intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp bé không nói ngọng

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

165
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau một năm tuổi, thế giới quan mở rộng hơn cũng là lúc bé phát huy khả năng giao tiếp của mình bằng lời thay cho dấu hiệu và những cử chỉ trước đó. Những câu nói ngọng nghịu, thơ ngây phát ra từ “chiếc máy phát thanh tí hon” luôn làm cả nhà phải bật cười song lại ẩn chứa nhiều lo ngại của các bậc phụ huynh. Họ băn khoăn liệu bé có sửa được giọng nói của mình khi trưởng thành? Vậy nên dạy con tập nói không phải là một công việc quá khó khăn nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp bé không nói ngọng

  1. Giúp bé không nói ngọng (Webtretho) Sau một năm tuổi, thế giới quan mở rộng hơn cũng là lúc bé phát huy khả năng giao tiếp của mình bằng lời thay cho dấu hiệu và những cử chỉ trước đó. Những câu nói ngọng nghịu, thơ ngây phát ra từ “chiếc máy phát thanh tí hon” luôn làm cả nhà phải bật cười song lại ẩn chứa nhiều lo ngại của các bậc phụ huynh. Họ băn khoăn liệu bé có sửa được giọng nói của mình khi trưởng thành? Vậy nên
  2. dạy con tập nói không phải là một công việc quá khó khăn nhưng cũng chẳng mấy dễ dàng. Khả năng giao tiếp ở trẻ Từ lúc được sinh ra, bé đã “giao tiếp” với cha mẹ theo cách riêng của mình. Đầu tiên là cách khóc, cười, tiếp đến là sử dụng dấu hiệu và điệu bộ để “nói chuyện”. Qua một tuổi, bé bắt đầu biết dùng lời để giao tiếp. Cha mẹ càng kích thích và hưởng hứng, bé lại càng ham muốn được trò chuyện. Như các giai đoạn phát triển khác, kỹ năng phát triển ở những tốc độ khác nhau, các bậc trên nấc thang ngôn ngữ này thường diễn tiến theo cùng một trình tự. - Bập bẹ: Là một trong những bước quan trọng đầu tiên và thường bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi trở đi, lúc này bé đã có thể kiểm soát lưỡi và môi. Bé khám phá ra được những phụ âm trước và thốt ra được những âm dễ như : pa, ba, da, ma… Một khi bé nói được, bé sẽ vui sướng lặp đi lặp lại nhiều lần.
  3. - Khoảng 8 – 12 tháng tuổi, bé tạo ra những phụ âm đôi nghe như những từ ghép thật sự: ba ba, pa pa, ma ma, con gà… Thông thường phải qua 2 tuổi, bé mới có thể nói sõi và chuẩn hơn. Đây là lúc bé bắt đầu kết nối các ấm và sử dụng cả dấu nhấn như: bố đi làm, mẹ đi chợ…hoặc những bài hát ngắn như: cháu yêu bà, một con vịt, con cò bé bé… Nguyên nhân bé nói ngọng Hoàn cảnh và môi trường sống
  4. Cách thức giao tiếp mới này đòi hỏi cha mẹ phải uốn nắn và theo sát nếu không bé sẽ lấy đà từ tiền để giao tiếp trước để tiếp tục phát huy nó. Rất nhiều cha mẹ đã lo lắng vì con trẻ đã ở độ tuổi học mẫu giáo mà vẫn “ngọng líu ngọng lo”. Đa phần phụ huynh ở miền Bắc thường lẫn lộn chữ “l” và “n”, “s” và “x”, “tr” và “ch”…cho nên trẻ bắt chước cũng là điều dễ hiểu. Yếu tố thể chất: Bé bị ngọng có thể là do thể chất chưa hoàn thiện như lưỡi ngắn, răng sún... Một vài trường hợp cần lưu ý những bệnh lý về thính giác, triệu chứng vướng dây chằng lưỡi, viêm họng, sưng lợi, tắc mũi… cũng là những nguyên nhân gây ngọng cho bé. Yếu tố tinh thần: Có nhiều bé rất nhút nhát hoặc khó chịu nếu đột nhiên cả nhà cười khi bé nói ngọng, từ đó bé mất dần sự tự tin và không muốn hợp tác với cha mẹ để sửa sai.
  5. Những cách cải thiện cho bé - Điều quan trọng là cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn và khuyến khích con nhiệt tình, không nên tỏ ra cười nhạo bởi bé ở độ tuổi tập nói đã hình thành tính tự trọng rất cao. - Dành thời gian chơi đùa và giúp con luyện tập những trò chơi ngôn ngữ như: Để bé dễ nhớ, hãy chọn những bộ chữ và hình tương ứng nhiều màu sắc rồi cùng bé xếp chữ dưới hình mỗi đồ vật đó đồng thời đánh vần. Đây cũng là cách
  6. luyện cho bé tiếp thu và học tập tốt. Cách chơi như sau: chữ “NAI” xếp dưới hình con nai rồi hướng dẫn bé đánh vần. Khi bé đã nhận biết được hầu hết mặt chữ, cha mẹ lại phát triển trò chơi ở cấp độ cao hơn như sắp xếp những chữ và vật có cùng chữ cái đầu như chữ C: cá, cua, cò, công…. - Cha mẹ cần làm gương cho con, sửa sai cho bé bằng cách động viên bé lặp lại cho bé quen dần với âm đó. Cần lặp lại chính xác và nhất quán từ ngữ mà bé phát âm sai. - Cho bé tập phát âm, múa, hát trước gương. Cách phát âm phải tròn vành, rõ chữ để bé nhìn miệng bố mẹ mà học theo, diễn đạt thật biểu cảm và đơn giản ngôn từ. - Hãy giữ cho bé cảm xúc bình tĩnh khi nói vì khi đó trẻ mới nói tốt được. Giúp bé tập nói trước đám đông, tập trò chơi ê, a, ê, â …như những ca sĩ tập luyện giọng vào buổi sáng. Tuyệt đối không nên nhại giọng của bé vì như thế bé không những không cải thiện được mà còn phát huy thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2