intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giữ ấm cho bé trong mùa đông

Chia sẻ: Lê Thành Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

98
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nóng hay lạnh quá đều có thể gây nguy hiểm cho bé, thâm chí là đột tử ở bé sơ sinh. Vì vậy, bạn nên lưu ý trong cách chăm sóc để bé được ấm áp và thoải mái. Nhận biết bé bị nóng quá - Bé quấy khóc. - Da bé nóng và đổ mồ hôi. Xử trí - Nới bớt quần áo cho bé. - Để bé nằm ở nơi thoáng mát hơn. - Đo nhiệt độ cho bé: Nếu nhiệt độ tăng, bạn nên lau người cho bé bằng nước ấm. - Mặc những bộ quần áo mềm,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giữ ấm cho bé trong mùa đông

  1. Giữ ấm cho bé trong mùa đông Nóng hay lạnh quá đều có thể gây nguy hiểm cho bé, thâm chí là đột tử ở bé sơ sinh. Vì vậy, bạn nên lưu ý trong cách chăm sóc để bé được ấm áp và thoải mái. Nhận biết bé bị nóng quá - Bé quấy khóc. - Da bé nóng và đổ mồ hôi. Xử trí - Nới bớt quần áo cho bé. - Để bé nằm ở nơi thoáng mát hơn. - Đo nhiệt độ cho bé: Nếu nhiệt độ tăng, bạn nên lau người cho bé bằng nước ấm. - Mặc những bộ quần áo mềm, mỏng cho bé. Dấu hiệu nên đưa bé đi khám: Bé sốt cao.
  2. Nhận biết bé bị lạnh quá Trong những tuần lễ đầu tiên sau khi chào đời, thân nhiệt của bé chưa điều hòa được nên có thể xuất hiện tình trạng bị lạnh cóng. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển sang đông, hiện tượng này càng nguy hiểm. Dấu hiệu - Tay và chân bé trở nên lạnh giá. - Vùng da ở ngực và bụng bé mát lạnh. - Mặt và chân tay bé đỏ lên. - Bé quấy khóc liên tục. - Bé lờ đờ, cử động chậm chạp (dấu hiệu bị lạnh trầm trọng). Xử trí - Cho bé vào phòng ấm hơn (có thể sử dụng quạt sưởi). - Cho bé bú để giúp thân nhiệt của bé ổn định hơn. - Bạn chỉ nên cho bé khoác thêm một chiếc áo mỏng. Bởi vì khi bé bị lạnh cóng, bạn càng cố đắp chăn bông hoặc mặc thêm nhiều áo cho bé, bé càng khó chịu hơn. Dấu hiệu đưa bé đến bác sĩ: Tình trạng lạnh cóng của bé có dấu hiệu nghiêm trọng. Lưu ý để bé đủ ấm
  3. - Tránh quấn tã (hoặc mặc quần áo) quá chật: Dù là mùa đông, bạn cũng nên chọn cho bé những loại quần áo vừa vặn. Quần áo chật sẽ khiến bé khó cử động và làm nhiệt độ cơ thể tăng cao. Bạn cũng cần lưu ý đến những đôi tất của bé. Tất quá chật có thể khiến máu trong cơ thể bé khó lưu thông. Kết quả, chân bé sẽ bị lạnh hơn. - Chú ý đến chất liệu trang phục: Bạn nên đảm bảo rằng, bé luôn được mặc đủ ấm, tránh được gió lạnh nhưng cơ thể bé vẫn thoáng khí. Nên chọn chất liệu quần áo lót của bé bằng cotton (có độ mềm, mịn và ấm áp). - Chống nắng trong mùa đông: Nhiều bà mẹ chọn những ngày mùa đông nắng đẹp để bế bé ra ngoài dạo chơi mà quên mất tác hại của tia cực tím. Trên thực tế, tia cực tím có thể xuyên qua những tầng mây mỏng và tiếp xúc trực tiếp với cơ thể bé. Bạn có thể chống nắng cho bé bằng cách đội mũ che mặt bé. - Không nên cho bé nằm trên xe đẩy ở bên ngoài trong một ngày quá lạnh. - Cẩn thận với quạt sưởi: Nếu nhà bạn dùng quạt (hoặc đèn sưởi) nên để bé tránh xa loại dụng cụ này. Hơi nóng từ quạt sưởi có thể khiến bé bị bỏng. - Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung lượng nước uống cho bé hàng ngày. Có thể vào mùa đông, bé ít bị khát nhưng bạn vẫn nên tăng cường cho bé bú hoặc sử dụng nước hoa quả tươi (với bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm). Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, các loại nước hoa quả giàu vitamin C như cam có khả năng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và khiến bé không bị lạnh giá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2