intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giống mía ăn tươi

Chia sẻ: Lê Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

209
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. GIỐNG MÍA ĂN TƯƠI TÍM KHÁNH SƠN Giống mía Tím Khánh Sơn hay còn gọi là giống mía Badila thuộc loài mía ăn (Saccharum officinarum), có nguồn gốc từ đảo New Guinea, du nhập vào Úc năm 1896 dưới tên gọi NG 15. Năm 1965 giống mía này được người Mỹ đưa vào miền Nam Việt Nam cùng với một số giống mía khác theo chương trình viện trợ phát triển ngành mía đường miền Nam. Lúc đầu nó được trồng khảo nghiệm ở vùng Nha Hố (Ninh Thuận). Sau đó nó được người dần lấy giống mang đi trồng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giống mía ăn tươi

  1. Giống mía ăn tươi 1. GIỐNG MÍA ĂN TƯƠI TÍM KHÁNH SƠN Giống mía Tím Khánh Sơn hay còn gọi là giống mía Badila thuộc loài mía ăn (Saccharum officinarum), có nguồn gốc từ đảo New Guinea, du nhập vào Úc năm 1896 dưới tên gọi NG 15. Năm 1965 giống mía này được người Mỹ đưa vào miền Nam Việt Nam cùng với một số giống mía khác theo chương trình viện trợ phát triển ngành mía đường miền Nam. Lúc đầu nó được trồng khảo nghiệm ở vùng Nha Hố (Ninh Thuận). Sau đó nó được người dần lấy giống mang đi trồng ở nhiều vùng trên cả nước và được gọi dưới nhiều tên gọi khác nhau như mía Tím Thanh Hóa, Tím Khánh Sơn,… Có thể nói đây là giống mía ăn tươi phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Riêng ở Huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã có khoảng 300 ha chuyên trồng giống mía này cung cấp cho thị trường các tỉnh phía Nam. Trong điều kiện thâm canh, giống mía này có thể cho năng suất khá cao, đạt từ 120-140 tấn/ha, trồng 1 vụ, thu hoạch 2 vụ (vụ mía tơ và vụ mía gốc 1). Mía 9-10 tháng tuổi đã có độ Brix đạt từ 18-23%, nước mía trong, mùi thơm ngọt, dịu. Lóng thân mía khá mềm, dễ nhai (tỷ lệ xơ khoảng 9-10%). Ngoài mục đích ăn tươi, do có hình thái khá đẹp, giống mía này còn dùng để chưng vào dịp Tết Nguyên Đán (dựng bên canh bàn thờ tổ tiên để làm gậy chống cho Ông Bà) với giá bán rất
  2. cao. Đây là cây trồng xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình nông dân, đặc biệt là nông dân ở các vùng đồi, núi, vùng xâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, … Vào ngày 6/4/2010 vừa qua, Sở KHCN Khánh Hòa đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu phục trang và nhân giống mía Tím Khánh Sơn do UBND huyện Khánh Sơn chủ trì thực hiện. Bà con nông dân ở mọi miền có nhu cầu trồng giống mía này có thể liên hệ với Sở KHCN Khánh Hòa hoặc UBND huyện Khánh Sơn (KS Nguyễn Quốc Thịnh 0583509026) để được cung cấp ngọn giống mía đã được phục tráng, thuần chủng, sạch sâu bệnh và hướng dẫn kỹ thuật trồng. 2. GIỐNG MÍA ĂN TƯƠI SUPHANBURI 72 Nguồn gốc: Do Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Suphan Buri – FCRC (Thái Lan) lai tạo và tuyển chọn, phóng thích chính thức ra sản xuất từ ngày 17/06/2004, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 72 của đức Vua Bhumibol Adulyadej. – Bố mẹ: A2 (Mauritius) x lai hỗn hợp – Năng suất mía: 40-45 tấn/ha – Brix: 19,3%
  3. 3. GIỐNG MÍA ĂN TƯƠI SUPHANBURI 50 Nguồn gốc: Do Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Suphan Buri – FCRC (Thái Lan) lai tạo và tuyển chọn, phóng thích chính thức ra sản xuất từ ngày 1/7/1996.
  4. – Bố mẹ: SP 074 x lai hỗn hợp – Năng suất mía: 30-40 tấn/ha – Brix: 16,1%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2