - Trình độ ngoại ngữ (để tiếp cận kho tàng phong phú về CNTT từ các nguồi sách điện tử và Internet) Và quan trọng nhất là niềm đammê với CNTT Một số địa chỉ đào tạo Nếu bạn muốn theo học ngành CNTT, có rất nhiều địa chỉ để bạn lựa chọn: Khoa Công nghệ thông tin của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội và TP.HCM, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) v.v…và rất nhiều trường ĐH, CĐ khác.
  4. Bạn cũng có thể học công nghệ thông tin ở các trung tâm nổi tiếng chuyên đào tạo CNTT như HanoiCTT, SaigonCTT, công ty IPMAC, trung tâm in học Trí Việt (VnPro), trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech ở Hà Nội và TP.HCM v.v… Ngành Địa chất Con người sinh ra và tồn tại trên Trái Đất, song sự hiểu biết của con người về Hành Tinh Xanh còn rất hạn chế. Tại sao bề mặt trái đất lại có nơi là núi cao hay đồng bằng hoặc cao nguyên mênh mông, có nơi là biển rộng sông dài v.v…? Còn biết bao điều bí ẩn chứa đựng trong lòng đất như những tài nguyên khoáng sản hay những nguồn nước quý giá, kể cả những hiểm họa đang tiềm ẩn. Địa chất học là khoa học nghiên cứu về vỏ Trái Đất, giúp chúng ta tìm hiểu về những điều kỳ thú trên. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Làm việc trong lĩnh vực địa chất, chúng ta được tiếp cận với những phương tiện hiện đại như máy bay chuyên dùng khi đi khảo sát chụp ảnh mặt đất, những tàu biển được trang bị tối tân khi khảo sát đại dương, những dàn khoan lớn có thể khoan tới hàng ngàn mét vào lòng đất v.v… giúp chúng ta khám phá sự bí ẩn của
  5. lòng đất. Ngành địa chất cho phép con người có dịp đi được nhiều nơi để tìm hiểu về đất nước và con người trên các lãnh thổ khác nhau cũng như có dịp khám phá sâu vào lòng đất trên 10 km. Ở nước ta, để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cần rất nhiều khoáng sản rắn (kim loại và phi kim loại), dầu mỏ và khí đốt. Vì vậy, địa chất phải đi đầu trong việc tìm kiếm, thăm dò, đánh giá trữ lượng tài nguyên khoáng sản của đất nước, nghiên cứu các công nghệ mới để chế biến khoáng sản. Khi mà nhiều thành phố lớn, nhiều khu dân cư, khu công nghiệp hiện đại, nhiều nhà máy thủy điện mọc lên…, việc tìm kiếm các nguồn nước dưới đất, khảo sát nền móng công trình đòi hỏi ngành địa chất phải được đặc biệt chú trọng. Chính vì những yêu cầu thực tế của đất nước mà đang rất cần các bạn trẻ đến với ngành địa chất học. Một số nghề nghiệp trong ngành địa chất: Trong ngành địa chất, bạn sẽ chuyên môn hóa vào các chuyên ngành như: - Địa chất học: Nghiên cứu địa chất phục vụ việc tìm kiếm các khoáng sản có ích. - Địa chất thủy văn: Nghiên cứu địa chất để tìm kiếm, khai thác, xử lý các nguồn nước dưới lòng đất phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp v.v… - Địa chất công trình – địa kỹ thuật: Nghiên cứu địa chất phục vụ cho xây dựng các dạng công trình khác nhau, đề xuất và thiết kế giải pháp xử lý nền móng công trình.
  6. - Nguyên liệu khoáng: Nghiên cứu địa chất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và các công nghệ tiên tiến chế biến khoáng sản. - Địa sinh thái và công nghệ môi trường: Nghiên cứu địa chất ở góc độ khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất. Nhà khoa học địa chất: Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học góp phần giải quyết những nhiệm vụ của đất nước như: nghiên cứu cấu trúc của vỏ Trái Đất tại một lãnh thổ rộng lớn hay một vùng cụ thể (gồm cả đất liền và đại dương), phát hiện các quy luật chung về sự phân bố các loại đất đá, những chỗ xung yếu của vỏ Trái Đất, quy luật hình thành và phân bố các loại khoáng sản rắn và lỏng, nguồn nước dưới đất phục vụ cho việc khai thác hợp lý kinh tế lãnh thổ trong nhiều lĩnh vực khác nhau và bảo vệ môi trường địa chất nơi con người đang sống. Nhà khoa học địa chất có thể làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành khác nhau, các viện nghiên cứu, các trường đại học. Kỹ sư địa chất: Trực tiếp tham gia và điều hành công việc ở các chuyến đi lộ trình để thu thập thông tin, vẽ các loại bản đồ địa chất. Họ cũng điều khiển những giàn khoan lớn, những máy đo từ, địa chấn, điện trở suất của đất đá… gắn trên máy bay hoặc tàu biển hiện đại. Nhờ những công việc đó, họ giúp những nhà chuyên môn khác phát hiện ra những tài nguyên khoáng sản nằm sâu dưới lòng đất hoặc ngoài
  7. đại dương, lựa chọn vị trí xây dựng công trình. Ngoài ra họ còn phát hiện và dự báo các hiểm họa tiềm ẩn trong lòng đất như động đất, sóng thần… Kỹ sư địa chất làm việc cở các Bộ, ngành khác nhau như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở tương ứng thuộc các tỉnh thành, các tổng công ty, công ty liên đoàn và đoàn địa chất – dầu khí v.v… Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Yêu thích các môn khoa học tự nhiên như toán, vật lý, hóa học, sinh vật, địa lý - Yêu thích sự tìm tòi, khám phá, biết phân tích tư duy tổng hợp, có tính logic cao - Cần cù, chịu khó, tính tự giác và trung thực cao trong công việc - Trình độ ngoại ngữ và tin học tốt. Một số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học ngành địa chất tại: Trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế) v.v…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2