intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc đôi tai của bé?

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

87
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với bé sơ sinh, bạn nên tăng cường cho bé bú mẹ để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các chứng bệnh viêm nhiễm. Bạn nên giữ ấm vùng cổ họng, tai, đầu cho bé, đặc biệt là trong mùa đông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc đôi tai của bé?

  1. Chăm sóc đôi tai của bé? Đối với bé sơ sinh, bạn nên tăng cường cho bé bú mẹ để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các chứng bệnh viêm nhiễm. Bạn nên giữ ấm vùng cổ họng, tai, đầu cho bé, đặc biệt là trong mùa đông. Bạn nên vệ sinh tai, mũi, họng cho bé hàng ngày (google image) Bạn không nên hạ thấp đầu bé khi tắm gội vì nước (hoặc dầu gội, sữa tắm) có thể chảy vào tai bé gây viêm nhiễm. Bạn cũng không nên cho bé bú nằm vì
  2. sữa có thể chảy từ miệng vào tai, mũi và gây sặc, nhiễm khuẩn. Bạn nên vệ sinh tai, mũi, họng cho bé hàng ngày. Nếu bé có những chứng bệnh về viêm họng, chảy mũi… bạn nên điều trị dứt điểm vì đây có thể là nguồn gốc gây bệnh về tai cho bé. Viêm tai giữa Bé bị viêm tai giữa thường kèm theo dấu hiệu viêm họng. Các bé sơ sinh thường mắc phải chứng bệnh này vì hệ miễn dịch ở bé kém nên dễ nhiễm bệnh lây từ mũi, họng sang tai. Thông thường, các biểu hiện viêm tai trong ở bé được phát hiện thông qua một số dấu hiệu như bị bị nôn trớ; Bé hay quấy khóc, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa; Tai bé bị sưng đau, có thể chảy nước (hoặc mủ)…
  3. Điều trị: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và dùng thuốc kháng sinh nhỏ vào tai bé để chống viêm, giảm đau đồng thời kê thêm kháng sinh cho bé uống. Trường hợp nặng, bé bị tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ tiến hành nạo cho bé. Viêm xương sụn ở tai Đây là vùng gò xương, vồng lên sau vành tai. Khi bé bị viêm tai, vùng xương chũm này dễ bị sưng tấy và mưng mủ theo. Vì vậy, khi thấy tai bé bị viêm nhiễm, chảy nước (hoặc mủ) nhiều, kèm theo các triệu chứng bé bị sốt, sút cân, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh trước. Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cho bé. Bé bị dị dạng vành tai
  4. Dấu hiệu thường thấy là vành tai của bé quá cách xa da đầu. Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm với suy nghĩ cho bé đội mũ thường xuyên để vành tai bé tiến lại gần với da đầu hơn. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, cha mẹ không nên có bất kỳ tác động nào lên tai bé vì vùng xương tai bé còn mềm nên rất dễ bị tổn thương. Bác sĩ có thể can thiệp bằng phẫu thuật khi bé lớn hơn (khoảng 8, 9 tuổi). Ngoài ra, một số dị tật vành tai khác là vành tai to quá mức, tai bé vểnh như tai lừa, vành tai không phát triển, rách dái tai… - Tai bé vểnh như tai lừa: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bớt da và sụn ở phía sau rồi khâu tai bé lại. Khoảng 1-2 tuần, tai bé sẽ trở lại trạng thái bình thường. - Tai bé quá to: Bác sĩ sẽ phẫu thuật xén bớt một phần vành tai cho bé.
  5. - Bé bị rách dái tai: Điều trị bằng cách cắt bỏ hai vết rách bên mép tai bé rồi khâu thẩm mỹ. - Vành tai bé không phát triển: Bác sĩ có thể tạo hình cho bé bằng cách thêm vào vành tai những chất liệu nhân tạo. U máu vành tai Chứng bệnh này thường do những chấn thương bên ngoài gây ra. U máu thường xuất hiện ở mặt trước vành tai bé với dấu hiệu tròn, nhẵn, căng mọng, màu đỏ bầm, không đau hoặc chỉ đau nhẹ. Khối u nhỏ sẽ tự biến mất mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Ngược lại, khối u lớn khi tan dần sẽ khiến vành tai của bé biến dạng. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám nếu phát hiện khối u máu trên vành tai bé. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch khối u, nạo sạch máu, rồi khâu lại
  6. vành tai bé. Côn trùng (hoặc vật lạ) rơi vào tai bé Nếu bạn phát hiện kiến (hoặc vật mềm, nhẹ) rơi vào tai bé, bạn có thể dùng tăm bông thấm nước và vệ sinh tai bé (vật mềm này có thể dính vào tăm bông và theo ra ngoài). Nếu là những vật cứng, nguy hiểm, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ. Bé bị điếc Đây là chứng bệnh hiếm gặp ở bé. Điếc thường đi kèm với biểu hiện chậm nói ở bé. Nguyên nhân: Do bé bị điếc bẩm sinh, có tính chất di truyền; Do bé bị viêm tai mà không được chữa trị dứt điểm; Do bé sử dụng một số loại thuốc kháng sinh không phù hợp…
  7. Cha mẹ rất khó khăn khi phát hiện tật điếc ở bé. Vì vậy, bác sĩ khuyên rằng, tốt nhất, cha mẹ nên quan sát và kiểm tra khả năng thính giác ở bé như phản ứng của bé trước những lời nói khẽ, tiếng động nhỏ… Nếu thấy bất thường, nên đưa bé đi khám sớm. Theo Xinhxinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2