Giữa tầng trời
lượt xem 2
download
Tiếng trùn kêu rỉ rách nghe ai oán và thê lương. Như hùa theo âm hưởng rả rích đội đất mà hắt vào màn đêm man muội ấy, những đợt gió quái từ đâu luồn về, gãi khành khạch vào đám lá rừng như rủ rê nhau chơi trò đuổi bắt khiến vạt rừng hoang lan tỏa những thanh âm hỗn tạp, nửa reo vui, nửa ai oán bi thiết, tựa hồ như có hàng ngàn vạn hồn cây, hồn cỏ thoát ra từ những thực thể tạm gửi trên cõi đời tụ lại để mở hội quần lâm. Xa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giữa tầng trời
- Giữa tầng trời TRUYỆN NGẮN CỦA PHẠM VÂN ANH Tiếng trùn kêu rỉ rách nghe ai oán và thê lương. Như hùa theo âm hưởng rả rích đội đất mà hắt vào màn đêm man muội ấy, những đợt gió quái từ đâu luồn về, gãi khành khạch vào đám lá rừng như rủ rê nhau chơi trò đuổi bắt khiến vạt rừng hoang lan tỏa những thanh âm hỗn tạp, nửa reo vui, nửa ai oán bi thiết, tựa hồ như có hàng ngàn vạn hồn cây, hồn cỏ thoát ra từ những thực thể tạm gửi trên cõi đời tụ lại để mở hội quần lâm. Xa xa, ngọn Cao Ba Lanh ảo mờ, kiêu hãnh khảm dáng núi vào tầng trời mênh mông sương muối một khối đen sừng sững cao gần 1500m so với mặt nước biển. Cái dáng núi rùa rùa, tựa lưỡi rìu đá hướng lên cao xanh đầy thách thức. Giữa hoang lạnh nơi đầu rừng xó núi ấy, sáu con người đang co tôm trong chiếc túi ngủ dã chiến không ai nhắm mắt. Họ so vai lút sâu vào trong túi ngủ, có tránh cái rét râm ran đang nhi nhút ngậm vào da thịt đến tê cứng. Mỗi người một luồng nghĩ. Luồng nghĩ ấy bật ra từ ánh mắt đang đau đáu nhìn lên tấm bạt che sương được giăng tạm vào bốn thân cây sa mộc. Mười hai luồng sáng ấy sâu và mảnh đến mức, những loài phiêu sinh cuồng sáng bay tới tìm phút thăng hoa để nổ tung trong cái nóng cháy nhòa chợt vỗ cánh phân vân rồi xè xè đảo cánh bay đi. Mỗi luồng sáng mang một nỗi niềm. *** Thượng tá Tuýnh nằm chếch cuối lán, đầu gối lên gộc rễ của một thân cây dẻ rừng, những búi rễ của loài cây khôngquen sống trên đá cằn đội đất ngoi lên để tìm khí trời và hơi nước của những giọt sương. Cái dáng nằm của người lính già trên tầng lá mục hơi doãi thẳng, vẻ bình thản trước mọi điều giông gió. Cái bình thản của những con người đã
- từng đi qua cái chết. Trong nhóm, ông là người già nhất, quân hàm cấp bậc cao nhất và điều đáng nói là cái dáng nằm ấy đã quen với vùng rừng này từ rất lâu rồi. Từ thủa ông cùng đồng đội bươn qua khói lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc để giữ từng tấc đất biên cương, nhiều nhóm phỉ và bè đảng đã từng treo đầu ông với giá 50.000 nhân dân tệ. Gắn bó với vùng biên viễn này đã 34 năm, dường như mỗi nhánh sông, đỉnh núi đều quen thuộc với ông như máu thịt. Tuần trước, khi đặt bút ký vào biên bản thống nhất vị trí cắm mốc, ông cảm thấy điều gì đó bất an trỗi lên trong lòng mình. Bước chân qua bản Phiêng Lao, bà con trong bản vẫn chào ông như lệ thường, vậy mà ông vẫn thấy như họ đang nhìn ông bằng ánh mắt nghi kỵ, dò xét. Họ là những người năm xưa đã luôn cùng ông bất kể ngày đêm có mặt ở đường biên mỗi khi xảy ra sự cố. Dựng lán trại ròng rã hàng tuần liền để đấu lý, đấu trí với đám dân binh nước bạn, quyết không để chúng thay đổi dù chỉ là mảy may hiện trạng đường biên. Ông lẩn tránh ánh mắt họ. Một lát sau, thượng tá Tuýnh ngồi dậy nhìn ra. Phải rồi, cái dáng núi rùa rùa như lưỡi rìu đi rẫy của người đàn ông Sán Chỉ kia là nơi chứa đựng một câu chuyện từ thủa xa xưa cha ông ta giữ đất. Truyền rằng, nối tiếp cái chí “ Biên phòng hảo vị trù phương lược, xã tắc ưng tu kế cửu an” của đức Lê Thái Tổ, một vị vua hiền đã ban chiếu đặt một tảng đá có khắc niên hiệu lên đỉnh Cao Ba Lanh. Chiếu dụ viết rằng, tảng đá phải được đặt trên đỉnh núi cao nhất để đánh dấu bờ cõi nước Nam ta bắt đầu từ đó. Lệnh triều đình về đến Châu, rồi xuống các Lộ để quan binh theo đó mà cắt cử các đinh tráng mang tảng đá lên đỉnh núi. Đã có bao người đi rồi nằm lại nơi lam sơn chướng khí, nhưng tảng đá thiêng đã được đặt trên đỉnh cao hàng trăm năm có lẻ. Dân đi rừng săn con thú, tìm cây thuốc trên núi căn cứ vào tảng đá để không phạm sang đất ngoại bang. Tảng đá ấy ông đã nhìn tận mắt khi còn là cậu tân binh vừa qua đợt huấn luyện vội vàng, run run sờ tay vào từng nét chữ ngoằng ngoằng những ngang bằng sổ thẳng mà ngùi ngùi gọi hai từ Tổ quốc. Tảng đá ấy đã mất rồi, mất cùng cái chết của thằng Toại, thằng bạn nối khố của ông từ thủa chốc đầu ghẻ hoa cà hoa cải. Nó với ông, hai thằng đều là con sãi ở chùa, đi lính nghĩa vụ rồi được xung quân lên đây. Chả mấy khi đánh giáp lá cà nhưng ngày nào cũng
- có người hi sinh hoặc dính pháo. Những nấm mồ đắp vội cứ nhiều dần lên trên ngọn đồi Sao mé Pò hèn. Những chân nhang cứ cháy bừng bừng như nhịp đập trong ngực trẻ. Đêm thằng Toại đi cũng là một đêm rừng vặn mình rên xiết. Trước đó, hai bên đã có qui ước tạm ngừng bắn để nhân dân xứ đạo mừng ngày Phục sinh, vinh danh Chúa trên cao vời ban bình an xuống cho nhân thế. Cả hai thằng đều là dân ngoại đạo nên chỉ khoái trí là có một ngày thảnh thơi không ì ùng pháo nổ. Khi tiếng chuông nhà thờ loang vào không gian từng giọt thâm trầm, thành kính thì cũng là lúc pháo địch trên đỉnh cao nhả xuống bình địa những cột khói đen mù, thảm khốc. Tiếng chuông ngân mắc lại giữa tầng xanh bình yên như chưa bao giờ bình yên đến thế. Khi ấy, ông và Toại đang nằm dài trên chốt, nơi có tảng đá mang huyền tích trăm năm. Nghe tiếng pháo nã toang trời ấy, hai thằng lăn vào bụi đúng lúc cả một tiểu đoàn biệt kích tiến vào đất của ta. Hai thằng kê súng xả cả băng đạn vào những bóng người lừng lững đang rầm rập chạy lại phía tảng đá. Địch khựng lại, nhanh chóng dàn đội hình khai hỏa cầm chân, số khác hè nhau kê vai đẩy tảng đá xuống vực. Lúc ấy, chẳng hiểu thế nào mà hai thằng cùng ngỏng dậy, lao về phía ấy. Ông chỉ kịp nghe một tiếng nổ sượt qua tai rồi tất cả trở nên hỗn độn, khuất lấp trong khói súng và bất thình lình, một cảm giác đau dội từ phía dưới thắt lưng thốc lên đầu. Tưởng như não bộ bị dày nát dưới gót giày đinh của một tên địch cuồng loạn. Khi tỉnh dậy trong lán cứu thương, ông mới biết lúc đó Toại đã ôm chặt tảng đá không để đối phương phá hoại. Cái thằng đúng là gan cóc tía, nó bị trói vào cột suốt 3 ngày đêm ròng rã không được ăn uống mà vẫn quyết không buông tay. Địch chịu không thấu cái gan tày đình của nó, và cũng không hiểu nổi vì sao thằng người này lại chịu chết vì một cột đá đã bị thiên nhiên xâm thực, rêu phong đổ mốc. Chúng bàn tán một hồi rồi hè nhau đào bật gốc cột đá, đặt thuốc nổ cho cả người lẫn cột cho đổ nhào xuống vực. Sau một ngày một đêm chiếm cứ, cạnh nơi chôn tảng đá mọc lên một chốt quân sự bằng bê tông khép kín. Hai tuần sau, già Pác cùng đám thanh niên trai tráng đan mây rừng thành một chiếc thang dây xuống dưới tìm Toại, chỉ thấy lổn nhộn những mảnh đá vỡ thẫm bết lại vì máu người. Trên đá, chỉ còn lại những màng nhầy lúc nhúc lũ bọ ruồi đang hăm hở kết thúc bữa tiệc của mình.
- Trượt đi hai mươi năm, khoảng thời gian ấy nếu Toại đã kịp đầu thai thì bây giờ nó cũng trạc tuổi hai cậu lính trẻ cùng đi làm nhiệm vụ khảo sát thực địa trong đoàn. Trượt đi hai mươi năm, sau khi giặc rút lui, cả một vùng đất phì nhiêu mà ta giữ được đã nuốt vào lòng hang tấn thuốc nổ, bom mìn, tái tạo nên một vùng quê sung mãn tràn trề. Trượt đi hai mươi năm, cái chốt quân sự nằm chềnh ềnh trên đỉnh Cao Ba Lanh cũng đã nứt toác, đen đúa như con cá ngão chết trên bờ vẫn há cái mồm to đại đầy tham vọng bá chủ, muốn nuốt một miếng thật to, thật ngập chân răng vào miếng đất hình con dúi lúc nào cũng xanh mướt mát những ngô, những mía sâu phía trong biên giới. Nó là chứng tích đau đớn nhất trong ông, là cái vết thương chưa bao giờ chịu thôi mẩy mủ. Gần sáu tháng nay, ông đã đấu tranh bằng mọi lý lẽ, lần tìm qua từng rông núi, từng vạt rừng để tìm thêm dấu tích và mọi cơ sở để có thể chứng tính dấu mốc này là đúng, quyết tâm giành được ưu thế trong phân định ranh giới, xác định dấu mốc cũ để đạt được thỏa thuận có lợi cho ta trên bàn đàm phán. Ông và đồng đội đã giữ lại được vùng đất mà mỗi tấc đất là một tấc máu ấy. Vị trí cắm mốc được cả hai bên đồng thuận chính nơi tảng đá thiêng đã gôi gió dầm sương hàng trăm năm có lẻ. Nhưng cái vực sâu thun thút đã hóa kiếp thằng bạn chí cốt của ông cùng tảng đá thiêng lại thuộc về họ, cả cái vạt đất dưới gốc cây sa mộc đã chôn một phần thân thể ông cũng sẽ nằm bên kia biên giới. hướng đi của đường biên đã được phân định như thế. Đêm đó, sau buổi khảo sát song phương ấn định vị trí cắm mốc, ông ngồi trẫm mình trong màn sương như một kẻ tội đồ ngồi xưng tội trước đất mẹ. Nghĩ miên man, ông Tuýnh bất giác nhìn sang hai chiến sỹ người cuộn trong túi ngủ như cái kén con sâu kèn khổng lồ. Hình như hai đứa vẫn chưa ngủ, chốc chốc lại thấy chúng trọ nhau rinh rích. Cả hai đều bằng tuổi ông và Toại khi ấy. Một đứa dưới xuôi lên, còn một đứa là người Dao vùng Đình Lập vừa mới qua đợt huấn luyện tâm tại trung rồi được điều lên đây làm nhiệm vụ. Giống như ông và Toại ngày xưa, chúng rù rì tâm sự cho nhau nghe về những hoài bão sau khi xuất ngũ. Chúng coi ông như cha, biết ông từng bị thương nên chăm chút ông nghiêm cẩn. Hai đứa trẻ rất đáng yêu, non tơ và có cả chút máu anh hùng kiểu gà cồ ngứa cựa. Nhưng bù lại chúng rất được việc, xăng xái thực hiện nhiệm vụ dù khó khăn đến đâu cũng không chút so đo hơn thiệt.
- Nhưng chiều nay, sau khi lên kiểm tra công tác chuẩn bị cho việc cắm mốc vào ngày mai, ông lại có cảm giác như ai đó đang nhìn xuyên qua gáy mình nặng trĩu và buốt xót. Dường như mỗi chiếc lá phía sau ông là một con mắt mang cái nhìn của thằng Toại, như lách vào ngực ông một mũi dao. Toại ơi, tha thứ cho tao!. Ông nhìn lên tán cây rừng, cuống họng bật lên đau đớn một tiếng nấc cục vón vào sương đêm thành dấu hỏi. *** Sương mỗi lúc mỗi dày, từng trảng sương luyễnh loãng tràn vào trong lán. Sương sục vào miệng khiến Đính cảm thấy khó chịu như nuốt phải một sợi hoa lau, cảm giác vướng vất trong cổ họng, anh muốn khạc thật mạnh nhưng sợ làm mọi người xung quanh tỉnh giấc nên lại thôi. Hít đầy phổi luồng khí lạnh oai oải mùi lá mục và lừa lựa nuốt cái cảm giác vướng vất ấy xuống. Ngoài kia như có tiếng mang tác gọi bầy thì phải, mà cũng không hẳn, có lẽ là tiếng cáo cầy đi ăn đêm hoặc giả cũng có thể là tiếng rúc lạnh lẽo của loài chim từ quy trong đêm vắng. Chiều nay, anh và người trưởng nhóm đã nhìn sâu vào mắt nhau, hai đôi mắt cùng đỏ vằn lên những tia u uất. Anh biết ông đang bị tổn thương, vết thương vô hình mà ngay cả chính anh cũng không thể ngờ rằng nó lại đau và uất đến thế. Trong ánh sáng lạnh lẽo hắt ra từ chiếc đèn huỳnh quang, anh thấy dáng ông nằm như một gốc gỗ đã bắt đầu khuyết hao vì tuổi tác. Làm cái thằng lính biên phòng, vốn đã quen nhường cơm sẻ áo, chia ngọt sớt bùi với đồng bào, Đính biết mình không sợ khó, không sợ khổ mà chỉ sợ không còn được đồng bào tin yêu. Thời loạn lạc, dân bản tứ tán khắp nơi, lối sống du canh du cư, đốt nương làm rẫy cứ kéo đời sống của đồng bào ngày một lâm vào cảnh khó khăn khốn đốn. Lợi dụng sự cả tin và thiếu hiểu biết của đồng bào, bọn người xấu đã tìm đến các bản để dụ dỗ, lôi kéo, vơ vét thóc gạo, tiền của rồi xúi dục đồng bào bỏ nhà cửa, nương rẫy để vượt sang bên kia biên giới. Cái lúc gian khó ấy, anh và đồng đội đã vượt qua. Nhưng còn cuộc chiến bọc bằng gấm đỏ mà anh đang đối mặt, nó không đơn giản như anh tưởng. Nó
- khiến anh có cảm giác mình đang gánh một vật vô hình trĩu nặng. Nước bạn đang là một cường quốc có tiềm lực về kinh tế, có thế mạnh về chính trị, họ từng phân giới cắm mốc với hơn mười nước khác nhau nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác phân giới cắm mốc và công tác ngoại giao. Chính vì lẽ ấy, họ có điều kiện bảo vệ quyền lợi của họ nên anh xác định bằng mọi giá phải kiên trì thuyết phục, tìm đủ mọi lý lẽ để giữ lại từng tấc đất. Quyết tâm là vậy, nhưng khi vào từng vị trí cụ thể thì mọi việc không hề đơn giản. Với vốn tiếng Trung khá vững, sáu tháng nay, anh đã vận dụng hết vốn từ của mình cũng như tất cả sự mềm mỏng, khéo léo của mình để chỉ ra những điều căn bản liên quan đến vị trí cắm cột mốc trên đỉnh Cao Ba Lanh. Với một cái đầu lạnh, qua những tháng năm dài theo ông Tuynh, người trưởng nhóm đáng kính trọng đi khảo sát thực địa, anh nhận ra trong ông có một nỗi niềm riêng với khu vực này nhưng không tiện hỏi, chỉ lặng lẽ quan sát ông và tự tìm lời giải đáp cho riêng mình. Anh cũng hiểu rằng chính vì cái riêng ấy mà ông kiên quyết đến cực đoan, nhất quyết không chịu lùi lại dù chỉ là 50cm. Trong túi anh là tờ bản đồ đã được đánh dấu và ghi chép cẩn thận từng số liệu, chi tiết mô tả hướng đường biên, thông số định vị GPRS… của vị trí mốc. Toàn thân anh đang căng tức vì cái lạnh xâm chiếm bỗng chợt hâm hấp mồ hôi khi nghĩ về tờ bản đồ ấy. Trên tuyến biên giới phía Bắc, chúng ta đã thống nhất với nước bạn sử dụng bản đồ theo các công ước Pháp Thanh năm 1887 và 1895 làm căn cứ. Do hạn chế về điều kiện lịch sử, sự chênh lệnh về tỷ lệ trên bản đồ với địa hình thực tế lớn nên rất khó xác định hướng đi của đường biên giới, nhiều nơi không phù hợp với tình hình quản lý và thực trạng địa hình đã thay đổi do tác động của thiên nhiên và con người, có chỗ trên bản đồ là sông thì nay đã là làng xã có hàng nghìn dân. Hiện tượng nhân dân hai bên biên giới canh tác, sinh sống chồng lấn sang đất của nhau khá phổ biến. Việc xác định lại biên giới sẽ khiến một số diện tích của ta sẽ thuộc về bạn và một số diện tích đất của bạn sẽ thuộc về ta, điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và sinh hoạt của từng người dân và từng xóm bản. Đỉnh Cao Ba Lanh rơi đúng vào trường hợp ấy.
- Tự vấn lương tâm mình, anh thấy mình không làm gì có tội với Tổ quốc, với bà con bởi cả nhóm đã dùng đến mọi nỗ lực cuối cùng. Chủ trương gấp rút hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến đẩy họ vào tình thế không thể kéo dài lâu hơn được nữa. Ba tháng đầu thương lượng không đi đến thống nhất, cả hai nhóm giữa ta và bạn đành tạm để lại điểm mốc này. Cho đến lúc toàn bộ số kilomet đường biên do nhóm phụ trách đều đã hoàn thành căn bản thì họ tiếp tục quay lại. Nhóm của anh khảo sát tuyến đường biên, hướng chạy của đường biên theo căn cứ vào địa hình, căn cứ vào dấu mốc cụ thể rồi đo bằng mấy định vị toàn cầu, máy đo vẽ bản đồ điện tử…, sau nhiều lần đo đã xác định được điểm trùng khớp là nơi ông Tuynh chỉ nhưng phía bạn vẫn không chấp nhận. Bằng cứ của họ là cái chốt quân sự còn sờ sờ ra đấy nên hướng đường biên không thể cắt cái chốt quân sự ấy về phía Việt Nam. Hôm sau, họ chấp nhận dỡ bỏ chốt để đặt cột mốc vào chính điểm đó, nhưng do hướng đường biên chạy lệch sang hướng Đông Bắc gần 10 độ nên dãy bạch đàn lại nằm bên đất của họ. Một mét đất chạy dọc không phải là nhiều, nhưng nó là đất cha ông, nó can hệ đến gần hai chục hộ dân sống ngay trên đường biên mới. Trước đây, chính anh là người đã vận động họ ra đây cắm bản. Họ đã vật đất cằn mà trồng nên đó những nương chè, những trảng dong riềng đang vào độ cho thu hoạch. Một chòm bản đã xanh cây ấm bụi. Vậy mà chưa đầy 8 năm, hàng bạch đàn hương anh trồng mới trổ mã, tróc lớp vỏ sù sì phía ngoài để khoe thân cây thẳng tắp, nuột nà như một hàng kiêu binh, anh lại phải đối mặt với việc thuyết phục những người dân ấy phải bỏ một phần ruộng nương của họ để lùi vào sau đường biên giới. Sao mà khó. Trước ngày đội trưởng hai đội phân giới cắm mốc hai nước kí vào biên bản in kèm theo ảnh chụp hiện trạng bằng tiếng Việt Nam và Trung Quốc, Đính đã ngồi rất lâu với nhóm trưởng của mình, đăm đắm hết nhìn vào tấm bản đồ rồi lại nhìn ra thực địa. Những đứa trẻ trong chòm bản trên đỉnh núi cởi truồng nhồng nhỗng, săn chắc như hạt dẻ rừng đứng tụm lại dưới gốc bạch đàn chỉ trỏ bàn tán điều gì đó. Ông Tuynh nhìn về phía đỉnh núi hình lưỡi rìu, ném mẩu thuốc đang cháy dở xuống đất, lấy mũi chân di xiết, bảo, phải quyết thôi Đính ạ, không còn thời gian nữa. Đời người chẳng cầu gì hơn là cầu an, quốc gia cũng vậy. Giữ được đất, giữ được hòa bình là quyết tâm chiến lược của chúng ta..
- Đính xoạc chân bước dọc hàng bạch đàn hương, quay lại từ tốn trả lời thủ trưởng, rằng em cũng xót lắm anh ạ, đất này là máu chứ đâu phải chỉ là đất thường, một tấc cũng đáng giá ngàn vàng, dễ gì mà buông tay được. Mình đã buộc họ phải phá bỏ cái chốt quân sự kia đi cũng đã là một thành công lớn rồi. Cột mốc mới cũng sẽ được đặt ngay chỗ tảng đá khi xưa theo cách " phân mao cỏ giẽ' của các cụ ngày xưa. Sáng nay già Pác lên gặp em, bảo rằng con bộ đội hãy cứ yên tâm mà làm đi, dân bản hiểu lòng bộ đội mà. Mấy cây bạch đàn ấy cũng do con bộ đội trồng, không có con thì dân bản đâu được có ngày này. Thôi thì cái gì nó không phải của mình, nếu phải bỏ thì bỏ con ạ. Chỉ cần bản Phiêng Lao này còn, già Pác này còn thì dân Phiêng Lao vẫn là người Việt Nam mà. Nghe ông cụ nói vậy em cũng thấy đỡ tủi. Anh biết không, hàng bạch đàn này do chính tay em trồng khi mới lên. Nhiều lúc nhớ nhà, lại chạy từ đồn ra đây mắc võng, ngủ trong cái mùi tinh dầu bạch đàn thơm dìu dịu như ve vuốt, cứ ngỡ như mình được nằm kềnh trên tấm phản bạch đàn ở quê hồi bé, vạch mông ra cho mẹ gãi. Trước khi cắm mốc, chắc em cũng thuận cho bà con chặt đi làm cột kèo để dựng nhà mới. Nghĩ tiếc hùi hụi nhưng cũng chả sao được, chả nhẽ để nó thành đội kiêu binh của nước họ. Thôi thì chặt béng đi cho nhẹ lòng. Chứ cứ để những búp lá kia vẫy vẫy trong gió như hàng quân đang giơ tay chào mình, nhưng lại không phải là người của mình nữa thì em uất lắm bác ạ. Xâm xẩm tối hôm ấy, anh thấy ông Tuynh lầm lũi đi về hướng đường biên. Khi về, trên tay ông là một bọc đất được gói cẩn thận trong chiếc khăn tay trắng. Lan man theo đuổi theo những ý nghĩ ấy, Đính thiếp đi. Trong mơ, anh thấy cột mốc mang ý tưởng dáng hình cây tre và phiên hiệu của Việt Nam sừng sững trên đỉnh Cao Ba Lanh, bên cạnh cột mốc, một người lính còn rất trẻ, chiếc áo loang vết máu đứng nhìn câm lặng. Do dự một thoáng, người lính giơ tay nghiêm cẩn chào cột mốc rồi vút hóa thành một dải mây hồng bay lên. *** Trong lán có tiếng trở mình nặng nhọc. Dù trời đã vào xuân, nhưng cái rét dường như vẫn luôn ngự trị trên từng mỏm đá, cành cây. Sáng nay, trên đường đường lên điểm mốc, những cành đào vươn lên trời những nhánh gầy ngạo nghễ vẫn chưa thể bật mầm mà đơm
- hoa. Đêm lạnh như tiếng hú dội của núi rừng, Vũ khẽ rùng mình, dịch người sát lại chỗ Khủa Chứ. Hai đứa là tân binh cùng tiểu đội huấn luyện, rồi cùng được phân về đây nên thân nhau lắm. Vũ chỉ ức cái là thi thoảng trong lúc cao hứng, Khủa Chứ lại lầm rầm phát “sóng ngắn”, nhỡ nó chửi mình thì mình cũng chả biết. Chứ là người Dao ở Lạng Sơn, thô mộc như cái quẩy tấu và vụng nấu nướng, bảo mãi cũng chả sáng lên được tẹo nào, nhưng được cái Chứ hồn nhiên, lại thông thạo địa bàn nên có nó, mình cũng đỡ vất vài phần. Vũ nhớ lại lần cắt phép về nhà trước khi lên đơn vị mới, bố cậu đã gọi thằng con trai độc nhất vào từ đường họ, kính cẩn thắp nén hương bài rồi lầm rầm khấn. Ông cụ nhón một ít tàn nhang, một ít đất bỏ vào chén, đổ đầy rượu đưa cho con trai, bảo, uống đi cậu lính trẻ, hãy đặt linh khí của đất làng mình, đặt phúc ấm của tổ tông vào trong lòng mình. Bố không theo con được, đành nhờ các bậc trưởng thượng, nhờ hồn làng đi theo con mà bảo vệ, che chở. Vũ đón chén rượu uống cạn, cuống lưỡi đọng lại chút gợn gợn của đất và vị lợ của tàn nhang. Loáng cái mà đã được gần hai năm Vũ được biên chế về nhóm. Chứ hình như cũng chưa ngủ, thấy Vũ nằm sát cạnh mình, cậu quay lại nằm úp thìa, khẽ cà cà cái cằm nhọn hoắt vào vai bạn. Vũ ngửi thấy mùi mồ hôi chua chua. Cái thằng, lười tắm khủng khiếp, vào những ngày lạnh như thế này thì khó mà bắt nó tắm được. Chứ kể rằng tổ tiên người Dao đã đến đất này từ 300 năm trước, cả nghìn người đi, chỉ có vài trăm sống sót nên họ bắt buộc phải thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt nơi đầu rừng xó núi. Chứ chịu lạnh giỏi nhất nhóm, có lúc anh Đính đùa rằng tại mày không chịu tắm, ghét nó dầy cả gang nên có rét thế chứ rét nữa cũng chả chạm đến thịt của mày được. Thế là nó lăn ra cười khơ khớ, lật áo bông lên kỳ ghét xem có đúng ghét dày cả gang không. Hai thằng cùng tuổi nên cũng dễ thân nhau. Gần hai năm qua, không ít lần Vũ và Chư theo các chú, các anh làm nhiệm vụ trong hơi đá lạnh đến run người, mặt nước đóng băng và bụi tuyết bay trắng trời. Mỗi điểm mốc, họ phải khảo sát hàng chục lần, thậm chí có điểm nhìn thấy đỉnh núi rồi mà phải mất cả tuần mới mở đường lên được tới nơi. Cả nhóm thường nai nịt kỹ càng trước khi lên đường, vậy mà chỉ đi được nửa chặng thì chiếc áo bông nặng trĩu vì ngấm nước do sương mù và bông tuyết, biđông nước mang theo
- cũng lếnh láng đông. Có đêm, họ dựng trại ngủ giữa lưng chừng núi trong cái lạnh xuống đến 0 độ. Nửa đêm, mưa bất chợt đổ xuống, dòng nước đỏ ngầu đất núi chảy thành từng dòng suối nhỏ quanh lán trại. Những người trong nhóm ngồi sát bên nhau, chia sẻ hơi ấm của tình đồng đội chờ cho cơn mưa dứt….. Vũ biết chú Tuynh không có gia đình nên thương chú lắm. Cái dáng khắc khổ của chú cứ cắm cúi đi như lao về phía trước sao mà giống bố Vũ thế. Hiếm thấy người nào tận tụy với công việc như ông. Vũ và Chứ làm công tác hậu cần cho cả nhóm nên hai đứa bảo nhau chăm chút ông chu đáo. Biết ông nghiện uống búp chè xanh buổi sáng, Chư lần mò vào rừng, hái về trữ trong giỏ. Chỗ nào dựng lán trại có nguồn nước còn đỡ khổ, những chỗ không có nước, hai đứa phải đào nhiều hố sâu quanh khu vực dựng trại, lót nilông sạch để hứng nước mưa hoặc sương đêm. Sáng ra, những hố nước đọng đỏ đất đồi ấy được chắt từng bát để rửa mặt, đánh răng và nấu ăn sáng cho cả nhóm. Riêng với ông Tuynh thì cầu kỳ hơn, chỗ nước ấy, Vũ đun sôi rồi cho vào lọc qua vải mỏng, đun lại lần nữa rồi mới hãm chè. Có thế, nước chè mới không bị nồng. Mỗi sáng nhìn ông Tuynh uống một ngụm nước, súc sòng sọng trong miệng, phun đánh xoẹt một cái rồi mới cẩn thận nâng chén chè lên mà chiêu từng ngụm khoan khoái, Vũ thấy hãnh diện lắm. Bố đã dặn rồi, đi công tác xa gia đình thì thủ trưởng cũng như bố mẹ mình, phải biết trân trọng. Vả lại thủ trưởng của Vũ oách lắm chứ đâu có phải tay mơ. Vũ viết thư về cho gia đình, kể chuyện đấu tranh giữ đất trong mỗi lần tiến hành phân giới của chú Tuynh. Khi tiến hành khảo sát song phương ở mốc 1368, trưởng nhóm phân giới cắm mốc của bạn là nữ giới đã ném cái nhìn sắc lẻm vào ông, chỉ thẳng tay vào mặt mà hỏi, đồng chí xác định vị trí này, nghĩa là lấn sang đất của chúng tôi, nếu sai đồng chí có xấu hổ không?. Ông điềm tĩnh, khoát tay vẽ một đường hình vòng cung lên khoảng không trước mặt, căn cứ vào các dấu mốc, chúng tôi xác định đây là khu vực cắm mốc. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Lần khảo sát tiếp theo cho thấy vị trí ông chỉ là chính xác, anh Đính hỏi lại nhóm trưởng phía bạn, rằng, lần trước đồng chí chỉ sai, đồng chí có xấu hổ không. Họ tỉnh bơ, trong việc này, sai là chuyện bình thường. Khi ấy, ông Tuynh nói mà như không nói, để mất đất là có tội với nhân dân, có tội với Tổ quốc chứ không chỉ là chuyện xấu hổ. Chúng
- tôi không cần đất của các bạn, chỉ cầu giữ đúng đất của mình nên trong quá trình công tác, chúng ta nên cố gắng hiểu nhau hơn. Vũ đứng nhìn ông dưới nắng chiều giữa cỏ cây miền biên viễn, có cảm giác thân thể ông tỏa ra những tia sáng ấm nóng đáng tin cậy như một giáo chủ đứng trước giáo dân của mình vậy. Hồi mới về nhóm, cậu thấy những khu vực khảo sát toàn núi đồi hiểm trở, sản vật chẳng có gì, lơ thơ vài ba chòm bản với những người dân khổ hạnh, bám lấy núi rừng như định mệnh. Ở quê Vũ, bờ xôi ruộng mật nhiều, những mảnh đất chó ỉa bỏ hoang cũng còn khá hơn những thửa ruộng ở trên này. Có lúc buột miệng, Vũ bảo, toàn núi đá cả, chả dùng được vào việc gì, nếu phía họ muốn lấy thì cho quách họ đi. Ông Tuynh nghe thấy chỉ cười. Mãi đến khi cả nhóm trở về đồn nghỉ, ông mới gọi Vũ ra mà nói những điều mà chưa từng ai nói vể chiến lược an ninh quốc phòng, về nguồn nước, địa chí vùng dân sinh, về tuổi trẻ của ông cùng người bạn chí thân đã bỏ quên đời mình dưới long vực thẳm… Cứ thủ thỉ như thế suốt đến khi đi ngủ, Vũ vỡ ra bao điều. Và chưa lúc nào, cậu cảm thấy yêu những vùng núi rừng hoang vu mình đã đi qua và đang tới đến như thế. Có tiếng rù rù vỗ cánh của con cành cạch, rồi có tiếng thở dài tưởng đến dứt ruột. Không cần nhìn, Vũ cũng biết đó là ông Tuýnh. Mỗi lần tình hình trên thực địa có chiều hướng không như ý, thế nào đêm về ông sẽ thở dài suốt đêm. Vũ biết, đêm nay cũng vậy. Không ai yêu đỉnh Cao Ba Lanh hơn ông được! *** Ông Tuynh đã thôi trằn trọc. Vuốt tay lên mặt, thấy râu mọc dùm dề chỉ sau có một đêm. Trời tang tảng sáng. Theo kế hoạch, hôm nay họ sẽ tiến hành cắm mốc trên đỉnh Cao Ba Lanh. Vật liệu xây dựng và cột mốc đã được vận chuyển lên từ chiều hôm trước. 8h sẽ chính thức cắm mốc trước sự chứng kiến của cả hai bên. Ông thấy mình cần phải chợp mắt cho lại sức. Lát nữa đây ông sẽ lại lên trên ấy, nơi thằng Toại đang nằm, sẽ chứng kiến phút giây cột mốc mới được đặt vào đúng mô đất trước đây từng là nơi tiền nhân đã
- đặt tảng đá thiêng. Chỉ có điều tao không giữ được nơi mày nằm lại Toại ạ, mày đã thịt nát xương tan không còn thể phách để hồn về trú ngụ, giờ thì cái vực ấy cũng không còn là nhà của mày nữa. Mày sống khôn thác thiêng thì cứ oán tao nhiều vào nhé. Tao sẽ chiêu hồn mày về bên này cột mốc. Rồi đây cột mốc mới sẽ là nhà mày. Mày sẽ luôn ở bên bảo vệ cột mốc được vững bền vạn thủa. *** Đêm hôm trước còn lạnh như cứa thịt, vậy mà sáng nay, những nụ đào đá trên đỉnh Cao Ba Lanh bỗng bật hoa. Màu hoa tươi nét môi cô gái Dao đi làm cỏ lúa. Trên mỗi cánh hoa, có thể thấy khuôn mặt một người lính trẻ ẩn hiện, nửa khắc khoải đớn đau, nửa cảm thông chia sẻ. Những cánh đào như vẫy gọi đồng đội mình dấn bước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyện Xứ Lang Biang (Nguyễn Nhật Ánh) - Tập 3 Chủ nhân núi Lưng Chừng
356 p | 97 | 32
-
Hạc trắng
5 p | 141 | 19
-
Ai hát giữa rừng khuya - Phần 10
5 p | 75 | 16
-
Ai hát giữa rừng khuya - Phần 2
7 p | 112 | 12
-
Hồn ma thiêng táng P5
16 p | 92 | 11
-
Sững sờ trước ngôi chùa đẹp nhất xứ cao nguyên
7 p | 88 | 10
-
a ngục tầng thứ 19 - Phần 11
9 p | 70 | 8
-
Nhại Thơ, Hoạ Thơ Tố Hữu
4 p | 123 | 7
-
Cửu Âm Giáo
414 p | 55 | 7
-
Góc trà xuân giữa lòng thành phố
5 p | 55 | 6
-
Trôi bềnh bồng giữa ngàn sao
8 p | 65 | 5
-
Khám phá vịnh Phang Nga, Thái Lan
4 p | 56 | 5
-
Đến Iceland ngắm mặt trời lúc... nửa đêm
12 p | 46 | 5
-
Ngắm ánh sáng 'nhảy múa' tại bầu trời đẹp nhất
7 p | 76 | 4
-
Ai và Ky ở xứ sở tàng hình
7 p | 53 | 4
-
Chiếc áo tặng cha
6 p | 58 | 3
-
Ngôi làng cổ nằm giữa ở Bồ Đào Nha
9 p | 66 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn