intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu về chòm sao (Đặng Vũ Tuấn Sơn)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

104
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiên văn học ra đời trước hết từ mong muốn giải thích tự nhiên, mà cụ thể là các hiện tượng trên bầu trời của con người từ hàng nghìn năm trước. Nói đến thiên văn học, dù là cổ đại, trung đại hay hiện đại, cái ý niệm đầu tiên xuất hiện trong nhận thức của hầu hết mọi người khi nghe nhắc đến nó là bầu trời và các vì sao. Bầu trời sao đã cuốn hút sự tò mò và trí tưởng tượng của loài người không những chỉ bây giờ mà suốt từ những thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu về chòm sao (Đặng Vũ Tuấn Sơn)

  1. Giới thiệu về chòm sao Thiên văn học ra đời trước hết từ mong muốn giải thích tự nhiên, mà cụ thể là các hiện tượng trên bầu trời của con người từ hàng nghìn năm trước. Nói đến thiên văn học, dù là cổ đại, trung đại hay hiện đại, cái ý niệm đầu tiên xuất hiện trong nhận thức của hầu hết mọi người khi nghe nhắc đến nó là bầu trời và các vì sao. Bầu trời sao đã cuốn hút sự tò mò và trí tưởng tượng của loài người không những chỉ bây giờ mà suốt từ những thời kì đầu tiên của nhận thức và tư duy. Bằng trí tưởng tượng phong phú, người thời xưa đã gắn cho các nhóm sao trên bầu trời các tên gọi tương ứng với những hình ảnh tưởng tượng như các vị thần, các con vật …. Nói một cách đơn giản, chòm sao là nhóm các ngôi sao ở gần nhau trên một vùng trời được nối lại bởi các đường nối tưởng tượng. Tuỳ vào vị trí địa lí và văn hoá của mỗi dân tộc mà các chòm sao được tưởng tượng và đặt tên khác nhau.
  2. Tuy nhiên cho đến ngày nay, thiên văn học hiện đại công nhận chính thức một bảng danh mục 88 chòm sao bằng tiếng Latin trong đó có 48 chòm sao của thiên văn học cổ Hy Lạp được đặt tên theo thần thoại Hy Lạp và 40 chòm sao còn lại được khám phá nhờ những quan sát nhiều thế kỉ sau đó của những nhà thiên văn cận đại và hiện đại. Ngày nay ở Việt Nam đã khá phổ biến các bản đồ và danh mục các chòm sao. Tuy nhiên vì nhiều lí do, mà chủ yếu do sự pha trộn giữa cả 2 dòng văn hoá phương Tây và phương Đông (chủ yếu đến từ Trung Quốc) nên cách gọi tên các chòm sao còn chưa hoàn toàn thống nhất, thậm chí có một số chòm sao có những cách gọi tên không hợp lí hoặc là dễ gây nhầm lẫn như vài ví dụ sau: 1- chòm sao Cung thủ - Sagittarius, một trong 12 chòm sao Hoàng Đạo có hình một nhân mã đang dương cung, chòm sao này theo tiếng Anh là Archer, tức là người bắn cung. Trong khi đó gần chòm sao này có chòm sao Centaurus cũng có hình nhân mã, bản thân từ Centaur có nghĩa là nhân mã. Tuy nhiên khi sang tiếng Việt, người Việt thường gọi luôn Sagittarius là Nhân Mã còn Centaurus lại là Bán Nhân Mã (them chữ “bán”), cách gọi này thứ nhất gây khó khăn trong việc phân biệt 2 chòm sao này, và thứ 2 là người đọc không nghiên cứu kĩ khi đọc các văn bản tiếng Anh hay một số
  3. ngôn ngữ khác của châu Âu sẽ nhầm tưởng chòm sao Centaur (Centaurus) là Sagittarius trong khi lại gặp khó khăn để tìm hiểu về chòm sao Archer (Sagittarius) 2- Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn chòm sao Con Bọ Cạp (Scorpius) với chòm sao Thần Nông của người Việt cổ. Trên thực tế 2 chòm sao này không hề đồng nhất. Chòm sao Thần Nông của người Việt cổ chỉ gồm một phần của Scorpius và thêm một số ngôi sao khác không thuộc Scorpius, do đó hiện nay, thiên văn học hiện đại không chấp nhận sự tồn tại của chòm sao Thần Nông. 3- Chòm sao Gấu Lớn (Ursa Major - Đại Hùng)gồm có nhiều ngôi sao và chiếm một diện tích khá rộng. Trong số đó có 7 ngôi sao sang nhất có hình dạng hơi giống với chòm sao Con Gấu Nhỏ (Ursa Minor - Tiểu Hùng). Điều đặc biệt là 7 ngôi sao sáng nhất này cũng chính là 7 ngôi sao tạo nên chòm sao Bắc Đẩu Thất Tinh trong thiên văn học cổ Trung Quốc (thường gọi là chòm sao Bắc Đẩu).
  4. Điều này dẫn đến việc chòm Bắc Đẩu này thường bị đánh đồng với Ursa Major trong khi thực chất 7 ngôi sao của Bắc Đẩu chỉ là một bộ phận của Ursa Major.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0